Bài giảng Chương IV: Phân tích lợi nhuận và điểm hòa vốn

MỤC TIÊU CHƯƠNG IV - Hiểu và phân tích được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Ứng dụng được việc phân tích lợi nhuận và điểm hòa vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

pdf48 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chương IV: Phân tích lợi nhuận và điểm hòa vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 41 CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN VÀ ĐIỂM HÒA VỐN MỤC TIÊU CHƯƠNG IV - Hiểu và phân tích được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Ứng dụng được việc phân tích lợi nhuận và điểm hòa vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 4.1. TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN VÀ ĐIỂM HÒA VỐN 4.1.1. Các khái niệm về lợi nhuận 4.1.1.1. Lợi nhuận gộp (lãi gộp): Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán Lưu ý: khi phân loại chi phí theo hành vi chi phí, khái niệm hiệu số gộp được thay cho lãi gộp (Hiệu số gộp = Doanh thu - CP khả biến) 4.1.1.2. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT = Lãi gộp – Chi phí bán hàng và quản lý Tách yếu tố lãi vay nhằm đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động kinh doanh 4.1.1.3. Lợi nhuận trước thuế (EBT) Cơ sở tính thuế là lợi nhuận trước thuế hay thu nhập chịu thuế, sau khi trừ mọi chi phí phù hợp trong kỳ kể cả chi phí lãi vay và khấu hao. LN trước thuế = EBIT – CP lãi vay 4.1.1.4. Lợi nhuận sau thuế (EAT) còn gọi là LN ròng LN trước thuế = EBIT – CP lãi vay 4.1.1.5. Lợi nhuận giữ lại LN giữ lại = LN ròng – Cổ tức 4.1.1.6. Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 42 EBITDA = LN gộp – Chi phí bán hàng và quản lý (không bao gồm CP khấu hao) 4.1.2. Khái niệm và thước đo tiêu chuẩn điểm hòa vốn 4.1.2.1. Khái niệm điểm hòa vốn (Break even point-BEP) Điểm hòa vốn là mức sản lượng hay doanh thu mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí (EBIT = 0). 4.1.2.2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn * Thời gian hòa vốn: là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh (thường là 1 năm: 360 ngày) Trong đó: Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu năm /360 * Công suất hòa vốn (hay tỷ suất hòa vốn): là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng khối lượng tiêu thụ trong kỳ. * Doanh thu an toàn: là phần doanh thu vượt qua điểm hòa vốn, đây là phần doanh thu bắt đầu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh thu an toàn càng lớn thì rủi ro sẽ càng thấp. Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn 4.2. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 4.2.1. Lợi nhuận với quy mô và chi phí 4.2.1.1. Yếu tố khối lượng sản phẩm Giả định: giá bán không đổi, CP bất biến và CP khả biến đơn vị không đổi. Khối lượng tiêu thụ tăng sẽ làm tăng lợi nhuận tương ứng. Khoản mục 1 sản phẩm 10.000 sp Thời gian hòa vốn = Doanh thu hòa vốn Doanh thu bình quân 1 ngày PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 43 Doanh thu 15 150.000 Chi phí khả biến 9 90.000 Hiệu số gộp 6 60.000 Chi phí bất biến 45.000 EBIT 15.000 Nếu khối lượng tiêu thụ tăng 10% thì lợi nhuận tăng bao nhiêu? Khi khối lượng tiêu thụ tăng 10%, tức tăng thêm 1.000 sản phẩm. Các chỉ tiêu thay đổi: Khoản mục 1 sản phẩm 10.000 sp 11.000 sp Doanh thu 15 150.000 165.000 Chi phí khả biến 9 90.000 99.000 Hiệu số gộp 6 60.000 66.000 Chi phí