Khi còn là một cậu bé, Adam Smith đã có lần bị vài tên ranh ma bắt cóc. Sau vài giờ bắt cóc, chúng đã thả cậu xuống lề đườngvà cậu đã được trả về cho gia đình. Một nhà viết tiểu sử đã nhận xét rằng nhà kinh tế học đãng trí, ngây thơ không thể trở thành một kẻ xảo quyệt được. Ngƣời ta cũng nói rằng may mắn là Karl Marx chưa bao giờ bị các nhà tư bản bắt cóc. Ông ta không thể trở thành một nhà tư bản giỏi giang được. Giống như việc ông không bao giờ là nhà tiêu dùng thông thái. Marx luôn ngập chìm trong nợ nần.
26 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ý tưởng mới từ các kinh tế giá tiền bối karl mark, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Năm 2007, Nhà xuất bản Tri thức đã ra mắt bản dịch cuốn Ý tưởng mới từ các kinh tế gia
tiền bối (Hướng tới những tư tưởng kinh tế hiện đại). Hiếm khi chúng ta có thể tìm thấy một
tổng thuật các lý thuyết kinh tế học và thị trường thế giới hiện đại được trình bày một cách
rõ ràng, chặt chẽ và lôi cuốn đến như vậy.
Tuy nhiên, bản dịch đã được xuất bản tại Việt Nam lại thiếu sót một chương quan trọng
nói về Karl Marx. Đây là một chương hết sức thú vị thể hiện quan điểm của một học giả
phương Tây đối với người thày của chủ nghĩa cộng sản, Karl Marx. Nay tôi xin phép ra mắt
bạn đọc bản dịch tiếng Việt toàn bộ chương VI của nguyên bản tiếng Anh tái bản có chỉnh
sửa lần 2 vào năm 2007 tại Mỹ.
Bản dịch này do tôi hiệu đính lại từ một bản dịch của một dịch giả vô danh trên mạng.
Bản hiệu đính này đã có sự tham khảo và bổ sung các thuật ngữ kinh tế chính trị Marx-Lenin.
Tôi đã quyết định trích lại bằng tiếng Việt toàn bộ những đoạn trích của Marx mà tác giả sử
dụng từ bộ Toàn tập Mác - Ăngghen do NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành.
Đọc chương VI về Karl Marx, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn cảnh về các lý thuyết kinh
tế của Marx cũng như chủ nghĩa Marx mà hiếm một tác phẩm nào ở Việt Nam có được. Với
văn phong trong sáng, ngắn gọn nhưng rõ ràng, tác giả đã làm cho những tư tưởng của
Marx trở nên dễ hiểu hơn rất nhiều với bạn đọc Việt Nam. Tôi hy vọng đây là một tác phẩm
có thể giải đáp được cho bạn đọc, nhất là những bạn đọc trẻ những câu hỏi về Marx và chủ
nghĩa cộng sản trong thời đại ngày nay. Mời các bạn đón đọc.
YesMan2008
Thành viên Diễn đàn X-cafevn.org - Tôn trọng sự khác biệt
CHƢƠNG VI
KARL MARX - NHÀ TIÊN TRI GIẬN DỮ
Khi còn là một cậu bé, Adam Smith đã có lần bị vài tên ranh ma bắt cóc. Sau vài giờ bắt cóc,
chúng đã thả cậu xuống lề đƣờng và cậu đã đƣợc trả về cho gia đình. Một nhà viết tiểu sử đã nhận xét
rằng nhà kinh tế học đãng trí, ngây thơ không thể trở thành một kẻ xảo quyệt đƣợc. Ngƣời ta cũng nói
rằng may mắn là Karl Marx chƣa bao giờ bị các nhà tƣ bản bắt cóc. Ông ta không thể trở thành một
nhà tƣ bản giỏi giang đƣợc. Giống nhƣ việc ông không bao giờ là nhà tiêu dùng thông thái. Marx luôn
ngập chìm trong nợ nần.
Bằng những lời đanh thép và lối viết kích động, Marx đã đoán trƣớc sự sụp đổ của chủ nghĩa tƣ
bản. Trƣớc cả khi ông tiến hành nghiên cứu cẩn thận về những quy luật của chủ nghĩa tƣ bản và bộ
quy tắc bí ẩn quyết định sự phát triển của nền văn minh.
