1. Khái niệm KDQT:
KDQT bao gồm những giao dịch được đặt kếhọach
vàtiến hành vượt ra ngòai biên giới quốc gia nhằm
thỏa mãn những mục tiêu của cánhân vàtổchức.
52 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương I: Khái quát vềkinh doanh quốc tế và công ty đa quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH
QUỐC TẾ &
CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
I. KHÁI QUÁT VỀ KDQT:
1. Khái niệm KDQT:
KDQT bao gồm những giao dịch được đặt kế họach
và tiến hành vượt ra ngòai biên giới quốc gia nhằm
thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức.
2. Sự cần thiết của KDQT
Chính sách kinh tế biệt lập không thể tồn tại
được
KDQT góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống
và xã hội tốt hơn
KDQT giúp tạo ra thị trường mới, cung cấp cơ
hội cho sự mở rộng, phát triển và thu nhập hơn
kinh doanh trong nuớc
KDQT tạo dòng dịch chuyển ý tưởng, dịch vụ và
tư bản ra thế giới
KDQT tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho người tiêu
thụ
3. Động cơ của KDQT:
GIÀNH VỊ TRÍ DẪN ĐẦU GIÀNH THẾ CHỦ ĐỘNG
Lợi nhuận tiềm năng Áp lực cạnh tranh (mất thị
trường)
Sản phẩm độc đáo, sự
tiến bộ kĩ thuật
Sản phẩm suy thoái trong
nước
Kiến thức chuyên môn về
thị trường nước ngoài
KDQT tạm thời trong thời
gian trong nước khó khăn
Sự mong muốn, năng
động nhiệt tình của nhà
quản trị
khả năng sản xuất vượt
mức
Lợi ích về thuế suất Sự gần gũi với khách
hàng và cảng giao dịch
4. Những chiến lược ra nước ngoài:
Các hình thức xuất nhập khẩu
Các hình thức hợp đồng
Các hình thức đầu tư
4.1. Các hình thức xuất khẩu:
Xuất khẩu: bán sản phẩm ra nước ngoài
Các hình thức XK:
1. XK trực tiếp
2. XK gián tiếp
Ưu nhược điểm của XK:
Ưu:
- Yêu cầu về vốn, chi phí ban đầu thấp, rủi ro thấp,
thu được lợi nhuận ngay
- Có cơ hội hiểu biết về tình hình hiện tại và tương lai
của thị trường xuất khẩu
- XK gián tiếp →Xk trực tiếp → Chi nhánh cơ sở bán
hàng → Kiểm soát hệ thống phân phối
Nhược:
- Không có khả năng khai thác hết tiềm năng bán
hàng
- Không đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường
4.2. Hình thức hợp đồng:
Là hình thức 1 công ty sẽ chuyển giao công nghệ
hoặc kĩ năng của mình cho 1 công ty nước ngoài, bao
gồm:
Đại lý đặc quyền (Franchising)
Cấp giấy phép nhượng quyền (Licensing)
Chế tạo theo hợp đồng (manufacturing contracts)
Hợp đồng quản lý (management contracts)
Turnkey project
4.2.1 Licensing
Là hình thức hợp đồng mua bán theo đó 1 công ty
dành cho công ty khác quyền tiếp cận các bằng
sáng chế, các bí mật nghề nghiệp hoặc công nghệ,
các nhăn hiệu thương mại.