bất biến 45.000 45.000 EBIT 15.000 21.000 4.2.1.2. Yếu tố chi phí bất biến Giả định: Công ty tăng doanh thu bằng hình thức tăng quảng cáo. Các yếu tố khác không đổi. CP quảng cáo thêm 3.000 triệu đồng sẽ kỳ vọng tăng doanh thu thêm 30%. Xem xét lựa chọn quyết định. Khoản mục Cũ Mới Doanh thu 150.000 195.000 Chi phí khả biến 90.000 117.000 Hiệu số gộp 60.000 78.000 Chi phí bất biến 45.000 48.000 EBIT 15.000 30.000 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 44 Kết quả đạt được, lợi nhuận tăng 30.000 triệu đồng khi tiến hành tăng cường quảng cáo. 4.2.1.3. Yếu tố chi phí khả biến Giả định: Công ty tăng lợi nhuận bằng cách dự định giảm CP bán hàng khả biến (bao bì, đóng gói, lương) 2.000 triệu đồng. Với dự định này khối lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến sẽ giảm còn 9.500 sản phẩm. Các yếu tố khác không đổi. Xem xét lựa chọn quyết định. Khoản mục 10.000 sp 9.500 sp Doanh thu 150.000 142.500 Chi phí khả biến 90.000 79.800 Hiệu số gộp 60.000 62.700 Chi phí bất biến 45.000 45.000 EBIT 15.000 17.700 Kết quả đạt được, lợi nhuận tăng 17.700 triệu đồng khi giảm chi phí khả biến 2.000 triệu đồng. 4.2.1.4. Yếu tố giá bán Giả định: Công ty tăng lợi nhuận bằng cách dự định tăng giá bán lên 15,6 triệu đồng. Với quyết định này khối lượng tiêu thụ dự kiến chỉ còn 9.000 sản phẩm. Xem xét lựa chọn quyết định. Khoản mục 10.000 sp 9.000 sp Doanh thu 150.000 140.400 Chi phí khả biến 90.000 81.000 Hiệu số gộp 60.000 59.400 Chi phí bất biến 45.000 45.000 EBIT 15.000 14.400 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 45 Kết quả đạt được, lợi nhuận giảm 600 triệu đồng so với phương án cũ. Lựa chọn này không phù hợp. 4.2.1.5. Yếu tố tổng hợp Giả định: Công ty tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán tương ứng 1,2 triệu đồng một sản phẩm và tăng cường quảng cáo thêm 8.000 triệu đồng. Với biện pháp này, dự kiến khối lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 50%. Xem xét lựa chọn quyết định Khoản mục 10.000 sp 15.000 sp Doanh thu 150.000 207.000 Chi phí khả biến 90.000 135.000 Hiệu số gộp 60.000 72.000 Chi phí bất biến 45.000 53.000 EBIT 15.000 19.000 Kết quả đạt được, lợi nhuận tăng 4.000 triệu đồng so với phương án cũ. 4.2.2. Dự báo lợi nhuận gộp và xác định khối lượng tiêu thụ cần thiết Lãi gộp đơn vị = Giá bán – Giá vốn đơn vị Ví dụ: Tại công ty A có tình hình như sau: Đơn giá bán 1 triệu đồng, đơn giá vốn 0,7 triệu đồng. Khối lượng tiêu thụ cần thiết = Lãi gộp mong muốn Lãi gộp đơn vị Doanh thu tiêu thụ cần thiết = Lãi gộp mong muốn Tỷ lệ lãi gộp Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp Giá bán PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 46 Nếu lãi gộp mong muốn là 600 triệu đồng thì cần phải bán bao nhiêu đơn vị sản phẩm và phải đạt doanh thu bao nhiêu? Lãi gộp đơn vị = 1 – 0,7 = 0,3 triệu đồng Tỷ lệ lãi gộp = 0,3/1 = 30% Khối lượng tiêu thụ cần thiết = 600/0,3 = 2.000 sản phẩm Doanh thu tiêu thụ cần thiết = 600/30% = 2.000 triệu đồng 4.