Tóm tắt
Bài báo giới thiệu quá trình xây dựng kịch bản phân bổ và kết quả phân bổ
nguồn nước lưu vực sông Vệ. Có 4 kịch bản tính cân bằng nước được lựa chọn để
tính toán và làm cơ sở để lựa chọn lượng nước được phân bổ cho các đối tượng sử
dụng. Trong điều kiện bình thường, với tần suất nước đến 85%, tổng lượng nước
có thể phân bổ là 665,86 triệu m3, đây là cơ sở để tiến hành xây dựng các kịch bản
phân bổ nguồn nước mặt lưu vực sông Vệ theo từng đối tượng sử dụng trên từng
tiểu lưu vực. Kết quả phân bổ nguồn nước mặt lưu vực sông Vệ theo các kịch bản
đã xác định các khả năng đáp ứng trên 98% nhu cầu sử dụng theo từng đối tượng
sử dụng và trên 95% nhu cầu sử dụng theo từng tiểu lưu vực. Kết quả trên cũng sẽ
là cơ sở để xây dựng các phương án phân bổ nguồn nước trong các tình huống khác
nhau và theo các tiêu chí, chỉ tiêu phân bổ nguồn nước mặt lưu vực sông Vệ. Một sơ
đồ quá trình lập phân bổ nguồn nước lưu vực sông được đề xuất như là một phương
pháp tiến hành áp dụng thực nghiệm trong quá trình triển lập phân bổ nguồn nước
đối với các lưu vực sông khác.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng kịch bản phân bổ nguồn nước mặt lưu vực sông Vệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 73
XÂY DỰNG KỊCH BẢN PHÂN BỔ NGUỒN NƯỚC MẶT
LƯU VỰC SÔNG VỆ
Nguyễn Ngọc Hà1, Nguyễ n Tiề n Giang2, Phạm Quý Nhân3
1Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
2Trườ ng Đạ i họ c Khoa họ c tự nhiên, ĐHQGHN
3Trườ ng Đạ i họ c Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tóm tắt
Bài báo giới thiệu quá trình xây dựng kịch bản phân bổ và kết quả phân bổ
nguồn nước lưu vực sông Vệ. Có 4 kịch bản tính cân bằng nước được lựa chọn để
tính toán và làm cơ sở để lựa chọn lượng nước được phân bổ cho các đối tượng sử
dụng. Trong điều kiện bình thường, với tần suất nước đến 85%, tổng lượng nước
có thể phân bổ là 665,86 triệu m3, đây là cơ sở để tiến hành xây dựng các kịch bản
phân bổ nguồn nước mặt lưu vực sông Vệ theo từng đối tượng sử dụng trên từng
tiểu lưu vực. Kết quả phân bổ nguồn nước mặt lưu vực sông Vệ theo các kịch bản
đã xác định các khả năng đáp ứng trên 98% nhu cầu sử dụng theo từng đối tượng
sử dụng và trên 95% nhu cầu sử dụng theo từng tiểu lưu vực. Kết quả trên cũng sẽ
là cơ sở để xây dựng các phương án phân bổ nguồn nước trong các tình huống khác
nhau và theo các tiêu chí, chỉ tiêu phân bổ nguồn nước mặt lưu vực sông Vệ. Một sơ
đồ quá trình lập phân bổ nguồn nước lưu vực sông được đề xuất như là một phương
pháp tiến hành áp dụng thực nghiệm trong quá trình triển lập phân bổ nguồn nước
đối với các lưu vực sông khác.
Từ khóa: Nguồn nước, lưu vực sông Vệ, kịch bản phân bổ nguồn nước, WEAP.
Development of surface water allocation scenarios for Ve river basin
Abstract
This paper introduces the process and results of developing surface water
allocation scenarios on Vệ river basin.. Four surface water allocation scenarios
were chosen to estimate the amount of surface water allocated fordiff erent users. In
normal conditions with discharge-frequency value of Q85, the total allocable water
can be 665.86 million m3. This, is the basis to develop diff erent water allocation
scenarios for each user and each sub-basin of Ve river basin. The results showed
that surface water allocation can address 98% demand for each user and over 95%
demand for each sub-basin. The above results will also be the basis for development
of water allocation plans under diff erent scenarios using diff erent allocation criteria
in Vệ river basin. A fl owchart of river basin water allocation process was proposed
as an empirical method in water resources allocating for of other river basins.
