Tóm tắt
Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và giảng viên Trường Đại học Sài Gòn, từ đó nâng cao
hiệu quả giáo dục đào tạo của nhà trường, đã đến lúc cần bổ sung và đẩy mạnh một số mặt hoạt động
còn thiếu và còn yếu của Trường hiện nay như: Thông tin giáo dục, nghiên cứu giáo dục, giao lưu giáo
dục quốc tế và đa dạng hóa các hình thức học tập của sinh viên. Đó chính là nội dung của kế hoạch hoạt
động được phác thảo với tên gọi “Xây dựng Chương trình Phát triển Giáo dục ở Trường Đại học
Sài Gòn”.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chương trình phát triển giáo dục ở trường Đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015
37
Xây dựng Chương trình Phát triển Giáo dục ở
Trường Đại học Sài Gòn
Programme for education development in Sai Gon University
TS. Nguyễn Thị Kim Ngân
Trường Đại học Sài Gòn
Ph.D. Nguyen Thi Kim Ngan
Sai Gon University
Tóm tắt
Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và giảng viên Trường Đại học Sài Gòn, từ đó nâng cao
hiệu quả giáo dục đào tạo của nhà trường, đã đến lúc cần bổ sung và đẩy mạnh một số mặt hoạt động
còn thiếu và còn yếu của Trường hiện nay như: Thông tin giáo dục, nghiên cứu giáo dục, giao lưu giáo
dục quốc tế và đa dạng hóa các hình thức học tập của sinh viên. Đó chính là nội dung của kế hoạch hoạt
động được phác thảo với tên gọi “Xây dựng Chương trình Phát triển Giáo dục ở Trường Đại học
Sài Gòn”.
Từ khóa: Chương trình Phát triển Giáo dục, thông tin giáo dục, nghiên cứu giáo dục, giao lưu giáo dục
quốc tế
Abstract
The quality of staff and tutors of SGU functioning as a springboard should be enhanced to improve the
effectiveness of education. Now it is right time to make admendments and push ahead some aspects of
SGU activities that seem insufficcient and weak: education information, education study, international
exchanges for education and diversification of the ways of students learning. That is the content of draft
plan with the name: “Building up programme for education development in SGU”.
Keywords: Programme for education development, education information, education study, international
exchange for education
Giáo dục là một trong những vấn đề
cấp bách của phát triển đất nước hiện nay.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa
XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo đã nêu rõ: “Thực hiện Nghị
quyết Trung ương 2 Khóa VIII và các chủ
trương của Đảng, Nhà nước về định hướng
chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta
đã đạt được những thành tựu quan trọng,
góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”.
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nhấn
mạnh: “Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả
của giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu
38
cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục
nghề nghiệp... Quản lí giáo dục và đào tạo
còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lí giáo dục bất cập về chất
lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận
chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển
giáo dục... Việc xây dựng, tổ chức thực
hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình
phát triển giáo dục – đào tạo chưa đáp ứng
yêu cầu của xã hội”.
Để thực hiện mục tiêu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục, Nghị quyết đề ra
nhiều nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có
việc “Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo
dục và khoa học quản lí” và “Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và
chuyên gia giáo dục”.
Trường Đại học Sài Gòn là một trung
tâm giáo dục và đào tạo lớn ở phía Nam.
Đại học Sài Gòn cũng là trường đại học đa
ngành, đa lĩnh vực, trong đó các khoa sư
phạm có vị trí đặc biệt. Để góp phần vào
việc phát triển giáo dục của đất nước,
Trường Đại học Sài Gòn cần không ngừng
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo,
nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ
quản lý, giảng viên và cán bộ nghiên cứu
thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Một
trong những mảng hoạt động đó là thông
tin và nghiên cứu giáo dục, giao lưu quốc
tế và đa dạng hóa hoạt động học tập.
