Năm 1883, nhà bác học người Nga V.V.Docuchaev cho rằng đất được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố: Ðá mẹ và mẫu chất, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Sự tác động của các yếu tố trên quyết định và chi phối cácquá trình hình thành và biến đổi diễn ra trong đất để hình thành nên các loại đất khác nhau. Những quan điểm của V.V. Docuchaev được coi là học thuyết về phát sinh đất.
13 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5513 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố hình thành đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Yếu tố hình thành
đất
Năm 1883, nhà bác học người Nga
V.V.Docuchaev cho rằng đất được hình
thành do sự tác động tổng hợp của 5
yếu tố: Ðá mẹ và mẫu chất, sinh vật, khí
hậu, địa hình và thời gian. Sự tác động
của các yếu tố trên quyết định và chi
phối các quá trình hình thành và biến
đổi diễn ra trong đất để hình thành nên
các loại đất khác nhau. Những quan
điểm của V.V. Docuchaev được coi là
học thuyết về phát sinh đất. Sau V.V.
Docuchaev, các nhà thổ nhưỡng học bổ
sung thêm một yếu tố nữa là sự tác
động của con người trong sự hình thành
đất.
Ðá mẹ và mẫu chất
Các đá lộ ra ở phía ngoài cùng của vỏ
Trái Ðất bị phong hoá liên tục cho ra các
sản phẩm phong hoá và tạo thành mẫu
chất. Ðược sự tác động của sinh vật,
mẫu chất biến dổi dần dần để tạo thành
đất. Thành phần khoáng vật, thành
phần hoá học của đá quuyết định thành
phần mẫu chất và đất. Ðá bị phá huỷ để
tạo thành đất được gọi là đá mẹ.
Ðá mẹ là cơ sở vật chất ban đầu và
cũng là cơ sở vật chất chủ yếu trong sự
hình thành đất. Các loại đá mẹ khác
nhau có thành phần khoáng vật và hoá
học khác nhau, do vậy trên các loại đá
mẹ khác nhau hình thành nên các loại
đất khác nhau.
Ví dụ:
- Ðất hình thành trên đá mẹ là granít có
độ dầy tầng đất từ mỏng đến trung bình,
thành phần cơ giới nhẹ và nghèo các
chất dinh dưỡng.
- Ðất hình thành trên đá mẹ là bazan có
tầng đất đất rất dầy, thành phần cơ giới
nặng và chứa nhiều các chất dinh
dưỡng.
Trong việc nghiên cứu, phân loại đất
vùng đồi núi Việt Nam chúng ta thường
dựa vào cơ sở đầu tiên là đá mẹ.
Về mẫu chất, cần phân biệt rõ 2 loại:
mẫu chất tại chỗ và mẫu chất phù sa.
Mẫu chất tại chỗ hình thành ngay trên
đá mẹ, có thành phần và tính chất giống
đá mẹ. Mẫu chất phù sa được lắng
đọng từ vật liệu phù sa của hệ thống
sông ngòi nên có thành phần rất phức
tạp. Ngoài ra ở vùng đồi núi còn gặp
mẫu chất dốc tụ.
Sự phân biệt giữa mẫu chất và đất có
tính chất tương đối, nhiều trường hợp
rất khó phân biệt. Mẫu chất phù sa ở
Việt Nam thực chất là nhóm đất phù sa
có nhiều tính chất tốt của nước ta.
Khi chưa có sự sống xuất hiện trên Trái
Ðất, quá trình phá huỷ đá mẹ diễn ra
theo chu trình:
-----phá huỷ------------------biến đổi
Ðá--------------->mẫu chất----------------
>Ðất
Chu trình này có tên là đại tuần hoàn
địa chất và được coi là cơ sở để tạo
thành đất.
Sinh vật
Sự sống xuất hiện cách đây 500-550
triệu năm (kỷ Cambri của nguyên đại cổ
sinh) sinh vật, trong đó chủ yếu là thực
vật tác động lên mẫu chất, tạo thành
chất hữu cơ trong mẫu chất, làm thay
đổi mẫu chất và chuyển mẫu chất thành
đất. Tham gia vào quá trình hình thành
đất có nhiều loại sinh vật khác nhau
nằm trong 3 ngành chính là thực vật
màu xanh, động vật và vi sinh vật.
+ Vai trò của thực vật:
Thực vật là nguồn cung cấp chất hữu
cơ chủ yếu cho mẫu chất và đất.
Khoảng 4/5 chất hữu cơ trong đất có
nguồn gốc từ thực vật. Trong hoạt động
sống của mình, các loài thực vật hút
nước và các chất khoáng trong mẫu
chất và đất, đồng thời nhờ quá trình
quang hợp tạo thành các chất hữu cơ
trong cơ thể. Sau khi chết, xác của
chúng rơi vào mẫu chất và đất bị phân
giải trả lại các chất lấy từ đất và bổ sung
thêm cácbon, nitơ... tạo thành chất hữu
cơ trong mẫu chất. Sự tích luỹ chất hữu
cơ làm cho mẫu chất xuất hiện độ phì
và chuyển thành đất. Chu kỳ đất - cây -
đất diễn ra liên tục trong tự nhiên làm
cho độ phì đất tăng dần.