Keywords: Water sources, Vệ river basin, water allocation scenarios, WEAP, AP.
1. Đặt vấn đề
Khi xem xét đến năm 2020 trên
lưu vực sông Vệ, trong một nghiên cứu
khác, bằng việc sử dụng các chỉ số tài
nguyên nước mặt đã lượng hóa các nguy
cơ và vấn đề mà lưu vực đã và sẽ gặp
phải đối với nguồn nước và sử dụng
nước [1]. Tình huống thiếu nước trên
lưu vực lúc này đã trở nên rõ ràng hơn
và do đó cần có các giải pháp ứng phó,
quy hoạch phân bổ nguồn nước - công
cụ quan trọng của công tác quản lý và
là định hướng cho mục tiêu quản lý, sử
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201774
dụng nước và phát triển bền vững lúc
này là lựa chọn đầu tiên và tất yếu. Khi
nhu cầu sử dụng nước tăng lên, đầu tiên
nhu cầu này sẽ được đáp ứng thông qua
phát triển hạ tầng, tăng tổng trữ lượng.
Quy hoạch phân bổ nguồn nước trong
giai đoạn này sẽ tập trung vào phát triển
và vận hành hạ tầng cơ sở và cách thức
sử dụng nguồn nước từ hạ tầng đó.
Trên lưu vực sông Vệ, cùng với
việc phát triển cơ sở hạ tầng nhu cầu sử
dụng nước ngày càng gia tăng dẫn tới
vượt quá trữ lượng cho phép có thể sử
dụng. Lúc này đòi hỏi sự ra đời của quy
trình phân bổ tổng hợp nước lưu vực.
Phân bổ này không chỉ tập trung vào các
vấn đề liên quan đến xây dựng và vận
hành hạ tầng cơ sở mà hướng vào việc
tối ưu hóa các lợi ích từ các nguồn cấp
nước hiện có, quản lý nhu cầu và đáp
ứng đòi hỏi của môi trường.
Bản chất của quy hoạch phân bổ
nguồn nước chính là cơ chế xác định ai
có thể khai thác, khai thác bao nhiêu, ở
đâu, khi nào và khai thác cho mục đích
gì? Cơ chế này bao gồm 2 nội dung
chính [9]:
(1) Làm rõ khả năng nguồn nước,
xác định lượng nước có thể phân bổ tại
các vị trí khác nhau, các nguồn khác
nhau (nước mặt, nước dưới đất) tại các
thời điểm khác nhau trong năm. Khả
năng đáp ứng của nguồn nước phục vụ
các nhu cầu khai thác, sử dụng tổng hợp
nguồn nước theo các đề xuất của các
Bộ, ngành, địa phương.
(2) Xác định hạn mức phân bổ nước
giữa các vùng, các đối tượng sử dụng
khác nhau theo kịch bản được chọn.
Xây dựng kịch bản là một công việc
đặc biệt quan trọng đối với công tác lập
quy hoạch tài nguyên nước nói chung
và phân bổ nguồn nước nói riêng [5].
Bằng các kịch bản phân bổ nguồn nước,
chúng ta có thể bao quát, đoán định các
tình huống tất định cũng như bất định
có khả năng xảy ra trong kỳ quy hoạch
để từ đó lựa chọncác mục tiêu giải quyết
vấn đề và giải pháp phù hợp theo kịch
bản mong muốn hướng đến để thực
hiện. Bài báo giới thiệu quá trình xây
dựng kịch bản phân bổ và kết quả phân
bổ nguồn nước lưu vực sông Vệ. Có 4
kịch bản tính cân bằng nước được lựa
chọn để tính toán và làm cơ sở để lựa
chọn lượng nước được phân bổ cho các
đối tượng sử dụng.
