Bài giảng Phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

Khái niệm về chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và gây rối. II.Quá trình hình thành phát triển chiến lược “diễn biến hòa binh” III.Mục tiêu, phương châm và những thủ đoạn chủ yếu của các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chống phá Việt Nam. IV .Những biện pháp chủ yếu phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

pdf35 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 10011 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BiẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM ***** Nội dung: I.Khái niệm về chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và gây rối. II.Quá trình hình thành phát triển chiến lược “diễn biến hòa binh” III.Mục tiêu, phương châm và những thủ đoạn chủ yếu của các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chống phá Việt Nam. IV.Những biện pháp chủ yếu phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. I.Khái niệm về chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và gây rối. 1.Chiến lược “diễn biến hòa bình” “Diễn biến hoàn bình”(DBHB) là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực phản động, nhằm lật đổ chế độ chính trị xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong, chủ yếu bằng biện pháp phi quân sự. Khái niệm trên gồm các ý cơ bản sau: -Là chiến lược quy mô toàn cầu của CNĐQ và các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ CNXH không cần CT -Chiến lược “DBHB”thực hiện thông qua các biện pháp chính trị, kinh tế xã hội, tinh vi thâm độc thẩm thấu dần từng bước, tạo nên những nhân tố, lực lượng phản CM ngay trong lòng các nước XHCN để chống phá sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thúc đẩy nhà nước đi chệch hướng XHCN hoặc bị lật đổ mà không cần CT. 2.Bạo loạn lật đổ Bạo loạn là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức của lực lượng phản động. Gây rối loạn trật tự an ninh xã hội, nhằm lật đổ chính quyền tiến bộ, thiết lập chính quyền phản động ở địa phương hay trung ương. Bạo loạn lật đổ (BLLĐ) là một thủ đoạn của CNĐQ và các thế lực phản động trong chiến lược “DBHB” để xóa bỏ XHCN ở Việt Nam -Khái niệm trên gồm các ý chính sau: +BLLĐ nằm trong phạm trù “DBHB” của CNĐQ và các thế lực thù địch chống phá các nước XHCN bằng bạo lực, có thể bạo loạn chính trị hoặc bạo loạn vũ trang hoặc kết hợp cả hai hình thức đó nhằm lật đổ nhà nước XHCN, thiết lập chế độ xã hội theo quỹ đạo của CNTB +Lực lượng BLLĐ được tổ chức, xây dựngvà hoạt động từ bên trong mỗi nước là chính (các đảng phái, tổ chức chính trị và lực lượng vũ trang phản động), cả quần chúng bị lôi kéo kích động, luôn có sự chỉ đạo, hỗ trợ từ bên ngoài. +BLLĐ có thể thực hiện ngay bằng việc lật đổ chính quyền trung ương từ đầu, nhưng cũng có thể phát triển từ lật đổ chính quyền đia phương, nhất là địa bàn trọng điểm, phát triển lật đổ trung ương. Chiến lược “DBHB”, BLLĐ có quan hệ chặt chẽ với nhau. “DBHB” là quá trình hình thành và tạo nên những điều kiện, thời cơ để có thể BLLĐ. “DBHB”, BLLĐ tuy khác nhau về phương thức, hành động nhưng cùng bản chất phản CM chống phá các nước XHCN. -Ngoài ra còn hiện tượng gây rối: gây rối là hành động quá khích của một số người làm mất ổn định trật tự, an toàn xã hội ở một khu vực (thường là hẹp) trong một thời gian nhất định. Gây rối có đặc điểm sau: +Thường tự phát do các phần tử quá khích +Có khi lôi kéo được một bộ phận quần chúng +Dễ bị kẻ địch lợi dụng, tập duyệt hoặc mở màn cho BLLLĐ II.Quá trình hình thành phát triển chiến lược “diễn biến hòa bình” “DBHB” được hình thành, phát triển từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. 