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN 4.3.1. Phương pháp đại số Doanh thu hòa vốn = Khối lượng hòa vốn x Giá bán 4.3.2. Phương pháp hiệu số gộp Tại điểm hòa vốn, ta có: Hiệu số gộp = Chi phí bất biến Suy ra: 4.3.3. Phương pháp đồ thị Ta có phương trình doanh thu: R = px Và phương trình tổng chi phí: C = a + bx Trong đó: R: doanh thu p: giá bán x: khối lượng sản phẩm tiêu thụ Khối lượng hòa vốn = Chi phí bất biến Giá bán – Chi phí khả biến đơn vị Khối lượng hòa vốn = Chi phí bất biến Hiệu số gộp đơn vị Doanh thu hòa vốn = Chi phí bất biến Tỷ lệ hiệu số gộp PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 47 C: tổng chi phí b: chi phí khả biến đơn vị a: chi phí bất biến Đặt g = p – b Suy ra: R = p x g a Ví dụ: Tại công ty A có dữ liệu như sau: Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Khấu hao tài sản cố định 4.000 Lương quản lý (theo thời gian) 3.000 Lương bán hàng (theo sản phẩm) 4.000 Tiền thuê nhà, quảng cáo và các chi phí cố định khác 8.000 Giá vốn hàng bán 20.000 Chi phí bán hàng (CP vận chuyển) 6.000 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ (sản phẩm) 10.000 Giá bán 5 Yêu cầu: Lập báo cáo thu nhập (theo góc độ quản trị). Xác định điểm hòa vốn, thời gian hòa vốn, công suất hòa vốn, doanh thu an toàn và vẽ đồ thị điểm hòa vốn. Báo cáo thu nhập theo góc độ quản trị Khoản mục Đơn vị Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ Doanh thu 5 50.000 100% Chi phí khả biến 3 30.000 60% Hiệu số gộp 2 20.000 40% Chi phí bất biến 15.000 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 48 EBIT 5.000 * Điểm hòa vốn - Khối lượng hòa vốn = 7.500 đơn vị - Doanh thu hòa vốn = 37.500 triệu đồng - Doanh thu bình quân 1 ngày = 139 triệu đồng Đồ thị biểu diễn doanh thu, chi phí và điểm hòa vốn 0 2500 5000 7500 10000 12500 15000 17500 20000 22500 25000 27500 30000 32500 35000 37500 40000 42500 45000 0 750 1500 2250 3000 3750 4500 5250 6000 6750 7500 8250 9000 9750 Doanh thu Chi phí khả biến Chi phí bất biến Tổng chi phí 4.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỂM HÒA VỐN VÀ LỢI NHUẬN 4.4.1. Xác định khối lượng mục tiêu Xác định khối lượng mục tiêu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn nhằm giúp chủ động trong điều hành các sách lược bán hàng, quản lý khối lượng sản xuất và tiêu thụ, hoạch định kế hoạch trong ngắn hạn. Khối lượng mục tiêu = Chi phí bất biến + Lợi nhuận mong muốn Hiệu số gộp đơn vị PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 49 4.4.2. Ứng xử của lợi nhuận sau điểm hòa vốn Tại điểm hòa vốn, doanh thu bằng tổng chi phí, nghĩa là chi phí bất biến đã được bù đắp hết tại điểm hòa vốn. Vì vậy, hiệu số gộp của số sản phẩm vượt qua khỏi điểm hòa vốn chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Khoản mục Đơn vị Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ Doanh thu 5 50.000 100% Chi phí khả biến 3 30.000 60% Hiệu số gộp 2 20.000 40% Chi phí bất biến 15.000 EBIT 5.000 Hiệu số gộp = Khối lượng vượt điểm hòa vốn x hiệu số gộp đơn vị = 2.500 x 2 = 5.000 triệu đồng Khi tiêu thụ 8.500 sản phẩm Hiệu số gộp = 1.000 x 2 = 2.000 triệu đồng Khoản mục Đơn vị Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ Doanh thu 5 42.500 100% Chi phí khả biến 3 25.500 60% Hiệu số gộp 2 17.000 40% Chi phí bất biến 15.000 EBIT 2.000 Đồ thị lợi nhuận PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 50 -15000 -12500 -10000 -7500 -5000 -2500 0 2500 5000 7500 10000 12500 15000 0 750 1500 2250 3000 3750 4500 5250 6000 6750 7500 8250 9000 9750 Lợi nhuận Lợi nhuận PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 51 CHƯƠNG V PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN MỤC TIÊU CHƯƠNG V - Hiểu và phân tích được khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. - Hiểu được từng phương pháp cụ thể khi phân tích. - Giải thích được ý nghĩa, nhận xét và đánh giá được khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. 