Xây dựng chương trình tiên tiến chuyên ngành khoa học máy tính tại trường Đại học Vinh

TÓM TẮT Hiện nay việc xây dựng các chương trình tiên tiến trong các trường Đại học là một trong những yêu cầu quan trong góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Bài viết giới thiệu các chương trình tiên tiến tại một số trường đại học Việt Nam và Trường Đại học bang Arizona (Hoa Kì). Bài viết cũng đề cập đến mục tiêu xây dựng chương trình tiên tiến ngành Khoa học máy tính (KHMT) tại trường Đại học Vinh.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chương trình tiên tiến chuyên ngành khoa học máy tính tại trường Đại học Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 - Thaùng 2/2012 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN LÊ NA (*) TÓM TẮT Hiện nay việc xây dựng các chương trình tiên tiến trong các trường Đại học là một trong những yêu cầu quan trong góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Bài viết giới thiệu các chương trình tiên tiến tại một số trường đại học Việt Nam và Trường Đại học bang Arizona (Hoa Kì). Bài viết cũng đề cập đến mục tiêu xây dựng chương trình tiên tiến ngành Khoa học máy tính (KHMT) tại trường Đại học Vinh. ABSTRACT Construction of advanced programs at universities now is one of the important requirements that contribute to improve the quality of higher education. This paper introduces advanced programs at universities in Vietnam and Arizona State University (USA). We also discuss about the aims for construction of advanced program in Computer Science at Vinh University. 1. XÂY DỰNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI LIÊN KẾT VỚI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM (*) Giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trƣớc các thách thức lớn trong quá trình cạnh tranh hội nhập quốc tế. Để có thể phát triển bền vững, các trƣờng cần phải đổi mới mạnh mẽ từ năng lực quản lí, đội ngũ cán bộ, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về "Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020" (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005) với chiến lƣợc từ 2006 đến 2020 đƣa giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trƣờng Đại học đã nhanh chóng hoàn thiện chƣơng trình, từng bƣớc (*) TS, Trƣờng Đại học Vinh hƣớng tới những chuẩn mực tiên tiến của quốc tế trong giáo dục đại học. Ngày 15/10/2008, Chính phủ đã phê duyệt đề án "Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại học của Việt Nam giai đoạn 2008 -2015". Trên tinh thần “tiếp thu có chọn lọc và đào tạo thí điểm một số chương trình và giáo trình tiên tiến hiện đại đang giảng dạy ở các trường đại học nước ngoài phù hợp yêu cầu phát triển của Việt Nam”, đến nay đã có 23 trƣờng đại học trên cả nƣớc triển khai chƣơng trình đào tạo tiên tiến (CTTT). Các trƣờng đại học Việt Nam đã hợp tác, liên kết với 22 trƣờng đại học lớn trên thế giới và triển khai thực hiện 35 CTTT, trong đó có 20 chƣơng trình thuộc khối ngành kĩ thuật, công nghệ, 5 chƣơng trình thuộc khối ngành kinh tế, 1 chƣơng trình thuộc khối ngành khoa học sức khỏe, 6 chƣơng trình thuộc khối ngành khoa học tự nhiên và môi trƣờng, 3 chƣơng trình thuộc khối nông XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH nghiệp. Hầu hết các trƣờng đối tác nƣớc ngoài đƣợc xếp hạng trong tốp 200 theo bảng xếp hạng của US News. Nhiều trƣờng đại học lớn trong cả nƣớc đã triển khai thực hiện CTTT cho nhóm ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) nhƣ Trƣờng Đại học CNTT thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (chuyên ngành Khoa học máy tính kết hợp với Đại học Portland State University - Hoa Kì năm 2006); Trƣờng Đại học Đà Nẵng (chuyên ngành Hệ thống nhúng kết hợp với University of Washington- Hoa Kì năm 2008); Trƣờng Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (chuyên ngành Hệ thống thông tin kết hợp với Oklahoma State University, Hoa Kì năm 2008). Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ triển khai đào tạo thí điểm một trong mƣời CTTT đầu tiên (khoá tuyển sinh từ năm học 2006- 2007). Cho đến nay, Đại học Khoa học Tự Nhiên thuộc ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc đánh giá là một trong năm trƣờng đại học đào tạo CNTT theo CTTT tốt nhất cả nƣớc. Sau năm khoá đào tạo theo CTTT, sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao. Tại Trƣờng Đại học Công nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội, các chƣơng trình đào tạo cũng đƣợc xây dựng theo các CTTT và quản lí, tổ chức đào tạo theo các tiêu chuẩn kiểm định quốc tế, trong đó có các chuẩn kiểm định chất lƣợng của mạng lƣới các trƣờng đại học ASEAN (AUN) và ABET. Tháng 12/2009, chƣơng trình đào tạo ngành CNTT của Trƣờng Đại học Công nghệ là chƣơng trình đầu tiên của Việt Nam đƣợc kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN. Theo đánh giá của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài của AUN, chƣơng trình đào tạo đạt chuẩn AUN tƣơng đƣơng với chƣơng trình đào tạo của 6 trƣờng đại học hàng đầu Đông Nam Á. 2. XÂY DỰNG CTTT NGÀNH KHMT Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Ngành Khoa học máy tính (Computer Science) thuộc lĩnh vực khoa học tính toán, lập trình, hệ thống thông tin, hệ thống tri thức, xây dựng phần mềm và phát triển ứng dụng xử lí hình ảnh, âm thanh, lí thuyết khai thác cơ sở dữ liệu Chƣơng trình đào tạo ngành KHMT đƣợc thiết kế dựa trên chƣơng trình khung quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chƣơng trình KHMT của các đại học tiên tiến. Chƣơng trình giúp ngƣời học có khả năng thiết kế và hiện thực hoá các hệ thống thông tin, hệ thống tri thức và hệ thống phần mềm. Các trƣờng đào tạo ngành KHMT gồm: Đại học Hà Nội, Đại học Công nghệ (Đại học QGHN), Học viện Bƣu chính Viễn thông, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Điện lực, Đại học CNTT thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, Đại học Quốc tế Sài Gòn, Đại học Vinh... Trong đó, ngành KHMT của Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đƣợc triển khai đào tạo theo CTTT thuộc đề án của Đại học QGHN phát triển 16 ngành và 23 chuyên ngành đào tạo đạt trình độ quốc tế (Đề án 16+23). Còn Trƣờng Đại học Hà Nội, ngành KHMT của trƣờng đƣợc xây dựng chú trọng khả năng ứng dụng thông tin, sử dụng CNTT trong quản lí kinh tế, xã hội... Cử nhân KHMT của Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đƣợc đào tạo có kiến thức chuyên sâu về ngành KHMT, thành thạo những kĩ năng cần thiết trong lĩnh vực CNTT và truyền thông, có khả năng thích ứng tốt với môi trƣờng công việc thay đổi. Chƣơng trình cử PHAN LÊ NA nhân KHMT của Trƣờng Đại học Quốc tế Sài Gòn là chƣơng trình kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn của ngành KHMT, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng cần thiết để thích nghi với thế giới CNTT. Sinh viên có khả năng lập trình, khả năng phát triển hệ thống máy tính, thiết kế phần mềm và thiết lập các hệ thống xử lí thông tin và ngoại ngữ phải đạt trình độ TOEIC quốc tế 500. Tại Trƣờng Đại học Vinh, khoa CNTT đang triển khai CTTT theo Dự án Giáo dục đại học pha II (do Ngân hàng thế giới tài trợ). Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành KHMT sinh viên có thể làm việc với các chức danh: Cán bộ nghiên cứu, ứng dụng CNTT hoặc cán bộ giảng dạy ở các trƣờng ĐH, CĐ, TCCN; cán bộ quản lí và thực hiện các dự án CNTT ở các cơ quan, công ty. 3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG CTTT CHUYÊN NGÀNH KHMT Ngày 11/7/2011, Phó Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã kí Công văn số 1136/TTg-KGVX về việc bổ sung Đại học Vinh vào danh sách các trƣờng đại học xây dựng thành trƣờng đại học trọng điểm quốc gia. Thực ra, trƣớc thời điểm này nhiều năm, Trƣờng Đại học Vinh đã có những nỗ lực nâng cao chất lƣợng đào tạo, phấn đấu xây dựng một số ngành đạt chuẩn khu vực và quốc tế nhƣ ngành CNTT, ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Mặc dù không nằm trong Đề án thí điểm thực hiện đào tạo CTTT nhƣng nhà trƣờng đã chủ động có những bƣớc đi thích hợp để xây dựng và triển khai một số CTTT. Trƣờng đã