BÀI LÀM
Xã hội ngày càng phát triển thì những mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều. Để giải quyết các tranh chấp dân sự của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào các sự việc xảy ra trong thực tế và sau đó tìm những quy phạm pháp luật phù hợp để điều chỉnh. Tuy nhiên không phải bất cứ một sự việc nào cũng có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh. Do vậy, để các quan hệ xã hội được điều chỉnh theo quy định của pháp luật, Bộ luật dân sự đã đưa ra quy định “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thế áp dụng tập quán.” (Điều 3 BLDS 2005). Điều này có nghĩa là pháp luật đã cho phép áp dụng tập quán trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.
Tập quán là những thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất, sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một qui ước chung của cộng đồng.
Áp dụng tập quán là sử dụng các cách xử sự được cộng đồng, địa phương, dân tộc thừa nhận như là chuẩn mực ứng xử đối với các thành viên trong cộng đồng, dân tộc, địa phương đó.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà hoạt động áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp dân sự được BLDS ghi nhận. Thứ nhất, các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự vốn đa dạng và phức tạp, luôn luôn có sự phát sinh, thay đổi những quan hệ xã hội mới mà thực tế những quan hệ xã hội này chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh. Đây là điều không thể tránh khỏi vì thực tiễn đời sống dân sự phong phú, sống động và rộng lớn mà pháp luật dân sự không thể bao quát hết, trong khi nguyên tắc pháp chế trong lĩnh vực tố tụng dân sự đòi hỏi cơ quan nhà nước không thể từ chối giải quyết tranh chấp theo yêu cấu của người dân với lý do quan hệ pháp luật dân sự mà các bên tranh chấp chưa được pháp luật quy định. Đó là những lỗ hổng trong pháp luật dân sự vì các nhà làm luật không thể dự liệu hết những thay đổi, phát triển ấy. Thứ hai, hoạt động lập pháp còn có những hạn chế nhất định bởi trình độ chuyên môn của các nhà lập pháp còn nhiều bất cập nên vẫn có những “kẽ hở” trong một văn bản quy phạm pháp luật dân sự. Nguyên nhân này có nghĩa là khi có tranh chấp dân sự xảy ra thì vẫn có một quy phạm pháp luật điều chỉnh nhưng lại chưa chặt chẽ về nội dung dẫn tới không thể áp dụng được quy phạm đó mà bắt buộc phải áp dụng tập quán. Tóm lại, do hai nguyên nhân trên mà Bộ luật dân sự đã mở rộng nội dung điều chỉnh bằng cách đưa tập quán trở thành một nguồn luật dân sự.
4 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3144 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về Luật dân sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM
Xã hội ngày càng phát triển thì những mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều. Để giải quyết các tranh chấp dân sự của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào các sự việc xảy ra trong thực tế và sau đó tìm những quy phạm pháp luật phù hợp để điều chỉnh. Tuy nhiên không phải bất cứ một sự việc nào cũng có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh. Do vậy, để các quan hệ xã hội được điều chỉnh theo quy định của pháp luật, Bộ luật dân sự đã đưa ra quy định “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thế áp dụng tập quán...” (Điều 3 BLDS 2005). Điều này có nghĩa là pháp luật đã cho phép áp dụng tập quán trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.
Tập quán là những thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất, sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một qui ước chung của cộng đồng.
Áp dụng tập quán là sử dụng các cách xử sự được cộng đồng, địa phương, dân tộc thừa nhận như là chuẩn mực ứng xử đối với các thành viên trong cộng đồng, dân tộc, địa phương đó.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà hoạt động áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp dân sự được BLDS ghi nhận. Thứ nhất, các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự vốn đa dạng và phức tạp, luôn luôn có sự phát sinh, thay đổi những quan hệ xã hội mới mà thực tế những quan hệ xã hội này chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh. Đây là điều không thể tránh khỏi vì thực tiễn đời sống dân sự phong phú, sống động và rộng lớn mà pháp luật dân sự không thể bao quát hết, trong khi nguyên tắc pháp chế trong lĩnh vực tố tụng dân sự đòi hỏi cơ quan nhà nước không thể từ chối giải quyết tranh chấp theo yêu cấu của người dân với lý do quan hệ pháp luật dân sự mà các bên tranh chấp chưa được pháp luật quy định. Đó là những lỗ hổng trong pháp luật dân sự vì các nhà làm luật không thể dự liệu hết những thay đổi, phát triển ấy. Thứ hai, hoạt động lập pháp còn có những hạn chế nhất định bởi trình độ chuyên môn của các nhà lập pháp còn nhiều bất cập nên vẫn có những “kẽ hở” trong một văn bản quy phạm pháp luật dân sự. Nguyên nhân này có nghĩa là khi có tranh chấp dân sự xảy ra thì vẫn có một quy phạm pháp luật điều chỉnh nhưng lại chưa chặt chẽ về nội dung dẫn tới không thể áp dụng được quy phạm đó mà bắt buộc phải áp dụng tập quán. Tóm lại, do hai nguyên nhân trên mà Bộ luật dân sự đã mở rộng nội dung điều chỉnh bằng cách đưa tập quán trở thành một nguồn luật dân sự.