Các yếu tố có thể licensing:
- Bằng sáng chế, thiết kế, nhãn hiệu thương mại,
quyền tác giả
- Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất sản
phẩm
- Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Các bản vẽ chi tiết trong sản xuất và cẩm nang
hướng dẫn
- Chương trình huấn luyện kĩ thuật và thương mại
- Tài liệu về sản phẩm hoặc vật liệu hỗ trợ bán
hàng
Ưu điểm của licensing
Tiếp cận được thị trường khó thâm nhập
Rủi ro về nguồn vốn thấp
Thông tin về đặc điểm sản phẩm và hoạt động của
đối thủ cạnh tranh ít tốn kém
Việc giao hàng và mức độ dịch vụ trong thị trường
địa phương được cải tiến
Nhược điểm của licensing:
Tiết lộ sự hiểu biết và kinh nghiệm đã tích luỹ từ lâu
Tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai
Không kiểm soát hoạt động của bên nhận licensing
Tương tác bị động với thị trường
Loại bỏ 1 số thị trường xuất khẩu
4.2.2 Franchising
Là 1 hợp tác kinh doanh mà 1 bên là người đưa ra
đặc quyền (franchisor) cho phép người nhận đặc
quyền (franchisee) sử dụng tên công ty của người
đưa ra đặc quyền, nhãn hiệu, logo, phương pháp
hoạt động đổi lại người đưa ra đặc quyền nhận
được 1 khoản chi phí.
Lợi ích của franchising:
Franchisor:
- Yêu cầu 1 khoản phí trước đó, sau đó là khoản phần
trăm tính trên doanh thu
- Có thể yêu cầu bên franchisee mua hàng hoá hoặc
vật liệu do họ cung cấp
Franchisee:
- Được hỗ trợ cách tiếp thị, quản lý chung
- Sản phẩm hoặc dịch vụ nhanh chóng tiếp cận thị
trường.
Nhược điểm
Khả năng kiểm soát, theo dõi hoạt động
4.2.3 Manufacturing contract
1 công ty hợp đồng với 1 công ty khác để sản xuất
sản phẩm theo đúng quy cách của mình và chịu trách
nhiệm tiêu thụ.
Ưu:
không cần đầu tư vào thiết bị, nhà xưởng
Kiểm soát được chất lượng
Nhược:
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
4.2.4 Management contract:
1 công ty cung ứng bí quyết quản lý trong 1
số hay tất cả các lĩnh vực hoạt động cho 1 bên
khác đổi lấy thù lao 2-5% doanh thu.
Ưu:
Khai thác lợi thế cạnh tranh của mình
Có cơ hội hiểu biết về thị trường nước ngoài
4.2.5 Turnkey project
Thực hiện quá trình:
- Thiết kế
- Xây dựng
- Thuê mướn và huấn luyện nhân sự
- Quản lý hoạt động giai đoạn đầu của công trình
trước khi chuyển giao lại toàn bộ cho đơn vị địa
phương
Ưu:
Lợi nhuận cao từ kinh doanh kiến thức và kỹ thuật
Tránh rủi ro chính trị khi phải hoạt động dài hạn
Nhược: chuyển giao công nghệ, tạo đối thủ cạnh
tranh
4.3. Đầu tư nước ngoài:
Đầu tư nước ngoài trực tiếp (foreign direct
investment)
Công ty con do họ hoàn toàn sở hữu (wholly
owned subsidiaries)
Liên doanh (joint venture)
Portfolio investment:
- Đầu tư tài chính
- Không tham gia hoạt động quản lý
4.3.1 Wholly Owned Subsidiaries
- Xây dựng 1 nhà máy mới
- Mua 1 công ty đang hoạt động, hoặc mua nhà phân
phối của công ty đó
Ưu:
Toàn quyền kiểm soát
Bảo vệ và khai thác những lợi thế cạnh tranh
Duy trì sự linh hoạt
Vượt qu hàng rào thương mại
Nhược:
Chi phí cao
Mất nhiều thời gian để thu lợi nhuận
Rủi ro về kinh tế và chính trị cao
Tốn kém để hiểu biết, sửa chữa những sai lầm
4.3.2 Joint venture:
Là nỗ lực hợp tác giữa 2 hay nhiều tổ chức chia sẻ
