1.1. Lí do chọn đề tài
Ý thức chính trị giữ vai trò định hướng đối với các hình thái ý thức xã hội khác
nhau cũng như trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mỗi cá nhân.
Sinh viên (SV) Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP
TPHCM) sẽ là đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa tương lai của đất nước. Do đó, mỗi SV
cần tự giác xây dựng và bồi dưỡng cho mình những nhận thức chính trị đúng đắn, đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay. Điều này càng thực sự cấp thiết khi thực trạng ý thức
chính trị của SV hiện nay bên cạnh những điểm tích cực thì vẫn còn tồn tại nhiều điểm
hạn chế.
Trước tình hình đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Ý thức chính trị và ý
nghĩa của nó trong việc rèn luyện của SV Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay” nhằm góp phần tìm giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho SV của
Trường.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý thức chính trị và ý nghĩa của nó trong việc rèn luyện của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2011 - 2012
131
Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC
RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Tô Thị Hạnh Nhân
(SV năm 3, Khoa Giáo dục Chính trị)
GVHD: TS Nguyễn Ngọc Khá
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Ý thức chính trị giữ vai trò định hướng đối với các hình thái ý thức xã hội khác
nhau cũng như trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mỗi cá nhân.
Sinh viên (SV) Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP
TPHCM) sẽ là đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa tương lai của đất nước. Do đó, mỗi SV
cần tự giác xây dựng và bồi dưỡng cho mình những nhận thức chính trị đúng đắn, đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay. Điều này càng thực sự cấp thiết khi thực trạng ý thức
chính trị của SV hiện nay bên cạnh những điểm tích cực thì vẫn còn tồn tại nhiều điểm
hạn chế.
Trước tình hình đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Ý thức chính trị và ý
nghĩa của nó trong việc rèn luyện của SV Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay” nhằm góp phần tìm giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho SV của
Trường.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vị trí và vai trò của ý thức chính trị trong hệ thống các hình thái ý thức xã
hội; từ đó, đề xuất một số giải pháp để xây dựng và bồi dưỡng ý thức chính trị đối với
SV Trường ĐHSP TPHCM hiện nay.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích bản chất của ý thức chính trị và mối quan hệ biện chứng giữa
ý thức chính trị với các hình thái ý thức xã hội khác. Thứ hai, xác định vai trò định
hướng của ý thức chính trị đối với các hình thái ý thức xã hội khác. Thứ ba, tìm hiểu
thực trạng ý thức chính trị của SV Trường ĐHSP TPHCM hiện nay. Thứ tư, đề xuất
một số giải pháp nhằm xây dựng và bồi dưỡng ý thức chính trị đối với SV Trường
ĐHSP TPHCM hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về ý thức chính trị và ý nghĩa của nó trong việc rèn luyện của
SV Trường ĐHSP TPHCM hiện nay.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
132
1.4. Phạm vi nghiên cứu
SV hệ chính quy ở các khoa của Trường ĐHSP TPHCM trong năm học 2011 –
2012.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Phương pháp luận duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội.
+ Phương pháp cấu trúc, chức năng.
- Về phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra thực tế thông qua phát phiếu điều tra, trưng cầu ý kiến
với hơn 500 SV từ năm thứ nhất đến năm thứ hai, thuộc các khoa của Trường ĐHSP
TPHCM trong năm học 2011 - 2012.
+ Phương pháp thống kê xã hội học kết hợp với phương pháp phân tích - tổng
hợp số liệu.
2. Ý thức chính trị trong hệ thống các hình thái ý thức xã hội
2.1. Ý thức xã hội – lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội
Ý thức xã hội là là kết quả của sự phản ánh của ý thức con người đối với một tồn
tại xã hội nhất định. Xét về cấp độ phản ánh, ý thức xã hội bao gồm tâm lí xã hội và hệ
tư tưởng.
Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội luôn luôn mang bản chất giai cấp. Ý thức
xã hội tồn tại trong những hình thái khác nhau. Những hình thái chủ yếu của ý thức xã
hội gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức
tôn giáo và ý thức thẩm mĩ. Trong đó, ý thức chính trị giữ vị trí tiên phong, giữ vai trò
định hướng đối với các hình thái ý thức khác.
2.2. Vị trí của ý thức chính trị trong hệ thống các hình thái ý thức xã hội
2.2.1. Bản chất của ý thức chính trị
Ý thức chính trị là sự phản ánh đời sống và các mối quan hệ chính trị của xã hội.
Ý thức chính trị luôn mang bản chất giai cấp. Xét về cấp độ phản ánh, ý thức chính trị
gồm tâm lí chính trị và hệ tư tưởng chính trị.
Ý thức chính trị còn in dấu đậm nét ý thức cá nhân và đậm đà tính dân tộc. Nó
cũng luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của chế độ chính trị hiện tồn và tính chất của thời
đại. Tất cả những nhân tố đó càng làm cho nó bộc lộ bản chất giai cấp sâu sắc. Ý thức
chính trị luôn có mối quan hệ mật thiết và nổi lên như là hình thái ý thức tiên phong,
dẫn đường đối với các hình thái ý thức xã hội khác.
Năm học 2011 - 2012
133
2.2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa ý thức chính trị với các hình thái ý thức
xã hội khác
Trong xã hội có giai cấp, ý thức chính trị của giai cấp thống trị quy định nội dung,
bản chất của ý thức pháp quyền. Ngược lại, ý thức pháp quyền là công cụ đắc lực để
bảo vệ, thực thi lợi ích và địa vị của giai cấp thống trị trên thực tế.
Trong mối quan hệ với ý thức đạo đức, ý thức chính trị quy định nội dung, bản
chất của ý thức đạo đức. Ngược lại, ý thức đạo đức là công cụ của giai cấp thống trị xã
hội nhằm tuyên truyền, bảo vệ các chuẩn mực đạo đức phù hợp với quan điểm của nó.
Ý thức chính trị quy định mục đích của hoạt động nhận thức khoa học. Ngược lại,
ý thức khoa học phản ánh đời sống sinh động của khoa học thông qua lăng kính giai
cấp.
Ý thức chính trị cũng luôn tác động mạnh mẽ đến ý thức tôn giáo, hoạt động tôn
giáo trong một quốc gia luôn chịu sự chi phối của giai cấp thống trị xã hội. Ngược lại, ý
thức tôn giáo lại trở thành công cụ đắc lực trong việc bảo vệ chế độ chính trị hiện tồn
của giai cấp thống trị.
Ý thức chính trị quy định mục đích, xu hướng vận động và phát triển của ý thức
thẩm mĩ. Ngược lại, ý thức thẩm mĩ là phương tiện biểu đạt, công cụ tinh thần to lớn
trong việc bảo vệ, củng cố cho lợi ích giai cấp của các tập đoàn thống trị trong xã hội.
2.3. Vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với các hình thái ý thức xã hội
khác
Ý thức chính trị của một giai cấp, nhất là giai cấp thống trị trong một xã hội nhất
định luôn giữ vai trò định hướng, kim chỉ nam cho sự vận động theo chiều hướng tiến
bộ hay phản tiến bộ của các hình thái ý thức xã hội khác.
Giai cấp nắm chính quyền không những củng cố địa vị thống trị về kinh tế của
mình bằng các luật lệ mà còn dựa trên hệ tư tưởng pháp quyền để hợp pháp hóa về sự
cần thiết và tính hợp lí cho lợi ích và địa vị chính trị của mình, cưỡng chế mọi tầng lớp
dân cư phải tuân theo.
Các giai cấp thống trị luôn dùng lí lẽ đạo đức để tuyên truyền và lập luận cho địa
vị và lợi ích của giai cấp mình nhằm tác động tới tình cảm giai cấp của quần chúng,
dẫn dắt quần chúng đi theo và phục tùng giai cấp thống trị, chế độ chính trị hiện tồn
như là lẽ tất yếu.