Nhiều năm qua, do tập trung vào công
tác đào tạo, các mảng hoạt động này không
được quan tâm đầy đủ. Ngay các khoa sư
phạm có thực hiện một số đề tài nghiên
cứu khoa học thì chủ yếu cũng là về
phương pháp giảng dạy bộ môn. Trường
Đại học Sài Gòn cũng đã thành lập Trung
tâm Phát triển Giáo dục, nhưng Trung tâm
cũng chưa làm được gì nhiều.
Trong tình hình ở Trường Đại học Sài
Gòn hiện nay chưa có đơn vị nào được
giao đảm trách nhiệm vụ nói trên (Trung
tâm Phát triển Giáo dục đã giải thể năm
2014), Trường cần xây dựng một chương
trình hoạt động riêng, tạm gọi là “Chương
trình Phát triển Giáo dục”(1) nhằm triển
khai thực hiện nhiệm vụ này.
Đây không phải chiến lược phát triển
giáo dục (giáo dục ở đây được hiểu là giáo
dục – đào tạo) của Trường Đại học Sài Gòn
nói chung, mà chỉ là một Chương trình
nhỏ, bao gồm một số mặt hoạt động cần
được triển khai trong Trường để góp phần
đẩy mạnh (phát triển) công tác giáo dục –
đào tạo của nhà trường.
Chương trình Phát triển Giáo dục (2)
nhằm những mục tiêu sau đây:
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán
bộ quản lý và giảng viên về những vấn đề
giáo dục chung, từ những vấn đề cốt lõi
như triết lý giáo dục đến các vấn đề về
phương pháp giáo dục, phương pháp giảng
dạy, chương trình học, đánh giá trên cơ
sở đó ý thức cho được giáo dục là một
khoa học không nghiên cứu không thể làm
tốt và thầy cô giáo không phải chỉ là những
người “thợ dạy” mà còn là nhà giáo dục, là
người thầy đúng như nghĩa của nó.
- Nâng cao hiểu biết của cán bộ, giảng
viên về tình hình giáo dục trong nước và
đặc biệt là tình hình và những thành công
hay thất bại trong chính sách giáo dục của
các nước tiên tiến, các nước gần gũi trong
khu vực, tăng cường giao lưu quốc tế, góp
phần đưa Đại học Sài Gòn hòa nhập vào
cộng đồng đại học khu vực và quốc tế.
Nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập
sâu rộng, trong đó giáo dục là một mũi
nhọn. Những thông tin giáo dục quốc tế
được chọn lọc, theo các chủ đề, những hoạt
động giao lưu quốc tế sẽ giúp cán bộ quản
lý và giảng viên nhà trường có cái nhìn
rộng hơn, bao quát hơn về toàn cảnh bức
tranh giáo dục, từ đó vượt lên khỏi tầm
nhìn hạn hẹp bị giới hạn trong khuôn khổ
39
một trường, một vùng hay một quốc gia.
Thời đại ngày nay không nắm được thông
tin kịp thời, không có quan hệ giao lưu
rộng rãi sẽ bị bỏ lại phía sau, trở thành lạc
hậu, không chỉ trong giáo dục mà trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống.
- Thông qua các lớp huấn luyện hay
đào tạo ngắn hạn, Chương trình Phát triển
Giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa
dạng của cán bộ và sinh viên trong và
ngoài trường. Phát triển đúng và đầy đủ
năng lực của từng cá nhân là một yêu cầu
của nền giáo dục hiện đại. Mỗi cá nhân có
nhu cầu phát triển khả năng, thế mạnh,
năng khiếu của mình, muốn được học cái
phù hợp với sở thích, năng lực của mình.
Bởi vậy đa dạng hóa các hình thức đào tạo
là một nhiệm vụ của nhà trường. Nếu các
chương trình đào tạo chính qui không đáp
ứng được thì cần có thêm những chương
trình đào tạo khác để đáp ứng nhu cầu này.
- Những hoạt động của Chương trình
Phát triển Giáo dục không chỉ bó hẹp trong
phạm vi Trường Đại học Sài Gòn, bởi vậy
kết quả của việc thực hiện chương trình
không chỉ nhằm nâng cao chất lượng của
đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường, nâng
cao chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà
trường mà còn tạo điều kiện để Đại học Sài
Gòn phát huy uy tín và ảnh hưởng của
mình đối với xã hội, góp phần vào sự
nghiệp phát triển giáo dục đất nước.