Vị trí của Marx trong lịch sử các học thuyết kinh tế là rất khó xác định. Bằng nhiều cách, các nhà
kinh tế học chính thống ngày nay lùa Marx sang cuộc đàm luận cocktail của những nhà tƣ bản. Tuy
nhiên vẫn có một tỷ ngƣời đang phải vật lộn để tồn tại dƣới những chế độ tự nhận mình là trung thành
với chủ nghĩa Marx. Cùng với Freud và Darwin, Marx tác động ghê gớm tới tƣ duy của thế kỷ XX.
Nhƣng trong suốt cuộc đời mình, Marx có rất ít tiếng tăm và ít ngƣời ủng hộ. John Stuart Mill, một
ngƣời có học vấn uyên bác nhất trong thời đại của Marx lại chƣa bao giờ nghe đến tên ông.
Marx là một ngƣời đƣợc tận hƣởng buổi bình minh của giai cấp tƣ sản trong thị trấn Trier vùng
Rhineland. Sinh năm 1818, ông đã hòa nhập với tầng lớp trung lƣu và thƣợng lƣu của Trier. Sau này,
Marx đã bày tỏ niềm tự hào rằng ngƣời cha Heinrich của mình, một luật sƣ xuất sắc, cũng sở hữu một
vƣờn nho. Ngƣời vợ tƣơng lai và là bạn thời thơ ấu của Marx là Jenny sống ngay gần đó. Cha của bà
là Nam tƣớc Von Westphalen đƣợc Marx coi nhƣ một ông bác lúc Marx còn bé.
Sau khi ngƣời anh ruột chết lúc bốn tuổi, Marx trở thành anh cả và bắt đầu bắt nạt những đứa em
gái kém thông minh hơn. Một trò chơi ƣa thích của Marx là “cƣỡi” lên lƣng em gái mình và bắt chúng
chạy hộc tốc nhƣ những con ngựa khắp các dãy phố của thị trấn Trier. Ngoài trò cƣỡi ngựa ra, Marx
còn ép những đứa em gái của mình tham gia những cuộc thi ăn bánh mà họ phải ăn những chiếc bánh
đƣợc cậu làm ra với hai bàn tay không rửa ráy gì và cứ để bẩn mà nhào bột. Mặc dù vậy, những đứa
em gái của Marx ngƣỡng mộ sự thông minh của cậu và những câu chuyện thú vị cậu kể cho các em.
Những bạn cùng lớp với Marx cũng yêu quý và sợ cậu, ngƣời làm cả lớp cƣời bằng những trò đùa tinh
quái và cũng làm cho mọi ngƣời sợ rùng mình bởi những câu thơ mỉa mai châm biếm của cậu.
Suốt cuộc đời mình, Marx có thiên hƣớng và khiếu phê phán cay độc và lạm dụng việc chỉ trích cá
nhân. Ông đã thoát khỏi vài cuộc công kích đầy ác ý đối với nguồn gốc Do Thái của mình. Cha mẹ
của Marx đều xuất thân từ những dòng dõi giáo sĩ Do Thái xuất sắc. Chú của ông là ngƣời đứng đầu
giới giáo sĩ Do Thái ở Trier. Tuy vậy, những đạo luật bài Do Thái đã khiến cha của Marx quyết định
cải đạo sang Cơ đốc giáo, cho dù ông coi những ngƣời Do Thái mới chính là những "tín đồ cùng chí
hƣớng". Nhƣng con trai ông lại hắt hủi tổ tiên Do Thái của mình một cách hết sức ngang ngạnh. Các
học giả có thể tranh luận liệu ông có thực sự có tƣ tƣởng bài Do Thái hay không. Nhƣng không có gì
phải nghi ngờ rằng chính Marx đã từng thốt ra rất nhiều câu lăng mạ, sỉ nhục độc địa.1
Giống nhƣ John Stuart Mill, Marx đã hít đủ cả hai thứ chất độc hại là chủ nghĩa lãng mạn và chủ
nghĩa duy lý. Cha cậu truyền thụ cho cậu chủ nghĩa duy lý của Pháp thế kỷ XVIII đã đƣợc những
ngƣời kinh nghiệm chủ nghĩa ở Anh làm cho đỡ cứng nhắc. Ông khuyên con trai mình "quy phục" với
"niềm tin của Newton, Locke và Leibnitz".
