Tóm tắt:: Để nâng cao chất lượng toàn diện nền giáo dục nói chung, cần giáo dục cho
học sinh kỹ năng sống, giáo dục môi trường và một số vấn đề xã hội để giúp cho học sinh
có nhận thức đúng và có khả năng ứng phó với những tình huống xảy ra trong cuộc
sống. Chính vì vậy, trong các trường đào tạo giáo viên cần trang bị cho sinh viên những
nội dung và phương pháp giáo dục thông qua một hay một số học phần trong chương
trình đào tạo, chúng tôi đề xuất học phần Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường
và một số vấn đề xã hội.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường và một số vấn đề xã hội cho khối đào tạo giáo viên khoa sư phạm của trường Đại học thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 163
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG, GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ
HỘI CHO KHỐI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA SƯ PHẠM
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Tô Thị Quỳnh Giang
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt:: Để nâng cao chất lượng toàn diện nền giáo dục nói chung, cần giáo dục cho
học sinh kỹ năng sống, giáo dục môi trường và một số vấn đề xã hội để giúp cho học sinh
có nhận thức đúng và có khả năng ứng phó với những tình huống xảy ra trong cuộc
sống. Chính vì vậy, trong các trường đào tạo giáo viên cần trang bị cho sinh viên những
nội dung và phương pháp giáo dục thông qua một hay một số học phần trong chương
trình đào tạo, chúng tôi đề xuất học phần Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường
và một số vấn đề xã hội.
Từ khóa: Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, vấn đề xã hội, chương trình đào tạo.
Nhận bài ngày 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.5.2020
Liên hệ tác giả: Tô Thị Quỳnh Giang; Email: ttqgiang@daihocthudo.edu.vn
1. MỞ ĐẦU
Thế giới đang tiến vào thế kỉ XXI, thế kỉ của sự bùng nổ thông tin và tạo ra sự thay đổi
nhanh chóng về mọi mặt trong nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, xã hội hiện đại đã đặt ra những
nguy cơ mới cho con người nói chung và đặc biệt là trẻ em. Nhịp sống nhanh của xã hội
hiện đại làm cho gia đình không dành nhiều thời gian cho con cái như trước kia nữa, kết
quả là trẻ em ít nhận được sự chăm sóc và dạy bảo của bố mẹ. Thêm vào đó sự thay đổi
nhanh chóng của xã hội cũng làm cho các giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội cũng như
phong cách sống thay đổi nhanh chóng. Thực tế cho thấy trong xã hội hiện nay sự khác
biệt về cách suy nghĩ, cách sống và chuẩn mực giữa bố mẹ và con cái rất rõ rệt. Điều này
164 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
làm gia tăng mâu thuẫn trong gia đình, thêm căng thẳng cho đứa trẻ, làm rào cản làm cho
trẻ khó tiếp nhận những hỗ trợ từ bố mẹ. Sự bùng nổ thông tin làm cho con người mất kiểm
soát và dễ bị ảnh hưởng hơn, đồng thời làm cho con người cô độc hơn, phụ thuộc hơn. Dạy
kĩ năng sống trong trường học sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng thích nghi ứng phó tốt
hơn những vấn đề cũng như những thách thức mà các em gặp phải.
Trong các trường học hiện nay ở nước ta, ngoài việc trang bị kiến thức và kĩ năng các
môn học, đang diễn ra xu hướng dạy học tích hợp nhằm tích hợp các nội dung môn học
trên nền tảng rèn luyện các kĩ năng sống cho người học nhằm tạo nên năng lực cho mỗi cá
nhân người học, để mỗi cá nhân người học khi bước vào cuộc sống làm chủ được bản thân
được phát triển theo theo năng lực cá nhân hóa phát huy tốt nhất tiềm năng trong con người
của họ, sống hữu ích, có cống hiến cho xã hội. gia đình và thỏa măn nhu cầu của bản thân.
Vì vậy trong đào tạo giáo viên của khoa Sư phạm cần xây dựng chương trình đào tạo
ngành Sư phạm theo kịp xu hướng phát triển giáo dục của đất nước, khu vực và thế giới.
Khối kiến thức Giáo dục đại cương có các học phần tự chọn như Logic học, Giáo dục vì sự
phát triển bền vững, Dân số - Môi trường - Phòng chống AIDS và ma túy, Tiếng Việt thực
hành, Thiết nghĩ có thể bổ sung học phần Giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường và
một số vấn đề xã hội vào môn học tự chọn trong chương trình đào tạo của các ngành sư
phạm là điều cần thiết và triển khai trong những năm học tới.