5.1. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN Trước hết, cần xem xét sự thay đổi của bảng cân đối kế toán, nghĩa là tìm hiểu sự thay đổi về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Phương trình cân bằng: Tổng Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 52 Nếu giả định tổng tài sản tăng lên, tức nguồn vốn cũng tăng một khoản tương ứng, sự gia tăng này có thể là một khoản nợ tăng lên hoặc tăng do vốn chủ sở hữu gia tăng. Để khái quát vấn đề này, phương pháp liên hệ cân đối lần lượt phân tích những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tình hình thay đổi trên cả hai mặt: tài sản và nguồn vốn. 5.1.1. Quan hệ cân đối 1: B Nguồn vốn = (I+II+IV+(2,3)V+VI) A Tài Sản + (I+II+III) B Tài Sản Trường hợp 1: Vế trái > Vế phải  Nguồn vốn không sử dụng hết để các đơn vị khác chiếm dụng Trường hợp 2: Vế trái < Vế phải  Nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải nên phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác 5.1.2. Quan hệ cân đối 2: B Nguồn vốn + ((1,2)I+II) A Nguồn vốn = (I+II+IV+(2,3)V+VI) A Tài Sản + (I+II+III) B Tài Sản Trường hợp 1: Vế trái > Vế phải  Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay chưa sử dụng hết vào quá trình SXKD để các đơn vị khác chiếm dụng (Số vốn bị chiếm dụng lớn hơn đi chiếm dụng) Trường hợp 2: Vế trái < Vế phải  Nguồn vốn chủ sở hữu và đi vay không đủ trang trải cho hoạt động SXKD nên phải đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác (Số vốn chiếm dụng lớn hơn đi chiếm dụng) 5.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHIỀU NGANG Phân tích báo cáo theo chiều ngang là việc xem xét, đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là đánh giá sơ bộ ban đầu về tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua phân tích sẽ làm rõ tình hình, đặc điểm của biến động các khoản mục về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Tuy nhiên ,để việc phân tích chuyên sâu hơn cần phải tìm hiểu và làm rõ nguyên nhân làm ảnh hưởng, từ đó làm cơ sở để giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định quản trị thích hợp. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 53 Phân tích theo chiều ngang là sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối. 5.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHIỀU DỌC Với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Phân tích theo chiều dọc giúp đưa về một điều kiện so sánh, dễ thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng hay giảm, để từ đó có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ minh họa: Xét tình hình biến động tài sản và nguồn vốn tại công ty TNHH SX Bình Tiên ĐVT: triệu đồng Năm Tỷ Trọng Chênh Lệch 2011 2012 2011 2012 Giá trị % TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 232.821 454.269 60,8 75,5 221.448 95,1 I.Tiền và các tài khoản tương đương tiền 91.914 47.766 24,0 7,9 (44.148) (48,0) II.Các khoản phải thu ngắn hạn. 93.471 230.455 11,3 38,3 136,948 146,6 III.Hàng tồn kho 43.395 170.613 11,3 28,3 127.281 293,2 IV.Tài sản ngắn hạn khác 4.041 5.435 1,1 0,9 1,394 34,5 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 149.840 147.773 39,2 24,5 2,067 1,4 1.Tài sản cố định hữu hình 149.189 141.504 39,0 23,5 7.685 5,2 2.Tài sản cố định vô hình 217 1.481 0,1 0,2 1.264 