Không phải tất cả các trường hợp đều có thể áp dụng tập quán và mọi tập quán địa phương đều có thể áp dụng khi giải quyết các tranh chấp dân sự, do đó có những điều kiện nhất định khi áp dụng tập quán trong các vấn đề dân sự. Do tập quán có nhiều loại khác nhau, xuất hiện và tồn tại mang tính tự phát, cục bộ và khó thay đổi nên tập quán có thể được áp dụng với tính cách là một nguồn luật dân sự khi có đủ các điều kiện:
Thứ nhất, quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp cần giải quyết phải thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. Nếu quan hệ xã hội đó không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự thì đương nhiên không thể áp dụng BLDS cũng như áp dụng tập quán.
Thứ hai, tập quán đã trở thành thông dụng, được đông đảo mọi người sinh sống trên cùng địa bàn hoặc cùng ngành nghề trên cùng một lĩnh vực thừa nhận. Nếu không được thừa nhận thì tập quán đó không thế được áp dụng.
Thứ ba, hiện chưa có quy phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh tranh chấp đó. Ví dụ tập quán xác nhận quyền sở hữu của người đầu tiên phát hiện tổ ong trong rừng bằng cách đánh dấu bằng cành lá có thể được áp dụng mặc dù căn cứ xác lập quyền sở hữu này không được BLDS quy định.
Thứ tư, chỉ áp dụng tập quán khi các bên tham gia giao dịch không thỏa thuận.
Thứ năm, tập quán không được trái với các nguyên tắc chung của của pháp luật được quy định trong BLDS.
Khi áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp, một vấn đề được đặt ra là sẽ áp dụng tập quán nào để giải quyết: tập quán nơi sinh sống của nguyên đơn, bị đơn trong tranh chấp hay nơi xảy ra tranh chấp, hay nơi giao kết hợp đồng, hay nơi Tòa án thụ lý vụ án). Trong một số trường hợp cụ thể, Bộ luật dân sự đã có quy định việc áp dụng tập quán tại địa phương nào (ví dụ điểm c khoản 1 điều 126 về giải thích giao dịch dân sự theo tập quán nơi giao dịch được xác lập, khoản 5 điều 409 căn cứ để giải thích khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán nơi giao kết hợp đồng đối với loại hợp đồng đó...). Tuy nhiên cũng có điều luật quy định áp dụng tập quán nhưng không xác định rõ tập quán nào.Ví dụ: điều 28 việc xác định dân tộc của con trong trường hợp cha,mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau mà cha, mẹ không thỏa thuận được thì sẽ theo dân tộc cha hay mẹ hay nơi sinh của đứa trẻ.
Như vậy, với việc áp dụng tập quán, Bộ luật dân sự đã được mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh, làm phong phú hơn nội dung đìều chỉnh của luật dân sự. Bên cạnh đó luật dân sự điều chỉnh các quan hệ dân sự theo ý chí của nhà nước các bên cùng có lợi, do đó, áp dụng tập quán khi giải quyết các tranh chấp dân sự, nhất là ở địa phương, sẽ giúp các bên tham gia giao dịch có thể hiểu và chấp nhận luật hơn, dẫn đến việc dễ dàng được áp dụng hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng tập quán cần phải quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn để những trường hợp thực tế xảy ra luôn có cách giải quyết đúng đắn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân.
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập một) – TS.Lê Đình Nghị (Chủ biên) – NXB Giáo dục Việt Nam.
Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – NXB Lao động xã hội.
Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 (tập I) – PGS.TS Hoàng Thế Liên – NXB Chính trị quốc gia.
www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com.