2. Phương pháp và số liệu sử dụng
Trong quy hoạch phân bổ nguồn
nước (PBNN) lưu vực sông, hai phương
pháp phân bổ chủ đạo thường được sử
dụng (R. Speed et al, 2013) riêng rẽ
hoặc đồng thời là (1) phân bổ theo đơn
vị hành chính/ vùng hoặc lưu vực sông
và (2) phân bổ theo đối tượng sử dụng
nước. Mặc dù vậy trong mỗi bản quy
hoạch PBNN, nội dung phân bổ phải
có sự nhất quán ngang - dọc như được
mô tả trong hình 1. Do vậy, các kịch bản
PBNN lưu vực sông cũng phải thể hiện
được sự nhất quán giữa các ngành (đối
tượng) với các tiểu lưu vực.
2.1. Xác định lượng nước
thành phần trong bài toán phân bổ
nguồn nước
Hình 2 mô tả các thành phần lượng
nước của một hệ thống con - nguồn nước
cần phải được tính toán trong quá trình
PBNN. Hệ thống nguồn nước được xem
xét, đánh giá bao gồm: (1) tổng lượng
tài nguyên nước tại các tiểu lưu vực,
trên toàn lưu vực nghiên cứu và được
xác định tại các điểm phân bổ trên cơ
sở dòng chảy trung bình hàng năm; (2)
lượng nước có thể sử dụng; (3) lượng
nước có thể phân bổ. Cụ thể:
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 75
- Tổng lượng tài nguyên nước mặt
của lưu vực là lượng nước còn lại sau
khi đã trừ đi các tổn thất do thấm, bốc
hơi và chuyển nước ra khỏi lưu vực.
- Tổng lượng nước mặt có thể sử
dụng được xác định trên cơ sở tổng
lượng tài nguyên nước mặt trừ đi lượng
nước lũ không trữ lại được (hay không
kiểm soát được).
- Lượng nước có thể phân bổ được
xác định dựa trên lượng nước có thể sử
dụng trừ đi lượng nước bảo đảm dòng
chảy môi trường, nhu cầu thiết yếu và
ưu tiên phát triển chiến lược.
Xác định lượng nước có thể phân
bổ là yếu tố then chốt trong mỗi bản quy
hoạch PBNN lưu vực sông hiện nay.
Cần nhấn mạnh rằng lượng nước có thể
phân bổ là một cách tiếp cận hoàn toàn
mới so với các quan điểm phân bổ tài
nguyên nước trước khi có yêu cầu quy
định tại Thông tư 42/2015/TT-BTNMT
Quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên
nước.
Xác định lượng nước có thể phân
bổ tuy không được đặt riêng thành một
giai đoạn của quá trình PBNN nhưng
như có thể thấy nó giữ vị trí hạt nhân
của quá trình PBNN (Hình 3), đồng thời
là cơ sở đầu vào quan trọng trước khi bắt
đầu tiến hành xây dựng kịch bản PBNN.
Tổng lượng tài nguyên nước mặt
hiện có NMTTN (triệu m3) được tính
như sau:
NM
TTN
= NM
NS
+ NM
NgS
+ NM
HC
(1)
Trong đó:
NM
NS
: Tổng lượng nước nội sinh,
xác định bằng đo đạc thủy văn, phân
tích thống kê hay sử dụng mô hình toán
thủy văn;
NM
NgS
: Tổng lượng nước ngoại
sinh, xác định bằng đo đạc thủy văn,
phân tích thống kê hay sử dụng mô hình
toán thủy văn;
NM
HC
: Tổng dung tích hiệu dụng
của các hồ chứa trong vùng lập quy
hoạch, xác định bằng thống kê thu thập
số liệu.