cùng 1 lợi ích cho 1 công ty hay công việc kinh
doanh
Ưu :
+ Tạo điều kiện chuyển giao công nghệ
+ Tiếp cận nguồn lực:
- Mỗi bên đối tác tập trung vào nguồn lực về lĩnh vực
có lợi thế lớn nhất
- Tiếp cận được kiến thức và môi trường địa phương
- Có vị thế cạnh tranh hơn
+ Áp lực chính trị:
- Áp lực của nước chủ nhà đối với sự tham gia của
các đơn vị trong nước
- Kiểm soát nội địa về việc tạo công ăn việc làm và
chuyển giao công nghệ
- Đối xử ưu đãi
+ Tiếp cận thị trường:
- Tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả đối với việc phân
phối
- Vượt qua hàng rào thương mại
- Ấn tượng/ thái độ đối với công ty trong nước
+ Lý do khác:
- Tạo quan hệ quần chúng tốt
- Hạn chế sự cạnh tranh tiềm năng
Nhược:
- Nguy cơ đánh mất bí quyết công nghệ
- Mâu thuẫn nảy sinh giữa các bên
4.4. Liên minh chiến lược
Là các thỏa thuận hợp tác giữa một số công ty trên
một số lĩnh vực nhằm đem lại lợi ích cho tất cả các
bên
Ưu:
Thâm nhập thị trường nước ngoài
Chia sẻ chi phí và rủi ro
Bổ sung kĩ năng và tài sản cho nhau
Hình thành tiêu chuẩn công nghệ cho ngành công
nghiệp
Nhược:
Giúp đối thủ canh tranh
II. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG
KDQT
Quốc gia cần chú ý:
Duy trì lợi thế cạnh tranh kinh tế
Tác động để các nước khác giao dịch
Phát triển doanh nghiệp theo hướng tòan cầu
1. Duy trì lợi thế cạnh tranh kinh tế
(Economic competitiveness)
Khả năng cạnh tranh kinh tế đang ở tình trạng biến
động liên tục
Các yếu tố quan trọng của khả năng cạnh tranh: chi
phí lao động, lãi suất, tỉ giá hối đoái, tính kinh tế của
quy mô
2 phương cách đạt đến lợi thế cạnh tranh:
- Sự cải tiến
- Thay thế sản phẩm cũ bằng sản phẩm mới
Các thành phần của Porter trong lợi thế
cạnh tranh quốc gia:
Tổ chức của công ty
và cạnh tranh
Nhóm điều kiện
thâm dụng
Các ngành công nghiệp
liên kết và hỗ trợ
Nhóm điều kiện
nhu cầu
1.1. Nhóm điều kiện thâm dụng:
Gồm: tài nguyên, lao động, vốn
Để duy trì vị thế cạnh tranh, 1 quốc gia phải:
- Thường xuyên nâng cao hoặc giữ vững các điều
kiện thâm dụng
- Phát triển các yếu tố họ cần
1.2. Những điều kiện nhu cầu (demand
condition):
Lợi thế cạnh tranh của 1 quốc gia sẽ mạnh nếu có
sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm
Cần hiểu nhu cầu để:
- Cung cấp những gì người mua cần
- Thay đổi sản phẩm theo điều kiện khách hàng muốn
1.3. Các ngành công nghiệp liên kết và hỗ
trợ (related & supporting industry):
Là những ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ
Chọn nhà cung cấp: vị trí, chi phí, thông tin
1.4. Tổ chức, chiến lược của công ty & sự cạnh
tranh (Firm Strategy, Structure & Rivally):
Môi trường tổ chức, quản lý và sáng tạo của công ty
Mục tiêu chiến lược:
- Có kết quả nhanh, hoàn vốn nhanh
- Phát triển hiệu quả trong dài hạn
- Theo sau: đầu tư vào những ngành đã trưởng
thành, mức hoàn vốn trung bình
Sự cạnh tranh trong nước: thúc đẩy tính cạnh tranh
quốc tế của công ty
Các thành phần của Porter hoạt động
như 1 hệ thống:
Các thành phần trong mô hình Porter hỗ trợ, tăng
cường lẫn nhau. Ảnh hưởng của 1 thành phần tùy
thuộc vào tình trạng của các thành phần khác.
