Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này anh/chị sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, quan hệ biện chứng giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội; các hình thái ý thức xã hội, từ đó vận dụng vào việc nhận thức những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đời sống tinh thần của xã hội nước ta hiện nay.
Nội dung:
I. TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1. KháI niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
a. Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất và quan hệ vật chất quy định tồn tại và phát triển xã hội.
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý thức xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý THỨC XÃ HỘI
CHƯƠNG XIII
Ý THỨC XÃ HỘI
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này anh/chị sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, quan hệ biện chứng giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội; các hình thái ý thức xã hội, từ đó vận dụng vào việc nhận thức những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đời sống tinh thần của xã hội nước ta hiện nay.
Nội dung:
I. TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1. KháI niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
a. Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất và quan hệ vật chất quy định tồn tại và phát triển xã hội.
Những yếu tố cơ bản của điều kiện sinh hoạt vật chất bao gồm:
- Phương thức sản xuất vật chất;
- Điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý;
- Dân số và mật độ dân số.
Trong đó, phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
b. Khái niệm và kết cấu của ý thức xã hội
Khái niệm ý thức xã hội
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm toàn bộ những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng,của những cộng động xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, bao gồm những trạng thái tâm lý xã hội, những quan điểm chính trị, tư tưởng, đạo đức, triết học. Ý thức xã hội phát triển cùng với sự phát triển xã hội trong lĩnh vực sản xuất vật chất.
Cần thấy sự khác nhau tương đối giữa giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân. Ý thức cá nhân phản ánh tồn tại xã hội, nhưng không phải bao giờ cũng thể hiện quan điểm, tâm trạng, tình cảm của một cộng đồng xã hội. Ý thức cá nhân và ý thức xã hội tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, thâm nhập vào nhau, làm phong phú cho nhau. Ý thức cá nhân được hình thành trên cơ sở môi trường, điều kiện sống của cá nhân cụ thể. Do kết quả của sự giáo dục, trường đời cá nhân trải qua.
Khi ý thức cá nhân vươn lên tầm khái quát, phản ánh được cái chung của một cộng đồng người nhất định; khi đó, ý thức cá nhân chuyển hóa thành ý thức xã hội.
Kết cấu của ý thức xã hội
Ý thức xã hội là hiện tượng phức tạp, có thể xem xét, phân loại thành những cấp độ khác nhau.
- Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội bao gồm ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ ...
- Theo trình độ phản ánh người ta chia thành ý thức thông thường và ý thức lý luận. Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan niệm, v.v của những cộng đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá thành lý luận. Ý thức xã hội thông thường phản ánh trực tiếp sinh động đời sống hàng ngày của con người vì vậy, nó đa dạng, phong phú, sinh động. Ý thức lý luận là những tư tưởng quan điểm đã được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Nó có thể phản ánh được bản chất đời sống xã hội.
- Người ta còn phân ý thức xã hội thành hai cấp độ: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
Tâm lý xã hội - là hiện tượng tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, tập quán, thói quen, tập quán, của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội được hình thành một cách tự phát dưới tác động trực tiếp của điều kiện sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.
Đặc điểm của tâm lý xã hội phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sinh sống hàng ngày của con người, là sự phản ánh có tính chất tự phát, thường ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội. Nó không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội của con người. Những quan niệm ở trình độ tâm lý xã hội còn ở trình độ kinh nghiệm, những yếu tố trí tuệ, tình cảm đan xen nhau. Tuy nhiên, tâm lý xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống thường ngày của con người.
Hệ tư tưởng bao gồm những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa thành lý luận, thành các học thuyết về xã hội.
Với tính cách là hệ thống lý luận về xã hội, hệ tư tưởng có vai trò chỉ đạo thực tiễn, hoạt động cải tạo xã hội của giai cấp. Hệ tư tưởng được hình thành một cách tự giác. Có hệ tư tưởng khoa học và hệ tư tưởng không khoa học.
Quan hệ biện chứng giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng có nguồn gốc chung là tồn tại xã hội, nhưng là hai cấp độ khác nhau về chất trong trình độ phản ánh.