2
Trong khi đó, Nam tƣớc Von Westphalen đầy học thức đã
bỏ bùa mê cậu thanh niên trẻ tuổi Karl Marx bằng cách dắt cậu đi dạo khắp những cánh rừng điền
viên và kể cho cậu những câu chuyện của Shakespeares, Homer và những ngƣời theo phái lãng mạn.
Trớ trêu thay, chính ngài nam tƣớc quý tộc lại là ngƣời đƣa Marx đến với chủ nghĩa xã hội không
tƣởng và không có giai cấp. Trí óc sắc sảo và sáng suốt của ông Heinrich không mảy may tác động
đƣợc tới con trai mình nên Marx có lẽ đã tin vào những ý niệm mờ nhạt, mơ hồ của những ngƣời theo
chủ nghĩa không tƣởng. Nhƣng hễ ở đâu họ trông thấy hạnh phúc, là Marx lại thấy có đấu tranh.
Tại Đại học Tổng hợp Bonn, cuộc đấu tranh lớn nhất mà Marx đƣơng đầu là thói nghiện rƣợu và
thói tiêu tiền phóng túng của mình. Cậu đã thua cuộc còn ông Heinrich thì mất rất nhiều tiền. Marx
học luật và thu đƣợc một chút kinh nghiệm thực tiễn về luật pháp khi cậu bị bắt giam vì tội say mèm.
Kể từ khi trƣờng đại học có thùng rƣợu cho uống đến say thì việc bắt giam không còn nghiêm khắc
nữa. Những ngƣời khách có thể chơi bài và tiếp tục uống với ngƣời đang bị xử phạt. Sự tự do phóng
túng đã chứng tỏ tác dụng. Thắng lợi chính trị đầu tiên của Marx làm cho cậu trở thành vị chủ tịch hội
Tửu quán Trier.
Sau một năm với những bữa tiệc ở Bonn, Heinrich chuyển cậu con trai quý tử của mình sang Đại
học Berlin, một nơi ít chè chén nhậu nhẹt hơn. Ông hy vọng nhƣ vậy. Nhƣng Heinrich nhanh chóng
mất ngay hy vọng: "Cứ nhƣ thể là chúng tôi đƣợc làm bằng vàng. Cậu con trai quý tử của tôi tiêu sạch
700 đồng thale chỉ trong vòng có một năm, vi phạm mọi điều cam kết và các tục lệ. Trong khi đó
ngƣời giàu nhất cũng chỉ tiêu có hơn 500 đồng thôi".
3
Những ngƣời cho vay đã kiện Marx vài lần.
Việc này khiến cậu phải chuyển nhà ít nhất là mƣời lần trong vòng năm năm ở Berlin.
Heinrich còn phàn nàn nhiều hơn về sự phóng đãng: Marx là một kẻ lƣời biếng và bẩn thỉu. Một
ông thánh biện hộ cho những sinh viên đại học đầu tóc bù xù, không tắm rửa gì. Nƣớc da ngăm đen
làm cho cậu có cái biệt danh "Ngƣời Maroc". Những ngƣời bạn và những đứa con của ông sau này
thƣờng hay gọi ông nhƣ thế một cách trìu mến. Với màu da tối và mái tóc dài bết chặt vào nhau, cậu
xuất hiện nhƣ là một lời biện hộ bờm xờm cho một sinh viên.
Heinrich cũng phản đối sự vòng vo trong con đƣờng học vấn của Marx khi cậu chọn học môn luật
và triết học. Nếu Marx đi loanh quanh, chắc chắn cậu ta sẽ đi loanh quanh ở bên ngoài lớp học. Trong
những năm học cuối, cậu chỉ theo có vài cua học và trở thành một "sinh viên tự do phóng túng, một
ngƣời chỉ coi trƣờng đại học nhƣ là nơi cắm trại".