Đối với ý thức khoa học, các giai cấp thống trị thường hướng ý thức khoa học đi
theo quỹ đạo, đường hướng chính trị của giai cấp mình, lôi kéo những nhà khoa học đi
theo và trở thành “tín đồ” phục vụ cho các mục đích chính trị của giai cấp nó.
Khi tôn giáo nằm trong tay những giai cấp có hệ tư tưởng chính trị phản tiến bộ
thì nó nhanh chóng trở thành “trợ thủ” đắc lực của giai cấp đó trong việc “ru ngủ” quần
chúng. Ngược lại, dưới chế độ chính trị của giai cấp có hệ tư tưởng chính trị khoa học
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
134
và cách mạng thì tôn giáo tồn tại trong giới hạn pháp luật của giai cấp cầm quyền và
vận động theo xu hướng hòa nhập vào đời sống của đông đảo nhân dân.
Trong xã hội có giai cấp, nghệ thuật bao giờ cũng mang tính giai cấp. Tính giai
cấp của nghệ thuật biểu hiện trước hết ở chỗ nó luôn chịu sự tác động của thế giới quan
các quan điểm chính trị của một giai cấp nhất định.
Như vậy, ý thức chính trị luôn giữ vai trò định hướng đối với các hình thái ý thức
xã hội khác, kim chỉ nam trong hoạt động của con người. Trong giai đoạn hiện nay, SV
Việt Nam nói chung và SV Trường ĐHSP TPHCM nói riêng cần xây dựng và nâng cao
ý thức chính trị cho bản thân để thu được những hiệu quả tích cực trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn của bản thân.
3. Ý nghĩa của ý thức chính trị trong việc rèn luyện của SV Trường ĐHSP
TPHCM hiện nay
3.1. Tính tất yếu của việc xây dựng và bồi dưỡng ý thức chính trị đối với SV
trong giai đoạn hiện nay
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận vai trò ngày càng gia tăng của đội ngũ các trí
thức, chuyên gia đối với sự phát triển và phồn vinh của đời sống nhân loại. Trong giai
đoạn hiện nay của nước ta – giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, vai trò của lực lượng SV lại càng to lớn.
Ý thức chính trị trong ý thức của mỗi cá nhân có vai trò định hướng cho mọi hoạt
động và nhận thức của cá nhân đó. Với vị trí đầu tàu của mình trong sự nghiệp xây
dựng những con người Việt Nam mới, SV sư phạm cần có trách nhiệm xây dựng và bồi
dưỡng ý thức chính trị cho bản thân, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Thực trạng ý thức chính trị của SV Trường ĐHSP TPHCM hiện nay
3.2.1. Về mặt tích cực
Khi hỏi về mức độ quan tâm tới tình hình chính trị ở trong nước và trên thế giới
của SV Trường ĐHSP TPHCM, tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 1. Mức độ quan tâm tới tình hình chính trị trong nước và quốc tế
của SV Trường ĐHSP TPHCM hiện nay
Kết quả Mức độ quan tâm
Số SV Tỉ lệ
Thường xuyên 449 70.7%
Thỉnh thoảng 155 24.4%
Chưa bao giờ 31 4.9%
Tổng 635 100%
Đối với vấn đề Biển Đông, hầu hết SV cho rằng các bên liên quan cần bình tĩnh
giải quyết bằng con đường đàm phán hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế về biển
(93.7%); phần lớn SV đều ý thức được rằng việc tổ chức biểu tình liên quan đến Biển
Năm học 2011 - 2012
135
Đông là hoàn toàn không nên vì đây là vấn đề lớn, mọi công dân Việt Nam cần bình
tĩnh, hợp tác với chính quyền để giải quyết nó ở cấp độ vĩ mô (89.6%).