Tổng lượng nước mặt có thể phân
bổ NM
CTPB
(triệu m3) được tính như sau:
NM
CTPB
= NM
TTN
- NM
DCMT
- NM
DTUT
- NM
TY (2)
Trong đó:
NM
TTN
: Tổng lượng nước mặt,
được xác định theo công thức (1);
NM
DCTT
: Lượng nước cho môi
trường, xác định theo luận cứ thực tế;
NM
DTUT
: Lượng nước dự trữ dành
cho các ưu tiên sử dụng nước;
NM
TY
: Lượng nước bảo đảm các
nhu cầu thiết yếu (nước cho sinh hoạt).
Hình 1. Phương pháp phân bổ nguồn nước lưu vực sông [9]
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201776
Hình 2. Nguyên tắc xác định lượng nước có thể phân bổ [9]
Từ đây, một loạt các lượng nước
thành phần cần được xem xét, xác định
để làm cơ sở xác định lượng nước có thể
phân bổ. Hình 2 mô tả tiến trình các thành
phần lượng nước cần được xác định để
giúp xác định lượng nước có thể phân
bổ. Theo đó, lượng nước có thể phân bổ
được xác định dựa trên lượng nước có
thể sử dụng trừ đi lượng nước bảo đảm
dòng chảy môi trường, nhu cầu thiết yếu
và ưu tiên phát triển chiến lược.
2.2. Quá trình phân bổ nguồn nước
Quá trình phân bổ nguồn nước gồm
5 giai đoạn (xem hình 3) đó là: (1) Đánh
giá hiện trạng; (2) Dự báo xụ thể; (3)
xây dựng kịch bản và phương án phân
bổ; (4) phân tích, đánh giá và (5) đề xuất
giải pháp.
Trong phạm vi đề cập về phân bổ
nguồn nước trong bài báo này chỉ xét
đến giai đoạn (3) - xây dựng kịch bản
phân bổ nguồn nước.
Trên lưu vực sông Vệ, đã có những
nghiên cứu sử dụng các công cụ mô hình
thủy văn để giải quyết bài toán tính toán
dòng chảy lũ, mô phỏng quá trình mưa -
dòng chảy trên lưu vực, nghiên cứu lập
quy hoạch; mô hình thủy lực Mike11
để đánh giá tác động biến đổi khí hậu
đến dòng chảy trên lưu vực (NAWAPI,
2015). Tuy nhiên, bài toán quy hoạch
phân bổ nguồn nước là bài toán với tính
chất tổng thể, đa ngành và phạm vi vấn
đề xem xét toàn diện. Do đó, để lập phân
bổ nguồn nước lưu vực sông Vệ yêu cầu
khả năng đáp ứng thông tin, số liệu và
công cụ mô hình để giải quyết được các
nhiệm vụ sau: (1) tính tổng lượng tài
nguyên nước toàn lưu vực và trên các
tiểu lưu vực; (2) xác định nhu cầu sử
dụng nước hiện tại và dự báo nhu cầu
sử dụng nước trong kỳ quy hoạch (đến
2020); (3) phân vùng chức năng nguồn
nước; (4) xác định lượng nước có thể
phân bổ; (5) xây dựng và lựa chọn kịch
bản phân bổ nguồn nước.
Xây dựng kịch bản phân bổ nguồn
nước là một quá trình có tính liên kết, kế
thừa các thông tin dữ liệu đã được phân
tích, sắp xếp trong các giai đoạn trước
đó của một quá trình PBNN lưu vực
sông (hình 3). Điều này có nghĩa rằng
để đi vào bài toán xây dựng kịch bản,
các thông tin, dữ liệu về nguồn nước,
khai thác sử dụng, hiện trạng và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội, các
hoạt động quản lý, các nguyên tắc, cơ
chế phân bổ, Bảng 1 dưới đây trình
này vắn tắt những yêu cầu tính toán,
phương pháp và số liệu để từ những kết
quả này sẽ làm cơ sở đầu vào cũng như
tiếp tục chuyển sang giai đoạn xây dựng
kịch bản PBNN.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 77
Hình 3: Sơ đồ quá trình lập phân bổ nguồn nước lưu vực sông
Bảng 1: Phương pháp, số liệu sử dụng đối với các yêu cầu tính toán
Yêu cầu tính toán Phương pháp và số liệu sử dụng
Đánh giá tổng lượng tài nguyên nước, biến động
nguồn nước trong kỳ quy hoạch
Theo công thức (1); phân tích đường lũy
tích sai chuẩn[1, 2, 4].
