Ý nghĩa của môn học
• Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam: Kinh tế thế giới rất ảm đạm:
• Khủng hoảng nợ công châu Âu và khủng hoảng tài chính ở Mỹ mang “giông tố” đến cho nền kinhtế toàn cầu;
• Thị trường chứng khoán tuột dốc ở hầu hết các sàn giao dịch chủ yếu;
• Thị trường vàng thế giới trồi sụt với giá vàng cao chưa từng thấy;
36 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị xuất nhập khẩu - Chương Mở đầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN TRỊ
XUẤT NHẬP KHẨU
(2 TC)
GS.TS.ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
• Ý nghĩa của môn học
• Mục đích nghiên cứu
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu
• Bố cục của môn học
Ý nghĩa của môn học
• Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam:
Kinh tế thế giới rất ảm đạm:
• Khủng hoảng nợ công châu Âu và khủng hoảng
tài chính ở Mỹ mang “giông tố” đến cho nền kinh
tế toàn cầu;
• Thị trường chứng khoán tuột dốc ở hầu hết các
sàn giao dịch chủ yếu;
• Thị trường vàng thế giới trồi sụt với giá vàng cao
chưa từng thấy;
Ý nghĩa của môn học (tt)
• Dấu hiệu tăng trưởng thấp diễn ra ở hầu hết các
quốc gia.
• Kinh tế thế giới “ngổn ngang và đầy lo ngại”
• Theo nhận định của IMF, nền kinh tế thế giới
đang ở trong “một giai đoạn nguy hiểm mới”
– phải đối mặt với khủng hoảng song hành trong
cả tầm ngắn hạn và trung hạn, với các biểu
hiện:
Ý nghĩa của môn học (tt)
• Tăng trưởng thấp hơn dự báo: Theo IMF: tăng
4% (dự báo 4,3%); EIU (Bộ phận thông tin kinh tế
của tạp chí The Economist): 3,6% (dự báo 5%),
Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu của Fitch:
2,6% (dự báo 3,1%), trong đó, Mỹ: 1,5%; EU:
1,6%; Nhật: - o,5%; Trung Quốc: 9,3%; Ấn Độ:
7,6%; Nga: 4%...=> Năm 2012 không còn “điểm
sáng kinh tế”: EU tăng - 0,5%; Mỹ: tuy có tín hiệu
phục hồi nhưng còn gặp nhiều khó khăn và có
nguy cơ suy giảm; Trung Quốc: tăng 8,25%...=>
LHQ kêu gọi thay đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế toàn cầu.
Ý nghĩa của môn học (tt)
• Lạm phát không dễ kiểm soát: CPI của nhóm
nước công nghiệp phát triển tăng từ 1,6% năm
2010 lên 2,6% năm 2011; Của các nền kinh tế
đang phát triển và mới nổi CPI tương ứng là 6,1
đến 7,5%.
• Khủng hoảng nợ công châu Âu: đỉnh điểm.
Tỷ lệ nợ công/GDP của khối sử dụng đồng EUR
(17 nước) là 86,7%; toàn EU là 80,4%; Nghiêm
trọng nhất là Hy Lạp 149,6%; Italia – 119,9%;
Ailen – 102,7%; Bồ Đào Nha – 94%...
Ý nghĩa của môn học (tt)
• Thị trường tài chính tiền tệ bi đát: thị trường
chứng khoán toàn cầu thua thiệt hoàn toàn
trong năm 2011; Thị trường vàng thế giới trồi sụt
với biên độ quá lớn (thấp nhất trong năm
khoảng 1600 USD/ounce, cao nhất 1800
USD/ounce)
• Họa vô đơn chí – triển vọng bi quan.
=> Dự báo kinh tế toàn cầu tăng 2,7% vào năm
2012 và 3,1% vào năm 2013.
Ý nghĩa của môn học (tt)
Kinh tế Việt Nam
Sau 5 năm gia nhập WTO, kinh tế Việt
Nam ngày càng hội nhập sâu, với một
độ mở lớn => Chịu ảnh hưởng sâu sắc
trước những biến động của nền kinh tế
thế giới.
Ý nghĩa của môn học (tt)
“ Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta
đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc xây
dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy
nhiên, thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các
yếu tố kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ. Thị
trường đất đai còn nhiều vướng mắc. Thị trường tài
chính phát triển không cân đối, thị trường trái phiếu còn
sơ khai, thị trường chứng khoán thiếu chiều sâu, chưa
trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nền
kinh tế, đang dồn gánh nặng lên thị trường tín dụng, làm
cho thị trường này rất dễ bị tổn thương. Thị trường KH-
CN chậm phát triển” (Thông điệp đầu năm 2012 của
TTg)
Ý nghĩa của môn học (tt)
Do những tác động của kinh tế thế giới và những
bất cập, yếu kém trong quản lý, điều hành kết
hợp với các nguyên nhân nội sinh từ nền kinh tế
=>
• Lạm phát tăng đột biến: chỉ số giá tiêu dùng
tháng 12 tăng cao hơn 18,13% so với cùng kỳ
năm 2010. Tính chung cả năm 2011, mặt bằng
giá tăng 18,58% so với năm 2010 (Mục tiêu
PTKTXH thông qua cuối năm 2010 – CPI tăng
dưới 7%; điều chỉnh tháng 6/2011 – tăng 17%).