1.Thời kỳ hình thành Sau CT thế giới II, CNXH phát triển thành hệ thống các nước XHCN, làm thay đổi căn bản so sánh lực lượng trên thế giới. CNĐQ thực thi chiến lược toàn cầu “ngăn chặn”, cơ sở hình thành chiến lược “DBHB”, nội dung gồm: +Một là, viện trợ kinh tế nhằm phục hưng nền kinh tế Tây Âu và Nhật Bản, khôi phục thế cân bằng lực lượng giữa châu Âu và Châu Á +Hai là, đồng thời với việc xây dựng lại Tây Âu và Nhật Bản, Mỹ lợi dụng “chủ nghĩa dân tộc” để chia rẽ khối đoàn kết làm suy yếu CNXH từ bên trong. +Ba là,trên cơ sở “ngăn chăn” bằng các thủ đoạn quân sự, chính trị, kinh tế và ngoại giao buộc Liên Xô và các nước XHCN phải thay đổi chính sách trong quan hệ quốc tế. Ngày 22.12.1946 Kennan, đại diện lâm thời của Mỹ ở Liên Xô đưa ra kế hoạch chống LX toàn diện: bao vây quân sự, phong tỏa kinh tế, lật đổ chính trị, có thể dùng vũ lực can thiệp. Đó là học thuyết “ngăn chặn phi vũ trang”. Học thuyết đó được các học giả Mỹ bổ sung ngày càng hoàn chỉnh, nhằm làm cho các nước XHCN tan rã từ bên trong. Những năm 60, tổng thống kennơđi đề ra chính sách ‘mũi tên và cành ô liu”. Những năm 70, tổng thống Nich-xơn với chính sách “cây gậy và củ cà rốt” vừa răn đe quân sự vừa mua chuộc bằng kinh tế, thẩm thấu tư tưởng, văn hóa, tạo nhân tố chống phá từ bên trong, thúc đẩy “DBHB” 2.Thời kỳ hoàn thiện Những năm 80, các nước XHCN thực hiện đổi mới, quá trình thực hiện có một số sai lầm, lợi dụng tình hình đó, Mỹ tăng cường chống phá, năm 1989, chúng thực hiện chiến lược “Vượt trên ngăn chặn”. Nội dung gồm 4 điểm: -Một là, Công kích chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản, thổi phồng “dân chủ”, “tự do” của phương tây. -Hai là, về chính trị, nêu ra mục tiêu chiến lược xây dựng “một châu Âu tự do thống nhất hoàn chỉnh” nhằm biến châu Âu, LX và các nước XHCN khác trở thành, thành viên của thế giới TBCN -Ba là, về kinh tế áp dụng phương châm “phân biệt đối xử” đối với các nước XHCN, kết hợp viện trợ kinh tế với tự do hóa thị trường và dân chủ hóa chính trị. Trọng tâm là Ban Lan và Hunggari. -Bốn là, về an ninh và giải trừ quân bị, có thái độ linh hoạt hơn, cùng LX cân bằng quân sự ở mức thấp. Về biện pháp chính thực hiện chiến lược “vượt trên ngăn chặn” là dùng các thủ đoạn kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hóa và hình thái ý thức và cho đó là biện pháp có tính khả thi cao. Năm 1988 Ních-xơn xuất bản cuốn sách “1999-chiến thắng không cần chiến tranh”. Những năm 80 và đầu những năm 90, Busơ xúc tiến nhanh biện pháp “phi quân sự” làm cho LX và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ. Như vậy “DBHB” là một biện pháp trong chiến lược toàn cầu “ngăn chặn” đã phát triển thành chiến lược “DBHB” trong chiến lược toàn cầu “vượt trên ngăn chặn” 3.Hiện nay Tháng 2.1976, Chính phủ Mỹ xác định chiến lược “dính líu và khuếch trương” là bước phát triển của chiến lược “DBHB”, nhằm xóa bỏ các nước XHCN còn lại, hỗ trợ các nước Đông Âu và LX cũ củng cố và phát triển theo hướng TBCN, ngăn chặn phong trào độc lập dân dân tộc có xi hướng chống Mỹ, hình thành trật tự thế giới mới do một siêu cường chi phối. -Thực hiện chiến lược “dính líu và khuếch trương, chúng sử dụng thủ đoạn tổng hợp: lấy kinh tế làm đòn bẩy, chính trị tư tưởng làm mũi nhọn, ngoại giao hỗ trợ và quân sự răn đe, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, vừa hợp tác vừa kiềm chế, vừa “DBHB” vừa sẵn sàng dùng lực lượng quân sự để răn đe, nhằm từng bước chuyển hóa tiến tới xóa bỏ các nước XHCN còn lại. Ngày nay Mỹ đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu thành “dính líu”, “:khuếch trương” “chủ động” “can dự sớm”, coi chiến lược “DBHB” là bộ phận trọng yếu trong chiến lược toàn cầu. Chúng ta phải luôn cảnh giác chủ động đánh bại chiến lược “DBHB” của kẻ thù. III.Mục tiêu, phương châm và những thủ đoạn chủ yếu của các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chống phá Việt Nam. CNĐQ và các thế lực thù địch kết hợp các thủ đoạn “DBHB” với BLLĐ để gây mất ổn định chính trị, làm rối loạn trật tự xã hội nhất là các vùng trọng điểm, các thành phố lớn, đồng thời chuẩn bị lực lượng, điều kiện và thời cơ để tiến hành BLLĐ. Sau khi Việt-Mỹ bình thường hóa quan hệ, VN gia nhập ASEAN, các thế lực thù địch có điều kiện trực tiếp “dính líu”, chống phá ngay trên lãnh thổ VN. Chúng coi VN là một