Chương 3: Phân tổ thống kê
3.1/ Khái niệm
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức (đặc trưng) nào đó để sắp xếp các đơn vị quan sát
vào các tổ, nhóm có tính chất khác nhau, hay nói một cách khác là chia tổng thể hay mẫu nghiên cứu thành
các tổ (nhóm) có tính chất khác nhau.
17 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 6892 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Chương 3: Phân tổ thống kê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3:
PHÂN TỔ
THỐNG KÊ
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
Chương 3: Phân tổ thống kê
3.1/ Khái niệm
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu
thức (đặc trưng) nào đó để sắp xếp các đơn vị quan sát
vào các tổ, nhóm có tính chất khác nhau, hay nói một
cách khác là chia tổng thể hay mẫu nghiên cứu thành
các tổ (nhóm) có tính chất khác nhau.
Chương 3: Phân tổ thống kê
3.2/ Các bước tiến hành phân tổ
Lựa chọn tiêu thức phân tổ từ nhiều tiêu thức có
thể sử dụng.
Xác định số tổ cần thiết.
Sắp xếp các đơn vị tổng thể (hay mẫu nghiên
cứu) vào bao nhiêu tổ.
Chương 3: Phân tổ thống kê
3.2.1/ Lựa chọn tiêu thức phân tổ
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được chọn làm căn cứ
để tiến hành phân tổ
Chương 3: Phân tổ thống kê
3.2.2/ Xác định số tổ.
Số tổ được xác định tuỳ thuộc vào tiêu thức phân
tổ là tiêu thức thuộc tính (dữ liệu định tính) hay
tiêu thức số lượng (dữ liệu định lượng)
3.2.2/ Xác định số tổ.
3.2.2.1./Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính. Có hai
trường hợp:
a. Tiêu thức thuộc tính có vài biểu hiện: Thông thường
cứ mỗi tiêu thức thuộc tính có thể chia thành một tổ. Ví
dụ: Phân các doanh nghiệp theo thành phần kinh tế, chất
lượng học tập sinh viên,
Chaát löôïng hoïc taäp Soá sinh vieân
Yeáu keùm 10
TB 100
Khaù 80
Gioûi 50
Xuaát saéc
Toång coäng 240
3.2.2/ Xác định số tổ.
3.2.2.1./Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính.
Có hai trường hợp:
b. Tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện: Ghép
nhiều nhóm nhỏ lại với nhau theo nguyên tắc các nhóm
ghép lại với nhau phải giống nhau hoặc gần giống
nhau.
Ví dụ: Khi phân tổ ngành công nghiệp, các sản
phẩm có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau
được xếp thành một tổ, như:
- Công nghiệp chế biến, bảo quản thịt, sản phẩm từ
thịt
- Công nghiệp sx bánh, mứt, kẹo, sôcôla
- Công nghiệp gốm sứ và sản phẩm gốm sứ
- Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản, các sản phẩm
từ gỗ
3.2.2/ Xác định số tổ.
3.2.2.2/ Phân tổ theo tiêu thức số lượng. Có hai
trường hợp:
a. Tiêu thức số lượng có ít trị số: Cứ mỗi trị số ứng với
một tổ. Ví dụ: Phân tổ các hộ gia đình theo số nhân
khẩu, phân tổ công nhân trong xí nghiệp theo bậc thợ,
Baäc thôï Soá coâng nhaân
(ngöôøi)
1 10
2 30
3 100
4 150
5 80
Toång coäng 370
3.2.2/ Xác định số tổ.
3.2.2.2/ Phân tổ theo tiêu thức số lượng. Có hai
trường hợp:
b. Tiêu thức số lượng có nhiều trị số: Trong trường hợp
này phân tổ có khoản cách tổ và mỗi tổ có hai giới hạn
là giới hạn dưới và giới hạn trên.
Giới hạn dưới là trị số nhỏ nhất của tổ.
Giới hạn trên là trị số lớn nhất của tổ.
Trị số đúng bằng giới hạn trên của tổ thì đơn vị đó
được xếp vào tổ kế tiếp
Trị số chênh lệch giữa giới hạn trên và giới hạn dưới
của tổ gọi là khoảng cách tổ
Tuỳ theo đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu để
quyết định xem phân tổ có khoảng cách đều hay không
đều.
3.2.2/ Xác định số tổ.
b.1/ Phân tổ có khoảng cách đều.
b.1.1/ Đối với trị số quan sát liên tục (lượng biến liên
tục)
h: Khoảng cách tổ, thường được làm tròn
Xmax : Lượng biến lớn nhất của tổng thể
Xmin : Lượng biến nhỏ nhất của tổng thể
k: số tổ, thường được làm tròn
h =
xmax- xmin
k
3.2.2/ Xác định số tổ.
b.1.1/ Đối với trị số quan sát liên tục (lượng biến liên tục)
k: Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
Hoặc
k = (2 x n)1/3 , trong đó n là số đơn vị được quan sát (số
đơn vị thuộc tổng thể)
3.2.2/ Xác định số tổ.
b.1/ Phân tổ có khoảng cách đều.
b.1.2/ Đối với lượng biến rời rạc
h: Khoảng cách tổ, thường được làm tròn
Xmax : Lượng biến lớn nhất của tổng thể
Xmin : Lượng biến nhỏ nhất của tổng thể
k: số tổ, thường được làm tròn
h =
(xmax- xmin) – (k – 1)
k
Ví dụ 1: Có tài liệu về năng suất lúa (tạ/ha) của
50 hộ nông dân, hãy phân tổ năng suất lúa của
các hộ nông dân.
35 41 32 44 33 41 38 44 43 42
30 35 35 43 48 46 48 49 39 49
46 42 41 51 36 42 44 31 46 34
36 47 42 41 37 47 49 38 41 39
40 44 48 46 46 53 43 41 54 43
Giải:
+ Xác định số tổ: k = (2 x 50)1/3 = 4.6 k = 5
+ Xác định khoản cách tổ: h = (54-30)/5 = 4.8 h = 5
+ Ta có các tổ như sau:
30 – 35
35 – 40
40 – 45
45 – 50
50 – 55
Naêng suaát
luùa(taï/ha)
Soá hoä
noâng
daân
30- 35 5
35- 40 10
40- 45 19
45- 50 13
50- 55 3
Toång 50
3.2.2/ Xác định số tổ.
b.2/ Phân tổ có khoảng cách không đều.
Áp dụng khi lượng biến của tiêu thức biến thiên
không đều đặn.
h: Khoảng cách tổ (dựa vào kinh nghiệm)
m : mật độ phân phối
f: tần số (số đơn vị (lượng biến) của tổ)
k: số tổ (dựa vào kinh nghiệm)
m =
f
h
3.2.2/ Xác định số tổ.
b.3/ Phân tổ mở
Áp dụng khi lượng biến của tiêu thức biến thiên
không đều đặn.
Phân tổ mở là tổ đầu tiên không có giới hạn dưới, tổ
cuối cùng không có giới hạn trên, các tổ còn lại có
khoảng cách số đều hoặc không đều
Trở lại ví dụ 1, giả sử trong 50 hộ có một hộ năng
suất 10 tạ/ha (đề bài trước là 30 tạ/ha) và một hộ có mức
năng suất 60 tạ/ha (đề bài trước là 53 tạ/ha)
Giải:
+ Ta có các tổ như sau:
< 35
35 – 40
40 – 45
45 – 50
>=50
Naêng suaát
luùa(taï/ha)
Soá hoä
noâng
daân
<35 5
35- 40 10
40- 45 20
45- 50 12
>=50 3
Toång 50