582,5 3.Chi phí xây dựng dở dang 424 4.788 0,1 0,8 4.354 1.003,2 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 382.661 602.042 100 100 219.381 57,3 NGUỒN VỐN 2011 2012 2011 2012 Giá trị % A.NỢ PHẢI TRẢ I.Nợ ngắn hạn 157.447 304.915 41,2 50,6 147.438 93,6 II.Nợ dài hạn 134.847 127.407 35,2 21,2 7.440 5,5 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 90.337 169.720 23,6 28,2 79.383 87,9 I.Vốn kinh doanh 86.822 162.880 22,7 27,1 76.058 87,6 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 3.515 6.840 0,9 1,1 3.325 94,6 TỔNG CỘNG NGUỒN VÔN 382.661 602.042 100 100 219.381 57 Nhận xét: 1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 54 Tổng tài sản của Công ty trong năm 2012 đã tăng lên 602.042 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 219.381 triệu đồng, tức là đã tăng lên 57,3%. Trong những năm qua, Công ty đã tập trung đầu tư nhiều hơn cho công tác sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm giày, dép các loại. Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi của năm 2012, chúng ta cần xem xét sự biến động của các khoản mục tài sản. + Tài sản ngắn hạn. Năm 2012 tài sản ngắn hạn của công ty có giá trị là 454.269 triệu đồng và 2011 là 232.821 triệu đồng, Vậy tài sản ngắn hạn của Công ty đã tăng lên so với 2011 là 221.448 triệu đồng, tức tăng 95,1%. Điều này do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau. -Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 là 230.455 triệu đồng, tăng so với 2011 là 136.984 triệu đồng, nguyên nhân tăng là do 2012 khách hàng nợ nhiều quá thời hạn trả nhưng chưa thanh toán. Công ty cần phải có giải pháp thu hồi các khoản thu ngắn hạn để ổn định vốn đảm bảo cho hoạt động SXKD. -Hàng tồn kho trong năm đã tăng so với 2011 là 127.218 triệu đồng (tương đương 239,2%) và 2012 đạt 170.613 triệu đồng nguyên nhân của việc tăng đột biến này là trong năm 2012, công ty tập trung nhập nguyên vật liệu về nhiều để chuẩn bị sản xuất các đơn đặt hàng cho năm sắp tới, bên cạnh đó một phần là do nguyên liêu nhập về cho sản xuất bị dư thừa và trong năm 2012 một số đơn hàng bị hủy do xuất hàng chậm và mẫu mã không đúng. Công ty phải tăng cường kiểm tra quản lý chất lượng tốt hơn và có chính sách khuyến khích người lao động để tăng năng suất lao động đảm bảo thời gian giao hàng và hàng hóa chất lượng như vậy mới có thể tăng doanh thu và giữ vững được uy tín cho doanh nghiệp. -Tài sản ngắn hạn khác 2011 chỉ là 4.041 triệu đồng nhưng đến 2012 đã tăng lên mức 5.435 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 34,5%. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng các loại trên thì vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty 2012 đã giảm so với 2011 là 44.148 triệu đồng nguyên nhân làm giảm vốn bằng tiền là do Công ty tiến hành mở rộng thêm nhiều chi nhánh khác. Qua phân tích tài sản ngắn hạn cho thấy rằng cũng với quy mô SXKD tăng lên đã kéo theo việc gia tăng của tài sản lưu động mà chủ yếu là hàng tồn kho, tiếp theo là các khoản phải thu ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn khác. + Tài sản dài hạn. Sang năm 2012 tài sản dài hạn của Công ty đã đạt 147.773 triệu đồng giảm xuống so với 2011 là 2.067 (tương đương 1,4%). Nguyên nhân sự sụt giảm này là do trong năm 2012, công ty không có nhu cầu đầu tư thêm máy móc thiết bị cho sản xuất. Cụ thể là tài sản cố định vô hình và chi phí xây dựng dở dang 