2. NỘI DUNG
2.1. Vài nét về kĩ năng sống
2.1.1 Khái niệm kỹ năng sống
Trong báo cáo đánh giá tổng quan về các chương trình giáo dục kĩ năng (UNICEP
Regional Office for South Asia, 2005) nhận định rằng các chương trình kỹ năng sống phát
triển rất nhanh chóng ở khu vực Nam Á. Một trong những lý do chính là tại khu vực này,
trước đây, người dân chưa được tiếp cận với những chương trình giáo dục kĩ năng sống
trong khi trẻ em phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức trong xã hội. đòi hỏi trẻ em
được trang bị những kiến thức và kỹ năng sống để ứng phó hiệu quả. Báo cáo chỉ ra nhu
cầu lớn về việc phát triển các khái niệm cơ bản, xây dựng các chương trình giáo dục kỹ
năng sống dựa trên các khái niệm khoa học và đảm bảo các chương trình này được xây
dựng theo đào tạo hành vi (UNICEP Regional Office for South Asia, 2005).
Ở Việt Nam thuật ngữ “kỹ năng sống” xuất hiện vào những năm 1996 trong chương
trình can thiệp sức khỏe cho thanh thiếu niên. Từ đó cho đến nay rất nhiều các chương
trình kĩ năng sống ra đời, các chương trình này được phụ huynh và học sinh hưởng ứng, nó
phát triển mạnh mẽ trong trường học nhưng chủ yếu là về số lượng. Sự phát triển này thiếu
định hướng và có tính tự phát. Năm 2012 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã đưa ra quyết
định cấm không cho các chương trình giáo dục kỹ năng sống chưa qua thẩm định được
triển khai trong nhà trường (N. Hùng, 2012).
Theo cách hiểu thông thường, kỹ năng sống là khả năng giải quyết các vấn đề, các
nhiệm vụ trong cuộc sống. Vì vậy có thể hiểu kỹ năng sống là những kỹ năng cần thiết để
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 165
có thể tồn tại độc lập không phụ thuộc vào người khác. Quan niệm khác những kỹ năng
cần thiết trong tình huống khẩn cấp có thể hiểu là kỹ năng sống còn hay kỹ năng sinh tồn.
Theo Nguyễn Quang Uẩn cho rằng “Kỹ năng sống là một tổ hợp phức tạp của hệ thống các
kỹ năng nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham
gia cuộc sống hàng ngày có hiệu quả, trong những điều kiện xác định của cuộc sống”
(Nguyễn Quang Uẩn – 2008. P.3). Như vậy kĩ năng sống phản ánh năng lực sống và đặc
biệt quan trọng là những kĩ năng này giúp con người thực hiện công việc có kết quả.
Theo WHO, kỹ năng sống không phải là hành vi hoặc là khả năng thực hiện những
hành vi bất kì mà những hành vi đó phải là hành vi có tính tích cực hoặc có tính thích nghi.
Những kỹ năng là có thể học hỏi được vì những kỹ năng đều có thể học hỏi được, các kỹ
năng đều có thể diễn giải ra thành các bước tuần tự (World Health Organisation, 1997).
Hay nói một cách khác, các kỹ năng sống thường có thể được mô tả cụ thể để giúp người
học hiểu cần phải làm gì.
Quỹ Nhi dồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) nhìn nhận kỹ năng sống với quan điểm
tương tự: “Kỹ năng sống được định nghĩa là những khả năng tâm lý giúp thực hiện các
hành vi thích ứng và tích cực, những hành vi này sẽ giúp cá nhân đối phó một cách hiệu
quả những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống” (UNICEF, 2015, P.3).
Một điểm quan trọng khác được cả WHO và UNICEF nhấn mạnh là việc phân biệt
những kỹ năng sống (lifeskills) và những kỹ năng “sinh nhai” thường ngày. Những kỹ năng
“sinh nhai” là những kỹ năng liên quan đến kỹ thuật và công việc như thêu, đan lát, lập
trình máy tính, kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng quản lí tiền bạc,
vì các kỹ năng này được hình thành và phát triển trong loại môi trường khác như gia đình,
các trường nghề, trường cao đẳng, đại họccòn kỹ năng sống được giáo dục trong nhà
trường phổ thông.