Để đạt được những mục tiêu trên đây
Chương trình đề ra một số phương hướng,
nhiệm vụ trọng tâm và kèm theo đó là
những hoạt động cụ thể nhằm triển khai
nhiệm vụ đặt ra. Đây chính là nội dung cơ
bản của “Chương trình Phát triển Giáo dục”.
1. Tăng cường phổ biến thông tin
giáo dục
Hiện nay nhờ Internet và các trang
mạng, thông tin được phổ biến nhanh
chóng và tràn ngập. Tuy nhiên trong lĩnh
vực giáo dục, thông tin chủ yếu vẫn là về
các sự kiện, mang tính thời sự. Những
thông tin theo chủ đề, được lựa chọn vẫn
còn khó tiếp cận. Nhiệm vụ của chương
trình là cung cấp cho cán bộ và giảng viên
nhà trường những thông tin bổ ích về các
vấn đề giáo dục chung, kết quả nghiên cứu
giáo dục, tình hình và kinh nghiệm phát
triển giáo dục của các nước trên thế giới.
Những thông tin này thực hiện hai chức
năng: vừa cung cấp thông tin, vừa định
hướng, lôi kéo sự chú ý của thầy cô vào
những vấn đề mới, cấp bách đang đặt ra.
Nhiệm vụ này được triển khai bằng
hai hoạt động.
Thứ nhất, ấn hành Bản tin “Thông tin
tham khảo giáo dục”.
Bản tin bao gồm những bài viết hoặc
bài dịch tập trung giới thiệu tình hình giáo
dục các nước, kinh nghiệm phát triển và
những kết quả nghiên cứu trong giáo dục
phổ thông, giáo dục đại học ở các quốc gia
phát triển. Bản tin không mang tính chất
thời sự, cũng không có tính chất nghiên
cứu hàn lâm.
Bản tin được phát hành theo cấp phép
của Sở Văn hóa – Thông tin Thành phố Hồ
Chí Minh. Bản tin ra 1 – 2 số/tháng.
Khi điều kiện cho phép, sẽ thực hiện
bản tin online.
Thứ hai, phát hành các Chuyên san
giáo dục.
Ngoài việc phổ biến những thông tin
giới thiệu tình hình và kinh nghiệm phát
triển giáo dục của các nước, việc đăng tải
những bài nghiên cứu của các học giả trong
và ngoài nước cũng rất cần thiết. Đây là
dịp để các giảng viên trong Trường có điều
kiện công bố những kết quả nghiên cứu của
mình, đồng thời cũng là cơ hội để các thầy
cô giáo được tiếp xúc với những công trình
nghiên cứu giáo dục nước ngoài thông qua
40
các bản dịch, giúp họ mở rộng tầm nhìn
cũng như học hỏi về phương pháp, thao tác
nghiên cứu.
Hiện tại, Trường Đại học Sài Gòn
đang có Tạp chí Khoa học được lưu hành
rộng rãi. Nếu tái cấu trúc lại Tạp chí theo
hình thức chủ đề (Toán – Lý, Khoa học tự
nhiên, Khoa học xã hội và Nhân văn, Kinh
tế – Tài chính), mỗi năm chúng ta có thể
có 1 – 2 số chuyên về Giáo dục.
Ngoài ra, Tạp chí Khoa học Đại học
Sài Gòn có thể ấn hành các chuyên san
riêng về giáo dục dựa trên kết quả nghiên
cứu được tập hợp và tuyển chọn từ các Hội
thảo về giáo dục do các đơn vị trong
Trường tổ chức.
2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu
giáo dục
Như Nghị quyết Trung ương đã chỉ ra,
nghiên cứu giáo dục là một khâu yếu trong
giáo dục nước ta hiện nay. Trường Đại học
Sài Gòn có truyền thống lâu năm về sư
phạm, do đó có điều kiện phát triển hoạt
động nghiên cứu giáo dục để góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của
Trường, đồng thời đóng góp vào việc thúc
đẩy công tác nghiên cứu giáo dục của cả
nước.