Đối với vấn đề “Diễn biến hòa bình”, có tới 57% SV thường xuyên quan tâm đến
vấn đề này và khoảng 36% SV là thỉnh thoảng quan tâm, tìm hiểu về nó.
Thái độ chính trị đúng đắn càng nhân đôi niềm tin của SV đối với tương lai, tiền
đồ đất nước. Có gần 50% SV tin tưởng rằng Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn có thể và có khoảng 48% SV cho rằng điều này là
hoàn toàn chắc chắn nếu toàn Đảng, toàn dân ta biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của nước nhà.
Có đến 87% SV tự nhận thấy mình đã xác định được lí tưởng sống đúng đắn là
tích cực rèn đức, luyện tài để ra trường có việc làm ổn định, đóng góp phần nào công
sức của mình cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Thực tế trên càng được củng
cố khi phần lớn SV được khảo sát đều thường xuyên tìm hiểu về truyền thống dựng
nước, giữ nước của ông cha (67%) và chủ động quan tâm đến các vấn đề toàn cầu
(89%). Vậy nên, có tới 88% SV được khảo sát cho rằng bản thân đã có kế hoạch học
tập và rèn luyện nhằm chuẩn bị một tâm thế tự tin cùng những hành trang cần thiết để
mai này xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
3.2.2. Về mặt hạn chế
Khi hỏi về thái độ, mức độ thực sự mong muốn tìm hiểu các môn Khoa học Mác
– Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng và bồi dưỡng thế giới quan và phương
pháp luận cho SV, tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 2.Mức độ mong muốn tìm hiểu về chủ nghĩa Mác – Lê-nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh của SV Trường ĐHSP TPHCM hiện nay
Kết quả Mức độ
Số SV Tỷ lệ
Thỉnh thoảng 56 8.8%
Khi cần cho học tập, thi cử 501 79.0%
Chưa bao giờ 78 12.2%
Tổng 635 100%
Khảo sát phiếu điều tra, có tới 55% SV cho rằng bản thân chưa bao giờ quan tâm
đến các nội dung cơ bản của những Nghị quyết qua các kì Đại hội của Đảng ta, nếu có
quan tâm thì chỉ khi cần cho học tập, thi cử (35%) còn lại thì thỉnh thoảng (10%) mới
quan tâm đến điều đó. Có đến 36.2% SV được điều tra vẫn không biết hệ thống chính
trị xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta bao gồm những thành phần nào, có tới 49.1%
SV tỏ thái độ không quan tâm đến vấn đề này.
Vẫn còn một bộ phận SV không đủ niềm tin vào tương lai rộng mở của nước nhà.
Kết quả điều tra cho thấy vẫn còn có đến 38% SV cho rằng mục tiêu đến năm 2020 đưa
nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại là hoàn toàn không thể. Có tới
35% SV có nguyện vọng vào Đảng với điều kiện nếu nó đem lại lợi ích thiết thân,
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
136
ngược lại thì hoàn toàn không muốn. Kết quả điều tra cũng cho thấy có đến 46% SV
chưa bao giờ hay không quan tâm đến những hoạt động, phong trào tình nguyện, họ
cho rằng những việc đó vừa mất thời gian vừa không đem lại lợi ích thiết thân, cụ thể
gì.
Hiện nay, có một thực tế không thể phủ nhận, đó là căn bệnh vô cảm có chiều
hướng phát triển, lan rộng trong xã hội, nhất là trong giới trẻ nước nhà. Đây là sản
phẩm tất yếu của lối sống ích kỉ, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân. Hơn nữa, không ít SV hiện
nay mong muốn được yên thân, sống an phận, không muốn tham gia trong các phong
trào vì sự tiến bộ của xã hội, ngại dính líu đến chính trị, chính quyền. Rõ ràng, những
biểu hiện lệch lạc đó sẽ dung dưỡng thêm những thị hiếu không lành mạnh trong mỗi
SV và kéo theo đó là sự phát triển của các tệ nạn xã hội.
