Khái niệm vềchiến lược, quản trịchiến
lược và một sốthuật ngữcơbản được
sửdụng trong quản trịchiến lược.
Khái niệm, nội dung của tầm nhìn chiến
lược, sứmạng kinh doanh và mục tiêu
chiến lược.
Mô hình quy trình quản trịchiến lược
tổng quát và nội dung các hoạt động
trong giai đoạn: hoạch định chiến lược
thực thi chiến lược và đánh giá chiến
lược của doanh nghiệp
26 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 1: Tổng quan vềquản trịchiến lược của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Tổng quan về quản trị chiến lược của doanh nghiệp
v1.0 1
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
CỦA DOANH NGHIỆP
Nội dung
Khái niệm về chiến lược, quản trị chiến
lược và một số thuật ngữ cơ bản được
sử dụng trong quản trị chiến lược.
Khái niệm, nội dung của tầm nhìn chiến
lược, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu
chiến lược.
Mô hình quy trình quản trị chiến lược
tổng quát và nội dung các hoạt động
trong giai đoạn: hoạch định chiến lược
thực thi chiến lược và đánh giá chiến
lược của doanh nghiệp.
Mục tiêu
Nắm vững các đặc điểm cơ bản của quyết định chiến lược và phân định rõ nội dung của
chiến lược và quản trị chiến lược trong doanh nghiệp.
Phân biệt nội dung và phương thức quản trị chiến lược tại các cấp độ: chiến lược cấp doanh
nghiệp, chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp chức năng.
Hiểu và vận dụng thành thạo các thuật ngữ của quản trị chiến lược: tầm nhìn chiến lược,
sứ mạng kinh doanh, mục tiêu chiến lược, đơn vị kinh doanh chiến lược.
Nắm được nội dung các hoạt động cơ bản trong quy trình quản trị chiến lược của doanh
nghiệp: hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược.
Hiểu rõ vai trò của quản trị chiến lược trong các loại hình tổ chức khác nhau.
Hướng dẫn học
Học viên cần tìm hiểu một số kiến thức liên quan về quản trị học, đồng thời tìm kiếm thêm các nội
dung như: khái niệm, quy trình quản trị doanh nghiệp, phương hướng hoạt động kinh doanh,
triết lý kinh doanh
Thời lượng học
9 tiết
Bài 1: Tổng quan về quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2 v1.0
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Tình huống: Chuyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa
Tập 1: Giống như câu chuyện nguyên bản về cuộc thi chạy giữa
Thỏ và Rùa, Thỏ tự tin về khả năng chạy nhanh nên chủ quan
rong chơi, ngủ quên còn Rùa mặc dù chạy chậm nhưng chắc
chắn và ổn định. Kết quả là Rùa đã thắng. Câu chuyện này cho
thấy trong kinh doanh và trong cạnh tranh nếu biết phát huy được
điểm mạnh, bạn vẫn có thể dành chiến thắng đối thủ mạnh hơn,
nhanh hơn.
Tập 2: Sau thất bại, Thỏ vô cùng thất vọng và nhận ra rằng
mình thua vì quá tự tin và thiếu kỷ luật. Lần này rút kinh
nghiệm, Thỏ không chủ quan nữa mà dốc sức chạy một mạch về đích. Kết quả là Thỏ đã
thắng. Cuộc thi chạy lần thứ 2 này cho thấy trong công việc chậm và ổn định thì tốt rồi nhưng
nếu nhanh mà vẫn chắc chắn thì còn tốt hơn nhiều.