2012 tăng lần lượt là 1.481 và 4.788 triệu đồng. Trong khi đó TSCĐ hữu hình năm 2012 lại bị giảm xuống còn 141,504 triệu đồng. 5,2% so với 2011. Như vậy trong năm 2012 tổng tài sản của Công ty đã tăng lên so với 2011 nhưng sự thay đổi này chủ yếu do doanh nghiệp có lượng hàng hóa tồn kho khá nhiều trong đó lượng tiền mặt lại giảm sút, công ty cần chú trọng điều chỉnh các khoản mục này nhằm quản lý việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả hơn. Và đặc biệt là khả năng thanh toán nợ khách hàng của Công ty đang bị giảm sút mạnh nên cần chú trọng quản lý tốt công tác thu hồi công nợ. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 55 Xét về quy mô, tài sản của công ty năm 2012 chuyển dịch sang chiều hướng tăng tài sản ngắn hạn nhiều hơn. Đây có thể là dấu hiệu tốt trong ngắn hạn vì tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản nhanh, tức dễ chuyển đổi thành tiền. Tuy nhiên, với đặc thủ của công ty sản xuất, trong dài hạn cũng cần chú trọng đến việc đầu tư vào tài sản dài hạn như dây chuyền máy móc hiện đại, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm chi phí ở mức độ cho phép, tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 2. Đánh giá khái quát tình hình biến động nguồn vốn. Tương tự như phần tài sản thì nguồn vốn năm 2012 cũng tăng 219.381 triệu đồng, tương đương 57% nâng giá trị của tổng nguồn vốn là 602.042 triệu đồng. Trong đó có các nguyên nhân: + Nợ phải trả. Năm 2012 là 432.332 triệu đồng tăng 139.988 triệu đồng so với 2011, tương ứng tỉ lệ tăng 47,9%. Qua bảng phân tích ta thấy sự tăng lên của nợ phải trả của Công ty là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn. Năm 2012 nợ ngắn hạn tăng 147.438 triệu đồng so với năm 2011, trong đó vay ngắn hạn tăng 40.363 triệu đồng phải trả người bán tăng 25.956 triệu đồng, thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 2.211 triệu đồng, phải trả người lao động tăng 30.830 triệu đồng. Sự tăng lên của nợ ngắn hạn chủ yếu do sự tăng lên của nợ phải trả nhà cung cấp, vay ngắn hạn và phải trả công nhân viên. Điều này là do Công ty cùng lúc đảm nhận nhiều hợp đồng lớn chính vì vậy mà công ty phải sử dụng chính sách nợ nhà cung cấp và vay ngắn hạn để trang trải. Cùng với sự tăng lên của nợ ngắn hạn là sự giảm xuống của nợ dài hạn trong năm 2011. Năm 2011, nợ dài hạn của công ty là 134.847 triệu đồng giảm 17.372 triệu đồng, đến năm 2012 thì nợ dài hạn của công ty 127.407 triệu đồng giảm 7.440 triệu đồng. Như vậy vay và nợ dài hạn của Công ty đang có xu hướng giảm xuống. Điều này cho thấy Công ty đang trang trải tài sản của mình bằng việc sử dụng nợ ngắn hạn và nguồn vốn chủ sở hữu của mình. + Vốn chủ sở hữu. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm năm 2012 là 162.880 triệu đồng tăng 76.058 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 87,6% so với năm 2011. Nguyên nhân là do chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng 9.571 triệu đồng, lợi nhuận chưa phân phối tăng 43.791 triệu đồng, quỹ đầu tư tăng, quỹ dự phòng tăng lần lượt 18.702 triệu đồng và 3.995 triệu đồng so với năm 2011. Xét về tỷ trọng ta thấy, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn năm 2012 là 28,2% tăng 4,6% so với năm 2011. Việc chuyển dịch cơ cấu sang hướng gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu cho thấy công ty đang mong muốn tạo nên tính tự chủ hơn trong
Tài liệu liên quan