3.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
3.2.3.1. Về nguyên nhân của mặt tích cực
Sự bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay tác động tích cực đến SV. Chính sự đa
dạng, phong phú và sự phát triển mạnh mẽ của các kênh thông tin đã giúp cho SV hiện
nay dễ dàng hơn trong việc tiếp cận đời sống chính trị ở khắp mọi nơi trên toàn thế
giới.
Công tác giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng cho SV của Trường ĐHSP TPHCM
trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực.
Phần lớn sinh viên có ý thức tự giác, tự chủ, chủ động và tích cực trong học tập
cũng như trong rèn luyện. Họ ý thức được vai trò của việc xây dựng và bồi dưỡng ý
thức chính trị cho bản thân, ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của
quê hương và đất nước.
3.2.3.2. Về nguyên nhân của mặt hạn chế
Các nhân tố kinh tế - xã hội hiện nay đã và đang tác động tiêu cực đến tâm trạng,
thái độ, ý thức chính trị của SV. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, một bộ phận
SV ngày càng bị cuốn theo lối sống trọng tiền, lười học tập, lao động cũng như có
những nhận thức lệch lạc về chính nghề nghiệp tương lai của mình, chán nản, bi quan
vào tiền đồ của bản thân và đất nước
Một bộ phận không nhỏ ở các thế hệ đi trước còn thiếu gương mẫu trong hành vi,
lối sống đã tác động không nhỏ đến thái độ và nhận thức chính trị của giới trẻ hiện nay.
Nhìn một số người lớn tuổi đi trước, trong đó có không ít cán bộ, đảng viên bị thoái
hóa biến chất, sa sút ý chí, tham nhũng, cửa quyền, không ít bạn trẻ bị hụt hẫng về chỗ
dựa xã hội, mất niềm tin vào lí tưởng chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục và quản lí giáo dục trong công tác giáo
dục ý thức chính trị, tư tưởng cho SV Trường ĐHSP TPHCM hiện nay vẫn chưa thực
sự chặt chẽ, nhịp nhàng.
Năm học 2011 - 2012
137
Hầu hết SV phải đi làm thêm để mưu sinh, không đủ thời gian tham gia các hoạt
động chính trị trong nhà trường cũng như những phong trào tình nguyện.
Cơ sở vật chất, các trang thiết bị, sân chơi của nhà trường phục vụ cho việc tập
hợp, giáo dục để SV tham gia vào các hoạt động, phong trào chính trị - xã hội còn thiếu
thốn, chưa được đầu tư kĩ lưỡng. Điều này kết hợp với sự đơn giản, khô cứng về nội
dung, hình thức và phương pháp giáo dục chính trị, tư tưởng càng khó thu hút SV tích
cực, chủ động tham gia vào các hoạt động, chuyên đề chính trị - xã hội của nhà trường.
Đội ngũ giảng viên các môn Khoa học Mác – Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
của Trường còn thiếu, cường độ giảng dạy lớn, chương trình dạy còn nặng nề đã dẫn
đến tình trạng một số giảng viên chậm đổi mới phương pháp giảng dạy.
3.2.4. Một số giải pháp nhằm xây dựng và bồi dưỡng ý thức chính trị đối với
SVTrường ĐHSP TPHCM hiện nay
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra
nhiệm vụ cấp bách trong công tác giáo dục thế hệ trẻ hiện nay: “Làm tốt công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lí tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học
tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Khuyến khích, cổ vũ
thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học,
công nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung
thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc” [9, tr. 242].