Sự cạnh tranh trong nước và sự gò bó về địa lý là
yếu tố quan trọng
Mô hình này là nền tảng xây dựng và thực hiện
chiến lược.
2. Những quy định của chính phủ và
luật lệ kinh doanh:
Chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thương mại quốc tế.
Sự thương lượng thương mại quốc tế giữa các
nước có thể giới hạn hoặc ngăn chặn những
hoạt động thương mại không công bằng.
Chiến lược KDQT chịu ảnh hưởng bởi những
thỏa thuận thương mại và bởi những pháp chế
qui định của nước sở tại
Vai trò vận động hành lang cho các công ty
nước ngòai của 1 số viên chức nước sở tại
3. Phát triển 1 phương hướng hoạt
động quốc tế
Kinh nghiệm:
- Kinh nghiệm làm việc quốc tế
- Biết cách đánh giá tình huống
- Nghệ thuật ngoại giao
- Khía cạnh con người
Tập trung vào hoạt động quốc tế
- Xem kinh nghiệm làm việc quốc tế là tiêu chuẩn
thăng tiến
- Tổ chức các chương trình huấn luyện quản trị quốc
tế
- Gia tăng thị phần quốc tế là tiêu chuẩn khen thưởng
- Tổ chức hệ thống thông tin ngòai nước
Thái độ: cần nhận thấy tầm quan trọng trong KDQT
những nhiệm vụ cần thực hiện trong đó có những
đặc điểm khác kinh doanh trong nước
III. CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
(Multinational company - MNC)
1. Khái niệm
2. Các chiến lược phát triển
1. Khái niệm
Công ty đa quốc gia là công ty sở hữu hay kiểm
soát các cơ sở kinh doanh sản xuất hoặc dịch vụ ở
nước ngoài
2. Các chiến lược phát triển của MNC:
Công ty quốc tế (International company)
Công ty đa quốc gia (Multinational company)
Công ty toàn cầu (Global company)
Công ty xuyên quốc gia (Transnational company)
Công ty nội địa
Định hướng của công ty: hướng nội
Tập trung vào thị trường nội địa, nhà cung cấp và
đối thủ cạnh tranh trong nước.
Đa dạng hóa những thị trường mới, sản phẩm ở
trong nước thay vì thâm nhập thị trường quốc tế.
Công ty quốc tế
Định hướng: Vẫn tập trung hướng nội
Mở rộng hoạt động tiếp thị, sản xuất và hoạt động khác ở bên
ngoài thị trường nhà.
Chiến lược ở thị trường ngoài nước: áp dụng chiến lược sử dụng
ở thị trường trong nước
Phân bổ nguồn lực: Tập trung những nguồn lực lợi thế về trung
tâm
Vai trò chi nhánh nước ngoài: Đẩy mạnh những lợi thế được
tạo dựng ở trung tâm
Tích lũy và san sẻ kinh nghiệm: Kiến thức được xây dựng ở
trung tâm và truyền đi khắp các chi nhánh
Công ty đa quốc gia
Đinh hướng: hướng ngoại
Thiết lập các chiến lược kinh doanh riêng căn cứ trên nhận
thức về những dị biệt trên thị trường.
Phân bổ nguồn lực: Phân tán theo từng khu vực thị
trường
Vai trò chi nhánh nước ngoài: Tìm kiếm và khai thác cơ
hội ở từng khu vực
Tích lũy và san sẻ kinh nghiệm: Kiến thức được xây
dựng và giữ lại ở từng chi nhánh
Công ty toàn cầu
Là tổ chức tìm cách tiêu chuẩn hóa hoạt động
trên khắp thế giới trong mọi lĩnh vực kinh doanh nhằm
giảm chi phí nhờ vào quy mô kinh tế toàn cầu.