Tập 3: Câu chuyện chưa dừng lại ở đây, Rùa suy nghĩ và thấy rằng không thể dành chiến thắng
trên đường đua vừa rồi. Lần này Rùa đề nghị Thỏ chạy đua lần 3 nhưng phải trên đường đua do
Rùa lựa chọn. Thỏ nhận lời và cuộc đua bắt đầu. Thỏ nhanh chóng vượt lên, nhưng khi gần đến
đích mới phát hiện có con sông nhỏ chắn ngang vạch đích. Trong lúc Thỏ đang loay hoay tìm
cách vượt qua thì Rùa đã bò đến, bơi qua con sông và về đích. Câu chuyện cho thấy Rùa đã biết
lựa chọn được sân chơi (đường đua) thích hợp để tận dụng được lợi thế (biết bơi) của mình.
Tập 4: Câu chuyện vẫn chưa dừng lại. Đến đây, Thỏ và Rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết
và cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định
tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội (hợp tác). Cuộc
đua bắt đầu, Thỏ cõng Rùa chạy đến bên bờ sông, Rùa lội xuống sông và cõng Thỏ bơi qua
bên kia bờ sông. Lên đến bờ, Thỏ lại cõng Rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận
ra rằng bằng cách hợp tác cả hai đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước. Bài
học của câu chuyện này là gì? Mỗi doanh nghiệp đều có ưu điểm, lợi thế riêng, nhưng trừ khi
các doanh nghiệp cùng làm việc với nhau và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng doanh
nghiệp, họ sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những
trường hợp mà chúng ta không thể làm tốt hơn đối thủ.
Cần lưu ý rằng cả Thỏ và Rùa để dành chiến thắng trên đường đua đều đã xác định được rõ
ràng ưu thế của mình và kế hoạch hành động để về đích. Quan trọng hơn, cả hai đối thủ đều
không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng
nhiều hơn sau khi phải chịu thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng
làm việc hết sức mà vẫn thất bại.
Câu chuyện ngụ ngôn thời hiện đại cũng nói lên rằng chúng ta không thể tự nhiên giành được
thắng lợi trong bất kỳ cuộc đua tranh nào - cho dù nhìn vẻ bề ngoài anh là người mạnh hơn
mọi mặt. Để giành chiến thắng, chúng ta cần phải cân nhắc trước hết các ưu thế của mình, lựa
chọn được đường đua cho phép phát huy được ưu thế đó, biết khi cần cạnh tranh và khi nào
phải hợp tác, tóm lại phải có chiến lược và biết cách thực hiện chiến lược ấy.
Câu hỏi
Chiến lược và quản trị chiến lược là gì?
Bài 1: Tổng quan về quản trị chiến lược của doanh nghiệp
v1.0 3
1.1. Chiến lược là gì?
1.1.1. Khái niệm và các nhân tố cấu thành chiến lược
1.1.1.1. Khái niệm chiến lược
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chiến lược:
Theo nghĩa thông thường, chiến lược (xuất phát từ
gốc từ Hy Lạp là strategos) là một thuật ngữ quân
sự được dùng để chỉ kế hoạch dàn trận và phân bố
lực lượng với mục tiêu đánh thắng kẻ thù. Carl von
Clausewitz – nhà binh pháp của thế kỷ 19 – đã mô
tả chiến lược là “lập kế hoạch chiến tranh và hoạch
định các chiến dịch tác chiến”.
Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn Tư vấn Boston
(BCG) đã kết nối khái niệm chiến lược với lợi thế cạnh tranh. Lợi thế
cạnh tranh là việc đặt một công ty vào vị thế tốt hơn đối thủ để tạo ra giá trị về kinh
tế cho khách hàng. Henderson viết rằng “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một
kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức.
Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”.
Gần đây, với nhận thức về đặc điểm tiến hóa liên tục và đầy bất trắc của môi
trường kinh doanh, khái niệm chiến lược đã được mở rộng theo hướng “tập hợp
quyết định và hành động cho phép dự đoán trước, hoặc ít nhất là dự báo được một
tương lai có thể nhìn thấy trước nhưng vẫn còn đầy bất trắc và rủi ro”.
Một cách tổng quát, G. Johnson & K. Scholes định nghĩa “Chiến lược bao hàm
việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn
cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực
hiện các mục tiêu đó”.