4
Mặc dù vậy, Marx học triết học theo cách của
riêng mình và gia nhập Phái Hegel trẻ, những ngƣời phê phán triệt để tôn giáo và những môn đệ theo
chủ nghĩa chiết trung của Hegel - một triết gia ở Berlin đã qua đời vài năm trƣớc khi sự nghiệp học
đại học của Marx bắt đầu. Marx đã tiếp thu một cách tài tình phƣơng pháp của Hegel và chứng minh
cho thế giới thấy rằng bỏ học đôi khi phải trả giá (mặc dù không phải trả giá về mặt tài chính).
Thật không may, Marx chƣa bao giờ chứng minh đƣợc điều này với cha mình. Cha cậu đã qua đời
vào năm 1838. Marx vẫn giữ đƣợc lòng thƣơng trìu mến đối với cha mình, cậu luôn mang theo mình
một bức ảnh của cha. Nhƣng Marx không bao giờ thể hiện lòng yêu mến nhƣ vậy đối với mẹ cậu, cậu
chỉ coi bà nhƣ một nguồn tài trợ keo kiệt. Cậu không tham dự đám tang của bà và cũng chẳng hề chảy
nƣớc mắt khi bà qua đời.
Sau cái chết của cha, Marx nghĩ khôn ngoan hơn cả là nên kết thúc việc học hành ở đây. Đột nhiên
cậu hăm hở rời bỏ học thuật rồi từ chối nộp bản luận văn về triết học Hy Lạp của mình theo các thủ
tục nghiêm ngặt ở Đại học Berlin. Thay vào đó, cậu gửi luận văn tới Đại học Jena, một xƣởng sản
xuất bằng cấp có tiếng. Một cua học từ xa sáu tuần lẽ ra phải kéo dài hơn. Chỉ vài ngày sau đó, Jena
đã lấy con dấu cao su mục nát của mình và phong tặng cậu học vị tiến sĩ.
Nhà báo trẻ tuổi
Với mảnh bằng trong tay, Marx loanh quanh trong giới báo chí, viết rồi sau đó làm biên tập cho tờ
Rheinische Zeitung, một tờ báo tự do của giới trung lƣu. Thật trớ trêu, ông kiểm soát đƣợc các tay bút
cấp tiến hơn của tờ báo, những ngƣời có khuynh hƣớng cộng sản chủ nghĩa. Chính phủ chuyên chế
Phổ rất muốn kiểm duyệt sự phê phán và Marx thƣờng phải làm việc với các quan chức ngốc nghếch
này. Có lần họ đã kiểm duyệt và cấm quảng cáo cho bản dịch tác phẩm Hài kịch Thánh thần của
Dante. Tại sao? Ở nƣớc Phổ, nhà ngƣơi không đƣợc nhạo báng thánh thần thông qua hài kịch.
Một ngƣời quan sát giai đoạn Marx làm việc ở tờ báo đã phác họa chân dung của nhà biên tập trẻ:
Karl Marx ngƣời xứ Trier là một con ngƣời mạnh mẽ mới có 24 tuổi. Mái tóc đen, dày, xoăn,
trùm lên cằm, lên cánh tay, mũi và cả tai. Anh ta độc đoán, hống hách, mạnh mẽ, đầy đam mê,
vô cùng tự tin. Nhƣng đồng thời rất ham hiểu biết và học hỏi, một nhà biện chứng không ngơi
nghỉ. Một ngƣời với sự thông thái kiểu Do Thái đã đẩy mọi quan điểm của học thuyết Hegel
trẻ tới kết luận cuối cùng. Và sau đó, nhờ sự tập trung nghiên cứu về kinh tế của mình, anh ta
đã sẵn sàng đƣa niềm tin của mình đến với chủ nghĩa cộng sản. Dƣới sự lãnh đạo của Marx,
tờ báo non trẻ ngay lập tức bắt đầu nói năng liều lĩnh.5
Chính phủ phản ứng lại sự xấc xƣợc của Marx bằng cách đƣa ra một lựa chọn: hoặc là tờ báo phải
đóng cửa, hoặc là Marx phải rời bỏ nó. Marx đã từ chức.
Ông đã mất việc làm. Nhƣng đồng thời ông lại kiếm đƣợc một ngƣời vợ là Jenny von
Westphanlen. Những ngƣời họ hàng của cô nghĩ rằng con gái của nhà quý tộc đã kết hôn với một kẻ
thấp kém. Tuy nhiên họ không biết rằng cô ta sẽ tụt dốc bao xa.
