25 câu hỏi trắc nghiệm môn: Quản trị học căn bản

Câu 76: Phát biểu nào sau đây về mô hình tổ chức là sai: (a) Một công ty được sắp xếp gồm 4 phòng Tài vụ, Hành chánh-nhân sự, Kế hoạch-kinh doanh; Kỹ thuật, thì ta gọi đó là tổ chức theo chức năng. (b) Một Công ty có Giám đốc công ty và các Giám đốc phụ trách riêng từng loại sản phẩm của công ty, thì ta gọi đó là tổ chức theo sản phẩm. (c) Một Công ty có Giám đốc công ty và 03 Giám đốc phụ trách: bán hàng cho các đại lý, xuất khẩu hàng ra các nước, và bán hàng cho tiêu dùng lẻ trong nước, thì ta gọi đó là tổ chức theo khách hàng. (d) Một Công ty có các mạng lưới đại lý ở các tỉnh, thành phố khắp nước thì ta gọi đó là tổ chức theo địa bàn hoạt động.

pdf11 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3004 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 25 câu hỏi trắc nghiệm môn: Quản trị học căn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bieân soaïn : TS. Nguyeãn Höõu Quyeàn 25 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN Trang 1 Câu 76: Phát biểu nào sau đây về mô hình tổ chức là sai: (a) Một công ty được sắp xếp gồm 4 phòng Tài vụ, Hành chánh-nhân sự, Kế hoạch-kinh doanh; Kỹ thuật, thì ta gọi đó là tổ chức theo chức năng. (b) Một Công ty có Giám đốc công ty và các Giám đốc phụ trách riêng từng loại sản phẩm của công ty, thì ta gọi đó là tổ chức theo sản phẩm. (c) Một Công ty có Giám đốc công ty và 03 Giám đốc phụ trách: bán hàng cho các đại lý, xuất khẩu hàng ra các nước, và bán hàng cho tiêu dùng lẻ trong nước, thì ta gọi đó là tổ chức theo khách hàng. (d) Một Công ty có các mạng lưới đại lý ở các tỉnh, thành phố khắp nước thì ta gọi đó là tổ chức theo địa bàn hoạt động. Câu 77: Hoạt động nào sau đây không thuộc chức năng điều khiển của người quản trị: (a) Tuyển dụng, hướng dẫn, và đào tạo nhân viên. (b) Sắp xếp các nhân nhân viên đã tuyển dụng. (c) Động viên nhân viên. (d) Giải quyết các xung đột mâu thuẫn. Câu 78: Quá trình tuyển chọn nhân viên gồm 4 giai đoạn cơ bản sau đây, nhưng trong đó có một giai đoạn được mô tả kém chính xác, đó là: (a) Xác định nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. (b) Mô tả công việc và xác định tiêu chuẩn của chức danh công việc. Trang 2 (c) Tìm nguồn ứng viên từ bên ngoài. (d) Tuyển chọn ứng viên tốt nhất theo yêu cầu của công việc. Câu 79: Quan điểm của lý thuyết động viên của Taylor không ngụ ý: (a) Công nhân lười biếng. (b) Nhà quản trị hiểu biết hơn công nhân. (c) Phải động viên bằng các phần thưởng kinh tế. (d) Không cần dạy nhiều cho công nhân mà để họ tự tìm tòi, sáng tạo. Câu 80: Phương pháp động viên theo lý thuyết của Taylor không đề cập đến: (a) Dạy công nhân cách làm việc tốt nhất. (b) Đôn đốc theo dõi công nhân làm việc. (c) Gợi ý để công nhân tự suy nghĩ ra cách làm việc. (d) Kích thích kinh tế bằng tiền lương, tiền thưởng. Câu 81: Trong khi nghiên cứu cơ sở của lý thuyết tâm lý xã hội về sự động viên, người ta không thấy có: (a) Dạy cho công nhân hiểu về tâm lý và sự tác động của nó đối với năng suất lao động. (b) Sự thừa nhận nhu cầu xã hội của công nhân, và tạo điều kiện cho con người lao động cảm thấy hãnh diện về sự hữu ích và quan trọng của họ trong công việc chung. Trang 3 (c) Nên cho người lao động tự do hơn để quyết định những gì liên quan đến công việc được giao. (d) Sự quan tâm nhiều hơn đến các nhóm không chính thức. Câu 82: Khi bàn về động viên, người ta sử dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow với ngụ ý rằng: (a) Nhu cầu của con người là có 5 loại: vật chất-sinh lý; an toan; xã