Xác định lượng nước có thể sử dụng Mô hình mô phỏng[1, 2, 4].
Xác định hiện trạng và dự báo nhu cầu sử dụng nước
Thu thập điều tra bổ sung; phân tích
thống kê [3 - 8].
Xác định lượng nước đảm bảo dòng chảy môi trường
Tính theo Q95% hoặc lấy bằng 10% tổng
nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng
Xác định nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt
Dựa trên QCXDVN 01:2008/BXD và tài
liệu [8]
Xác định lượng nước có thể phân bổ Theo công thức (2) và sơ đồ hình 2[3].
Cân bằng nước/Kịch bản phân bổ nguồn nước Sử dụng mô hình WEAP.
Xác định lượng nước phân bổ cho các đối tượng
khai thác sử dụng nước theo tiểu lưu vực và theo các
đối tượng
Phân tích kết quả mô hình WEAP.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201778
Phân chia vùng quy hoạch và đối
tượng phân bổ nguồn nước được dựa
trên cách phân chia các tiểu lưu vực
thuộc lưu vực sông Vệ đã có trước đây
bao gồm 6 tiểu lưu vực [5], được lấy làm
đơn vị cơ sở để phân tích, tổng hợp và
tính toán các đại lượng đặc trưng về tài
nguyên nước, xác định các lượng nước
thành phần và nhu cầu sử dụng nước ở
các năm 2013 và 2020.
Ít nhất cần xây dựng 2 kịch bản để
phản ánh sự không chắc chắn. Nhiều
hơn 4 kịch bản được chứng minh là
không thực tiễn về mặt tổ chức (Tô
Trung Nghĩa, 2004) [10]. Các kịch bản
này được phân tích sau đó để lựa chọn
được kịch bản (i) rất có khả năng xảy ra;
(ii) được mong muốn hướng đến và (iii)
khả thi trong thực hiện và chấp nhận
trong thực tiễn. Bài báo nghiên cứu xây
dựng 4 kịch bản (Bảng 2) PBNN mặt
lưu vực sông Vệ để phân tích, tính toán
xác định lượng nước được phân bổ cho
các đối tượng sử dụng.
Bảng 2: Nội dung các kịch bản tính toán phân bổ nguồn nước
Hộ dùng nước
Cân bằng
giai đoạn
2013 - 2020
Kịch bản
phát triển
cao
Kịch bản
quản lý nhu
cầu
Kịch bản
phát triển
nguồn nước
Kịch bản
tổng hợp
Nông nghiệp
sông Vực
Hồng
Phát triển
bình thường
(0,304%/năm)
Nhu cầu
tăng 20%
(2,95%/năm)
Nhu cầu
giảm 20%
(-2,84%/năm)
Nhu cầu
tăng 20%
(2,95%/năm)
Nhu cầu
giảm 10%
(-1.19%/năm)
Nông nghiệp
khu giữa sông
Vệ
Phát triển
bình thường
(0,304%/năm)
Nhu cầu
tăng 20%
(2,95%/năm)
Nhu cầu
giảm 20%
(-2,84%/năm)
Nhu cầu
tăng 20%
(2,95%/năm)
Nhu cầu
giảm 10%
(-1.19%/năm)
Nông nghiệp
hạ Sông vệ
Phát triển
bình thường
(0,304%/năm)
Nhu cầu
tăng 20%
(2,95%/năm)
Nhu cầu
giảm 20%
(-2,84%/năm)
Nhu cầu
tăng 20%
(2,95%/năm)
Nhu cầu
giảm 10%
(-1.19%/năm)
Công nghiệp
hạ sông Vệ
Phát triển
bình thường
(26,447%/năm)
Nhu cầu
tăng 20%
(29,78%/năm)
Nhu cầu
giảm 20%
(22,48%/năm)
Nhu cầu
tăng 20%
(29,78%/năm)
Nhu cầu
giảm 10%
(24,56%/năm)
Hồ chứa
trên sông Vệ
- - - Tăng 5 m3/s Tăng 2.5 m3/s
Hồ chứa