Tuy vậy, giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng cũng có quan hệ tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tác động đến thực tiễn. Hệ tâm lý xã hội tác động đến hệ tư tưởng thể hiện ở chỗ, nó tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho các thành viên của giai cấp trong việc tiếp thu hệ tư tưởng của giai cấp mình. Nó giúp cho hệ tư tưởng bớt xơ cứng, sinh động, phong phú hơn. Ngược lại, hệ tư tưởng khoa học giúp cho tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướng đúng đắn, lành mạnh có lợi cho tiến bộ xã hội. Hệ tư tưởng phản khoa học sẽ làm cho những yếu tố tiêu cực của tâm lý xã hội nảy sinh. Tuy nhiên, hệ tư tưởng không nảy sinh trực tiếp từ tâm lý xã hội. Hệ tư tưởng không phải là “sự cô đặc” của tâm lý xã hội.
c. Tính giai cấp của ý thức xã hội
Trong xã hội có giai cấp thì các giai cấp trong xã hội có địa vị xã hội khác nhau, vai trò xã hội khác nhau, điều kiện sống và hoạt động khác nhau, lợi ích khác nhau, nên ý thức xã hội của các giai cấp khác nhau là khác nhau. Nói cách khác, ý thức xã hội mang tính giai cấp.
Tính giai cấp của ý thức xã hội thể hiện cả trong hiện tượng tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Về mặt tâm lý xã hội, mỗi giai cấp có tình cảm, tâm trạng, thói quen, riêng. Về mặt hệ tư tưởng thì tính giai cấp thể hiện sâu sắc hơn. Các giai cấp đối khác nhau thì có các quan điểm chính trị, đạo đức, pháp luật khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Ví dụ, các quan điểm chính trị, pháp luật, v.v của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị thường đối lập nhau. Tư tưởng của thời đại là tư tưởng của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị của thời đại đó. Ý thức xã hội của các giai cấp khác nhau tác động lẫn nhau.
Ý thức xã hội vừa mang tính giai cấp vừa mang đặc điểm của dân tộc và tính nhân loại. Bởi lẽ, ý thức xã hội không chỉ phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất, đời sống vật chất của giai cấp mình mà cả những điều kiện sinh hoạt vật chất, đời sống vật chất của cả dân tộc. Do vậy, ngoài tâm lý và hệ tư tưởng giai cấp, trong ý thức xã hội còn có tâm lý, tình cảm, tâm trạng, thói quen, v.v của dân tộc, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác tạo thành truyền thống dân tộc. Ý thức xã hội cũng phản ánh những điều kiện vật chất của thời đại, những quan hệ quốc tế mang tính nhân loại. Do vậy, ý thức xã hội không chỉ mang tính giai cấp, dân tộc mà còn mang tính nhân loại.
2. Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
a. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
Sự quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, tồn tại xã hội là nguồn gốc khách quan, cơ sở khách quan của sự hình thành, ra đời của ý thức xã hội (nghệ thuật, tư tưởng, chính trị, pháp quyền).
Thứ hai, tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của ý thức xã hội nói chung, của các hình thái ý thức xã hội nói riêng.
Thứ ba, tồn tại xã hội thay đổi sớm hay muộn sẽ kéo theo sự thay đổi của ý thức xã hội. Tất nhiên, mức độ, nhịp độ thay đổi của các bộ phận trong ý thức xã hội diễn ra khác nhau. Có những bộ phận biến đổi nhanh hơn (ví dụ như chính trị, pháp luật), có bộ phận thay đổi chậm hơn (ví dụ như nghệ thuật, tôn giáo).
Thứ tư, trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp.
b. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Trong quá trình phát triển của mình, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
Có điều này là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở đây, ý thức xã hội là cái phản ánh, tồn tại xã hội là cái được phản ánh. Cái được phản ánh là cái có trước và biến đổi nhanh, còn cái phản ánh là cái có sau và thường biến đổi chậm hơn cái được phản ánh. Mặt khác, một số bộ phận của ý thức xã hội, đặc biệt trong các hiện tượng tâm lý xã hội, đã ăn sâu vào tiềm thức con người, nên nó có tính bảo thủ, có sức ỳ rất lớn. Trong xã hội thường có lực lượng bảo thủ muốn duy trì những ý thức xã hội lạc hậu theo hướng bảo vệ lợi ích của mình.
