Ý nghĩa của các phương pháp này đối với lĩnh vực pháp luật

I. Phương pháp phỏng vấn: 1. Thực chất của phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo kế hoặch nhất định thông qua cách thức hỏi- đáo trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin (người được phỏng vấn ), trong đó người phỏng vấn nêu lên các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra ( việc ghi nhận thông tin có thể được tiến hành bởi chính điều tra viên, trợ lí của người phỏng vấn hoặc bằng cách ghi âm). 2. Các loại phỏng vấn: Phỏng vấn thường được chia thành các loại như sau: a, phỏng vấn tiêu chuẩn hóa và phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa - Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa: là cuộc phỏng vấn diễn ra theo trình tự nhất định với cùng nội dung được vạch sẵn như nhau cho mọi người. Người phỏng vấn tiến hành thu thập thông tin theo bảng hỏi đã được soạn sẵn từ trước. Trình tự hỏi đáp phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo trình tự của bảng hỏi. Người phỏng vấn không được tùy tiện thay đổi nội dung hay trình tự câu hỏi, không có quyền đưa thêm phương án bổ xung hay gợi ý câu trả lời bên ngoài bảng hỏi. Cuộc phỏng vấn loại náy rất tiện xử lí trên máy vi tính vì các chỉ báo mang tính tập trung và đã được mã hóa từ trước. Đặc điểm của phỏng vấn loại này là tính chất gò bó, khô khan và cứng nhắc của nó.

doc13 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý nghĩa của các phương pháp này đối với lĩnh vực pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: Mở đầu.2 Nội dung..2 I. Phương pháp phỏng vấn Thực chất của phương pháp phỏng vấn2 Các loại phỏng vấn2 Trình tự dẫn dắt cuộc phỏng vấn...2 Đánh giá về phương pháp phỏng vấn5 II. Phương pháp anket Thực chất của phương pháp anket7 Phân loại anket.8 Các nguyên tắc xây dựng bảng anket...8 Trình tự nội dung của phiếu anket9 Đánh giá về phương pháp anket...9 III. Ý nghĩa của các phương pháp này đối với lĩnh vực pháp luật10 Đối với phương pháp phỏng vấn.10 Đối với phương pháp anket.11 Kết luận..12 MỞ ĐẦU: Trong xã hội học pháp luật đặc biệt là trong các phương pháp thu thập thông tin thì không thể thiếu phương pháp phỏng vấn và phương pháp anket. Vậy nội dung chính của các bước của giai đạn tiến hành thu thập thông tin trong điều tra xã hội học như thế nào? Và ý nghĩa thực tiễn của các phương pháp này đối với lĩnh vực pháp luật là gì? Qua bài này em xin được làm rõ vấn đề đó. NỘI DUNG: I. Phương pháp phỏng vấn: 1. Thực chất của phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo kế hoặch nhất định thông qua cách thức hỏi- đáo trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin (người được phỏng vấn ), trong đó người phỏng vấn nêu lên các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra ( việc ghi nhận thông tin có thể được tiến hành bởi chính điều tra viên, trợ lí của người phỏng vấn hoặc bằng cách ghi âm). 