Xây dựng thư viện điện tử về chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ dạy học lịch sử ở trường THPT (Vận dụng vào chương trình lịch sử Việt Nam Lớp 12)

1. Lý do chọn đề tài Do đặc điểm của việc học tập Lịch sử, học sinh không thể trực tiếp “trực quan sinh động” các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy quá trình dạy học Lịch sử phải tiến hành trên cơ sở tài liệu - sự kiện khoa học để tạo biểu tượng cụ thể, có hình ảnh, đó là giai đoạn của nhận thức cảm tính. Ở giai đoạn tiếp theo bằng sự tư duy tích cực, độc lập, học sinh đi đến những những tri thức trừu tượng, khái quát – đó là giai đoạn của nhận thức lý tính. Từ đó hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử. Hình ảnh về Hồ Chí Minh đã in sâu vào tâm trí học sinh (HS) Việt Nam ngay từ thưở ấu thơ bằng nhiều nguồn thông tin khác nhau: Học tập trong nhà trường dưới hình thức nội khóa hay ngoại khóa, các phương tiện thông tin đại chúng Hình ảnh ấy còn gắn với suốt cuộc đời các em. Vì vậy, phải hướng dẫn tổ chức cho các em thu nhận trên cơ sở những tài liệu cụ thể, chính xác, loại bỏ những hiểu biết sai lệch, nhầm lẫn về nhận thức khoa học, về quan điểm tư tưởng cũng như trong hoạt động thực tiễn.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng thư viện điện tử về chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ dạy học lịch sử ở trường THPT (Vận dụng vào chương trình lịch sử Việt Nam Lớp 12), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009 – 2010 251 XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH PHỤC VỤ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT (VẬN DỤNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12) Vũ Văn Tĩnh (SV năm 4, Khoa Lịch sử) GVHD: PGS.TS. Ngô Minh Oanh 1. Lý do chọn đề tài Do đặc điểm của việc học tập Lịch sử, học sinh không thể trực tiếp “trực quan sinh động” các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy quá trình dạy học Lịch sử phải tiến hành trên cơ sở tài liệu - sự kiện khoa học để tạo biểu tượng cụ thể, có hình ảnh, đó là giai đoạn của nhận thức cảm tính. Ở giai đoạn tiếp theo bằng sự tư duy tích cực, độc lập, học sinh đi đến những những tri thức trừu tượng, khái quát – đó là giai đoạn của nhận thức lý tính. Từ đó hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học lịch sử. Hình ảnh về Hồ Chí Minh đã in sâu vào tâm trí học sinh (HS) Việt Nam ngay từ thưở ấu thơ bằng nhiều nguồn thông tin khác nhau: Học tập trong nhà trường dưới hình thức nội khóa hay ngoại khóa, các phương tiện thông tin đại chúng Hình ảnh ấy còn gắn với suốt cuộc đời các em. Vì vậy, phải hướng dẫn tổ chức cho các em thu nhận trên cơ sở những tài liệu cụ thể, chính xác, loại bỏ những hiểu biết sai lệch, nhầm lẫn về nhận thức khoa học, về quan điểm tư tưởng cũng như trong hoạt động thực tiễn. Theo Phan Ngọc Liên và các nhà ngiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử thì bên cạnh việc nhận thức đúng đắn về Hồ Chí Minh, hình ảnh về Hồ Chí Minh ở một số học sinh chưa bền vững, nhất là những sự kiện cơ bản phản ánh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Nội dung biểu tượng các em thu được còn thiếu, nghèo nàn, đơn điệu; chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của chương trình cấp học; chưa phù hợp với tâm lý và sinh lý, nguyện vọng và yêu cầu của các lứa tuổi khác nhau trong việc tìm hiểu học tập về Bác Hồ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho HS ít ham thích bộ môn Lịch sử. HS bậc Trung học phổ thông (THPT) với đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên, rất quan tâm đến những vấn đề thế giới quan, quan điểm chính trị, đạo đức. Vì vậy việc xây dựng mẫu người lý tưởng, các vĩ nhân anh hùng – trong đó có Hồ Chí Minh sẽ tác động sâu sắc đến việc hình thành và phát triển nhân cách các em. Với vị thế và đặc thù riêng của mình, môn Lịch sử có nhiều khả năng trong Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 252 việc giáo dục các em lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh và vững tin vào con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn. Từ đầu thế kỷ XX trở đi, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với tiến trình lịch sử dân tộc. Công lao to lớn ấy đã được thể hiện đúng như diễn văn Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc trong lễ tang Người: “Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta” [5]. Trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, chúng ta phải dạy tốt, dạy đúng về công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với tiến trình lịch sử dân tộc từ đầu thế kỷ XX đến nay; cũng như phải coi trọng việc sử dụng tài liệu của Hồ Chí Minh (băng hình, phim tư liệu, hình ảnh) vào dạy học lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Các tài liệu, sự kiện, những quan điểm tư tưởng về lịch sử, các nguyên tắc phương pháp luận của Hồ Chí Minh giúp chúng ta nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử, dạy học Lịch sử ở nhà trường nói chung, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh qua môn Lịch sử, việc dạy học các sự kiện về Hồ Chí Minh nói riêng; đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học Lịch sử. Trên thực tế, sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang mở ra những khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình dạy học. Việc sử dụng có tính sư phạm những thành quả khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi lớn đến hiệu quả của quá trình dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện dạy học. Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện CNTT vào quá trình dạy và học hiện nay vẫn còn hạn chế, đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội, trong đó có môn Lịch sử. Hiện nay, những tác phẩm, những hình ảnh, những đoạn phim tư liệu về Hồ Chí Minh được sử dụng khi dạy – học Lịch sử lớp 12, với chức năng một nguồn tài liệu lịch sử, một nguồn nhận thức là điều kiện tốt để thực hiện những yêu cầu của lý luận dạy – học hiện đại. Sự cần thiết phải sử dụng tư liệu liên quan đến Hồ Chí Minh, coi đó như là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy – học Lịch sử ở trường phổ thông. Mặt khác tư liệu về Hồ Chí Minh có rất nhiều loại, trong đó có hai loại chủ yếu là tư liệu thành văn và tư liệu trực quan (hình ảnh, phim tư liệu). Loại tài liệu thứ nhất đã được nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử đề cập. Song loại tài liệu trực quan về Hồ Chí Minh chưa có nhiều người nghiên cứu, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy Năm học 2009 – 2010 253 đủ, trong khi loại tài liệu này rất có tác dụng giáo dục về tình cảm và lý tính đối với học sinh khi học Lịch sử. Hơn nữa việc sử dụng loại tài liệu trực quan về Hồ Chí Minh lại được thực hiện bằng phương pháp kỹ thuật hiện đại - ứng dụng CNTT và truyền thông vào dạy học Lịch sử. Vấn đề này rất cần thiết nhưng hiện chưa được phổ biến. Từ những nhận thức trên, tôi hy vọng việc sử dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT nhất là giảng dạy về Hồ Chí Minh sẽ có một ý nghĩa thiết thực, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Xây dựng thư viện điện tử về Hồ Chí Minh phục vụ dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông (vận dụng vào chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12)”. Hy vọng rằng, thông qua việc xây dựng thư viện điện tử sẽ khai thác tối đa những nguồn tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm cung cấp cho giáo viên và học sinh thêm những tư liệu phục vụ cho việc dạy – học. Mặt khác việc sử dụng hệ thống hình ảnh, phim tư liệu, tư liệu thành văn... về Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm sáng tỏ công lao to lớn của Người cũng như giáo dục về tình cảm và lý tính đối với học sinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài bước đầu xây dựng hệ thống tư liệu về Hồ Chí Minh (hình ảnh, phim tư liệu, tác phẩm) có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy - học Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT trên tất cả các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Mục đích này được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tiến hành thực nghiệm để bước đầu thấy được hiệu quả khi sử dụng tư liệu về Hồ Chí Minh đối với hiệu quả bài học. Chương I của đề tài tìm hiểu về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lịch sử dân tộc và thực trạng giảng dạy về Hồ Chí Minh trong chương trình lịch sử 12 ở trường THPT. Chương II của đề tài góp phần xây dựng một thư viện tư liệu về Hồ Chí Minh phục vụ cho việc giảng dạy chương trình Lịch sử 12 ở trường THPT. Chương III của đề tài hướng dẫn khai thác và sử dụng thư viện điện tử góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử 12 ở trường THPT. Bên cạnh đó, trong quá trình sưu tầm, tham khảo và xử lý tài liệu đã giúp tôi có được một hệ thống tư liệu trực quan về Hồ Chí Minh. Từ đó, góp phần phục vụ cho quá trình giảng dạy mà trước hết là trong suốt quá trình thực tập sư phạm dành cho sinh viên năm thứ IV. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Gắn liền với tiến trình lịch sử dân tộc từ đầu thế kỷ XX đến nay, nguồn tư liệu về Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng như: tư liệu thành văn, hình ảnh, phim tư liệu... Chính vì vậy, việc sưu tầm nguồn tư liệu phong phú và đa dạng về Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 254 Hồ Chí Minh góp phần phục vụ dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT là rất quan trọng. Từ nguồn tư liệu đã sưu tầm, phải tiến hành sắp xếp và phân loại theo từng mục, từng phần, từng giai đoạn, tạo cơ sở hệ thống dữ liệu cho thư viện. Do đó, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là xây dựng thư viện điện tử về Hồ Chí Minh trên cơ sở hệ thống tư liệu đã sưu tầm góp phần phục vụ dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT. Trên thực tế, sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang mở ra những khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng phương tiện CNTT vào quá trình dạy học. Đối với bộ môn Lịch sử, việc áp dụng CNTT sẽ là một lợi thế vì yếu tố trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hiểu và ghi nhớ các sự kiện lịch sử mà học sinh được học. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và dạy học nói riêng thì máy vi tính được sử dụng như là một phương tiện dưới hai hình thức: Máy tính là một nội dung trong giáo dục - Nội dung đặc biệt là những vấn đề thuộc lĩnh vực tin học mà nhóm học viên phải được học để cho các công tác chuyên môn được thực hiện tốt hơn. - Nội dung phương tiện là vấn đề tin học mà mọi người đều phải học để xóa mù tin học về máy tính và chuẩn bị thêm hành trang cho tương lai cho cuộc sống mới. Máy tính là một công cụ trong giáo dục: - Máy tình là một công cụ quản lí CMI (Computer Managed Intruction), bao gồm tất cả các nhiệm vụ xử lí các số liệu hàng ngày mà các thầy giáo phải hoàn tất để đánh giá lại học sinh và kiểm tra các tài liệu. Sử dụng máy tính để quản lý các quá trình dạy học. Các vần đề quản lý đó có thể bao gồm việc lập kế hoạch học tập, tổ chức kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học, dùng máy tính để lưu trữ, phân tích và giải thích các dữ liệu về một quá trình. - Máy tính là một công cụ dạy học CAI (Computer Assisted Intruction), bao gồm công việc dạy học, luyện tập và thực hành, tiến hành trắc nghiệm và dạy học chương trình hóa. Thầy giáo dùng máy tính để tìm kiếm tài liệu soạn bài, lập các chương trình dạy học cho học sinh. - Máy tính là một công cụ hổ trợ học tập CAL (Computer Assisted Learning), bao gồm việc tham gia các trò chơi, luyện tập, học khám phá, nghiên cứu dữ liệu, và lập trình cho máy tính. Trong thực tế, nhiều chương trình máy tính dùng cho dạy học mà thầy giáo dùng để đạt mục tiêu giảng dạy của mình. Các nội dung mang tính chất chung như tìm kiếm tài liệu - nghiên cứu dữ liệu, lập trình thầy giáo và học sinh đều có thể sử dụng cho công việc của mình. Năm học 2009 – 2010 255 Trong trường học, sử dụng máy tính như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lý; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học thông qua việc soạn và sử dụng giáo án điện tử; trang bị cho HS kiến thức về CNTT, hỗ trợ HS như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện HS một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá, nhằm mục đích xây dựng những giờ học hiệu quả, sinh động, giúp học sinh hứng thú, thoải mái, năng động trong việc tiếp thu kiến thức. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc sử dụng máy tính như là công cụ, phương tiện hỗ trợ việc dạy học bao gồm việc hình thành ý tưởng, tìm kiếm tư liệu, thiết kế và lập các chương trình học tập cho HS. Việc sử dụng những thành tựu của CNTT xây dựng thư viện điện tử về Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công cụ, phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học lịch sử là một thành phần quan trọng trong hệ thống các phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở sưu tầm và xử lý những tư liệu, công cụ, chương trình, phần mềm hỗ trợ cho việc dạy học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng. Từ đó thấy được vai trò và tầm quan trọng của các phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại. Từ máy tính chúng ta có thể thực hiện tất cả những gì tưởng chừng như không thể như: sưu tầm tài liệu, trao đổi thu thập tin, tổ chức soạn giáo án và trình chiếu trên lớp. Đề tài xác định những tư liệu cần thiết về Hồ Chí Minh làm cơ sở phục vụ việc giảng dạy về Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT. Từ đó có thể nhận thức khái quát về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người cũng như tiến trình lịch sử dân tộc. Đối với giáo viên, thư viện là một kho tư liệu quý giá với hệ thống tư liệu kèm theo phương pháp và cách thức sử dụng phục vụ cho quá trình giảng dạy. Đối với học sinh, sẽ giúp các em có những giờ học Lịch sử nhẹ nhàng, lý thú nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu về mặt kiến thức cũng như phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo độc lập của HS. 5. Kết luận Sự bùng nổ của CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các ngành và lĩnh vực của đời sống xã hội. Lịch sử cho thấy, những quốc gia nào biết khai thác công nghệ một cách hữu hiệu thì sẽ giành được nhiều thành tựu. Người Ai Cập cổ đại đã tạo dựng được Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 256 nền văn minh vĩ đại nhờ làm chủ được công nghệ nông nghiệp, công nghệ xây dựng và công nghệ vận tải. Người Trung Hoa, người La Mã và người Hy Lạp đã tạo dựng nền văn minh dựa trên cơ sở tri thức, chiến lược và sự phát triển các công nghệ chiến tranh và dân sự. Các nước công nghiệp phương Tây như Mỹ, Anh và Pháp đã tích luỹ được của cải và quyền lực thông qua việc sử dụng công nghệ; Đức và Nhật đã khôi phục được quyền lực của mình nhờ tái xây dựng các tài sản công nghệ. Những “con rồng” châu Á đã thành công nhờ việc chuyển giao, hấp thụ và phát triển công nghệ. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bắt kịp những thay đổi lớn của thời đại, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phát triển cao, phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường Điều đó cho thấy giáo dục và đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho việc hoàn thiện con người và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đầu tư vào chất xám sẽ là cách đầu tư hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của một quốc gia. Cùng với đầu tư trang thiết bị thì đổi mới phương pháp trong dạy học bằng việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một việc làm rất quan trọng và có ý nghĩa để nâng cao chất lượng dạy học. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải chủ động học hỏi, mạnh dạn tìm tòi và áp dụng những thành tựu CNTT vào công việc giảng dạy để bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng phần nào yêu cầu của công tác đổi mới giáo dục. Vì vậy Giáo dục và Đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu trong chủ trương, đường lối của Đảng ta. Đổi mới giáo dục, đổi mới cách dạy, cách học đã và đang được xã hội hết sức quan tâm. Đối với bộ môn Lịch sử, việc áp dụng CNTT sẽ là một ưu thế vì yếu tố trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hiểu và ghi nhớ các sự kiện lịch sử mà HS được học. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là không biết từ bao giờ môn Lịch sử trở thành “môn phụ” và việc đầu tư trí tuệ của HS vào cũng xác định theo nghĩa đó. Một thực tế đáng buồn hiện nay là HS không thích học môn Lịch sử vì nó quá cứng nhắc, khô khan, nội dung bài học thì quá nhiều, dàn trải, thầy giáo thì đóng vai trò độc tôn trong việc truyền đạt tri thức cho HS, đôi khi bài giảng lịch sử trở thành một bài chính trị, khô khan, quan điểm cứng nhắc... Trong quá trình phát triển của lịch sử, mỗi nhân vật trong một thời đại nhất định có vai trò vị trí khác nhau. Vì vậy, khi học tập cần phải xem xét đánh giá vai trò của nhân vật đó đối với tiến trình phát triển của lịch sử. Để đánh giá đúng vai trò của các nhân vật lịch sử trong tiến trình phát triển của lịch sử phải có tài liệu đầy đủ, khách quan về nhân vật đó, trên cơ sở các tài liệu cụ thể, tạo biểu tượng Năm học 2009 – 2010 257 chuẩn xác, hình ảnh về nhân vật trong bối cảnh lịch sử và trong quan hệ với quần chúng nhân