Khắc phục những biểu hiện lạc hậu của ý thức xã hội bằng con đường phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học - kỹ thuật và tuyên truyền giáo dục ý thức tiến bộ, cũng như phải đấu tranh chống lại những lực lượng bảo thủ, phản tiến bộ.
Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội thể hiện trong lý luận khoa học là sự khái quát dự báo khoa học sự vận động và phát triển xã hội. Với tính cách là lý luận khoa học, ý thức xã hội có vai trò dẫn đường, định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người, nó tác động tích cực đối với tồn tại xã hội. Do dựa trên cơ sở khoa học, những quan điểm tiến bộ có thể dự báo được khuynh hướng vận động, phát triển của xã hội. Do vậy, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội là vậy. Tuy nhiên, ngay cả khi vượt trước, ý thức xã hội cũng vẫn bị chi phối bởi tồn tại xã hội.
Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình.
Ý thức xã hội một mặt phản ánh tồn tại xã hội, trong sự phát triển của nó với tính cách là một chỉnh thể, nó không nảy sinh đơn thuần chỉ từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội ấy mà luôn có sự kế thừa trong dòng chảy phát triển của mình. Vì vậy, chúng ta không thể giải thích một tư tưởng, quan niệm nào đó, đơn thuần từ tồn tại xã hội mà không chú ý đến sự phát triển của tư tưởng, quan niệm đó trước đấy trong lịch sử, hay sự kế thừa những di sản, giá trị của các thời đại trước, của các dân tộc khác trên thế giới. Trong lịch sử nhân loại, có những quốc gia kinh tế không phát triển so với các nước láng giềng nhưng tư tưởng triết học lại phát triển rực rỡ hơn các nước có kinh tế phát triển. Ví dụ, nước Pháp thế kỷ XVIII, kinh tế không phát triển bằng nước Anh, nhưng triết học phát triển hơn nước Anh. Nước Đức nửa đầu thế kỷ XIX kinh tế không phát triển bằng nước Anh, Pháp nhưng triết học Đức phát triển hơn triết học Anh, Pháp. Tính chất, nội dung kế thừa phụ thuộc vào địa vị và lợi ích giai cấp. Các giai cấp khác nhau thì kế thừa những yếu tố khác nhau của ý thức xã hội.
Vì vậy, chúng ta phải biết kế thừa những gia trị của nhân loại, của cha ông trước đây trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá mới, tinh thần mới.
Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng
Các hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội ở các góc độ khác nhau; nhưng giữa chúng có sự tác động qua lại, ảnh hưởng chi phối lẫn nhau. Ví dụ, ý thức chính trị và ý thức pháp luật tác động qua lại, trực tiếp lẫn nhau. Ý thức đạo đức và ý thức pháp luật tác động, bổ sung cho nhau. Ở mỗi thời đại nhất định, có một số hình thái ý thức nổi lên, có vai trò chi phối ảnh hưởng đến các hình thái ý thức khác. Ví dụ, triết học thời cổ đại, thần học thời trung cổ, chính trị trong thời cận hiện đại.
Thứ năm, sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
Ý thức xã hội ra đời trên cơ sở tồn tại xã hội, nhưng sau khi ra đời trong hình thức hoàn chỉnh của nó, ý thức xã hội tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là nhiều chiều, đan xen, phức tạp, nhưng nhìn chung theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Hướng tích cực tức là thúc đẩy tồn tại phát triển, hướng tiêu cực là kìm hãm tồn tại xã hội phát triển.
Mức độ tác động và hiệu quả tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Tính tiến bộ, cách mạng hay lạc hậu, phản động của chủ thể mang ý thức xã hội (địa vị lịch sử của giai cấp - chủ thể của ý thức xã hội).
- Tính khoa học (hay không) của ý thức xã hội.
- Mức độ thâm nhập vào đời sống xã hội, vào quần chúng nhân dân của ý thức xã hội.