2.1.2. Một số nhận định về kết quả Giáo dục kĩ năng sống
Trước đây, chúng ta ngầm định rằng những kỹ năng sống được trẻ em hình thành
thông qua các hoạt động hàng ngày với gia đình và cộng đồng Kỹ năng sống là điều mà
chúng ta cho rằng đứa trẻ sẽ biét hoặc đã biết. Cũng giống như rất nhiều điều chúng ta mặc
nhiên coi là trẻ sẽ học được, nếu chúng ta dạy cho trẻ thì trẻ sẽ học được tốt hơn (World
Health Organisation, 1997)
Dạy kỹ năng sống trong trường học sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng thích nghi,
ứng phó tốt hơn với những vấn đề cũng như thách thức mà các em đặt ra.
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation, 2003) tổng hợp nghiên cứu đánh
giá hiệu quả của các chương trình dạy kỹ năng sống cho thấy kỹ năng sống giúp:
- Làm giảm nguy cơ phát triển những hành vi chống đối, những hành vi bạo lực với
người khác, và hành vi phạm tội ở trẻ em.
- Đẩy lùi độ tuổi sử dụng rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
166 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- Làm giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe sinh sản như mang thai ngoài ý muốn,
mắc các bệnh lây truyền qu đường tình dục, HIV.
- Làm giảm nguy cơ bị bắt nạt cũng như bị bạn bè xa lánh.
- Giúp các em kiểm soát giận dữ tốt hơn.
- Giúp các em phát triển khả năng điều chỉnh về mặt xã hội và làm giảm nguy cơ mắc
các vấn đề cảm xúc.
- Nâng cao kết quả học tập
UNICEF (2012) trong báo cáo đánh giá hiệu quả các chương trình giáo dục kỹ năng
sống trên toàn cầu kết luận rằng các chương trình giáo dục kỹ năng sống có kết quả:
- Nâng cao hiểu biết về HIV, đặc biệt là các con đường lây truyền
- Thay đổi thái độ của trẻ với các nhóm thiểu số
- Giảm định kiến về giới ở cả trẻ em nam và nữ.
- Cải thiện vệ sinh cá nhân.
- Giảm áp lực nhóm và ảnh hưởng xã hội theo hướng xấu lên những hành vi không có
lợi cho sức khỏe.
- Nâng cao sự tự tin của học sinh.
- Tăng cường các mối quan hệ gia đình.
- Ảnh hưởng tốt đến giáo viên, đặc biệt là việc nâng cao khả năng kiên định, tự tin.
- Tăng cường tính chủ động tham gia.
- Nâng cao ý thức về môi trường, quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh.
Dưới góc độ quyền con người, trang bị kỹ năng sống sẽ giúp học sinh thực hiện quyền
của mình tốt hơn, các em tránh được những ảnh hưởng xấu từ xã hội để từ đó có thể phát
triển hết khả năng của mình
Về bản chất giáo dục kỹ năng sống là một bộ phận của giáo dục, cần coi trọng các định
hướng sau đây:
- Hướng vào nguyên nhân và kết quả của giáo dục kĩ năng sống
- Hướng vào những nguy cơ mắc phải của trẻ em trong nhà trường, gia đình và xã hội
- Về kiến thức và kĩ năng
- Về giá trị và sáng tạo
- Về hành vi – thái độ và năng lực công dân
Những định hướng chiến lược về giáo dục kỹ năng sống:
- Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào thực tiễn và chương trình kế
hoạch giáo dục.
- Tăng cường xây dựng và sử dụng các công cụ, các tài liệu giáo dục và các thực tiễn
về giáo dục kĩ năng sống.
- Khuyến khích phát triển các mạng lưới và các quan hệ hợp tác quốc gia và hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống.
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 167
2.2. Một số vấn đề về giáo dục môi trường
2.2.1 Một vài khái niệm
a. Môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, năm 2005, điều 3 đã định nghĩa: Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
b. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Theo tài liệu Giáo dục môi trường (Lê Văn Lanh, 2006) đã định nghĩa:
- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về mặt dinh
dưỡng. Mỗi loài là một mắt xích thức ăn, tiêu thụ mắt xích phía trước và bị mắt xích phía
sau tiêu thụ.
- Chuỗi thức ăn thường mở đầu bằng sinh vật sản xuất (cây xanh) và thường kết thúc
bằng sinh vật phân hủy (vi sinh vật).
- Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ của các loài sinh vật về mặt dinh
dưỡng. Trong tự nhiên, mỗi loài có một chức năng nhất định. Sự tồn tại của loài này giúp
duy trì hệ sinh thái ổn định tự nhiên, chúng ta gọi là cân bàng sinh thái. Sự thay đổi của
một loài làm ảnh hưởng đến loài khác cũng như toàn bộ môi trường (Hệ sinh thái).
c. Hệ sinh thái
Theo tài liệu Giáo dục môi trường: “Hệ sinh thái là một đơn vị gồm các loài sinh vật
và các yếu tố vô sinh của một khu vực nhất định có sự tác động qua lại, trao đổi chất với
nhau” hoặc “Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã
và sinh cảnh của nó”
Hệ sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất,
nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn định ở khâu
nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Có những vấn đề nghiêm trọng mà
hệ sinh thái của Trái Đất đang phải đối diện đó là sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí, nước, tuyệt chủng các loài động vật quý hiếm.
d. Đa dạng sinh học
Theo công ước Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các
nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước và mọi tổ hợp
sinh thái mà chúng tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng di truyền (hay còn gọi là
đa dạng Gen), sự đa dạng các loài sinh vật (đa dạng loài) và đa dạng hệ sinh thái”
Hiện nay trên Trái Đất có khoảng 10 đến 30 triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật
khác nhau sinh sống trên hành tinh của chúng ta, chúng sống trên cạn, trong lòng đất, vùng
nước ngọt và biển khơi. Khoảng 2 triệu loài thực vật và động vật được biết tới và được mô
tả. Hàng năm các nhà khoa học phát hiện được khoảng 15.000 loài mới. Đa dạng sinh học
trên thế giới đạng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động của con người.
168 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
e. Phát triển bền vững
Ủy ban môi trường và phát triển của Liên hợp quốc, 1987 đã định nghĩa: “Phát triển
bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á cũng đưa ra định nghĩa: "Phát triển bền vững là
một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng
cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ
tương lai".
Định nghĩa này đã đề cập cụ thể hơn về mối quan hệ ràng buộc giữa sự đáp ứng nhu
cầu hiện tại với khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai thông qua lồng ghép quá trình sản
xuất với các biện pháp bảo tồn tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường.
2.2.2. Các vấn đề về môi trường
a. Ô nhiễm môi trường
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự
biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người, sinh vật”
b. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể nhận biết được thông qua sự
thay đổi giá trị trung bình hoặc sự biến thiên các đặc tính của nó và duy trì trong các thời
đoạn kéo dài, theo tiêu chuẩn thường là hàng thập niên hoặc dài hơn.
Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ
nhất là sự nóng lên của Trái Đất, là băng tan và nước biển dâng cao, là các hiện tượng thời
tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài dẫn đến thiếu lương
thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm,
c. Hiệu ứng nhà kính
Hơi nóng từ Mặt trời chiếu xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu tạo ra hiệu ứng
nhà kính ở bề mặt các hành tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà
kính để trồng cây. Hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ của không gian bên trong nhà kính
trồng cây khi ánh sáng Mặt trời chiếu vào.
Các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2, CFC, Mê-tan, chúng được gọi là khí nhà
kính. Ngày nay sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch làm cho nồng độ khí CO2 gia
tăng, cùng với đó các khí nhà kính trong khí quyển gia tăng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng
lên. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái đất sẽ
tăng lên 1,5 - 4,5 oC vào năm 2050.
Hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu và nhiều nguy cơ đối với môi trường và sức
khỏe của con người.
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 169
d. Cạn kiệt tài nguyên
Trái Đất cung cấp những nguồn tài nguyên đa dạng và cầ thiết cho con người. Nhưng
con người đã sử dụng chúng một cách bừa bãi dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên một
cách nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng thiếu nước sạch, trong tương lai gần là
sự cạn kiệt dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than và nhiều tài nguyên khác.
e. Suy giảm đa dạng sinh học
Theo báo cáo Hành tinh sống 2014 của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên ngày
30/9/2014 số lượng quần thể của các loài cá, chim, động vật có vú, các loài lưỡng cư và bò
sát đã giảm đi 52% trong vòng 40 năm qua. Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân
bằng sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển
bền vững của Trái Đất.
