Xe đẩy bánh gỗ

Chúng ta không rõ có bảo tàng nào, sưu tập nào còn giữ lại được bánh xe gỗ đặc hay không, vì nó là sản phẩm lâu đời cũng như được sử dụng đến hàng ngàn năm ở Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xe đẩy bánh gỗ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xe đẩy bánh gỗ Chúng ta không rõ có bảo tàng nào, sưu tập nào còn giữ lại được bánh xe gỗ đặc hay không, vì nó là sản phẩm lâu đời cũng như được sử dụng đến hàng ngàn năm ở Việt Nam. 1. Trước thế kỷ 20, phương tiện vận chuyển hàng hóa của người Việt rất thô sơ, thuộc loại lạc hậu nhất thế giới bấy giờ. Để vận chuyển nhiều và nặng cách thức duy nhất là chở bằng thuyền, kể cả chuyên chở đá cho xây dựng với những tảng lớn, người ta dùng con lăn đưa lên bè và đưa đến gần địa điểm bằng đường sông. Buôn bán trên sông bằng đò dọc trở thành một hoạt động chuyên nghiệp. Vì rất lắm sông ngòi cắt ngang chiều dọc của đất nước, và từ những con sông, người ta có thể đi tới mọi địa phương hẻo lánh. Vận chuyển trên bộ, ngoài xe trâu, xe bò và xe ngựa thực ra cũng không quá phổ biến, vì trâu bò cũng rất đắt, giá công vận chuyển lại không cao, nên gánh gồng và đội hàng theo người lại đặc trưng cho lối sinh sống và buôn bán lẻ. Người nông dân Việt Nam có thể gánh khá nặng, ba bốn mươi cân là bình thường, năm bảy mươi cân là gánh khỏe, đặc biệt có người gánh đến một tạ. Gánh nước, gánh lúa, gánh củi, gánh hàng hóa là hoạt động thường ngày, nên hầu hết mọi người đều gánh được. Xe đẩy tay. Ảnh tư liệu 2. Một phương tiện thông dụng nhất trong làng xã và các thị xã là xe đẩy tay, một bánh. Đây là loại xe tối cổ ở phương Đông có lẽ đến hơn hai ngàn năm tuổi. Chúng rất thô sơ, gồm hai càng dài, gắn với một bánh xe làm từ một khoanh tròn của cây gỗ phía đầu. Hai càng dài mở rộng về phía sau cho một người cầm hai tay và đẩy bánh đi về phía trước. Hàng hóa được chất lên hai càng xe đó. Cấu tạo đơn giản của xe đẩy tay chỉ là như vậy, và trong quá trình vận chuyển hàng với con người nó cũng được cải tiến vài lần. Cũng như xe ngựa, bánh đặc bằng một phiến gỗ tròn khá nặng, độ ma sát lớn, nên tốc độ không cao, người ta cải tiến sang bánh rỗng gồm một vành tròn có trục trung tâm nối với nhau bằng các nan hoa. Xe đẩy tay cũng được cải tiến bằng bánh nan hoa, tuy vậy trong làng xã Việt Nam cổ, ngay cả việc làm bánh xe nan hoa cũng khó khăn, và người nông dân cũng không muốn cải tiến gì cả nên cứ dùng bánh gỗ đặc cho đến tận đầu thế kỷ 20. Khi công nghệ sắt thép phát triển, xe bánh đẩy làm bằng sắt cũng được dùng phổ biến trong các công trường. Hai càng được gắn một bầu đựng, đầu càng có một bánh xe sắt, có nan hoa và trục bôi trơn. Tuy vậy cái xe này cũng kêu cút kít mỗi khi lăn bánh, nên được gọi chính bằng cái tên cút kít. Trong cuốn sách Le Tonkin En 1900 (Bắc Kỳ năm 1900) của R.Ruboi (Paris, 1900) có chụp vài ảnh về nông dân Bắc Bộ vận chuyển hàng bằng xe đẩy một bánh. Người ta đặt một mặt sàn tre gỗ vào hai càng, nên có thể chất nhiều hàng, thậm chí là hai bồ đựng lớn. Dưới càng gần người đẩy có hai chân chống, khi nghỉ, dựng xe tại chỗ, xe vẫn đứng được. Chiếc xe bánh đẩy này cũng được vẽ lại trong cuốn Kỹ thuật của người An Nam, của Henri Oger. Người Trung Quốc khi dùng xe bánh đẩy có một cải tiến khá kỳ lạ tức là gắn một cột và cánh buồm vào xe, nếu đi xuôi theo chiều gió, sẽ giúp đẩy xa đi nhanh hơn. Có rất nhiều sản phẩm vốn được coi là phát minh của xã hội nông nghiệp, như cái guồng nước, cối giã nước, bánh xe, bàn xoaynhững vật tiền thân của động cơ. Tuy nhiên, dù du nhập từ nước ngoài hay được sáng chế từ trong nước, chúng rất ít được cải tiến, ứng dụng nhiều mặt, mà tồn tại lưu cữu, nhất là trong làng xã với phương thức canh tác cổ xưa. Cái bánh xe gỗ đặc là một sản phẩm đặc trưng theo kiểu Việt Nam đó, dù nhân loại đã chuyển sang dùng bánh xe nan hoa ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, thế kỷ 5 - 4 trước Công nguyên. Có lẽ nó giữ nguyên các đặc tính từ hồi người ta nghĩ ra loại xe đó cho đến đầu thế kỷ 20, ngay cả khi cái xe này biến mất trong đời sống nông dân thì hình thù cũng không thay đổi gì, cũng có thể cách vận chuyển bằng một người đẩy không thích hợp nữa. 3. Xe tay là sản phẩm thứ hai cũng là loại xe lôi hay đẩy có hai bánh, sau này được dùng phổ biến ở nông thôn thời chiến tranh, gọi là xe cải tiến. Thoạt tiên nó y hệt là cái xe trâu, xe ngựa có hai càng, hai bánh nhưng không do gia súc kéo, mà kéo bằng người. Nghề chạy xe tay đưa đón khách phát triển ở Hà Nội và Sài Gòn trong thời Pháp thuộc, và cũng phát triển ở toàn bộ châu Á, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Những ông Tây bà đầm và cánh công chức có tiền quan trọng đi rừng núi sẽ thuê cáng, còn đi trong thành phố sẽ thuê xe tay, một câu chuyện được nhà văn Nguyễn Công Hoan phản ánh trong Người ngựa, ngựa người. Cho đến những năm 1970, nhiều người lao động ở Hà Nội vẫn kéo thuê xe tay chở hàng, gọi là xe ba gác, còn xe tay kéo người đã chấm dứt ít nhất khoảng những năm 1950, thay vào đó là xe xích lô đạp. Ở nông thôn xe ba gác là phương tiện vận chuyển quan trọng, chở củi, thóc, rơm rạ, thậm chí là chở người lên bệnh viện. Sau này do xe ba gác bộ bánh gỗ quá nặng đi lại khó khăn người ta cải tiến lắp bánh xe lốp hơi và giảm thể tích xe cho gọn gàng, một người phụ nữ cũng kéo được, nhất là trong chiến tranh khi đàn ông ra trận hết. Chúng ta không rõ có bảo tàng nào, sưu tập nào còn giữ lại được bánh xe gỗ đặc hay không, vì nó là sản phẩm lâu đời cũng như được sử dụng đến hàng ngàn năm ở Việt Nam.