- Năng lực triển khai, hiện thực hóa ý thức xã hội vào trong thực tiễn của các giai cấp.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai mặt thống nhất biện chứng trong đời sống xã hội. Do vậy, để xây dựng xã hội mới cần chú ý phát triển cả tồn tại xã hội cả ý thức xã hội. Phát triển cơ sở vật chất xã hội trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời cần thấy rằng, không chỉ những thay đổi trong tồn tại xã hội mới làm thay đổi đời sống xã hội mà cả những thay đổi trong ý thức xã hội cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong tồn tại xã hội.
Tiến hành đồng bộ công tác giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng đời sống văn hoá mới xã hội chủ nghĩa.
Kế thừa và đổi mới trong việc phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng đời sống văn hoá mới, con người mới.
II. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
1. Ý thức chính trị
Hình thái ý thức chính trị là bộ phận của ý thức xã hội, phản ánh những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, lợi ích giai cấp, địa vị giữa các giai cấp, các dân tộc hay giữa các quốc gia, cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước trong xã hội. Ý thức chính trị chỉ xuất hiện khi trong xã hội có nhà nước, giai cấp.
Ý thức chính trị bao gồm ý thức chính trị thực tiễn được nảy sinh trực tiếp từ thực tiễn chính trị của các chủ thể, thể hiện ở tình cảm chính trị, tâm trạng chính trị, v.v Những trạng thái tâm lý chính trị thường không bền vững nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của quần chúng nhân dân. Hệ tư tưởng chính trị phản ánh trực tiếp, tập trung lợi ích giai cấp của một giai cấp nhất định, nó thường được thể hiện trong đường lối, cương lĩnh chính trị của đảng chính trị, luật pháp, chính sách của nhà nước của giai cấp thống trị. Hệ tư tưởng chính trị được hình thành một cách tự giác. Nó được các nhà tư tưởng của giai cấp truyền bá. Hệ tư tưởng chính trị thường gắn với các tổ chức chính trị. Ý thức chính trị của giai cấp thống trị thông qua nhà nước tác động trở lại tới kinh tế và các hình thái ý thức xã hội khác. Sự tác động tích cực hay tiêu cực của ý thức chính trị đến kinh tế và tồn tại xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước hết vào tính tích cực, tiến bộ hay không của chủ thể mang ý thức chính trị.
Trong hiện thực xã hội, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị chi phối toàn bộ hoạt động, đời sống chính trị - tinh thần của xã hội.
2. Ý thức pháp quyền
Ý thức pháp quyền ra đời gắn với xã hội có giai cấp và nhà nước. Ý thức pháp quyền là hệ thống các quan điểm của một giai cấp về bản chất, vai trò của pháp luật; về quyền hạn, nghĩa vụ của các thành viên trong xã hội, của nhà nước, các tổ chức xã hội trên cơ sở những nguyên tắc đã được pháp luật và xã hội thừa nhận, thể hiện về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người; cùng những nhận thức và tình cảm của con người trong việc thực thi luật pháp.
Trong xã hội có giai cấp, ý thức, tư tưởng pháp quyền của giai cấp thống trị được thể chế hóa thành các điều luật, các quy định; trở thành những nguyên tắc buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo. Pháp luật, thể hiện rõ rệt ý chí, mục đích của giai cấp thống trị. Do vậy, mỗi nhà nước, mỗi chế độ chỉ có một hệ thống pháp luật của giai cấp nắm chính quyền.
3. Ý thức đạo đức
Ý thức đạo đức là mặt tinh thần của đời sống xã hội, nó hình thành rất sớm cùng với tồn tại xã hội loài người. Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện - ác; lương tâm - trách nhiệm; hạnh phúc, công bằng, v.v và về hệ thống những quy tắc, chuẩn mực đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội và cá nhân với cá nhân trong xã hội. Mặt khác, nó còn bao hàm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người.
Những giá trị phổ biến chung của ý thức đạo đức thể hiện trong các khái niệm thiện, ác, công bằng, lương tâm, trách nhiệm. Trong xã hội có giai cấp thì ý thức đạo đức cũng mang tính giai cấp.