Thực vật gồm các loại cây trong tự
nhiên và hệ thống cây trồng trong sản
xuất nông - lâm nghiệp. Dưới các kiểu
rừng khác nhau gặp các loại đất có độ
phì rất khác nhau. Ví dụ: đất dưới rừng
tre, nứa hoặc trảng cỏ có độ phì thấp
hơn đất dưới rừng cây lá rộng.
Một số loài thực vật được dùng làm cây
chỉ thị cho một số tính chất đất. Ví dụ:
cây sim, cây mua là cây chỉ thị cho đất
chua, cây sú vẹt chỉ thị của đất
mặn..v.v.
+ Vai trò của động vật:
Các loài động vật có thể chia thành 2
nhóm: động vật sống trên mặt đất và
động vật sống trong đất.
Ðộng vật sống trên mặt đất gồm nhiều
loài khác nhau, các chất thải trong cuộc
sống rơi vào đất cung cấp một số chất
dinh dưỡng. Sau khi chết xác chúng rơi
vào đất bị phân giải bổ sung chất dinh
dưỡng và chất hữu cơ cho đất.
Ðộng vật sống trong đất có nhiều loài
như: giun, kiến, mối... Giun đất có vai
trò rất lớn trong sự tạo độ phì đất. Theo
Russell, một hecta đất tốt có thể có tới
2.500.000 cá thể các loại giun. Giun ăn
đất, phân giun là các hạt kết viên bền
vững làm cho đất tơi xốp. Khi chết xác
chúng được phân giải cung cấp nhiều
nitơ và các chất khoáng cho đất.
Ðộng vật góp phần bổ sung chất hữu cơ
và làm tăng độ phì đất.
+ Vai trò của vi sinh vật
Tập đoàn vi sinh vật trong đất rất phong
phú với nhiều chủng loại khác nhau. Về
số lượng có thể có tới hàng trăm triệu
con trong một gam đất.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rất
nhiều quá trình diễn ra trong đất có sự
tham gia trực tiếp hay gián tiếp của tập
đoàn vi sinh vật đất. Quá trình phân giải
xác hữu cơ, quá trình hình thành mùn,
quá trình chuyển hoá đạm trong đất,
quá trình cố định đạm từ khí trời... trải
qua nhiều phản ứng, nhiều giai đoạn,
mỗi phản ứng đều có sự tham gia của
một loài sinh vật cụ thể.
Hầu hết các loài vi sinh vật đều sinh sản
theo cách tự phân nên lượng sinh khối
tạo ra trong đất lớn, sau khi chết xác
các loài vi sinh vật bị phần giải góp phần
cung cấp chất hữu cơ và tạo độ phì đất.
Như vậy, sau khi sự sống xuất hiện, giới
sinh vật đã có những tác động sâu sắc
về nhiều mặt tới mẫu chất để chuyển
mẫu chất thành đất, sinh vật tiếp tục tác
động với đất để đất ngày càng phát
triển. Nói cách khác nếu không có sinh
vật thì chưa có đất, vì vậy các nhà khoa
học cho rằng sinh vật là yếu tố quyết
định trong sự hình thành đất.
Khí hậu
Các đặc trưng của khí hậu như nhiệt
độ, ẩm độ không khí, lượng mưa...
ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành
đất.
+ Ảnh hưởng trực tiếp: khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp đến phong hoá đá, sự
thay đổi nhiệt độ tạo sự phá huỷ vật lý,
lượng mưa và chế độ mưa ảnh hưởng
tới phong hoá vật lý và hoá học... Nhiều
quá trình diễn ra trong đất như khoáng
hoá, mùn hoá, rửa trôi, xói mòn... chịu
sự tác động rõ rệt của khí hậu.
Những vùng có lượng mưa > bốc hơi,
lượng nước thừa sẽ di chuyển trên mặt
đất và thấm sâu xuống đất tạo nên các
quá trình xói mòn và rửa trôi. Các
nguyên tố kiềm, kiềm đất rất dễ bị rửa
trôi, do vậy lượng mưa càng lớn đất bị
hoá chua càng mạnh.
+ Ảnh hưởng gián tiếp: Ảnh hưởng gián
tiếp của khí hậu thông qua yếu tố sinh
vật, khí hậu góp phần điều chỉnh lại yếu
tố sinh vật. Mỗi đới khí hậu trên Trái Ðất
có các loài thực vật đặc trưng. Ví dụ:
thực vật đặc trưng của khí hậu nhiệt đới
là cây lá rộng, thực vật đặc trưng của
khí hậu ôn đới là các cây lá kim...
V.V.Docuchaev đã phát hiện ở mỗi đới
khí hậu có những loại đất đặc thù riêng.