hội; được tôn trọng; và tự hoàn thiện bản thân. (b) Con người luôn luôn muốn thỏa mãn nhu cầu ở bậc cao hơn vị trí hiện tại của mình. (c) Nhu cầu của con người thì có nhiều bậc từ thấp đến cao, khi được thỏa mãn nhu cầu ở một bậc nào đó thì con người có khuynh hướng vướng đến muốn thỏa mãn nhu cầu ở bậc cao hơn. (d) Cần nhận định nhu cầu hiện tại của nhân viên để có biện pháp động viên phù hợp. Câu 83: Trong các lý thuyết hiện đại về sự động viên, không thể kể đến lý thuyết: (a) Lýthuyết của Taylor. (b) Lýthuyết nhu cầu của Maslow. (c) Lýthuyết hai bản chất khác nhau của con người của Mc.Gregor. (d) Lýthuyết hai yếu tố động viên của Herzberg. Trang 4 Câu 84: Khi bàn về động viên trong quản trị, lý thuyết về bản chất con người của Mc.Gregor ngụ ý rằng: (a) Người có bản chất X là loại người không thích làm việc, lười biếng trong công việc, không muốn chịu trách nhiệm, và chỉ khi làm việc khi bị người khác bắt buộc. (b) Người có bản chất Y là loại nguời hamthích làm việc, biết tự kiểm soát để hoàn thành mục tiêu, sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm, và có khả năng sáng tạo trong công việc. (c) Cần phải tìm hiểu, phân loại bản chất của công nhân để sa thải dần công nhân bản chất X, thay thế dần chì toàn những c6ng nhân có bản chất Y. (d) Biện pháp động viên cần thích hợp với bản chất con người. Câu 85: Herzberg đã đưa ra lý thuyết động viên của mình bằng cách: (a) Theo dõi và điều tra ngầmthái độ của công nhân. (b) Trực tiếp thăm hỏi công nhân. (c) Điều tra hiệu quả làm việc của công nhân thông qua các nhà quản trị. (d) Phân tích năng suất lao động của công nhân qua các thống kê. Câu 86: Herzberg phân các yếu tố động viên thành 2 loại yếu tố: yếu tố bình thường và yếu tố động viên nhằm mục đích: (a) Chỉ cho các nhà quản trị thấy các yếu tố bình thường sẽ không đem lại sự hăng hái hơn, nhưng nếu không có thì người lao động sẽ bất mãn và làm việc kém hăng hái. Trang 5 (b) Chỉ cho các nhà quản trị thấy các yếu tố động viên sẽ thúc đẩy người lao động làm việc hăng hái hơn, nhưng nếu không có, họ vẫn họ vẫn làm việc bình thường. (c) Nhà quản trị cần áp dụng đều cả hai loại yếu tố bình thường và động viên. (d) Nhà quản trị cần lưu ý hai mức độ khác nhau của thái độ lao động của nhân viên và đừng lẫn lộn giữa nhưng biện pháp. Câu 87: Tiến sĩ Yves Enregle cho rằng lãnh đạo là làm cho người khác làm việc và hiểu biết công việc để giao phó cho người khác làm. Theo đó ông ta ngụ ý: (a) Người lãnh đạo luôn trong trạng thái sẵn sàng làm việc thay người khác nếu như họ không chấp hành lệnh hoặc không làm được việc mình giao phó. (b) Người lãnh đạo cần dạy người khác làm việc. (c) Trên cơ sở hiểu biết công việc, người lãnh đạo làm sao đó để người khác làm được việc. (d) Khi hiểu biết công việc, người lãnh đạo sẽ rất dễ dàng bắt buộc người khác làm việc vì họ sẽ không dám khinh thường người lãnh đao. Câu 88: Tiêu chuẩn của một người lãnh đạo hữu hiệu có lẽ sẽ không cần thiết: (a) Biết sử dụng đúng người, đúng chỗ, và luôn đáp ứng các mong muốn của mọi người. (b) Có mặt ở mọi nơi, nắm bắt công việc, lắng nghe mọi người, nhưng không làm việc của người khác. Trang 6 (c) Có các cá tính-phẩm chất: lạc quan, bền bỉ, điềm tĩnh, trung thực, cởi mở song cương quyết, giản dị, (d) Hướng về các giá trị chung. Câu 89: Có lẽ không nên hiểu uy tín lãnh đạo thực sự là: (a) Khả năng làm cho người khác chịu làm việc. (b) Khả năng ảnh hưởng đến người khác. (c) Khả năng cảm hóa người khác. (d) Khả năng làm cho người khác tuân phục và tin tưởng một cách tự nguyện. Câu 90: Nguồn