4. Ý thức khoa học
Ý thức khoa học là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống tri thức phản ánh hiện thực dưới dạng lôgíc trừu tượng và được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản ánh của ý thức khoa học bao quát tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù, định luật, quy luật. Tri thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác góp phần hình thành các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó. Ví dụ, ý thức chính trị và chính trị học; ý thức đạo đức và đạo đức học, v.v.
5. Ý thức thẩm mỹ
Ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo “cái đẹp”. Nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ.
Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, nghệ thuật bắt nguồn từ tồn tại xã hội, nhưng khác với khoa học, triết học, nghệ thuật phản ánh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật hết sức sinh động, cụ thể. Nghệ thuật nảy sinh rất sớm từ khi xã hội chưa phân chia thành giai cấp.
Hình tượng nghệ thuật cũng phản ánh cái bản chất của đời sống hiện thực nhưng thông qua cái cá biệt, cụ thể, cảm tính, sinh động. Nghệ thuật phản ánh tồn tại xã hội nhưng gián tiếp.
Trong xã hội có giai cấp thì ý thức nghệ thuật cũng mang tính giai cấp. Triết học Mác-Lênin khi đề cập đến tính giai cấp của nghệ thuật, không hạ thấp mà còn nhấn mạnh tính dân tộc và tính nhân loại.
6. Ý thức tôn giáo
Bản chất của ý thức tôn giáo là sự phản ánh hiện thực một cách hư ảo. Thực chất của quan niệm tôn giáo là người ta thần thánh hóa các lực lượng tự nhiên, quan hệ xã hội thành cái siêu nhiên, thần thánh Ý thức tôn giáo với tính cách là một hình thái ý thức xã hội bao gồm tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo.
Tâm lý tôn giáo là toàn bộ những biểu tượng, tình cảm, tâm trạng, thói quen của quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo.
Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống giáo lý do các giáo sĩ, các nhà thần học tạo ra và truyền bá trong xã hội. Tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo tác động, bổ sung lẫn nhau. Tâm lý tôn giáo đem lại cho hệ tư tưởng tôn giáo một sắc thái riêng, một đặc trưng tình cảm riêng. Hệ tư tưởng tôn giáo củng cố, “chứng minh” cho các hiện tượng tâm lý tôn giáo, khái quát chúng, làm cho chúng có tính tư tưởng tôn giáo.
Ý thức tôn giáo thực hiện chức năng chủ yếu là chức năng đền bù hư ảo. Điều này nói lên rằng, tôn giáo có khả năng bù đắp những thiếu hụt nhất định mà trong hiện thực con người chưa đạt được.
Tôn giáo trong hình thức phát triển của nó bao gồm:
- Niềm tin tôn giáo;
- Tín điều tôn giáo;
- Tổ chức tôn giáo (giáo hội).
Trong đó, niềm tin tôn giáo là cơ sở của ý thức tôn giáo. Giải quyết vấn đề tôn giáo (niềm tin tôn giáo) là một quá trình lâu dài, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật và đời sống tinh thần xã hội.
TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ
Trong chương này, anh/chị cần ghi nhớ những vấn đề sau:
1. Ý thức xã hội là một hiện tượng tinh thần, là mặt tinh thần của đời sống xã hội.
2. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng có nguồn gốc chung là tồn tại xã hội, nhưng hai cấp độ khác nhau về chất trong trình độ phản ánh.
3. Ý thức xã hội vừa mang tính giai cấp vừa mang tính dân tộc và tính nhân loại.
4. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
5. Ý thức chính trị phản ánh những quan hệ kinh tế - xã hội, lợi ích giai cấp, địa vị các giai cấp trong xã hội.
6. Pháp luật thể hiện rõ rệt ý chí, mục đích của giai cấp thống trị.
7. Chức năng cơ bản của ý thức tôn giáo là đền bù hư ảo.
CÂU HỎI SUY LUẬN
Câu hỏi 1: Hãy lý giải tại sao ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội nhưng lại có thể vượt trước tồn tại xã hội? Điều này có mâu thuẫn nhau không?
Gợi ý: Không mâu thuẫn. Cái làm cho ý thức xã hội thường lạc hậu là do bản thâ