Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 9: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế nhỏ, mở cửa

Việt Nam không có lợi thế tuyệt đối về cả gạo lẫn vải, nhưng Việt Nam vẫn có lợi thế tương đối về gạo. Nếu mỗi nước dành các nguồn lực để sản xuất ra những mặt hàng mà mình có lợi thế tương đối, sau đó trao đổi với nhau thì cả hai nước đều sẽ được hưởng thụ nhiều sản phẩm hơn.

ppt39 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2703 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 9: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế nhỏ, mở cửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ NHỎ, MỞ CỬA I. Lý thuyết về lợi thế Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (Adam Smith) Lợi thế tuyệt đối (absolute advantage) của một nước thể hiện ở chỗ nước đó có khả năng sản xuất một loại hàng hóa với chi phí thấp hơn so với nước khác. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Ví dụ: Giả sử gạo và vải sản xuất ở VN và NB là giống nhau Chi phí sản xuất được quy về giờ lao động Hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối Tại sao nước kém phát triển, có chi phí sản xuất cao hơn nước khác, vẫn tích cực tham gia thương mại quốc tế cho dù mình không có lợi thế tuyệt đối ? Lý thuyết về lợi thế tương đối Một nước có lợi thế tương đối so với nước khác nếu sản xuất hàng hóa với giá rẻ hơn khi so sánh qua một loại hàng hóa khác. Lý thuyết về lợi thế tương đối Nhật có lợi thế tuyệt đối cả về vải lẫn gạo Nếu lấy vải làm chuẩn so sánh: Việt Nam: 1m vải = 3 kg gạo Nhật: 1m vải = 2 kg gạo => Ở VN, gạo rẻ hơn một cách tương đối so với gạo ở Nhật Nếu lấy gạo làm chuẩn so sánh: VN: 1kg gạo = 1/3m vải Nhật: 1kg gạo = 1/2m vải => Ở Nhật, vải rẻ hơn một cách tương đối so với vải ở VN. Lý thuyết về lợi thế tương đối (tt) Việt Nam không có lợi thế tuyệt đối về cả gạo lẫn vải, nhưng Việt Nam vẫn có lợi thế tương đối về gạo. Nếu mỗi nước dành các nguồn lực để sản xuất ra những mặt hàng mà mình có lợi thế tương đối, sau đó trao đổi với nhau thì cả hai nước đều sẽ được hưởng thụ nhiều sản phẩm hơn. II. Cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán (BOP - Balance Of Payments) hay còn gọi là cán cân thanh toán quốc tế là một bản báo cáo có hệ thống phản ánh toàn bộ giao dịch giữa một nước với phần còn lại của thế giới, trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. BOP là một bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân và Chính phủ một nước với các nước còn lại trên thế giới. Cán cân thanh toán quốc tế (tt) Ở Việt Nam, cán cân thanh toán thường được hạch toán theo ngoại tệ Nguyên tắc ghi vào BOP: Một hoạt động nếu mang tính chất xuất khẩu, thu tiền về thì ghi vào bên Có, và mang dấu cộng (+). Một hoạt động nếu mang tính chất nhập khẩu, tiêu tốn tiền thì ghi vào bên Nợ, mang dấu trừ (-). Chênh lệch giữa các luồng tiền “đi vào” và “đi ra” được gọi là khoản “ròng” Kết cấu của BOP Tài khoản vãng lai (current account – CA) Tài khoản vốn (capital account - KA) Sai số thống kê (error - E) Tài khoản vãng lai Tài khoản vãng lai ghi chép các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như các khoản thu nhập ròng khác từ nước ngoài. XNK hàng hoá và dịch vụ. Chênh lệch giữa XK và NK: xuất khẩu ròng. XNK các yếu tố sản xuất. Chênh lệch giữa thu nhập từ các yếu tố XK và thu nhập từ các yếu tố NK: thu nhập ròng từ nước ngoài Chuyển nhượng thu nhập giữa các nước với nhau: viện trợ, bồi thường chiến tranh, quà biếu…Chênh lệch giữa thu nhập do nhận chuyển nhượng từ nước ngoài và thu nhập chuyển nhượng cho nước ngoài: chuyển nhượng ròng. Tài khoản vốn Tài khoản vốn ghi chép lại luồng vốn đi vào và đi ra khỏi quốc gia. Vốn dùng để mua nhà máy, cổ phiếu của các công ty gọi là đầu tư. Chênh lệch giữa luồng đi vào và đi ra được xếp vào mục đầu tư ròng. Vốn