dân. Lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay đã gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Vì vậy tạo biểu tượng chân thật về Hồ Chí Minh sẽ góp phần không nhỏ giúp HS hiểu sâu sắc lịch sử Việt Nam ở giai đọan này; đồng thời, bồi dưỡng cho HS tình cảm kính yêu Bác nói riêng và các vĩ nhân anh hùng nói chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của nhân dân ta, một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc từ cuối thế kỷ XIX đến nửa sau thế kỷ XX. Nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến hoạt động của Người là những kiến thức cơ bản trong chương trình Lịch sử dân tộc ở trường THPT. Vì vậy, sử dụng những tư liệu về Người (hình ảnh, phim tư liệu, tư liệu thành văn...) thông qua việc sử dụng các phần mềm CNTT có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử dân tộc. Bởi vì, xuất phát từ đặc thù của bộ môn, học sinh không thể trực tiếp “trực quan sinh động” các sự kiện đả xảy ra trong quá khứ, các hình ảnh trực quan, những đoạn phim tư liệu nói chung và về Hồ Chí Minh nói riêng sẽ giúp HS hình dung cụ thể hóa sự kiện quá khứ, từ đó hiểu đúng sự kiện và bồi dưỡng tư tưởng tình cảm sâu sắc cho HS. Để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất tư liệu trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng trực quan nói chung, phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại nói riêng. Mặt khác, trong dạy học lịch sử không có phương pháp nào là vạn năng, vì vậy việc sử dụng các tư liệu về Hồ Chí Minh phải được kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý với các phương pháp dạy học khác, trong đó có cả các phương pháp truyền thống khi tiến hành dạy học. Hoạt động ngoại khóa về Hồ Chí Minh có nghĩa to lớn trong việc góp phần thực hiện mục tiêu dạy học bộ môn ở trường THPT. Song, để hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao, GV cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của trường THPT để lựa chọn hình thức và phải tuân thủ các yêu cầu về lý luận dạy học bộ môn khi tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa. Nội dung chương trình SGK Lịch sử ở trường THPT nói chung, lịch sử dân tộc nói riêng, bên cạnh những sự kiện nói về vai trò lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Bác, còn có những sự kiện cơ bản thể hiện các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, vì vậy GV dạy học Lịch sử cần cố gắng sưu tầm, sử dụng trong diều kiện cụ thể. Như vậy việc ứng dụng CNTT sử dụng các nguồn tư liệu về Hồ Chí Minh (bao gồm các hình ảnh, phim tư liệu, tài liệu thành văn) trong dạy học Lịch sử Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 258 là rất quan trọng. Việc sử dụng nguồn tài liệu trực quan này sẽ góp phần làm cho HS hứng thú hơn trong mỗi giờ học Lịch sử vốn đã khô khan và nhàm chán. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn thực hiện đề tài này với mong muốn sẽ mang lại những giờ học Lịch sử thật nhẹ nhàng, thú vị nhưng vẫn đảm bảo nội dung chuẩn kiến thức cho HS, qua đó giáo dục các em lòng biết ơn sâu sắc đối với những vị anh hùng dân tộc nói chung và Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (2006), Hướng dẫn sử dụng các hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên CD và phần mềm Microseft Power Point trong dạy học lịch sử, NXB Đại học Sư phạm. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, từ tập 1 đến tập 54, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Đặng Văn Hồ, Trần Vĩnh Tường, “Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để giảng những sự kiện liên quan đến hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 3/ 1996. [4] Đặng Văn Hồ, (2006), Tạo biểu tượng về hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh qua dạy học Lịch sử VN lớp 12 trường Phổ thông trung học, Luận văn tiến sĩ. [5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, từ tập 1 đến tập 12, (2002), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, “Về việc giảng dạy về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong môn sử”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 3/1990. [7] Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2004), Phương pháp dạy học Lịch sử, NXB Giáo dục. [8] Phan Ngọc Liên, (2008), Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [9] Ngô Minh Oanh (chủ biên) (2006), Con đường và bi