Năm 1843, gia đình Marx chuyển đến Paris. Ở đó Marx biên tập một tạp chí chính trị mới, bắt đầu
xem xét chủ nghĩa cộng sản, nhập bọn với đám ngƣời cấp tiến trẻ và ngạo mạn. Những ngƣời mà
Heinrich Heine mô tả nhƣ là một "đám ngƣời vô thần và tự cho mình là Chúa".6 Tờ tạp chí chỉ xuất
bản một số. Ngay sau đó Marx và những ngƣời bạn theo chủ nghĩa cộng sản của ông bất đồng với
đồng chủ biên Arnold Ruge. Ruge cũng học cách bất chấp đám đông vô thần này: "Họ mong muốn
giải phóng con ngƣời… nhƣng lúc này đây họ đặt trọng tâm lớn nhất vào của cải và đặc biệt là vào
tiền… Để giải phóng những ngƣời vô sản về mặt trí tuệ và thể xác khỏi gánh nặng của sự bần cùng,
họ mơ có một tổ chức có thể phổ biến sự nghèo khổ này và bắt tất cả mọi ngƣời phải chịu cái gánh
nặng của sự nghèo khổ đó".7
Là một kẻ trong đám ngƣời đó, Friedrich Engels trở thành một ngƣời quan trọng trong cuộc đời và
sinh kế của Marx. Là con trai của một ông chủ công xƣởng giàu có, Engels có hai cuộc sống. Ban
ngày ông làm việc trong doanh nghiệp của cha mình và kiếm đƣợc một đồng lƣơng đáng kể nhƣ một
nhà tƣ bản. Ban đêm ông đọc Hegel và các nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù là một ngƣời
Đức, Engels sống ở Anh trong vài năm và cai quản doanh nghiệp dệt may của gia đình. Sau một thời
gian sống ở Manchester, ông viết bài bóc trần và phê phán gay gắt sự nghèo khổ ở nƣớc Anh có tên là
Tình cảnh giai cấp công nhân Anh năm 1844. Nhƣng Engels không tự nguyện đem những thu nhập tƣ
bản của mình chia cho ngƣời nghèo hay từ bỏ những thói hƣ tật xấu kiểu tƣ sản của mình. Thực ra,
ông dƣờng nhƣ không bị giằng xé gì về mặt tâm lý bởi cuộc sống lƣỡng phân của mình. Ông cảm thấy
khá thoải mái với trò đi săn cáo, nhâm nhi những cốc rƣợu xê rét và đấu kiếm. Ông có thể nâng một
cốc champagne hảo hạng và uống mừng ngƣời vô sản một cách rất hào hoa. Khi nào không săn đuổi
cáo thì ông săn đuổi phụ nữ. Ông cũng tuyên bố rằng: "Nếu tôi có một thu nhập 5.000 franc, tôi sẽ
không làm gì mà chỉ việc vui thú với đàn bà cho tới khi chết. Nếu không có đàn bà Pháp, cuộc đời sẽ
không còn gì đáng sống nữa."8 Đúng là một bƣớc nhảy vọt khỏi quan niệm của Socrates: "Không
khám phá hết cuộc đời thì thật không đáng sống".
Trong những năm 1840, Marx bắt đầu xây dựng những học thuyết sau này làm thay đổi thế giới.
Tất nhiên không phải ai cũng tán thành. Chính quyền Phổ liệt quan điểm trong những bài viết của
Marx vào sổ đen khi tuyên bố Marx mắc tội mƣu phản. Khi nƣớc Pháp trục xuất ông một năm sau đó,
ông đã lánh sang Bỉ.
Những bài viết phản động đã buộc Marx và gia đình của ông phải di chuyển từ một nƣớc châu Âu
này sang một nƣớc châu Âu khác là gì vậy? Trong những năm 1840, Marx xây dựng những cơ sở triết
học và lịch sử cho việc nghiên cứu chủ nghĩa tƣ bản. Những lý thuyết này chứng minh điều gì? Nào là
những nền móng của chủ nghĩa tƣ bản sẽ nhanh chóng suy sụp, nào là quần chúng sẽ sớm vùng lên
làm cách mạng và làm rung chuyển những kẻ có của cho tới khi họ phải lật nhào khỏi chân đế của
mình.