trên sông Vực
Hồng
- - - Tăng 2.5 m3/s Tăng 1 m3/s
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Hiện trạng tài nguyên nước và khai thác sử dụng nước trên lưu vực
sông Vệ
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 79
(a) Phân vùng cân bằng nước [1, 5] (b) Cân bằng nước lưu vực sông Vệ trong WEAP
(c) Tổng lượng dòng chảy các mùa trên
từng tiểu lưu vực
(d) Tổng nhu cầu sử dụng nước lưu vực
sông Vệ thời kỳ 2013 - 2020
Hình 4: Tài nguyên nước và khai thác sử dụng trên lưu vực sông Vệ (a), (b), (c), (d)
3.2. Cân bằng nước hiện trạng và năm 2020
Bảng 3: Kết quả tính toán cân bằng nước phương án nền cơ sở theo đối tượng sử dụng
nước năm hiện trạng 2013 và năm 2020 trong điều kiện bình thường
Ngành dùng
nước
Cân bằng năm 2013 Cân bằng năm 2020
Nhu cầu
(triệu m3)
Lượng
nước thiếu
(triệu m3)
Khả năng
đáp ứng (%)
Nhu cầu
(triệu m3)
Lượng
nước thiếu
(triệu m3)
Khả năng
đáp ứng
(%)
Sinh hoạt 22.98 0.4531 98% 24.47 7.03 71%
Nông nghiệp 352.26 29.309 92% 359.83 88.94 75%
Thủy sản 17.97 0 100% 24.62 3.38 86%
Công Nghiệp 51.27 0 100% 265.01 41.15 84%
Môi trường 38.52 0.00 100% 60.21 0 100%
Tổng 483.01 29.76 94% 734.13 140.50 81%
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201780
(a) (b)
Hình 5: Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước theo tiểu lưu vực (a) năm 2013, (b)
năm 2020
(a) (b)
Hình 6: Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước theo đối tượng (a) năm 2013, (b)
năm 2020
(a) (b)
Hình 7 : Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trên 6 tiểu lưu vực và theo từng đối
tượng sinh hoạt (SH), công nghiệp (CN), nông nghiệp (NN), thủy sản (TS): (a) năm
2013, (b) năm 2020
3.3. Lượng nước phân bố cho các
đối tượng khai thác sử dụng nước theo
tiểu lưu vực và theo các đối tượng
Xét trong kỳ quy hoạch đến 2020,
điều rõ ràng là tình trạng thiếu nước tiếp
tục gia tăng, năm sau thiếu nhiều hơn
năm trước. Vấn đề ở đây là thiếu ở đâu?
khi nào? và thiếu bao nhiêu?. Kết quả
tính toán cân bằng nước bằng mô hình
WEAP đã lượng hóa các vấn đề trên
trong kỳ quy hoạch (bảng 4).
Ba kịch bản đầu được xem là các
tình huống có khả năng xảy ra và đồng
thời làm cơ sở để xác lập kịch bản 4
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 81
- là kịch bản được mong muốn hướng
đến, khả thi trong thực hiện và chấp
nhận trong thực tiễn. Bản chất của kịch
bản 4 là xét đến đồng thời giữa phát
triển nguồn nước kết hợp với quản lý
nhu cầu, đây là quan điểm phổ biến
hiện nay trong quy hoạch và quản lý
tài nguyên nước. Mặc dù vậy, kết quả
kịch bản 4 cho thấy vẫn không đủ đáp
ứng cho các nhu cầu sử dụng nước trên
lưu vực sông Vệ giai đoạn 2014-2020.