2. Các loại phỏng vấn: Phỏng vấn thường được chia thành các loại như sau: a, phỏng vấn tiêu chuẩn hóa và phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa - Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa: là cuộc phỏng vấn diễn ra theo trình tự nhất định với cùng nội dung được vạch sẵn như nhau cho mọi người. Người phỏng vấn tiến hành thu thập thông tin theo bảng hỏi đã được soạn sẵn từ trước. Trình tự hỏi đáp phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo trình tự của bảng hỏi. Người phỏng vấn không được tùy tiện thay đổi nội dung hay trình tự câu hỏi, không có quyền đưa thêm phương án bổ xung hay gợi ý câu trả lời bên ngoài bảng hỏi. Cuộc phỏng vấn loại náy rất tiện xử lí trên máy vi tính vì các chỉ báo mang tính tập trung và đã được mã hóa từ trước. Đặc điểm của phỏng vấn loại này là tính chất gò bó, khô khan và cứng nhắc của nó. - Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa (phỏng vấn tự do): là cuộc đối thoại tự do được tiến hành theo chủ thể được vạch sẵn. Người phỏng vấn tùy theo tình huống cụ thể có thể tùy tiện sử dụng câu hỏi không nhất thiết phải tuân theo trình tự nào, có thể đưa ra nhận xét của mình, trao đổi ý kiến qua lại nhằm thu được những thông tin mong muốn. b, Cuộc phỏng vấn thường và phỏng vấn sâu: - Phỏng vấn thường là cuộc phỏng vấn được thực hiện trên quy mô rộng với nhiều đối tượng trả lời. - Phỏng vấn sâu là phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm hiểu vấn đề kinh tế, chính trị hay xã hội phức tạp nào đó. Yêu cầu đối với phỏng vấn sâu là phải có nhiều kinh nghiệm, trình độ học vấn cao và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực cần đươch nghiên cứu cũng như trình độ điêu luyện và thành thạo nghệ thuật phỏng vấn. Để đảm bảo sự thành công của cuộc phỏng vấn sâu cần chú ý tới các nguyên tắc sau: + Thứ nhất: nghệ thuật đặt câu hỏi “tại sao?”. Trong thực tế ở bất kì cuộc phỏng vấn nào, nếu nhà nghiên cứu chỉ lắng nghe một cách thụ động, đơn thuần các câu trả lời của người được phỏng vấn thì rất dễ xa vào các chi tiết lan man, thiếu trọng tâm hoặc bị lạc đề. Để khắc phục tình trạng trên cần đảm bảo các yêu cấu sau: Một là các khía cạnh được đưa ra để hỏi phải được sắp xếp theo trật tự rõ ràng, chính xác. Hai là nội dung câu hỏi phải cụ thể, hiểu theo một nghĩa, tránh những câu hỏi mập mờ, bao hàm nhiều nghĩa ở bên trong. Ba là các câu hỏi đặt ra phải vô tư, tế nhị, tránh dẫ dắt người trả lời theo ý muốn chủ quan của mình. Bốn là chỉ nên hỏi từng câu hỏi một và chú ý đến những manh mối đã được nói ra hay còn bị che giấu mà người trả lời chưa muốn thổ lộ. + Thứ hai, nghệ thuật lắng nghe. Đây là nghệ thuật nó phải được rèn luyện và phát triển qua thực tiễn. Những người phỏng vấn cần nhận thức rõ rằng biết cách nghe đúng là công việc hết sức khó khăn vì theo quy luật tâm lí thông thường, những người nghe thường mắc phải nhừg sai lầm vô thức, họ hay rơi vào trạng thái bị động hoặc thường nôn nóng muốn biết ngay sự thật. Việc lắng nghe một cách chủ động, sáng tạo đòi hỏi phải có sự nhạy cảm cao trong tư duy, kết hợp với trực giác và cảm giác một cách chíng xác. Khi lắng nghe cần chú ý những điểm sau: Một là chủ động đồng cảm với người nói, tỏ ra chăm chú biểu thị khả năng có thể thấu hiểu những ý nghĩ hành động của người nói. Hai là phải biết suy luận và chắt lọc những chỉ báo về những gì người nói còn băn khoăn, lo lắng hoặc những gì mà người nói đã tin tưởng và khẳng định. Ba là người phỏng vấn phải hiểu được ý nghĩa của từng chi tiết khi người trả lời do dự, im lặng hay có những biểu hiện khác nhau khi trả lời câu hỏi nào đó. Bốn là phải biết cách khơi gợi, khích lệ người trả lời nói thật, nói hết những điều sâu kín mà thông thường người ta không muốn bộc