Nhà duy vật lịch sử
Triết học và lịch sử của Marx đều sử dùng những thuật ngữ của Hegel, nhƣng ông không sử dụng
nhƣ một con vẹt. Marx dùng đúng những từ đó nhƣng ông thay đổi trật tự. Để hiểu đƣợc ông làm điều
đó nhƣ thế nào, trƣớc hết hãy xem xét một nguyên lý cơ bản của ngƣời thầy thông thái của ông.
Hegel dạy rằng mục tiêu của triết học nằm ở những tri thức có đƣợc từ việc khám phá ra những ý
niệm. Những ý niệm và tinh thần loài ngƣời dẫn dắt lịch sử. Thế giới vật chất, những thứ mà chúng ta
nhìn thấy và sờ mó đƣợc và những thiết chế trong xã hội đều đƣợc dẫn dắt bởi những ý niệm. Nhà xã
hội học ngƣời Đức - Max Weber cũng dùng luận điểm này trong công trình nổi tiếng của mình là Nền
đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Nói một cách đơn giản, Weber tin rằng sự nổi
dậy của đạo Tin Lành sẽ dẫn tới chủ nghĩa tƣ bản; nghĩa là lòng tin vào Chúa đã chuyển thành những
thiết chế kinh tế.
Theo Hegel, chúng ta có thể truy tìm dấu vết của lịch sử nhờ những chủ nghĩa dân tộc từng có ảnh
hƣởng lớn: thời đại Ai Cập, Hy Lạp, La Mã và nhiều thời đại khác nữa. Là một ngƣời yêu nƣớc,
Hegel nghĩ nƣớc Phổ là ngƣời lãnh đạo thời đại của nó.
Marx phản đối chủ nghĩa duy tâm của Hegel. Theo gót nhà triết học Đức Ludwig Feuerbach, Marx
tìm kiếm những lực lƣợng duy vật trong lịch sử. Theo tác phẩm Bản chất đạo Cơ đốc của Feuerbach,
Chúa chỉ đơn giản là sự phóng chiếu những mong muốn, những đòi hỏi và những đặc trƣng của con
ngƣời. Con ngƣời sáng tạo ra Chúa; Chúa không sáng tạo ra con ngƣời. Cái thực sự có trên đời là con
ngƣời đã dẫn đến ý tƣởng về Chúa. (Những tác phẩm của Feuerbach làm cho Marx sau này lên án tôn
giáo, coi đó là "thuốc phiện của nhân dân".9 Chừng nào mà con ngƣời còn biểu hiện những khát khao
của mình lên Chúa và cõi âm thì họ sẽ thụ động chấp nhận những điều kiện vật chất và sự bất công ở
thế giới thực tại)
Cho tới giờ Marx có vẻ giống một kẻ đào tẩu khỏi trƣờng phái Hegel hơn là một ngƣời theo phái
Hegel Trẻ. Nhƣng Marx vẫn giữ lại cái then chốt trong phƣơng pháp của Hegel là phép biện chứng.
Hegel quả quyết rằng lịch sử, giống nhƣ thực tại, không tuân theo dạng thức từ từ và bằng phẳng. Nó
cũng không bao gồm hàng loạt những sự kiện xảy ra độc lập. Lịch sử hàm chứa sự đấu tranh giữa
những mặt đối lập. Mọi tƣ tƣởng đều có mặt đối lập của nó. Các nhà triết học thƣờng tóm lƣợc phép
biện chứng của Hegel bằng cách nói rằng mọi luận đề hay tƣ tƣởng đều bị phản bác bởi những phản
đề của nó. Cuộc chiến giữa những tƣ tƣởng này tạo ra một hợp đề hay một luận đề mới. Rồi luận đề
mới này lại gặp những phản đề của nó. Thế giới luôn thay đổi. Lịch sử không bao giờ lặp lại chính nó.
Mặc dù những nhà sử học ba hoa có thể lặp lại chính họ.