Ðịa hình
Ðịa hình cũng ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp đến sự hình thành đất.
+ Ảnh hưởng trực tiếp: Các đặc trưng
của địa hình như dáng đất, độ cao, độ
dốc... ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều
quá trình diễn ra trong đất. Vùng đồi núi,
vùng cao ở đồng bằng quá trình rửa trôi
xói mòn diễn ra mạnh. Ngược lại trong
các thung lũng ở vùng đồi núi hoặc
vùng trũng ở đồng bằng diễn ra quá
trình tích luỹ các chất. Lượng nước
trong đất cũng phụ thuộc địa hình; vùng
cao thường thiếu nước, quá trình ôxy
hoá diễn ra mạnh; Vùng trũng thường
dư ẩm, quá trình khử chiếm ưu thế... kết
quả ở các địa hình khác nhau hình
thành nên các loại đất khác nhau.
+ Ảnh hưởng gián tiếp: địa hình ảnh
hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất
thông qua yếu tố khí hậu và sinh vật.
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm dần
theo quy luật độ cao tăng 100 m, nhiệt
độ giảm 0,5oC, đồng thời ẩm độ tăng
lên. Sự thay đổi khí hậu kéo theo sự
thay đổi của sinh vật. Ở các độ cao
khác nhau có các đặc trưng khí hậu và
sinh vật khác nhau. Các nhà thổ
nhưỡng đã phát hiện được quy luật phát
sinh đất theo độ cao.
Thời gian
Thời gian là tuổi của đất, gồm tuổi tuyệt
đối và tuổi tương đối.
Tuổi tuyệt đối được tính từ khi mẫu chất
được tích luỹ chất hữu cơ (cacbon hữu
cơ) đến ngày nay, nói cách khác tuổi
tuyệt đối chính là tuổi cacbon hữu cơ
trong đất hay là tuổi mùn của đất. Ðể
xác định tuổi của mùn, dùng phương
pháp phóng xạ cacbon. C12 có 2 đồng
vị phóng xạ là C13 và C14, trong cơ thể
sống của thực vật tỷ lệ C13 và C14 là
một hằng số và giống trong khí quyển.
Sau khi chết C14 không bền và bị phân
huỷ giảm dần, từ lượng C14 còn lại
trong mùn dựa vào chu kỳ bán phân rã
của C14, tính được tuổi của mùn trong
đất. Bằng phương pháp trên, Devries
(1958) đã xác định tuổi của đất vàng
(hoàng thổ) ở Úc từ 32-42 ngàn năm.
Tuổi tương đối của đất được dùng để
đánh giá sự phát triển và biến đổi diễn
ra trong đất nên không tính được bằng
thời gian cụ thể. Dựa vào hình thái đất
để có các nhận xét về hình thành và
phát triển của đất. Ví dụ: Sự phân tầng
chưa rõ của phẫu diện thường gặp ở
những loại đất mới được hình thành. Sự
hình thành kết von hoặc đá ong trong
một số loại đất đỏ vàng chứng tỏ đất đã
phát triển tới mức cao (già hơn) so với
đất cùng loại chưa có kết von.
Con người
Con người đã có những tác động rất
sâu sắc đối với các vùng đất được sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp. Sự tác động về nhiều mặt trong
quá trình sử dụng đất đã làm biến đổi
nhiều vùng theo các hướng khác nhau,
hình thành nên một số loại đất đặc
trưng. Ví dụ: Ðất phù sa, đất xám bạc
màu, đất mặn, đất phèn... sau một thời
gian sử dụng gieo trồng lúa nước sẽ
hình thành nên đất lúa nước.
Những tác động tốt của con người như:
Bố trí cây trồng phù hợp với tính chất
đất; xây dựng các công trình thuỷ lợi;
đắp đê ngăn lũ và nước mặn; bổ sung
chất dinh dưỡng trong đất bằng các loại
phân bón; bảo vệ đất; cải tạo tính chất
xấu của đất... làm cho đất biến đổi theo
chiều hướng tốt dần lên. Ngược lại,
những tác động xấu như: Bố trí cây
trồng không phù hợp; bón phân không
đầy đủ; chặt phá rừng làm nương rẫy;
không thực hiện tốt các biện pháp
chống thoái hoá đất... sẽ làm cho đất
biến đổi theo chiều hướng xấu.
Sự tác động tổng hợp của các yếu tố
hình thành đất sẽ quyết định các quá
trình hình thành và biến đổi diễn ra
trong đất. Những quá trình hình thành
phổ biến trong tự nhiên:
- Quá trình hình thành đất sơ sinh.
- Quá trình tích luỹ chất hữu cơ và mùn
trong đất.
- Quá trình tích luỹ sắt, nhôm trong đất.
- Quá trình rửa trôi, xói mòn đất.
- Quá trình glây.
- Quá trình hoá chua, phèn, nhiễm mặn.
- Quá trình lắng đọng vật liệu phù sa.