lộ ra. + Thứ ba cuộc phỏng vấn là quá trình điều tra sáng tạo. Phỏng vấn luôn luôn đòi hỏi phải tiến hành hư một quá trình linh hoạt, ság tạo. Chính ở đây có thể sử dụng cách khéo léo các câu hỏi chức năng và câu hỏi cs tính tâm lí xen kẽ vào bảng hỏi nhằm khắc phục những hàng rào tâm lí, những khoảng cách, sự mặc cảm hay chưa thực sự cởi mở trong khi trả lời các câu hỏi của người được phỏng vấn. Muốn cho cuộc phỏng vấn thu được kết quả tối ưu thì trong mọi tình huống của cuộc phỏng vấn luôn đòi hỏi phải có ứng sử sáng tạo. Cuộc phỏng vấn tốt là cuộc phỏng vấn không khiên cưỡng, nó như là cuộc tọa đàm, cuộc trò chuyện nhẹ nhàng song hiệu quả của thông tin thu được lại rất cao. c, Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm xã hội: Phỏng vấn cá nhân được sử dụng phổ biến còn phỏng vấn nhóm ít được sử dụng. Phỏng vấn nhóm là cuộc nói chuyện đã được kế hoạch hóa, trong đó nhà nghiên cứu muốn khơi gợi sự tranh luận tập thể trong nhóm. d, Phỏng vấn qua điện thoại: Được phỏng vấn trong các trường hợp cần thu thập nhanh ý kiến của nhiều người về vấn đề xã hội nào đó đang được dư luận quan tâm. 3. Trình tự dẫn dắt cuộc phỏng vấn. Vấn đề này nhằm từng bước đưa người được phỏng vấn tham gia vào câu chuyện, tạo lập bầu không khí dễ chịu và khơi gợi sự hứng thú của người trả lời theo kế hoạch đã định. Thông thường, trình tự dẫn dắt cuộc phỏng vấn gồm những bước sau: Thứ nhất: thiết lập sự tiếp xcs bước đầu mà mục đích là tạo không khí thân thiện, cởi mở cho câu chuyện. Trước tiên điều tra viên giới thiệu về mình, cơ quan công tácmà chưa được nói về nội dung chính của cuộc phỏng vấn. Người trả lời có thể ngạc nhiên về việc họ được chọn trả lời, từ chối cuộc nói chuyện với lí do bận công việc hoặc khuyên nên gặp người nọ người kia biết rõ vấn đề hơn. Tùy từng trường hợp mà điều tra viên phải biết ứng sử linh hoạt. Ví dụ: Để hâm nóng bầu không khí tẻ nhạt ban đầu điều tra viên có thể đề cập đề tài về thời tiết, các tin tức thời sự hấp dẫn hoặc những tin tức thể thao mới nhất Thứ hai: Củng cố việc tiếp xúc bẵng những câu hỏi đầu tiên theo kế hoạch phỏng vấn như những câu hỏi bình thường về cuộc sống, sinh hoạt, các mối quan tâmCần khẳng định với người trả lời rằng những thông tin nhận được từ họ sẽ rất lí thú, hấp dẫn. Thứ ba: chuyển qua các câu hỏi chính cần phỏng vấn, cần có những lời lẽ dẫn dắt câu chuyện, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của câu chuyện. Điều tra viên cần chú ý tới việc trả lời những câu hỏi phức tạp bằng biện pháp thuyết phục: ánh mắt chăm chú, thái độ cởi mở và cử chỉ thân thiệnNếu có những chi tiết mà điều tra viên không đồng tình, nghe chưa rõ hoặc phát hiện những mâu thuẫn trong câu trả lời của người dược phỏng vấn thì cần linh hoạt điều chỉnh hoặc kiểm tra lại bằng những tiểu sảo kĩ thuật một cách tế nhị. Thứ tư: một yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật phỏng vấn là cần nhanh chóng thiết lập lại cuộc nói chuyện. Trong trường hợp nó bị ngắt quãng giữa chừng vì những lí do nào đó. Người trả lời vì những lí do nào đó có thể từ chối việc trả lời các câu hỏi hoặc bắt đầu trả lời lan man lệch trọng tâm. Lí do của vấn đề này cũng rất đa dạng, chẳng hạn do người trả lời không đưa ra hoặc không nhớ được những thong tin cần thiết; do không hiểu được mục đích của câu hỏi hoặc tính chất