Hãy so sánh phƣơng pháp biện chứng với cách tiếp cận kiểu Newton đối với kinh tế học, một cách
tiếp cận chỉ nhìn thấy những mối quan hệ nhân quả không thay đổi. Điều duy nhất không thay đổi
trong cách nhìn nhận của Hegel là luôn luôn tồn tại sự biến chuyển.
Marx lắp ráp phƣơng pháp biện chứng vào chủ nghĩa duy vật. Engels sau này đặt tên cho sự kết
hợp này là chủ nghĩa duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nếu cái đầu của Hegel ở trên
mây thì Marx muốn cắm mũi của chúng ta xuống đất. Ông nói rằng lịch sử xảy ra trên Trái đất. Hãy
quên việc nghiên cứu tôn giáo, đạo đức hay chủ nghĩa dân tộc đi. Chỉ cần nhìn ra cửa sổ và hãy xem
cách thức mà con ngƣời phải vật lộn để có đƣợc những thứ thiết yếu chỉ cốt cho đủ sống. Chẳng có
lịch sử nếu không có con ngƣời. Và cũng chẳng có con ngƣời nếu không có thức ăn. Do vậy, "hành
động lịch sử đầu tiên là …sản xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn những nhu cầu đó".10 Các nhà sử
học duy tâm có lẽ cũng viết lịch sử của xứ Oz nhƣ vậy.
Marx vẽ ra con đƣờng đi của lịch sử từ chế độ chiếm hữu nô lệ đến chế độ phong kiến tới chủ
nghĩa tƣ bản rồi tới chủ nghĩa xã hội. Con đƣờng này không nằm ở trên các vì sao hay trong các quy
luật mà là trong sản xuất, cụ thể hơn là trong mối quan hệ của con ngƣời với quá trình sản xuất. Mỗi
một hệ thống sản xuất đều tạo ra những giai cấp thống trị và bị trị. Mỗi một thời đại đƣợc đánh dấu
bởi một cách thức nhất định để những kẻ cai trị bóp nặn thêm thu nhập cho mình. Trong thời đại La
Mã, bất cứ kẻ nào sở hữu nô lệ đều nắm quyền sở hữu đối với sản lƣợng do nô lệ làm ra. Trong thời
kỳ phong kiến, các địa chủ nắm quyền sở hữu những sản lƣợng của nông nô. Dƣới chủ nghĩa tƣ bản,
những ngƣời chủ công xƣởng và đất đai nắm quyền sở hữu những sản lƣợng của những ngƣời làm
công cho họ. Sự sống còn của giai cấp trị vì dựa vào lao động của giai cấp phục tùng. Điều này có
đem lại cho những ngƣời công nhân quyền mặc cả lớn hơn không? Không. Những ngƣời công nhân
phải hợp tác với giai cấp thống trị vì những kẻ thống trị kiểm soát những phƣơng tiện sản xuất. Ngƣời
công nhân không thể "lấy những bộ đồ bằng đá cẩm thạch và đi về nhà". Họ không sở hữu những đồ
vật bằng đá cẩm thạch đó.
Do đó, tồn tại một sự phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên những kẻ cai trị vẫn cố ra vẻ nhƣ thể là họ
chẳng cần đến những ngƣời công nhân nhƣ những ngƣời công nhân cần họ. Nếu thành công, họ sẽ
bành trƣớng thêm sự thống trị của họ.
Họ cố duy trì địa vị của họ bằng cách nào? Những quan điểm của Hegel về đạo đức, chủ nghĩa dân
tộc và tƣ tƣởng đã đề cập đến điều này. Giai cấp thống trị sử dụng tín ngƣỡng, luật pháp, văn hóa, tôn
giáo, đạo đức và lòng yêu nƣớc nhằm hỗ trợ cho quá trình sản xuất. Một ngƣời công nhân yêu nƣớc sẽ
huýt sáo khi anh ta làm việc và không gian lận với ngƣời chủ bằng cách giải lao đi uống cà phê quá
nhiều. Ngày nay, các nhà máy chế tạo ô tô và sản xuất bia thích gắn kết nƣớc Mỹ với hình ảnh của
một "ngày làm việc chăm chỉ và trung thực". Giấc mơ Mỹ vỡ tan trong một giai đ