gốc của uy tín lãnh đạo không thể là: (a) Do quyền lực hợp pháp. (b) Do phẩm chất cá nhân lãnh đạo. (c) Do khả năng của người lãnh đạo. (d) Do sự tuyên bố của người lãnh đạo. Câu 91: Uy tín thật và uy tín giả của người lãnh đạo có điểm chung là: (a) Cùng xuất phát từ quyền lực và chức vụ hợp pháp của người lãnh đạo. (b) Cùng là một sự ảnh hưởng đến người khác. (c) Cùng gây sự tôn trọng và kính trọng nơi người khác. (d) Cùng do phẩm chất và giá trị cá nhân của người lãnh đạo quyết định nên. Trang 7 Câu 92: Người ta không cho rằng uy tín giả của người lãnh đạo xuất phát từ : cấp dưới sợ hãi, do khoảng cách quản trị, do cộng nhận, do tốt bụng, do mua chuộc, (a) Sự sợ hãi hoặc sự công nhận của cấp dưới. (b) Khoảng cách quản trị. (c) Sự mua chuộc người khác. (d) Các kỹ năng của người quản trị. Câu 93: Người ta phân loại phong cách lãnh đạo thành nhiều kiểu, nhưng không thấy nói đến phong cách: (a) Độc đoán. (b) Thờ ơ. (c) Dân chủ (d) Tự do. Câu 94: Phong cách lãnh đạo độc đoán không mang đặc điểm sau đây: (a) Không tính đến ý kiến tập thể mà chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân để ra quyết định. (b) Không phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng. (c) Chỉ phù hợp với những tập thể thiếu kỷ luật, không tự giác, công việc trì trệ,...cần chấn chỉnh nhanh. (d) Khá thu hút người khác tham gia ý kiến. Trang 8 Câu 95: Phong cách lãnh đạo dân chủ không mang đặc điểm sau đây: (a) Thu hút cả tập thể vào việc thảo luận, bàn bạc trước khi ra quyết định. (b) Luôn luôn được áp dụng trong các công ty. (c) Có thể phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân viên. (d) Không áp dụng được ở những tổ chức vô kỷ luật. Câu 96: Theo phong cách lãnh đạo tự do thì: (a) Mọi người tư do hành động theo ý mình. (b) Người lãnh đạo tự do điều khiển người khác theo những tùy hứng ngẫu nhiên. (c) Người lãnh đạo chỉ cung cấp thông tin cho người khác làm, tính chất phân quyền cao. (d) Người lãnh đạo để cho người khác tự do suy nghĩ và hành động, sau đó điều chỉnh các sai sót (nếu có) Câu 97: Cần hiểu chức năng kiểm tra của người quản trị là: (a) Sự mong muốn biết những sai lệch giữa thực tế và kế hoạch. (b) Sự theo sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra đã và đang được hoàn thành. (c) Sự điều chỉnh những mong muốn cho phù hợp với khả năng thực tế diễn ra. (d) Sự xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, kiểm tra và so sánh với kế hoạch đặt ra, rút kinh nghiệm. Trang 9 Câu 98: Chức năng kiểm tra sẽ có nhiều mục đích, nhưng chung qui là: (a) Đạt được mục tiêu đề ra với nhiệu quả cao nhất có thể được, (b) Phát hiện kịp thời các sai sót và bộ phận chịu trách nhiệm để chấn chỉnh. (c) Bảo đảm các nguồn lực được sử dụng một cách tiết kiệm. (d) Rút kinh nghiệm cho những lần thực hiện sau. Câu 99: Chức năng kiểm tra trong quản trị sẽ mang lại tác dụng là: (a) Đánh giá được toàn bộ quá trình quản trị và có những giải pháp thích hợp. (b) Làm nhẹ gánh nặng cho cấp chỉ huy, dồn việc xuống cho cấp dưới. (c) Qui trách nhiệm được những người sai sót. (d) Cấp dưới sẽ tự nâng cao trách nhiệm hơn vì sợ bị kiểm tra và bị phát hiện ra các bê bối. Câu 100: Một quá trình kiểm tra cơ bản trình tự qua các bước sau đây: (a) Xây dựng các tiêu chuẩn, điều chỉnh các sai lệch, đo lường việc thực hiện. (b) Đo lường việc thực hiện, điều chỉnh các sai lệch, xây dựng các tiêu chuẩn. (c) Đo lường việc thực hiện, xây dựng các tiêu chuẩn, điều chỉnh các sai lệch. (d) Xây dựng các tiêu chuẩn, đo lường việc thực hiện, điều chỉnh các sai lệch. Trang 10