cử hàng chục cán bộ, trong đó có cán bộ khoa CNTT đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nƣớc ngoài theo diện hiệp định, diện hợp tác giữa các trƣờng và bằng ngân sách nhà nƣớc. Đại học Vinh cũng đã mời nhiều giáo sƣ từ Hoa Kì, Hà Lan, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật bản, Trung Quốc.... đến giảng dạy, hợp tác khoa học nhằm xây dựng các CTTT, trong đó có chƣơng trình CNTT. Nhà trƣờng và Khoa chủ động tham khảo chƣơng trình của một số trƣờng đại học ở Hoa Kì (South Florida, New Mexico, Arizona), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Ba Lan, Hà Lan... để xây dựng chƣơng trình khung, chƣơng trình chi tiết các học phần, tìm hiểu tài liệu, giáo trình các môn học. Cách thức tổ chức đào tạo, phƣơng pháp giảng dạy, đánh giá sinh viên đã có nhiều đổi mới phù hợp với điều kiện của trƣờng cũng nhƣ phù hợp với các chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với nguồn vốn của Dự án Giáo dục đại học, trƣờng hƣớng tới triển khai các CTTT cho 4 ngành đào tạo là Xây dựng, CNTT, Điện tử viễn thông và Kinh tế. Các Khoa đã có vài chục lƣợt cán bộ đi thực tế đến các trƣờng đại học trên thế giới để tìm hiểu cách tổ chức cũng nhƣ xây dựng CTTT. Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Hà Lan từ Trƣờng Đại học Hanze đã xây dựng đƣợc chƣơng trình đào tạo mới theo định hƣớng nghề nghiệp. Các ngành CNTT, Nông - Lâm - Ngƣ, Sinh - Hoá đã đƣợc tăng cƣờng cơ sở vật chất, tăng cƣờng đầu tƣ năng lực nghiên cứu, đào tạo. Tại Trƣờng Kĩ thuật Công nghệ Ira A. Fulton (trƣờng thành viên của Đại học Bang Arizona (ASU), Hoa Kì) có khoa CNTT với CTTT rất phù hợp với chƣơng trình mà Trƣờng Đại học Vinh đang xây dựng và triển khai. CTTT của Arizona đào tạo 4 năm cho hệ kĩ sƣ. Chuyên ngành KHMT là một trong 4 ngành CNTT: Khoa học Máy tính, Kĩ thuật Máy tính, Tin học, Hệ thống thông tin. Chƣơng trình đào tạo của KHMT có liên quan với thiết kế máy XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH tính, quá trình tính toán và chuyển giao chuyển đổi thông tin, thiết kế và phân tích phần mềm cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm mạng lƣới, đồ hoạ, trí tuệ nhân tạo và các hệ thống cơ sở dữ liệu. Chƣơng trình đào tạo cũng tập trung vào việc cải thiện độ tin cậy phần mềm, hệ thống an ninh mạng hoặc tìm kiếm thông tin, tìm hiểu thiết kế hệ thống máy tính thế hệ mới, mạng máy tính, hệ thống thông tin y sinh học, hệ thống chơi game, công cụ tìm kiếm, trình duyệt Web và các hệ thống gói phân phối máy tính. Khoa có 14 cơ sở máy tính và các quan hệ đối tác nghiên cứu về mô hình hoá không gian, có Trung tâm máy tính nhận thức, Trung tâm Nghiên cứu thông tin y tế và Hiệp hội Hệ thống nhúng. Đây là những nơi cho sinh viên đến thực tập. Trƣờng Kĩ thuật Ira A. Fulton đang hợp tác với các cộng đồng học thuật của Intel tích hợp máy tính song song vào KHMT và kĩ thuật, Toán học, Khoa học chƣơng trình thống kê, Tính toán với hiệu suất cao (High Performance Computing Initiative) để cấp bằng đại học và bằng thạc sĩ. Sinh viên chuyên ngành KHMT có thể giải quyết tốt các vấn đề kĩ thuật, có tƣ duy phân tích và sáng tạo. Các môn học đòi hỏi sinh viên áp dụng các nguyên tắc thiết kế và phát triển trong việc xây dựng các hệ thống phần mềm phức tạp khác nhau. Do đó, ngoài các môn chuyên ngành KHMT nhƣ Phân tích và thiết kế thuật toán, Toán rời rạc, Lí thuyết ngôn ngữ hình thức, Chương trình dịch, Trí tuệ nhân tạo, Đồ hoạ máy tính, Xử lí ngôn ngữ tự nhiên, Hệ điều hành, Tương tác người máy, An toàn thông tin, Mạng máy tính, Kiến trúc máy tính, Cấu trúc dữ liệu và lập trình hướng đối tượng, sinh viên còn đƣợc học thêm các môn nhƣ: Quản lí cơ sở dữ liệu, Tổ chức máy tính và lập trình hợp ngữ, Ứng dụng đại số tuyến tính, Xử lí ảnh video, Đa phương tiện, Cơ sở dữ liệu tiên tiến, Lập trình hệ thống, Công nghệ phần mềm, Dữ liệu và bảo mật thông tin, Công nghệ phần mềm Chƣơng trình đào tạo tăng cƣờng sự lựa chọn trong việc đăng kí môn học. Các môn lựa chọn đƣợc chia làm hai loại: lựa chọn kĩ thuật (Technical Elective) và lựa chọn