Tóm lại, chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm những mục tiêu phải đạt tới trong
dài hạn, những đảm bảo về nguồn lực để đạt được những mục tiêu này và đồng thời
những cách thức, tiến trình hành động trong khi sử dụng những nguồn lực này. Do đó,
chiến lược được hiểu như là một kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát định hướng
sự phát triển và tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một chiến lược tốt, được
thực hiện hiệu quả sẽ giúp các nhà quản trị và nhân viên ở mọi cấp quản lý xác định rõ
ràng mục tiêu, nhận biết phương hướng hành động, góp phần vào sự thành công của
doanh nghiệp.
1.1.1.2. Các nhân tố cấu thành chiến lược
Sau khi đã có một khái niệm tổng quát về chiến lược, nội dung tiếp theo sẽ tập trung
làm rõ các nhân tố đặc trưng cấu thành nên các quyết định chiến lược trong một doanh
nghiệp. Có 6 nhân tố cơ bản cấu thành nên một quyết định chiến lược, bao gồm:
Quyết định chiến lược liên quan đến định hướng trong dài hạn của doanh nghiệp.
Các định hướng chiến lược của doanh nghiệp là các quyết định trong dài hạn và
việc triển khai các quyết định này cần rất nhiều thời gian. Câu chuyện "Thỏ và Rùa"
trong tình huống dẫn nhập là một cuộc thi chạy đường dài giữa hai đối thủ (chứ
không phải chạy nước rút).
Bài 1: Tổng quan về quản trị chiến lược của doanh nghiệp
4 v1.0
Quyết định chiến lược liên quan đến việc xác định phạm vi hoạt động của doanh
nghiệp: doanh nghiệp sẽ tập trung vào một hoạt động/một ngành kinh doanh/một
thị trường (truyền thống) hay phát triển đa dạng hóa vào nhiều lĩnh vực hoạt động
kinh doanh mới?
Ví dụ: Chiến lược của FPT sẽ phải trả lời câu hỏi tập đoàn sẽ tập trung phát triển
lĩnh vực kinh doanh truyền thống là phần mềm và công nghệ thông tin hay phát
triển sang các lĩnh vực mới như: ngân hàng, phân phối bán lẻ, chứng khoán, giáo
dục đào tạo, ...
Quyết định chiến lược có mục tiêu hướng tới
việc mang lại lợi thế cạnh tranh hay "tính khác
biệt" cho doanh nghiệp. Nếu chiến lược không
mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, đó
không phải là một chiến lược hiệu quả, cũng như
nếu một doanh nghiệp có cùng chiến lược như
các đối thủ có nghĩa là doanh nghiệp vẫn chưa
có chiến lược.
Ví dụ: Southwest Airlines đã trở thành một hãng hàng không có lợi nhuận
cao nhất Bắc Mỹ nhờ vào việc tự tạo cho mình một chiến lược kinh doanh khác
biệt so với các hãng hàng không truyền thống: bán vé giá thấp, khởi hành thường
xuyên, phục vụ chu đáo và cung cấp dịch vụ làm hài lòng khách hàng.
Quyết định chiến lược của doanh nghiệp được hình thành từ sự biến động liên tục
của môi trường cạnh tranh. Vì vậy, chiến lược phải cho phép xác lập được vị thế
của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương thích với môi trường và thị trường. Đối
với một doanh ngiệp có quy mô nhỏ, việc xác định vị thế này đòi hỏi doanh nghiệp
phải lựa chọn một hoặc một vài đoạn thị trường ngách, tuy nhiên đối với một tập
đoàn đa quốc gia, việc xác định vị thế chiến lược có thể đến từ việc mua lại những
doanh nghiệp đã có được vị thế mạnh trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Ví dụ: Hãng máy tính Lenovo của Trung Quốc đã mua lại nhánh hoạt động máy
tính cá nhân IBM để tạo lập và phát triển vị thế cạnh tranh vào khu vực thị trường
tiềm năng này.