của câu trả lời được mong đợi; do không muốn trả lời hoặc không hào hứng với câu trả lời đóTrong mọi trường hợp, điều tra viên phải biết dừng lại đúng lúc, biết gợi ý, khích lệ hoặc chuyển qua câu hỏi khác. Thứ năm: kết thúc cuộc nói chuyện. Để kết thúc điều tra viên có thể quay trở lại với một vài câu hỏi mà trước đó chưa được trả lời một cách đầy đủ, đính chính lại một vài chi tiết nào đó; đề nghị người trả lời cung cấp những thong tin về bản thân như lứa tuổi, trình độ học vấn, địa bàn cư trú(cần phải khẳng định là chỉ để sử lí các số liệu vì mục đích khoa học) Cuối cùng điều tra viên có lời cảm ơn, một lần nữa khẳng định giá trị và tầm quan trọng của những thong tin được cung cấp, những thong tin đó sẽ được sử dụng đúng mục đích đặt ra mà không phục vụ bất kì mục đích nào khác. 4. Đánh giá về phương pháp phỏng vấn. a, Ưu điểm: - Phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản. Do người phỏng vấn và đối tượng khảo sát tiếp xúc trực tiếp với nhau nên phương pháp phỏng vấn cho phép thu thập được những thong tin về thực tại cũng như các thông tin về suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của đối tượng. - Bằng phương pháp phỏng vấn, các thông tin thu được có chất lượng cao, tính chân thực và độ tin cậy của thông tin có thể kiểm nghiệm được trong quá trình phỏng vấn. b, Nhược điểm: - Ở phương pháp phỏng vấn đòi hỏi người đi phỏng vấn phải là chuyên gia có trình độ cao, có kĩ năng xử lí các tình huống, am hiểu lĩnh vực nghiên cứu, biết cách tiếp cận đối tượng phỏng vấn. Vì vậy, phương pháp phỏng vấn khó được triển khai trên quy mô lớn. - Tiếp cận đối tượng phỏng vấn là việc tương đối khó. II. Phương pháp anket. 1. thực chất của phương pháp anket. Anket là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được sử dụng rất rộng rãi trong điều tra xã hội học. Phương pháp anket về thực chất là hình thức hỏi- đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến) được soạn thảo trước. Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dân thống nhất cách trả lời câu hỏi; người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào bảng hỏi rồi gửi lại cho điều tra viên. Đặc trưng của phương pháp anket là người ta chỉ sử dụng bảng hỏi đã được quy chuẩn, dung để hỏi chung cho tất cả những người nằm trong mẫu điều tra. Thông thường người hỏi và người trả lời không tiếp xúc trực tiếp với nhau mà thông qua cộng tác viên. 2. Phân loại anket. a, Theo nội dung và cấu tạo các câu hỏi đặt ra trong phiếu anket. - Phiếu anket mở: là loại phiếu mà người trả lời tự do bày toe những ý kiến của mình theo các câu hỏi đặt ra. - Phiếu anket đóng: là loại phiếu mà tất cả các phương án trả lời đã được xác định từ trước theo từng câu hỏi. b, Phương pháp phát- thu phiếu anket. - Gửi phiếu qua bưu điện đến người được hỏi và đợi phiếu được gửi quay trở lại địa chỉ nhà nghiên cứu: theo phương thức này cần phải phát phiếu dư ra theo những nhóm xã hội có khả năng không gửi đủ số phiếu cho nhà nghiên cứu. Số dư đó là bao nhiêu tùy thuộc vào từng kinh nghiệm của nhà nghiên cứu nhưng nhìn chung sai số trong trường hợp này tương đối lớn. - Phát phiếu anket tại chỗ qua đội ngũ cộng tác viên: trong trường hợp này các cộng tác viên sẽ là người trực tiếp phát phiếu và thu phiếu về những phiếu đã được trả lời. c, Theo cách thức tiếp cận và số lượng người trả lời tham gia: Có anket theo từng nhóm tập trung 30- 40 người trả lời cùng một lúc và anket theo từng cá nhân (phát phiếu cho từng người riêng lẻ). 