Bên cạch các vấn đề lý thuyết giáo
dục, Chương trình tập trung vào hai định
hướng chính: a/ Nghiên cứu những vấn đề
đặt ra trong thực tiễn giáo dục – đào tạo ở
Trường Đại học Sài Gòn và b/ Nghiên cứu
những vấn đề cấp bách của giáo dục nước
ta hiện nay như: dạy thêm học thêm, thi cử,
tuyển sinh, cải cách giáo dục
Nhiệm vụ nghiên cứu giáo dục được
triển khai qua nhiều hoạt động khác nhau:
- Phối hợp với các Khoa và các đơn vị,
trước hết là Khoa Sư phạm, khuyến khích
giảng viên đăng ký và thực hiện các đề tài
về giáo dục, từ đề tài cấp Trường đến đề tài
cấp Thành phố, cấp Bộ.
- Tổ chức các Hội thảo khoa học về
giáo dục với sự tham gia của các nhà giáo
dục trong và ngoài Trường, trong và ngoài
nước. Hội thảo khoa học nếu được chuẩn
bị và tổ chức tốt, sẽ mang lại nhiều bổ ích.
Nó tạo cơ hội cho những người nghiên cứu
có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với
nhau, đồng thời có tác dụng động viên
khuyến khích, khơi dậy không khí nghiên
cứu khoa học trong nhà trường cũng như
trong giới. Kết quả của Hội thảo được in
lại trong Kỷ yếu là những tài liệu tham
khảo bổ ích, đánh dấu từng bước trong việc
nghiên cứu một vấn đề giáo dục cụ thể.
- Tọa đàm khoa học cũng là một hình
thức có tác dụng thúc đẩy công tác nghiên
cứu giáo dục. Tọa đàm là hình thức gọn
nhẹ hơn Hội thảo nhưng nhiều khi hiệu quả
lại rất cao, bởi vì ở đây quá trình trao đổi,
thảo luận thuận tiện hơn, bớt hình thức
hơn, người tham dự có điều kiện thảo luận,
trao đổi kỹ hơn về các vấn đề đặt ra.
- Báo cáo chuyên đề cũng là một sinh
hoạt khoa học mang lại hiệu quả lớn, vừa
có tác dụng phổ biến những thành quả
trong nghiên cứu giáo dục, vừa góp phần
nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên
nhà trường về các vấn đề đặt ra trong lý
luận hay thực tiễn giáo dục của nước ta.
Để hoạt động này đạt được kết quả
mong muốn, khách mời báo cáo phải là
những người thực sự có nghiên cứu và có
đóng góp về mặt khoa học. Nếu diễn giả là
nhà nghiên cứu giáo dục đến từ nước ngoài
thì càng tốt.
3. Thúc đẩy giao lưu giáo dục quốc tế
Cùng với thông tin giáo dục quốc tế,
giao lưu quốc tế có ý nghĩa quan trọng.
Trên phương diện vĩ mô, nó thúc đẩy quá
trình hội nhập, đưa giáo dục Việt Nam vào
quỹ đạo chung của giáo dục toàn cầu, hoà
41
vào những chuẩn mực chung, nhận ra vị trí
và chỗ đứng của mình trong bảng xếp hạng
chung của các quốc gia trên thế giới. Về
phương diện cá nhân, giao lưu quốc tế giúp
mở rộng tầm nhìn của cán bộ, giảng viên
trong nhà trường, cởi bỏ tâm lý tự ti hoặc
tự tôn, tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa
các nhà khoa học, trao đổi thông tin và kết
quả nghiên cứu cũng như hỗ trợ nhau về tài
chính hay phương tiện nghiên cứu.