Chiến lược được hình thành từ các nguồn lực và năng lực bên trong của doanh
nghiệp. Theo tiếp cận này, chiến lược không chỉ cần thích nghi với môi trường bên
ngoài, mà còn phải cho phép khai thác tối đa các năng lực bên trong của
doanh nghiệp để tạo lập được các năng lực cạnh tranh bền vững.
Cuối cùng, để triển khai chiến lược đòi hỏi phải phân bổ các nguồn lực: tài chính,
nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ, thương mại, ... một cách tối ưu, cho các hoạt
động kinh doanh nhiều tiềm năng nhất.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có định hướng chiến lược phát triển thị trường quốc tế
thường đi kèm với việc phát triển một hệ thống phân phối mới và các dịch vụ
khách hàng.
Bài 1: Tổng quan về quản trị chiến lược của doanh nghiệp
v1.0 5
Chiến lược phát triển của Vinamilk
Tổng Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) là một doanh nghiệp đang chiếm vị trí
dẫn đầu trong ngành sữa của Việt Nam. Để có được quyết định và hành động mang tính
nhất quán và có hiệu quả, bản tuyên bố chiến lược của Vinamilk nêu rõ:
Mục tiêu của Vinamilk là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi mục tiêu phát triển
kinh doanh dựa trên những yếu tố chiến lược sau:
Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới;
Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một thị trường tiêu thụ rộng
lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, mang lại
tỷ suất lợi nhuận lớn hơn;
Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn tốt nhất thị hiếu tiêu dùng khác nhau
của khách hàng;
Xây dựng thương hiệu;
Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp;
Phát triển nguồn nguyên liệu sạch để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy.
1.1.2. Một số thuật ngữ cơ bản
1.1.2.1. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp
Các doanh nghiệp hiện đại thường có ba cấp chiến lược
tương ứng với ba cấp tổ chức khác nhau (Hình 1.1), bao
gồm chiến lược cấp doanh nghiệp (Corporate Strategy),
chiến lược cấp kinh doanh (Business Strategy) và chiến
lược cấp chức năng (Functional Strategy). Các hoạt
động cũng như các quyết định chiến lược của ba cấp
này phải nhất quán, hỗ trợ lẫn nhau, và phải hợp nhất
nhằm đáp ứng với những thay đổi cạnh tranh của
môi trường bên ngoài.
Hình 1.1: Ba cấp chiến lược trong doanh nghiệp
Nguồn: Hill & Jones, 2008, Strategic management
Chiến lược
Doanh nghiệp
Chiến lược
kinh doanh
1
Chiến lược
chức năng
Ban giám đốc
Hội đồng quản trị
Các chức năng
KD cho SBU 1
Các chức năng
KD cho SBU 3
Các chức năng
KD cho SBU 2
2
Thị trường A Thị trường B Thị trường C
3
Bài 1: Tổng quan về quản trị chiến lược của doanh nghiệp
6 v1.0
Chiến lược cấp doanh nghiệp (gọi tắt là chiến lược doanh nghiệp) do hội đồng
quản trị chịu trách nhiệm xây dựng. Chiến lược doanh nghiệp liên quan đến mục
tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông.
Chiến lược doanh nghiệp là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng
phát triển của tổ chức. Thông thường, chiến lược doanh nghiệp trả lời câu hỏi
then chốt: “Doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động trong ngành kinh doanh hoặc
những ngành kinh doanh nào?”
Chiến lược cấp kinh doanh (gọi tắt là chiến lược kinh doanh) liên quan nhiều hơn
tới việc làm thế nào doanh nghiệp hay một hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường (hoặc một đoạn thị
trường) cụ thể. Nó liên quan nhiều hơn đến các quyết định chiến lược về việc lựa
chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các
đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới Chiến lược kinh doanh phải chỉ
ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác nhau,
xác định vị thế cạnh tranh cho các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) và làm thế
nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả nhất.