3. Các nguyên tắc xây dựng bảng anket. - Không được nhầm lẫn logic của các câu hỏi với logic của việc xây dựng phiếu anket. - Khi xây dựng phiếu anket luôn phải chú ý tới những đặc điểm về văn hóa, phong tục tập quán hoặc tâm lí xã hội của cộng đồng người trả lời. Điều này phải được quán triệt trong toàn bộ cấu trúc của bảng anket. - Cùng những câu hỏi như nhau nhưng nếu sắp xếp theo trình tự khác nhau thì thông tin thu được cũng khác nhau. Nhìn chung, những câu hỏi bộ phận có những tiểu tiết nên đặt lên trước, sau đó mới đến những câu hỏi có tính khái quát, đánh giá sự kiện. - Nên sắp xếp câu hỏi theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 4. Trình tự nội dung của phiếu anket. - Phần mở dầu: Nội dung của phần này là giới thiệu cơ quan tiến hành nghiên cứu; mục đích nghiên cứu; giải thích một số thuật ngữ; cách ghi phiếu anket; cách thức thu lại phiếu; khẳng định tính khuyết danh của cuộc điều tra. - Phần những câu hỏi có tính tiếp xúc, nhập cuộc: Những câu hỏi loại này có tác dụng gợi sự quan tâm của người trả lời khiến họ tham gia vào công việc. Trong phần này chỉ nen đưa ra những câu hỏi tiếp xúc làm quen, những câu hỏi đơn giản; không nên đưa ra những câu hỏi lien quan đến lí lịch, tiểu sử khiến người ta ngại không muốn trả lời bảng hỏi nữa. - Phần câu hỏi chính theo nôi dung đề tài: các câu hỏi nội dung nên bố trí xen kẽ với các câu hỏi lọc, câu hoi tiép xúc, câu hỏi kiểm tra và câu hỏi chức năng. Các câu hỏi mở nên để ở giữa bảng hỏi và chỉ nên dung từ một đến hai câu. - Phần câu hỏi về nhân khẩu- xã hội: Những câu hỏi loại này để ở phần cuối bảng hỏi. Đó chỉ là những câu hỏu nhẹ nhàng tế nhị, đề nghị người trả lời cho biết đôi điều về lứa tuổi , giới tính, đảng tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp - Phần kết luận: Thường là một lần nữa cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ và tham gia của người trả lời. 5. Đánh giá về phương pháp anket. a, Ưu điểm: - Phương pháp anket là phương pháp nghiên cứu định lượng, chủ yếu thu thập các thông tin về sự kiện, hành động. Anket cho phép triển khai nghiên cứu trên quy mô rộng nên thu được ý kiến của nhiều người cùng một thời điểm. - Các chỉ báo trong phiếu anket thông thường đã được mã hóa, được quy chuẩn chung cho tất cả những người tham gia nên rất tiện cho khâu sử lí bằng máy tính. b, Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi đầu tư thời gian để soạn thảo ra một bảng câu hỏi thực sự công phu, khoa học, phù hợp với đối tượng. Vì vậy nó đòi hỏi người tổ chức nghiên cứu phải là chuyên gia có học vấn cao, nhiều kinh nghiệm lí luận cũng như thực tiễn. Yêu cầu về chon mẫu đại diện cũng hét sức nghiêm ngặt. II. Ý nghĩa thực tiễn của phương pháp phỏng vấn với phương pháp anket đối với lĩnh vực pháp luật. 1. Ý nghĩa của phương pháp phỏng vấn đối với lĩnh vực pháp luật. Nội dung của các phương pháp phỏng vấn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lĩnh vực pháp luật như: - Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa thích hợp đối với đối tượng trả lời là các quan chức, các cán bộ lãnh đạo quản lí các cấp vì đây là những người đã và đang triển khai thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống xã hội nên có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn pháp luật; dung để tìm hiểu các chính sách pháp luật, định hướng xây dựng pháp luật. - phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa thường áp dụng rộng rãi cho mọi chủ thể pháp luật, cho phép tìm hiểu quan niệm, nhận thức, thái độ đối với pháp luật của các nhóm xã hội; đánh giá về hiệu lực và hiệu quả thực tế của các bộ luật, đạo luật trong quá trình triển khai vào cuộc sống. Trong lĩnh vực nghiên cứu về tội phạm, phương pháp này cho phép tìm hiểu của thân nhân người phạm tội, thái độ dối với hậu quả của hành vi phạm tội. - phỏng vấn thường được thực hiện về những vấn đề thông thường của đời sống pháp luật- xã hội. - Phỏng vấn sâu dùng để thu thập quan điểm, ý kiến, đánh giá của các nhà khoa học, chuyên gia pháp luật về sự kiện, hiện tượng pháp luật, đi sâu tìm hiểu các vấn đề chính trị- pháp luật có tính chất phức tạp. Và người điều tra phải am hiểu sâu sắc về pháp luật. Đặc biệt nghệ thuật đặt câu hỏi tại sao và nghệ thuật lắng nghe rất cần thiết cho các nhà làm luật. - Phỏng vấn nhóm xã hội là cuộc nói chuyện được kế hoạch hóa, trong đó nhà nghiên cứu muốn hướng tới sự khơi gợi tranh luận tập thể trong nhóm xã hội về một vấn đề, sự kiện pháp luật đang thu hút quan tâm, chú ý của nhiều người - Phỏng vấn qua điện thoại thu thập nhanh được ý kiến của nhiều người về một vấn đề, sự kiện pháp luật nào đó đang được dư luận quan tâm và qua đó đo được thai độ tình cảm pháp luật của công chúng. 2. Ý nghĩa của phương pháp anket đối với lĩnh vực pháp luật. - Phiếu anket mở cho phép thu thập nhiều ý kiến, quan điểm cá nhân về các vấn đề, sự kiện pháp luật cần nghiên cứu. - Về ưu điểm của phiếu anket chủ yếu thu thập các thông tin về sự kiện pháp luật, hành vi pháp luật với quy mô rộng. - Phương pháp anket đòi hỏi soạn thảo ra câu hỏi phù hợp với nội dung vấn đề pháp luật được khảo sát. Được sử dụng để thu thập ý kiến của các tầng lớp xã hội về thực trạng các quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh, về nội dung các dự án chuẩn bị trình Quốc hội, thu thập ý kiến phản hồi từ dư luận xã hội (phản biện xã hội) về các bộ luật, đạo luật đã ban hành, phát hiện các khe hở, khiếm khuyết của các văn bản pháp luật. Cho phép nghiên cứu các nguyên nhân và điều kiện của việc thực hiện hành vi phạm tội, tâm lý và thái độ tình cảm của các nạn nhân bị tấn công bởi tội phạm; hiệu quả của các biện pháp ngăn chặn; trình độ hiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đặc biệt khi nhà nước xây dựng và ban hành Luật trưng cầu ý dân thì phương pháp anket sẽ trở thành phương pháp chủ đạo trong việc triển khai đạo luật này vào thực tiễn cuộc sống. KẾT LUẬN: Qua tìm hiểu nội ding chính của phương pháp phỏng vấn và phương pháp anket ta thấy được ý nghĩa quan trọng của các phương pháp điều tra xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật và từ đó áp dụng vào việc xây dựng và thực hiện các đạo luật tốt hơn trong đời sống xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Trường Đại học luật Hà Nội, Ngọ văn Nhân (chủ biên), Tập bài giảng xã hội học, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010. Bộ giáo dục và đào tạo, Xã hội học đại cương, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004.