dùng để gửi ngân hàng (hoặc trực tiếp cho vay), mua trái phiếu chính phủ nước ngoài gọi là giao dịch tài chính. Chênh lệch giữa luồng đi vào và đi ra được xếp vào mục giao dịch tài chính ròng. Sai số thống kê Sai số thống kê nhằm điều chỉnh sai sót mà quá trình thống kê gặp phải. Mục này đôi khi còn được gọi là hạng mục cân đối (balancing item). Cán cân thanh toán BOP BOP = CA + KA + E BOP>0: thặng dư cán cân thanh toán BOP xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm => cầu về ngoại tệ giảm Lập luận tương tự cho trường hợp TGHĐ giảm. Như vậy, trường hợp của Việt Nam, cầu về ngoại tệ sẽ nghịch biến với TGHĐ, tức đường cầu về ngoại hối sẽ dốc xuống. Cung ngoại tệ Cung ngoại tệ phát sinh từ lượng hàng hoá hoặc tài sản trong nước mà người nước ngoài muốn mua. Như vậy, cung ngoại tệ phát sinh từ hai nguồn: Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Vốn và các khoản chuyển nhượng của nước ngoài vào trong nước. Khi TGHĐ tăng, đồng nội tệ bị mất giá => X tăng => cung ngoại tệ tăng => đường cung về ngoại tệ đồng biến với TGHĐ => có hình dạng dốc lên. Sự cân bằng của TGHĐ 5. Hệ thống tỷ giá hối đoái Hệ thống tỷ giá hối đoái là một cơ chế, trong đó hình thành tổng thể các điều kiện, ở đó các chính phủ quốc gia cho phép ấn định các tỷ giá hối đoái nhằm duy trì những tiền đề có lợi cho sự vận động của luồng thương mại quốc tế và luồng vốn trên thị trường thế giới. Cơ chế tỷ giá hối đoái (foreign exchange mechanism) là tổng hợp tất cả những điều kiện mà NHTW cho phép xác định TGHĐ danh nghĩa. Hệ thống tỷ giá hối đoái (tt) Trong lịch sử kinh tế của nhân loại, có 3 hệ thống TGHĐ được biết đến Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định – Fixed exchange rate Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (linh hoạt) – floating/flexible exchange rate Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý (không thuần nhất) – flexibility limited exchange rate a. Hệ thống TGHĐ cố định Tỷ giá cố định là loại tỷ giá được quyết định bởi NHTW. NHTW đồng ý mua hoặc bán nội tệ để đổi lấy ngoại tệ tại mức giá quy định trước. NHTW phải có dự trữ nội tệ và dự trữ ngoại tệ lớn. Hệ thống TGHĐ cố định Hệ thống TGHĐ cố định Khó khăn của hệ thống TGHĐ cố định: Dự trữ nội tệ và ngoại tệ phải tương xứng với quy mô thương mại quốc tế tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ tăng về XK, NK và tỷ lệ lạm phát rất khác nhau giữa các nước gây nên những thay đổi dài hạn về giá trị tương đối của tiền tệ. Hiện tượng đầu cơ khi một đồng tiền được đánh giá quá cao/ thấp so với giá trị hiện tại của nó. Hệ thống TGHĐ cố định Khi NHTW không thể cố định TGHĐ ở mức cũ nữa, NHTW có thể quy định một mức TGHĐ mới. Nếu mức TGHĐ cố định mới cao hơn mức cũ: chính sách phá giá đồng nội tệ. Ngược lại: chính sách nâng giá nội tệ. b. Hệ thống TGHĐ thả nổi hoàn toàn Tỷ giá thả nổi hay tỷ giá linh hoạt là loại tỷ giá được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ trên thị trường. Thuận lợi: NHTW không cần phải quan tâm đến việc điều hoà lượng cung và lượng cầu ngoại tệ trên thị trường Hệ thống TGHĐ thả nổi hoàn toàn (tt) Khó khăn Có sự vận động lớn về vốn do những khác biệt về lãi suất giữa các nước gây ra, bất chấp điều kiện thương mại như thế nào. Nạn đầu cơ tiền tệ quốc tế gây khó khăn cho các hoạt động thương mại quốc tế. c. Hệ thống TGHĐ thả nổi có quản lý Là sự kết hợp giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định Chính phủ các nước cho phép TGHĐ của đồng tiền nước mình thay đổi trong một giới hạn nhất định, vượt ra ngoài giới hạn đó, NHTW sẽ can thiệp để kiểm soát. Cơ chế TGHĐ ở Việt Nam Giai đoạn 1955 – 1988: tỷ giá cố định, chế độ đa tỷ giá Giai đoạn 1989-1992: tỷ giá thả nổi Giai đoạn 1993-1996: tỷ giá cố định Giai đoạn 1997 - nay: tỷ giá thả nổi có quản lý Hiện nay, biên độ này là ±1%