Chiến lược cấp chức năng liên quan tới việc từng bộ phận chức năng (sản xuất,
marketing, tài chính, hệ thống thông tin,) trong doanh nghiệp sẽ được tổ chức
như thế nào để thực hiện được mục tiêu chiến lược kinh doanh. Một chiến lược
chức năng là một lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương thức hành động
ngắn hạn được các lĩnh vực chức năng sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu ngắn
hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức. Bởi vậy, chiến lược chức năng
tập trung vào các vấn đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người.
1.1.2.2. Đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU – Strategic Business Units)
Đơn vị kinh doanh chiến lược (từ đây viết tắt là SBU) được hiểu là một đơn vị kinh
doanh riêng lẻ của doanh nghiệp mà tại đó các nguồn lực có thể được phân bổ hoặc
thu hồi một cách độc lập với các hoạt động kinh doanh còn lại của doanh nghiệp.
Có thể xác định các SBU dựa trên một số tiêu chí phổ biến sau:
Các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt về mặt công nghệ. Ví dụ một
công ty kinh doanh sản phẩm tivi có thể phân chia thành SBU 1: Tivi LCD;
SBU 2: Tivi LED.
Các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt về mặt chức năng sử dụng. Ví dụ
một công ty kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có thể phân chia thành
SBU 1: Bàn chải đánh răng; SBU 2: Kem đánh răng; SBU 3: Nước súc miệng.
Các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt về mặt nhãn hiệu hay tiếp thị.
Ví dụ một công ty kinh doanh mặt hàng nước giải khát có thể phân chia thành
SBU 1: Trà xanh O độ; SBU 2: Trà thảo mộc Dr Thanh.
Các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt hóa về mặt khách hàng. Ví dụ
một ngân hàng thương mại có thể phân chia thành SBU 1: Dịch vụ tài chính cho
khách hàng cá nhân; SBU 2: Dịch vụ tài chính cho khách hàng tổ chức.
Trước khi tiến hành phân bổ nguồn lực, hay ứng xử với các đối thủ cạnh tranh, một
doanh nghiệp bắt buộc phải phân chia tổng thể hoạt động kinh doanh thành các đơn vị
Bài 1: Tổng quan về quản trị chiến lược của doanh nghiệp
v1.0 7
kinh doanh đồng nhất về các yếu tố: công nghệ, thị trường và cạnh tranh. Sau đó chiến
lược sẽ lần lượt được xây dựng và triển khai tại các đơn vị kinh doanh đồng nhất này.
Ví dụ các nhà lãnh đạo của Vinamilk không thể ngay lập tức xây dựng chiến lược kinh
doanh cho cả công ty. Họ phải bắt đầu công tác hoạch định chiến lược từ các đơn vị
kinh doanh độc lập: sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đặc, cafe hòa tan, ... (Hình 1.2)
Hình 1.2: Ví dụ về phân đoạn SBU theo tiêu chí công nghệ
1.1.2.3. Tầm nhìn chiến lược - Sứ mạng kinh doanh - Mục tiêu chiến lược
Tầm nhìn chiến lược
Johnson & Scholes, tác giả cuốn sách Corporate
Strategy đã định nghĩa "Tầm nhìn chiến lược là một
định hướng phát triển cho tương lai, một khát vọng
của tổ chức về những điều mà tổ chức muốn đạt
tới”. Tầm nhìn chiến lược được hiểu là một hình
ảnh, một bức tranh sinh động về những điều có thể
xảy ra đối với một doanh nghiệp trong tương lai.
Tầm nhìn thể hiện ước muốn, tham vọng của doanh
nghiệp và thực chất tầm nhìn chiến lược của doanh
nghiệp trả lời cho câu hỏi: “Doanh nghiệp muốn đi về đâu? và nỗ lực sáng tạo
điều gì?”. Bằng cách xác định tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo
sẽ tập trung được sự quan tâm và khả năng đóng góp của mọi thành viên trong
doanh nghiệp.