trọng điểm để thực hiện “DBHB”, BLLĐ 1.Về mục tiêu -Thúc đẩy “tự do hoá” về chính trị và kinh tế từ đó chuyển hóa VN theo quỹ đạo TBCN -Lôi kéo VN từng bước phụ thuộc vào họ để gây ảnh hưởng ở VN và các nước liên quan, tạo bàn đạp phát triển đến các nước khác Cụ Thể: 3.2.1994 Mĩ bỏ cấm vận kinh tế với VN; 11.7.1995 bình thường hóa quan hệ Việt-Mĩ, cũng 11.7.1995 Clintơn tuyên bố: “Việc bình thường hóa quan hệ của chúng ta với Việt Nam không phải là kết thúc nỗ lực của chúng ta. Chúng ta tiếp tục phấn đấu cho đến khi chúng ta có được những câu trả lời mà chúng ta có thể có” “Chúng ta bắt đầu thảo luận vấn đề nhân quyền với VN , đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tự do, tín ngưỡng” “tôi tin tưởng rằng việc bình thường hóa và tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa người Mĩ và người Việt Nam sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở VN như đã từng diễn ra ở Đông Âu và LX trước đây”. 2.Về phương châm Mềm, ngầm, sâu: Dùng “DBHB” kết hợp BLLĐ và răn đe quân sự, phá từ trong lòng XHCN, kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp, triệt để khai thác những nhân tố yếu kém ở bên trong (tàn dư của chế độ cũ, sai lầm trong quá trình đổi mới, trong lãnh đạo, tổ chức điều hành của Đảng, Nhà nước, những khó khăn về kinh tế và đời sống nhân dân); Xây dựng lực lượng phản động người VN ở trong nước và ngoài nước (ngụy quân, ngụy quyền cũ không chịu cải tạo, lực lượng phản động lợi dụng dân tộc, tôn giáo, trí thức, các phần tử thoái hóa biến chất, bất mãn trong các cơ quan Đảng, Nhà nước; thực hiện chui sâu, leo cao vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang phá hoại có trọng điểm, lấy phá kinh tế làm trọng điểm. 3. Thủ đoạn hoạt động. Hoạt động chống phá của địch rất đa dạng, xảo quyệt, thâm độc, dựa vào lực lượng bên trong là chính, có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ bên ngoài. Các thủ đoạn chủ yếu gồm: *Chống phá về chính trị tư tưởng Đây là thủ đoạn hết sức thâm độc, là trọng tâm của “DBHB”nhằm xóa bỏ hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin trong các tổ chức Đảng,tổ chức xã hội và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chúng lợi dụng các tổ chức xã hội tự do để tập hợp lực lượng, để truyền bà tư tưởng phản CM, chúng bám sát tình hình trong nước và nước ngoài, tạo ra tình hình căng thẳng mất ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội. Chúng khai thác tin tức nội Đảng và cơ quan Nhà nước, khoét sâu những vấn đề chưa thống nhất, chưa được giải quyết, gây chia rẽ trong tổ chức Đảng, Nhà nước. Đặc biệt lợi dụng những cá nhân bất đồng quan điểm với Đảng, Bất mãn với chế độ chống Đảng, chống Nhà nước. -Chúng phát triển các tổ chức và các phần tử phản động từ ngoài nước về hoạt động như: “mặt trận liên minh các lượng dân chủ” “Việt Nam độc lập- tự do-dân chủ-nhân quyền”, tất cả đều chống lại Đảng, đòi đa nguyên chính trị, thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam. -Phá hoại về kinh tế: Địch phá hoại kinh tế nhằm tiếp tục kéo dài khủng hoảng của đất nước, kìm hãm VN. Chủ trương của chúng là cấm hoặc hạn chế buôn bán đầu tư. Kiểm soát gắt gao đầu tư vốn, chuyển giao kỹ thuật -Chúng đặc biệt chú trọng phá rối lĩnh vực tài chính, tín dụng, ngân hàng, in tiền giả, lợi dụng các phần tử trục lợi có chức, quyền để móc nối, gây thiệt hại lớn về kinh tế. *Lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá ta: -Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Nhà nước để truyền bá mê tín dị đoan và tư tưởng phản động chống CNXH ở VN -Phương hướng là từ đấu tranh ôn hòa đòi tự do tôn giáo đến đấu tranh đòi tự do dân chủ, mở rộng quan hệ với nước ngoài, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và giành thắng lợi bằng đấu tranh nghị trường, bằng bầu cử. *Lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá ta: Kẻ thù hết sức lợi dụng vấn đề dân tộc, chúng khai thác những mâu thuẫn giữa các dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng hẹp hòi, đòi quyền tự quyết theo kiểu dân tộc chủ nghĩa, tự trị, li khai. Chúng tận dụng một số vấn đề chưa hợp lý trong các chính sách kinh tế, xã hội kích động dân tộc, gây rối loạn tình hình xã hội. *KÍch động, phối hợp động của các lực lượng phản động trong nước và bọn phản động ngoài nước để phá ta: Chúng móc nối, sử dụng bọn phản động trong chế độ ngụy quyền không chịu cải tạo, những tên lưu vong ở nước ngoài làm cầu nối giữa các tổ chức phản động trong nước với các tổ chức phản động ở nước ngoài. Chúng tập họp lực lượng xây dựng các tổ chức bí mật hoặc tổ chức dưới hình thức hiệp hội để hoạt động chống phá ta. Chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng, văn hóa phản động, gây mất an ninh chính trị. * Vô hiệu hóa lực lượng vũ trang nhân dân Chúng đòi “đa nguyên chính trị” “đa đảng đối lập” nhằm trung lập hóa quân đội, công an “phi chính hóa quân đội”, thực chất là tước bỏ quyền lãnh đạo của Đảng đối với LLVT nhân dân. Hoạt động của chúng nhằm phá vỡ tư tưởng và tổ chức của LLVT, làm xa rời mục tiêu chiến đấu, rệu rã về tổ chức, xói mòn về đạo đức, phẩm chất, lối sốngtừng bước làm suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, mất phương hướng, mục tiêu chiến đấu đi đến thay đổi bản chất theo ý đồ của chúng. IV. Những biện pháp chủ yếu phòng chống chiến lược “DBHB”, BLLĐ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và chế độ XHCN Việt Nam 1.Luôn nắm vững mục tiêu, quan điểm, phương châm, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. * Mục tiêu -Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ -Bảo vệ Đảng, nhà nước nhân dân và chế độ XHCN -Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. -Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc. -Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa. -Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN *Quan điểm chỉ đạo Quan điểm chung: sức mạnh BVTQ trong tình hình mới là sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định. Quan điểm chỉ đạo cụ thể: -Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. -Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH ; lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. -Kết hợp chtj chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ-VN, XHCN. Sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định, nắm chắc nhiệm vụ phát triển KT là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ KT, QP-AN, đối ngoại. -XD sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, KT, XH, VH, QP-AN, đối ngoại; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí điều hành thống nhất của Nhà nước, LLVT làm nòng cốt; tăng cường tiềm lực QP-AN, xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND -Ra sức phát huy nội lực, tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi bên ngoài. Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạnh hóa, đa phương hóa theo phương châm: “thêm bạn, bớt thù”, vừa hợp tác, vừa ĐT, cố gắng gia tăng hợp tác, tránh sung đột, đối đầu; tránh bị cô lập, lệ thuộc -Chủ động ngăn ngừa, kịp thời phát hiện và tiêu diệt những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi. *Phương châm chỉ đạo: -Kiên định nguyên tắc chiến lược, đi đôi với vận dụng linh hoạt sách lược, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước và dư luận quốc tế; phân hóa cô lập các phần tử chống đối ngoan cố nhất, các thế lực chống phá VN hung hăng nhất Nội dung cụ thể của phương châm: Đối với nội bộ lấy phát huy dân chủ, giáo dục thuyết phục phòng ngừa là chính, đi đôi với giữ gìn kỷ cương, kỉ luật, xử lí nghiêm minh các sai phạm. Đối với các thế lực chống đối ở trong nước, cần phân hóa, cô lập bọn đầu sỏ, ngoan cố; xử lý nghiêm minh, kiên quyết với những người cố tình chống đối, đi ngược lại lợi ích dân tộc. Giáo dục lôi kéo những người lầm đường, không để hình thành tổ chức đối lập dưới bất cứ hình thức nào. -Luôn đi sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời mọi mầm mống gây mất an ninh, không để