Phân bổ nguồn lực: Xây dựng những trung tâm
sản xuất quy mô toàn cầu
Vai trò chi nhánh nước ngoài: Thực hiện những
chính sách từ công ty mẹ
Tích lũy và san sẻ kinh nghiệm: Kiến thức được
xây dựng và giữ lại ở trung tâm
Công ty xuyên quốc gia
Là tổ chức tìm cách tiêu chuẩn hóa hoạt động trên
khắp thế giới trong các lĩnh vực kinh doanh nhưng
vẫn đáp ứng được các khác biệt của các thị trường
quốc gia khi cần thiết, và khuyến khích sự chia sẻ
kiến thức giữa các chi nhánh.
Phân bổ nguồn lực: Phân tán và kết hợp
Vai trò chi nhánh nước ngoài: Mắt xích liên kết trong
toàn hệ thống
Tích lũy và san sẻ kinh nghiệm: Kiến thức được xây
dựng và chia sẻ từ mỗi chi nhánh
Bốn chiến lược phát triển cơ bản
2. Tiêu chuẩn của 1 MNC:
Về mặt định lượng:
- Số lượng các quốc gia hoạt động là 2
- Tỉ lệ lợi nhuận thu từ những hoạt động nước ngoài
phải từ 25-30%
- Mức độ thâm nhập thị trường nước ngoài phải vững
chắc đủ để ra quyết định
- Nhiều quốc gia cùng sở hữu 1 công ty
Về mặt định tính: hành vi của tổ chức:
- Tổ chức được xem là đa quốc gia khi sự quản lý mang tính
quốc tế và hoạt động phải mang tính quốc tế
- Triết lý quản trị của công ty có thể phân thành: dân tộc
(hướng nội), đa dạng (hướng theo thị trường nước ngoài),
khu vực hay vùng (hướng đến khu vực rộng hơn có thể là
toàn cầu)
Đặc trưng của MNCs:
Những chi nhánh của MNC phải gia nhập và đối phó
1 số yếu tố của môi trường trong và ngoài nước: đối
thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, định chế
tài chính và chính phủ
Các chi nhánh của MNC có chung nguồn tài trợ: tài
sản, bằng sáng chế, nhãn hiệu, nhân lực.
Quan điểm chiến lược chung của MNC giúp các đơn
vị liên kết với nhau 1 cách hài hòa.
3. Lý do để trở thành MNC:
1. Tự bảo vệ họ khỏi những rủi ro và sự không ổn
định của chu kì kinh doanh nội địa. Đây là hình
thức đa dạng hóa quốc tế.
2. Sự tăng trưởng thị trường thế giới về hàng hóa và
dịch vụ của công ty, là 1 phần của quá trình toàn
cầu hóa.
3. Đối phó với sự gia tăng cạnh tranh trên thế giới. Để
bảo vệ thị phần trên thị trường thế giới, sử dụng
chiến lược “theo sau cạnh tranh” tại nước của đối
thủ cạnh tranh nhằm 2 mục đích:
- Lấy đi hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh
- Để các đối thủ khác biết nếu họ tấn công vào thị
trường nội địa của công ty thì họ sẽ nhận được sự
đáp trả tương tự.
4. Giảm chi phí (vận chuyển, phí trung gian, đáp ứng nhanh
nhu cầu của khách hàng, lợi thế nguồn tài nguyên)
5. Vượt qua hàng rào thuế
6. Sử dụng lợi thế về kĩ thuật chuyên môn bằng việc sản
xuất trực tiếp hơn là sản xuất theo licensing.
7. Đa nguồn cung cho 1 công ty nhằm giảm những rủi ro, bất
ổn.
8. Tìm kiếm kiến thức: giành thông tin, kinh nghiệm có thể
cần ở nước khác
9. Giữ khách hàng nước ngoài bằng cách theo dõi và phân
phối sản phẩm liên tục để họ không chuyển sang nguồn
cung khác