Sứ mạng kinh doanh
Sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp dùng để chỉ mục đích, lý do và ý nghĩa của
sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp. Sứ mạng chính là bản tuyên ngôn của doanh
nghiệp đối với xã hội và chứng minh tính hữu ích, các giá trị mà doanh nghiệp
mang lại cho xã hội. Sứ mạng kinh doanh thể hiện ý nghĩa tồn tại của một doanh
nghiệp, những giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, những khách hàng mà doanh
nghiệp phục vụ, những phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp áp dụng, ...
Mục tiêu chiến lược
o Khái niệm: Mục tiêu chiến lược được hiểu là: “những trạng thái, những cột
mốc, những tiêu chí cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời
gian nhất định, đảm bảo sự thực hiện thành công tầm nhìn và sứ mạng của
doanh nghiệp”. [Thompson & Strickland, 2001].
o Mục tiêu chiến lược chỉ đạo hành động, cung cấp khuôn khổ để định hướng nỗ
lực của toàn doanh nghiệp, và có thể được sử dụng như tiêu chuẩn đánh giá
để đo lường mức độ hiệu quả của công việc kinh doanh.
VINAMILK
Sữa bột Dielac Sữa tươi Sữa chua Vinamilk Café Kem
Bài 1: Tổng quan về quản trị chiến lược của doanh nghiệp
8 v1.0
o Căn cứ vào thời gian thực hiện, có thể chia mục tiêu chiến lược thành 2 loại:
mục tiêu dài hạn (>3 năm) và mục tiêu ngắn hạn (<1 năm). Trong đó, các mục
tiêu chiến lược ngắn hạn được chuyển hóa từ các mục tiêu chiến lược dài hạn.
Ví dụ: trong 3 năm tới Nokia sẽ tăng trưởng gấp 1,5 lần doanh số bán cho dòng
sản phẩm E-serie, từ đó lần lượt trong năm đầu tiên doanh thu tăng 15%, năm
thứ 2 tăng 20% và năm cuối cùng tăng 18%.
Ví dụ: Bạn muốn vận động thể dục, phục hồi sức khỏe. Trong trường hợp này
chiến lược có thể được diễn giải theo các thuật ngữ sau đây:
Thuật ngữ Khái niệm Ví dụ
Sứ mạng Mục đích, lý do và ý nghĩa
tồn tại.
Khỏe mạnh
Tầm nhìn Trạng thái mong muốn trong tương lai
Tham gia giải chạy marathon quốc tế
tổ chức tại Hà Nội
Mục tiêu Cột mốc đạt được trong khoảng thời gian nhất định.
Giảm được 5kg từ nay đến tháng 9.
Tập chạy marathon từ tháng 5.
Chiến lược
Định hướng hành động
trong dài hạn
Luyện tập thường xuyên, đều đặn vào
mỗi buổi sáng.
Tham gia vào các giải chạy marathon ở
trường hoặc địa phương.
Tuân thủ ngiêm ngặt chế độ ăn uống.
1.2. Quản trị chiến lược
1.2.1. Khái niệm và mô hình quy trình tổng quát quản trị chiến lược
1.2.1.1. Khái niệm quản trị chiến lược
“Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh
giá các quyết định đan chéo nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được
những mục tiêu đề ra” (Fred David, Khái luận về quản trị chiến lược, 2001).
Quản trị chiến lược là một tập hợp những quyết định quản trị và hành động hướng
tới việc hoàn thành mục tiêu dài hạn của tổ chức
(xem mục 1.1). Về thực chất, quản trị chiến lược là
phương thức, cách thức mà doanh nghiệp tổ chức
triển khai chiến lược, bao gồm: Phân tích tình thế
hiện tại; Đánh giá các quyết định nhằm đưa chiến
lược vào triển khai; Đánh giá hiệu quả thực thi; Điều
chỉn