Ý nghĩa của môn học (tt)
• Chứng khoán – bất động sản giảm mạnh. Tính
đến 30/12/2011, hơn 50% cổ phiếu giao dịch dưới
mệnh giá trên sàn HOSE và hơn 70% trên sàn
HNX, thậm chí đã xuất hiện cổ phiếu có giá dưới
1000 đồng. Huy động vốn qua TTCK giảm 78%.
Bất động sản đóng băng.
• Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn: khoảng 20%
DNNN thua lỗ hoặc hòa vốn; Tổng số nợ của khối
DNNN năm 2010 bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu.
Ý nghĩa của môn học (tt)
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn: hơn 49 000
DNNVV dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc đã
giải thể, phá sản, đóng cửa, trong đó phá sản, giải
thể là 5.800 doanh nghiệp.
=> Cần tái cơ cấu nền kinh tế - thực hiện đồng bộ
trên các nội dung:
1.Tái cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ.
2.Tái cơ cấu doanh nghiệp.
3.Điều chỉnh chiến lược thị trường.
Ý nghĩa của môn học (tt)
XNK năm 2011:
• XK: 96,3 tỷ USD, tăng hơn 33,3% so với năm 2010
(năm 2010 là 71,6 tỷ), kim ngạnh XK bình quân
1083 USD/người
• NK: 105,8 tỷ USD
• Nhập siêu: 9,5 tỷ USD
• Năm 2009: Nhập siêu 12,85 tỷ USD
• Năm 2010: Nhập siêu 12,6 tỷ USD.
Nhưng XNK vẫn phát triển chưa bền vững và
không hiệu quả => Cần Quản trị Xuất Nhập khẩu
=> Cần nghiên cứu môn học QT XNK
• Môn học cung cấp cho học viên những kiến
thức chuyên sâu về Quản trị xuất nhập khẩu:
Hoạch định chiến lược kinh doanh xuất nhập
khẩu; Đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu;
Quản lý hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu.
• Môn học có mối quan hệ mật thiết với các môn
học khác, như: Quản trị chiến lược, Quản trị
kinh doanh toàn cầu, Marketing quốc tế, Quản trị
kinh doanh dịch vụ, Quản trị Logistics...
Điều kiện tiên quyết
Để có thể tham dự môn học đạt kết quả tốt, học
viên cần được trang bị đầy đủ kiến thức của các
môn học thuộc phần kiến thức chung: Kinh tế
học, Quản trị học, Phương pháp nghiên cứu
khoa học, Tiếng AnhBên cạnh đó, học viên
cần có những kiến thức cơ bản về Quản Trị
xuất nhập khẩu (được trang bị ở bậc đại học
các chuyên ngành: Ngoại thương, Kinh doanh
Quốc tế, Thương mại...)
Mục tiêu của môn học
• Nắm vững những kiến thức cơ bản của môn
học, về hoạch định chiến lược kinh doanh xuất
nhập khẩu; Đàm phán hợp đồng xuất nhập
khẩu; Quản lý hợp đồng và tổ chức thực hiện
các hợp đồng xuất nhập khẩu.
• Vận dụng sáng tạo những kiến thức của môn
học vào thực tiễn Quản trị xuất nhập khẩu của
doanh nghiệp/đất nước.
• Vận dụng tốt những kiến thức của môn học vào
việc viết Luận văn tốt nghiệp cao học.
Phương pháp nghiên cứu
• Nghe giảng viên, các nhà chuyên môn giới thiệu
về các kiến thức cơ bản của môn học;
• Học viên tự nghiên cứu tài liệu dưới sự hướng
dẫn của giảng viên ;
• Học viên làm việc theo nhóm dưới sự hướng
dẫn của giảng viên;
• Các nhóm thuyết trình kết quả nghiên cứu, tiến
hành thảo luận trên lớp.
Phương pháp nghiên cứu (tiếp)
• Chia lớp thành các nhóm 8 người, chọn đề
tài nghiên cứu, chuẩn bị và thuyết trình kết
quả nghiên cứu trước lớp.
Cách thức đánh giá kết quả học tập
• Điểm quá trình: 50%
• Thi hết môn/tiểu luận: 50%
Cách thức đánh giá kết quả học tập
Cụ thể:
• Điểm quá trình: 50%
- Làm việc cá nhân + chuyên cần - 10%
- Thuyết trình (theo nhóm) - 20%
- Bài viết (theo nhóm) - 20%
• Tiểu luận cá nhân/thi cuối khóa: 50%
Các chính sách giảng dạy áp dụng
trong môn học
• Học viên cần tham gia đầy đủ các buổi học, thảo
luận trên lớp theo quy định. Nếu nghỉ quá số giờ
theo quy định của Bộ, Trường sẽ không được
làm Tiểu luận/thi cuối khóa => Không có điểm
môn học => Phải thi lại (hệ niên chế).