2.3. Một số vấn đề xã hội hiện nay
2.3.1. Các vấn đề xã hội hay gặp ở trường học
a. Bắt nạt. Bắt nạt là hiện tượng thường gặp trong các nhà trường. Một người bị bắt nạt
là khi người khác (một người hay một nhóm người) có những hành vi lời nói làm tổn
thương, gây hại người đó. Bắt nạt cũng xảy ra khi bạn ấy bị trêu ác ý và lặp lại nhiều lần.
Khi bị bắt nạt, người bị bắt nạt cảm thấy rất khó bảo vệ mình, để dừng hành vi bắt nạt lại
bởi vì người bắt nạt mạnh hơn. Những hành vi bắt nạt có thể xảy ra một lần nhưng cũng có
thể xảy ra nhiều lần. Với tư cách là một công dân trong xã hội chúng ta có quyền được an
toàn, người khác không được phép xâm hại đến thể chất của chúng ta, chúng ta có quyền
được vui chơi hòa đồng với mọi người, có quyền được cảm thấy tự hào về bản thân mình,
được giữ thể diện, điều này có nghĩa là người khác không được xúc phạm nói xấu chúng ta.
Tất cả những hành vi đi ngược với quyền trên đều là những hành vi sai trái. Bắt nạt là
những hành vi làm tổn thương chúng ta, điều này là sai trái, vi phạm quyền của chúng ta.
b. Sức khỏe sinh sản. Giáo dục sức khỏe sinh sản là một nội dung quan trọng trong
giáo dục giới tính tránh cho trẻ nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe sinh sản, mang
thai ngoài ý muốn. Hành vi của những người khác đặc biệt là những người quan trọng, có
ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các em. Thầy cô giáo là người rất quan trọng, chính vì
vậy thái độ của thầy cô với tình dục và các vấn đề sức khỏe sinh sản sẽ ảnh hưởng lớn đến
các em. Nếu thầy cô ngại ngùng, lúng túng, xấu hổ, khi nói về tình dục, các em học sinh sẽ
cảm thấy chuyện tình dục là một điều gì đó đáng xấu hổ. Vì vậy các em sẽ tránh đề cập,
tránh hỏi, tránh trao đổi với người lớn khi các em có thắc mắc hay gặp vấn đề. Kết quả là
khi gặp vấn đề các em sẽ tự tìm kiếm các giải pháp dựa trên những hiểu biết chưa đầy đủ
hoặc sai lệch của mình về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Vậy nên điều quan trọng
số một trong hoạt động giáo dục giới tính chính là ở thái độ cởi mở, thẳng thắn và luôn sẵn
sàng lắng nghe học sinh của các thầy cô giáo.
c. Nghiện chất kích thích, nghiện chơi trò chơi điện tử. Nghiện là khái niệm chỉ một
người phụ thuộc vào một cái gì đó (bình thường mọi người không phụ thuộc vào cái đó).
170 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Khi người đó nghiện cái gì đó, họ thường xuyên sử dụng hoặc tham gia hoạt động với cái
họ nghiện. Trong cuộc sống hàng ngày, nghiện cũng được dùng khi chúng ta quá thích một
điều gì đó, hoặc chúng ta dùng, sử dụng một cái gì đó quá nhiều. Đây là cách nói phóng
đại. Tình trạng này chưa phải là nghiện, nhưng nó là dấu hiệu cảnh báo sớm cho chúng ta
biết. Những điều mà giới trẻ hay nghiện là sử dụng điện thoại chơi game, nghiện internet,
nghiện thuốc lá, nghiện ma túy, Có thể thấy những tác hại khi nghiện game:
- Khi sử dụng máy tính/internet thường không ý thức được về thời gian hoặc thường
xuyên thấy mình chơi quá thời gian dự định
- Không hoàn thành bài tập và nhiệm vụ ở nhà cũng như ở trường
- Tách biệt với gia đình và bạn bè, ít giao tiếp, ít bày tỏ xúc cảm tình cảm.
- Cảm thấy tội lỗi, buồn hoặc ân hận vì mức độ sử dụng máy tính/ internet của mình
- Phụ thuộc tâm lý vào internet/ máy tính: Cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi được
sử dụng máy tính. Mỗi khi có khó khăn trong cuộc sống là muốn tìm đến internet/ máy tính
để cảm thấy vui vẻ hạnh phúc, để quên đi vấn đề của mình.
Phòng ngừa với nghiện bằng cách nâng cao khả năng ý thức về hành vi của bản thân, ý
thức về ảnh hưởng của nghiện đến cuộc sống của bản thân, xây dựng những kỹ năng ứng
phó tích cực, xây dựng mối quan hệ xã hội