Hoạt động giao lưu giáo dục quốc tế
có thể được thực hiện với nhiều hình thức
khác nhau:
- Mời chuyên gia nước ngoài đến
Trường giảng dạy, báo cáo chuyên đề hay
tham dự Hội thảo, nói chuyện. Kinh
nghiệm cho thấy, các Giáo sư hay chuyên
gia giáo dục nước ngoài thường là những
cầu nối quan trọng giữa nhà trường với các
tổ chức giáo dục quốc tế. Những quan hệ
cá nhân ban đầu có thể phát triển thành
những quan hệ giao lưu quốc tế mang lại
lợi ích lớn cho nhà trường.
- Tổ chức tham quan nghiên cứu giáo
dục ở nước ngoài. Hoạt động này có thể do
trường cấp kinh phí, có thể cùng phối hợp
với đối tác nước ngoài hoặc do công đoàn
và nhà trường cùng đứng ra lo.
- Liên kết với đối tác quốc tế đồng tổ
chức Hội thảo. Đây là hình thức giao lưu
có ý nghĩa khoa học nhất. Ở đây không chỉ
có sự giao tiếp về mặt con người, thể chế
mà còn là giao lưu học thuật, trực tiếp trao
đổi thành tựu và kinh nghiệm trong nghiên
cứu và thực hành giáo dục.
- Trao đổi sách báo, tài liệu là công
việc cần thiết, giúp Thư viện nhà trường mở
rộng kho tài liệu, tạo điều kiện cho các nhà
khoa học trong trường có thể tham khảo, tra
cứu khi thực hiện các đề tài khoa học.
4. Đa dạng hóa hoạt động học tập và
tư vấn
Việc tổ chức các lớp học, khóa huấn
luyện ngoài chương trình đạo tạo chính qui
dành cho sinh viên trong Trường và những
người ngoài Trường là hoạt động rất cần
thiết. Nó đáp ứng nhu cầu phát triển năng
lực của sinh viên, đáp ứng sự phát triển
những kỹ năng mềm do đòi hỏi của thị
trường tuyển dụng, đồng thời tạo điều kiện
để Trường Đại học Sài Gòn mở rộng các
chương trình đào tạo, góp phần vào việc
nâng cao dân trí xã hội. Đặc biệt các khóa
học ngắn hạn, nhất là các khóa học về văn
hóa – nghệ thuật có tác dụng lớn trong việc
giúp sinh viên phát triển toàn diện phát
triển nhân cách – một trong những vấn đề
cấp bách đang đặt ra trong đời sống xã hội
nước ta hiện nay.
- Đặc biệt cần phải mở sớm các khóa
học phát triển kỹ năng như: Kỹ năng học
tập (kỹ năng đọc nhanh, kỹ năng viết tự
luận, kỹ năng học ngoại ngữ), kỹ năng
nghiên cứu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm
việc (Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập
kế hoạch, kỹ năng giải quyết xung đột),
kỹ năng sống (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
quản lý bản thân), kỹ năng xin việc
- Tổ chức các hoạt động tư vấn dưới
hình thức các buổi gặp gỡ, thuyết trình, giải
đáp thắc mắc, khuyến nghị. Chủ đề tư vấn
thường xuyên thay đổi để cập nhật với thực
tế và đáp ứng nhu cầu tâm lý của giới trẻ.
Các lớp bồi dưỡng kiến thức và các
khoá huấn luyện về kỹ năng mềm có thể
thu phí, còn hoạt động tư vấn sẽ được tổ
chức miễn phí.
Chương trình phát triển giáo dục
không phải là chiến lược phát triển hay kế
hoạch tổng thể để phát triển Đại học Sài
Gòn mà chỉ là một chương trình nhỏ,
hướng vào một số mảng hoạt động cụ thể
(thông tin, nghiên cứu giáo dục, giao lưu
quốc tế, đa dạng hóa hình thức học tập)
nhằm góp phần đẩy mạnh công tác giáo
42
dục – đào tạo của nhà trường.
Tuy nhiên, muốn thực hiện được
chương trình phải có những điều kiện nhất
định. Trước hết là về nhận thức. Lãnh đạo
nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng phải
thấy rõ tính cấp thiết và lợi ích của việc
xây dựng và thực hiện Chương trình, từ đó
có chủ trương và quyết định về tổ chức,
nhân sự, tài chính để đảm bảo triển khai
các hoạt động của Chương trình.