Về phía SV, SV phải tự thân vận động, tự chịu trách nhiệm về nhận thức và hành
vi của mình. Yêu cầu trước hết đối với SV là phải học tập, rèn luyện tốt để trở thành
những công dân có ích, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhận thức chính trị sâu sắc,
biết ứng xử tỉnh táo. Muốn vậy, SV phải xây dựng và không ngừng bồi dưỡng cho
mình thế giới quan khoa học để biết phân rõ trắng – đen, nhận diện bạn – thù. Thế giới
quan khoa học ấy chỉ có được khi bạn trẻ chủ động và tích cực học tập chủ nghĩa Mác
– Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh – hệ tư tưởng chính trị khoa học và cách mạng của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về phía Trường ĐHSP TPHCM, nhà trường cần nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lí, các lực lượng giáo dục trong nhà trường về tầm quan
trọng của công tác giáo dục ý thức chính trị cho SV trong bối cảnh mới, trong đó nòng
cốt là vai trò của Đoàn trường.
Đoàn trường ĐHSP TPHCM cần đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hóa các hoạt
động giáo dục ý thức chính trị cho SV nhý tổ chức các buổi học tập chính trị, hội thi
tìm hiểu về chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về truyền thống dân tộc,
tuyên truyền các Nghị quyết của Ðảng, chính sách của Nhà nước, các nhiệm vụ trong
năm học, nhiệm vụ của thanh niên trong quá trình đổi mới đất nước, lí tưởng cách
mạng và trách nhiệm của thanh niên,
Nhà trường cũng cần có kế hoạch tổ chức, sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt
động, phong trào chính trị - xã hội hợp lí, làm sao để cho đông đảo SV vừa có thời gian
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
138
học tập, nghỉ ngơi vừa đảm bảo tham gia tích cực vào các hoạt động, phong trào của
nhà trường.
Hơn nữa, nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các
buổi sinh hoạt chính trị, các hội thi cũng như các buổi báo cáo, tuyên truyên, giáo dục
chính trị cho SV. Rõ ràng, nếu các hoạt động này chỉ diễn ra bằng vài ba lời lẽ thuyết
trình suông thôi thì khó thu hút được SV tham gia.
Công tác lâu dài và thường xuyên này đòi hỏi nhà trường phải phối hợp với các
ban chuyên môn của Thành ủy, các sở, ban, ngành của Thành phố và nhất là với Thành
đoàn, Hội SV thành phố để thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục.
Về phía các cơ quan, ban ngành liên quan, cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến
việc dạy và học cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các môn Khoa học
Mác – Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về phía gia đình, cầnsự quan tâm, giáo dục thường xuyên cũng như sự gương
mẫu của gia đình để mỗi SV luôn có ý thức xây dựng và bồi dưỡng ý thức chính trị cho
bản thân.
Rõ ràng, những biện pháp trên đây chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi bản thân
mỗi SV tự ý thức được vai trò định hướng của ý thức chính trị trong mọi mặt hoạt động
thực tiễn của mình; từ đó, biết phối kết hợp với công tác giáo dục ý thức chính trị của
nhà trường, xã hội và gia đình để không ngừng rèn luyện cho bản thân bản lĩnh chính
trị vững vàng trước phong ba bão táp của thời đại.
4. Kết luận
Ý thức chính trị luôn giữ vai trò định hướng, kim chỉ nam đối với các hình thái ý
thức xã hội khác cũng như mọi mặt hoạt động của mỗi cá nhân. Nước ta đang trong quá
trình chuyển mình mạnh mẽ gắn với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, lại luôn bị sự chống phá của các thế lực chính trị thù địch. Do đó, mỗi SV Việt
Nam nếu không tỉnh táo trong nhận thức, ý thức chính trị thì rất dễ dẫn đến những ngộ
nhận, lệch lạc, thậm chí là lầm đường trong nhận thức và hoạt động chính trị - xã hội
vốn dĩ rất phức tạp như hiện nay.
Với vị trí, vai trò của mình, trong thời đại ngày nay,SV phải luôn từng bước tạo
lập cho mình khát vọng xây dựng và bồi dưỡng ý thức chính trị đúng đắn dưới sự dẫn
dắt của nhà trường, gia đình và xã h