bị động bất ngờ. *Nhiệm vụ cơ bản: -Giữ vững hòa bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Cụ Thể: Giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp XD và BVTQ. Duy trì hòa bình lâu dài và ổn định chính trị, không để xảy ra BLCT và tự diễn biến. Ngăn chặn, đẩy lùi mưu toan “DBHB” nguy cơ can thiệp quân sự, xung đột vũ trang, xâm hại chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. -Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc an ninh CT nội bộ. Cụ thể: Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo vững vàng về chính trị, có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của tình hình. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và giáo dục chính trị tư tưởng. Phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng Đảng, Nhà nước, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân. Bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị-xã hội. -Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển KT, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, xây dựng nền KT độc lập, tự chủ, đồng thời hội nhập quốc tế. -Phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, mở rộng dân chủ XHCN đi đôi với trật tự, kỷ cương, chú trọng giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nâng cao vai trò mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. -Tăng cường QP, giữ vững AN quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó QĐND, CAND là lực lượng nòng cốt. -Về hoạt động đối ngoại: Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế theo tinh thần “VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Cụ Thể: +Củng cố môi trường quốc tế thuận lợi cho nhiệm vụ XD và BVTQ +Tranh thủ vốn, công nghệ để phục vụ CNH,HĐH +Nâng cao vị thế VN ở khu vực và thế giới +Ưu tiên phát triển hợp tác với các nước láng giềng; chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn đồng thời đề phòng sự thỏa hiệp có hại cho sự nghiệp BVTQ 2.Nắm và vận dụng các phương thức ĐT chống “DBHB”,BLLĐ của địch trên một số lĩnh vực. a.Đấu tranh chống DBHB”. *Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức: Thường xuyên coi trọng giáo dục lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng, củng cố niềm tin, vững vàng kiên định trong cuộc ĐT mới Tích cực chủ động ĐT trên mọi lĩnh vực xã hội, làm thất bại âm mưu “DBHB” chuyển hóa bên trong, bên trên và trong nội bộ Đảng, hệ thống chính trị. Vân dụng đúng đắn sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp đổi mới, không để sai sót sơ hở cho kẻ thù lợi dụng chống phá -Về tổ chức: Tiếp tục đổi mới chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Củng cố vững chắc hệ thống tổ chức Đảng, đi đôi với xây dựng rèn luyện đảng viên. Củng cố, phát huy các tổ chức quần chung, động viên toàn dân tham gia ĐT với địch trên mọi lĩnh vực. Tăng cường quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. -Trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ: +Tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong văn hóa văn nghệ, trước hết trong giới trí thức văn nghệ sỹ. +Xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. + Đấu tranh, ngăn chặn sự xâm nhập văn hóa phản động, độc hại, lối sống hưởng thụ, thực dụng, “thương mại hóa” nghệ thuật. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ và phát triển văn hóa, xây dựng nếp sống van minh, gia đình hạnh phúc +Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, nghệ thuât. +Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về văn hóa, văn nghệ, thông tin, báo chí -Trên lĩnh vực kinh tế: Nhiệm vụ xây dựng, phát triển nền KT nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN Tăng trưởng KT phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, có chính sách hạn chế phân tầng xã hội, phân hóa giầu nghèo. Bảo đảm nền KT phát triển bền vững. *Trên lĩnh vực dân tộc tôn giáo. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng dân tộc, tự do tín ngưỡng,công tác dân tộc tôn giáo là trách nhiệm của cả