• Học viên cần tham gia đầy đủ các buổi thảo luận
trên lớp theo quy định. Nếu không sẽ không có
điểm quá trình => Không có điểm môn học =>
Phải học lại (hệ tín chỉ).
Các chính sách giảng dạy áp dụng
trong môn học
• Khi bị bệnh, đi công tác... cần có giấy xin
phép nêu rõ lý do chính đáng (có kèm
minh chứng).
• Tất cả các học viên đều tham gia thuyết
trình, thảo luận trên lớp.
• Không sử dụng điện thoại trong giờ học.
Nội dung môn học
Chương 1: Hoạch định chiến lược và kế
hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu
Chương 2: Incoterms và nâng cao hiệu quả
sử dụng Incoterms
Chương 3: Thanh toán quốc tế và rủi ro
trong thanh toán quốc tế
Chương 4: Đàm phán hợp đồng xuất nhập
khẩu
Nội dung môn học
Chương 5: Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
Chương 6: Tổ chức thực hiện hợp đồng
xuất nhập khẩu và các giải pháp nâng
cao hiệu quả
Chương 7: Nghiệp vụ hải quan
Chương 8: Giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Bố cục của môn học
Gồm 3 chuyên đề:
• Chuyên đề 1: Tổng quan về Quản trị
XNK
• Chuyên đề 2: Đàm phán hợp đồng xuất
nhập khẩu
• Chuyên đề 3: Hợp đồng và quản lý hợp
đồng xuất nhập khẩu
Chuyên đề 1:
• Giới thiệu cho người học những kiến thức
cơ bản về Quản trị XNK; Hoạch định chiến
lược và kế hoạch kinh doanh xuất nhập
khẩu; Thực thi chiến lược XNK và kiểm tra
kiểm soát việc thực hiện chiến lược kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Chuyên đề 2:
• Cung cấp cho người học những kiến thức
cơ bản về đàm phán (bản chất, các
nguyên tắc đàm phán, các kiểu đàm
phán); Quá trình đàm phán hợp đồng XNK
và các kỹ thuật cơ bản để đàm phán hợp
đồng XNK.
Chuyên đề 3:
• Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản
về hợp đồng XNK, quá trình tổ chức thực
hiện hợp đồng XNK; Nghiệp vụ hải quan;
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
xuất nhập khẩu và các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK.
Tài liệu tham khảo chính:
• GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị xuất
nhập khẩu, 2011.
• Fred R. David, Concepts of strategic
management
• Folsom Ralph H., Gordon Michael
Wallace, Spanogle John A.Jr, Fitzgeral
Peter L.(2006), International Business
Transations: a problem-oriented course
book.
Tài liệu tham khảo
• Hari K Raino, Guide to import management
• Pervez N. Ghauri, Jean Claude Usunier,
International Business Negotiations
• Roger Fisher, William Ury, Getting to Yes
• US.Department of commerce, A basic guide to
exporting
• ITC – International Trade Center UNCTAD,
Import management
• Bài giảng của giảng viên
Đề tài gợi ý
Đề tài nhóm lớn:
1. Lạm phát và các biện pháp kiểm soát lạm phát của
Việt Nam.
2. Tái cấu trúc nền kinh tế (tái cấu trúc đầu tư với
trọng tâm là đầu tư công; Cơ cấu lại thị trường tài
chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTM;
Tái cấu trúc DNNN với trọng tâm là các tập đoàn
kinh tế và tổng công ty nhà nước);
3. Rủi ro trong hoạt động marketing (trong hoạt động
quảng cáo, tổ chức sự kiện, quan hệ công
chúng,)
Đề tài gợi ý
1. Nghiên cứu tình hình vận dụng Incoterms tại
công ty/ngành - Thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả.
2. Nghiên cứu tình hình vận dụng các phương
thức thanh toán quốc tế tại công ty/ngân
hàng - Thực trạng và giải pháp phòng ngừa
rủi ro.
3. Kinh nghiệm đàm phán với người
Mỹ/Nhật/Đức/Pháp.
4. Nghiên cứu các hợp đồng xuất nhập khẩu tại
công ty và các giải pháp hoàn thiện.
Đề tài gợi ý
5. Chiến lược xuất khẩu (tên mặt hàng cụ thể)
sang thị trường (tên thị trường) của công ty
giai đoạn
6. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu (tên mặt
hàng cụ thể) sang thị trường (tên thị trường) của
công ty
7. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics tại
công ty
Đề tài gợi ý
8. Chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng
và các giải pháp để các doanh nghiệp Việt
Nam có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn
cầu (chuỗi cung ứng cà phê, gạo, cao su,
hồ tiêu, sản phẩm cơ khí/công nghiệp hỗ
trợ tại Việt Nam).
9. Lập kế hoạch kinh doanh mặt hàng.
Cho công ty.
Đề tài gợi ý
10. Hải quan Việt Nam sau 5 năm hội nhập
WTO.
11. Quản lý hợp đồng tại công ty/tập đoàn
Thời gian làm việc
• 4 tuần, 12 buổi
• Từ 13/3/2012 đến 10/4/2012
• Tập trung thuyết trình 4 buổi cuối.