khoa học (Science Elective). Các môn học này có thể là môn học của khoa chuyên ngành hoặc của các khoa liên quan và có thể thay đổi hàng năm. Một sinh viên chuyên ngành KHMT (CS) có thể lựa chọn một số tín chỉ bên Toán học (MAT) hoặc Công nghệ sinh học (BME) Sinh viên tốt nghiệp cử nhân KHMT có thể tìm các việc làm liên quan đến máy tính và phần mềm thiết kế phát triển CNTT. Công việc thƣờng đƣợc phân biệt bởi mức độ cao về chuyên môn lí thuyết, cách giải quyết các vấn đề phức tạp, sự sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới. Một số công việc hấp dẫn là tạo các trò chơi video và hệ thống, thiết kế hệ thống trí tuệ nhân tạo, phát triển các ứng dụng an ninh mạng, phát minh và thực hiện hiệu quả hơn hệ thống quản lí dữ liệu. Theo kết quả điều tra của 15 ngành kĩ sƣ sau khi tốt nghiệp Đại học ở Hoa Kì thì chuyên gia ngành KHMT thu nhập cao đứng vị trí thứ năm. Đào tạo sinh viên CNTT có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội là điều cần thiết và cấp bách. Hiện nay trƣờng Đại học Vinh đặt ra yêu cầu đào tạo sinh viên CNTT vừa có trình độ ngoại ngữ vừa có chuyên môn ngang tầm khu vực và quốc tế. Xây dựng CTTT nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong cán bộ và sinh viên, có thêm nhiều suất học bổng cho sinh viên, xây dựng hệ thống trao đổi giảng PHAN LÊ NA viên, sinh viên trong nƣớc và quốc tế, tạo cơ chế cụ thể để các doanh nghiệp có thể đóng góp vào đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Hơn nữa tăng cƣờng sự phối hợp giữa sinh viên với nhà tuyển dụng để giải quyết đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp của Nhà trƣờng. Chuyên ngành KHMT sẽ hƣớng tới sự liên kết mạnh mẽ giữa máy tính và nhiều lĩnh vực của đời sống. Chƣơng trình đào tạo sẽ tập trung kiến thức chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của CNTT, nắm vững một trong các công nghệ lập trình tiên tiến và có đủ tri thức, khả năng để tiếp cận với công nghệ mới theo chuyên ngành đƣợc đào tạo. Chuyên ngành KHMT tăng thêm các môn tự chọn thuộc chuyên ngành KHMT hoặc sinh viên đƣợc đăng kí các môn của chuyên ngành khác nhƣ: Kĩ thuật máy tính, Mạng và truyền thông hay Hệ thống thông tin gồm các môn Công nghệ phần mềm, Xử lí ảnh video, Học máy, Tổ chức máy tính và lập trình hợp ngữ, Cơ sở dữ liệu tiên tiến, Hệ nhúng trên không gian thực, Đồ hoạ nâng cao, Hệ thống an ninh mạng máy tính, Tương tác người máy, Xử lí song song,... Ngoài ra cần tăng cƣờng khả năng thực hành và tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Khoa CNTT, Trƣờng Đại học Vinh đã liên kết đào tạo với Đại học bang Arizona (ASU), Đại học New Mexico của Hoa Kì, Đại học Saga của Nhật Bản, trong vấn đề trao đổi cán bộ giảng dạy. Về đội ngũ cán bộ giảng dạy, hiện nay khoa CNTT có 10 cán bộ làm NCS trong nƣớc và nƣớc ngoài (Nhật Bản, Hoa Kì, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc). Đây chính là sự chuẩn bị đội ngũ chất lƣợng cao trong vòng hai, ba năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh và thực hiện CTTT. Ngày 22/9/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT”. Đề án này hi vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của CNTT-TT ở nƣớc ta. Trƣờng Đại học Vinh đƣợc Chính phủ đƣa vào danh sách 16 trƣờng đại học xây dựng thành trƣờng đại học trọng điểm quốc gia sẽ là một thuận lợi lớn để triển khai các CTTT. Với đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, đƣợc sự giúp đỡ của nhiều trƣờng đại học có danh tiếng trên thế giới, trong đó có Trƣờng đại học bang Arizona – Hoa Kì, hi vọng trong tƣơng lai không xa, một số CTTT, trong đó có chƣơng trình của nhóm ngành CNTT sẽ đƣợc triển khai ở trƣờng Đại học Vinh. Bài báo được tài trợ của Dự án Giáo dục đại học pha II (Ngân hàng thế giới). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bước tạo đà cho nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Báo Giáo dục và thời đại, (số 208), ngày 30/12/2010 2. Đinh Xuân Khoa, Đại học Vinh hướng tới đào tạo theo các chương trình tiên tiến, Báo GD&TĐ, 30/12/2010 ( 3.
Tài liệu liên quan