Từ đây, căn cứ trên cơ sở mục tiêu giải
quyết vấn đề thiếu nước, các chỉ tiêu
cụ thể của phân bổ nguồn nước, cơ chế,
phương pháp phân bổ được lựa chọn
để từ kịch bản lựa chọn (kịch bản 4)
tiếp tục tiến hành xác lập các phương
án phân bổ.
Bảng 4 : Kết quả tính toán cân bằng nước trên sông Vệ giai đoạn 2013 - 2020 theo 4
kịch bản
Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nhu cầu nước (triệu m3)
KB Phát triển bình thường 385,,22 399,3 417,48 440 468,01 502,95 546,65 601,41
KB Phát triển cao 385,22 407,88 435,76 469,52 510,84 561,89 625,5 705,33
KB Phát triển nguồn nước 385,22 399,3 417,48 440,00 468,01 502,95 546,65 601,41
KB Quản lý nhu cầu 385,22 389,12 396,36 406,87 421,31 440,5 465,47 497,46
KB tổng hợp 385,22 395,11 408,01 424,65 445,92 472,95 507,13 550,2
Lượng nước thiếu (triệu m3)
KB Phát triển bình thường 29,762 30,041 30,491 30,943 32,572 44,413 81,618 140,056
KB Phát triển cao 29,762 33,905 38,942 45,062 56,107 88,339 152,232 229,756
KB Phát triển nguồn nước 29,762 0,83 0,87 0,91 0,95 1,00 1,04 1,08
KB Quản lý nhu cầu 29,762 25,988 22,759 19,709 16,717 14,258 24,725 49,548
KB tổng hợp 29,762 6,606 6,1 5,621 5,148 4,681 4,219 11,849
Hình 8: Khả năng đáp ứng nhu cầu nước - Kịch bản phát triển cao
Hình 9: Khả năng đáp ứng nhu cầu nước - Kịch bản phát triển nguồn nước
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201782
Hình 10: Khả năng đáp ứng nhu cầu nước - Kịch bản quản lý nhu cầu
Hình 11: Khả năng đáp ứng nhu cầu nước - Kịch bản tổng hợp
Bảng 5: Phân bổ nguồn nước mặt sông Vệ năm 2020 theo đối tượng - kịch bản 4
Ngành sử dụng
Phân bổ nguồn nước mặt sông Vệ năm 2020 - kịch bản 4 (triệu m3)
Nhu cầu Lượng nước được phân bổ Thừa/Thiếu Khả năng đáp ứng
Sinh hoạt 24,470 24,470 0,000 100%
Nông nghiệp 328,360 320,760 -7,600 98%
Thủy sản 24,610 24,400 -0,215 99%
Công Nghiệp 238,540 236,020 -2,520 99%
Môi trường 60,205 60,205 0,000 100%
Tổng 676,185 665,86 -10,34
Bảng 6: Phân bổ nguồn nước mặt sông Vệ năm 2020 theo tiểu lựu vực- kịch bản 4
Vùng sử dụng
Phân bổ nguồn nước mặt sông Vệ năm 2020 - kịch bản 4 (triệu m3)
Nhu cầu Lượng nước được phân bổ Thừa/Thiếu Khả năng đáp ứng
Thượng sông Vệ 26.85 26,52 -0,33 99%
Sông Trà Nô 13.839 13,669 -0,170 99%
Khu giữa sông Vệ 177.723 175,603 -2,120 99%
Sông Nề 9.387 9,267 -0,120 99%
Sông Vực Hồng 75.497 71,737 -3,760 95%
Hạ Sông Vệ 372.886 369.056 -3,830 99%
Tổng 676,185 665,86 -10,34
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 83
4. Kết luận
Xây dựng kịch bản là một công
việc đặc biệt quan trọng đối với công
tác lập quy hoạch tài nguyên nước nói
chung và phân bổ nguồn nước nói riêng.
Bằng các kịch bản phân bổ nguồn nước,
chúng ta có thể bao quát, đoán định các
tình huống tất định cũng như bất định có
khả năng xảy ra trong kỳ quy hoạch để
từ đó lựa chọn các mục tiêu giải quyết
vấn