Phát triển giáo dục (tức giáo dục – đào
tạo) là nhiệm vụ chung của toàn Trường,
liên quan đến tất cả các đơn vị trong
Trường. Vì vậy, thực hiện Chương trình
không phải chỉ là trách nhiệm của một đơn
vị nào đó mà là trách nhiệm chung của toàn
Trường. Không có sự tham gia và phối hợp
của các Khoa, các Phòng, Ban và các tổ
chức, đoàn thể trong Trường, Chương trình
Phát triển Giáo dục khó đạt được kết quả
mong muốn.
Phát triển giáo dục là nhiệm vụ của
toàn xã hội. Mỗi cơ sở giáo dục, mỗi
trường đại học đều có trách nhiệm góp
phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục
nước nhà thông qua việc làm tốt công tác
giáo dục và đào tạo của nhà trường. Thực
hiện Chương trình Phát triển Giáo dục
với những mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt
động nêu trên sẽ là một nỗ lực mới của
Trường Đại học Sài Gòn trong việc không
ngừng nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên
và chất lượng đào tạo của nhà trường, từ đó
tăng thêm uy tín của Trường trong xã hội.
Chú thích:
(1)
Thuật ngữ “Chương trình Phát triển Giáo dục”
có thể được hiểu nhiều nghĩa khác nhau, không nhất
thiết chỉ gắn với chiến lược phát triển giáo dục quốc gia.
Nhiều tổ chức giáo dục nước ngoài sử dụng cụm
từ khác “Chương trình phát triển giáo dục” với những
nội dung khác nhau, ví dụ:
- Educational Development Program – EDP
(State University of New York at Fredonia, USA):
Chương trình Phát triển Giáo dục. Đây là tổ chức hỗ
trợ sinh viên khó khăn về tài chính và thiếu kỹ năng
học đại học.
- International Educational Development
Program – IEDP (University of Pennsylvania, USA):
Chương trình phát triển giáo dục quốc tế. Đây là đơn
vị đào tạo Cao học về giáo dục.
Tên gọi “Chương trình Phát triển Giáo dục”
được sử dụng trong bài này cũng có nội hàm riêng,
gắn với nội dung cụ thể của chương trình, thể hiện
trong mục tiêu và những hoạt động của chương trình.
(2)
Chữ “Chương trình” có nhiều nghĩa (chương
trình học, chiến lược, kế hoạch làm việc, kế hoạch
hoạt động...). Ở đây, “Chương trình” được sử dụng để
chỉ một kế hoạch hoạt động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu:
1. “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 –
2020” (Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ) (13/06/2012).
2. “Dự án Phát triển Giáo dục Trung học cơ
sở II” của Bộ Giáo dục – Đào tạo (2009).
3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 về “Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo” (04/11/2013).
4. Bản tin “Thông tin Tham khảo Giáo dục” số
1, 2, 3, Trung tâm TTTT&PTGD, Trường
Đại học Sài Gòn.
5. The Education Digest Magazine.
6. Education Next.
7. Draft Education Development Plan 2012 –
2020 (Montserrat Ministry of Education).
8. Educational Development Plans – EDPs
(Michigan Department of Education).
9. Educational Development Plan (Henry Ford
Academy).
10. Educational Development Program – EDP
(State University of New York at Fredonia,
USA).
11. International Educational Development
Program – IEDP (University of
Pennsylvania, USA).
12. Educational Development Program.
13. The EDP Connection (Educational
Development Plan).
14. Draft Education Development Plan
2012 – 2020.
43
Website:
1.
2. iedv.edu.vn
3. ired.edu.vn
4. educationnext.org
5. scs.hfli.org
6. uq.edu.au/tedi
7. iprcua.com
8.
vention/violence/global_campaign/en/
education.cua.edu/
9. www.jobwebkenya.com
10. www.dlsu.edu.ph
11. www.centreforglobaleducation.com
12. www.edc.org
13.
Ngày nhận bài: 31/5/2015 Biên tập xong: 15/7/2015 Duyệt đăng: 20/7/2015