Chủ đề của ngày công tác xã hội thế giới ở Việt Nam năm nay do Đại học Đồng Tháp đăng cai là Công tác xã hội: tác nhân của thay đổi. Đây là chủ đề rất ấn tượng và nhấn mạnh vai trò của nghề công tác xã hội (CTXH) trong những năm tới. Chúng ta đang đối mặt với những vấn đề kinh tế - xã hội diễn biến phức tạp cả trong nước lẫn khu vực và toàn cầu.
95 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5828 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tham luận Công tác xã hội: Tác nhân cho sự phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TÁC XÃ HỘI: TÁC NHÂN CHO SỰ PHÁT TRIỂN
(Social Work: A Catalyst for Development)
(Bài tham luận tại hội thảo khoa học nhân kỷ niệm Ngày Công tác Xã hội Thế giới ở Việt Nam
tổ chức tại Đại học Đồng Tháp ngày 10 và 11/11/2009)
ThS. Lê Chí An
Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh
Chủ đề của ngày công tác xã hội thế giới ở Việt Nam năm nay do Đại học Đồng Tháp đăng cai là Công tác xã hội: tác nhân của thay đổi. Đây là chủ đề rất ấn tượng và nhấn mạnh vai trò của nghề công tác xã hội (CTXH) trong những năm tới. Chúng ta đang đối mặt với những vấn đề kinh tế - xã hội diễn biến phức tạp cả trong nước lẫn khu vực và toàn cầu. Hệ thống an sinh xã hội nước ta đang dần dần định hình và hoàn thiện tuy nó vẫn còn phản ứng khá chậm với một số vấn đề nóng bỏng của xã hội. Ngành nghề CTXH đang trong quá trình hình thành trước những đòi hỏi chính đáng từ khoa học đến thực tiễn. Từ đó những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp cần khẳng định vai trò của mình. Tại nhiều diễn đàn quốc tế đã tái khẳng định vai trò của công tác xã hội là một tác nhân, một yếu tố cần thiết cho sự phát triển xã hội.
Từ lâu rồi trong đào tạo và thực hành CTXH chúng ta đã đề cập đến vai trò tác nhân, xúc tác (catalyst) của công tác xã hội, của nhân viên xã hội. Trong giáo dục CTXH tại trường lớp chúng ta cũng nhấn mạnh vai trò tác nhân thay đổi (change agent) này với sinh viên. Thật vậy trong thực hành nghề nghiệp, nhân viên xã hội thực hiện vai trò này dưới nhiều hình thức như : tác viên phát triển cộng đồng, nhà giáo dục, người biện hộ, người tạo thuận lợi… thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, nhóm và cá nhân… Nhưng để trở thành tác nhân phát triển, ngành công tác xã hội ở từng quốc gia phải khẳng định sứ mạng, vị trí, vai trò, chức năng … của mình trong từng giai đoạn phát triển của đât nước.
Công tác xã hội chuyên nghiệp ở nước ta cũng như ở một số các quốc gia trong vùng châu Á-Thái Bình Dương vẫn còn chưa được xác định rõ ràng. Ở Indonesia vẫn nhầm lẫn hoạt động từ thiện với công tác xã hội và CTXH chưa được các giới chức chính quyền cấp trung ương và địa phương quan tâm phát triển. Gần đây nhất giới CTXH đang cùng nhau đi tìm một mô hình mới trong thế kỷ 21.
Với Việt Nam chúng ta có nhiều thuận lợi từ phía nhà nước và sự ủng hộ của các tổ chức Liên Hiệp Quốc và quốc tế trong việc phát triển nghề CTXH. Chúng ta có nhiều trường đại học, cao đẳng được nhà nước cho phép đào tạo CTXH bậc cử nhân, cao đẳng, trung cấp và sắp tới là cao học.
Vấn đề là chúng ta có đào tạo được những nhân viên xã hội tương lai có năng lực là tác nhân cho sự phát triển không ? Đây sẽ là mối quan tâm của những người mang trọng trách đào tạo chuyên môn trong nhà trường và cả chính quyền cũng như xã hội. Đặc biệt về phía nhà nước cần công nhận nghề công tác xã hội thông qua xây dựng mã nghề cho nhân viên xã hội; về phía xã hội cần được thông tin đầy đủ về sự cần thiết của nghề nghiệp này. Có như vậy mới có sự phối hợp đồng bộ khi xây dựng bối cảnh xã hội trong đó nhân viên xã hội đóng vai trò là tác nhân thay đổi, tác nhân phát triển.
Hiện nay chúng ta chưa có được điều kiện cần và đủ để có được hành làng pháp lý và môi trường hành nghề của nhân viên xã hội. Tư duy của một bộ phận xã hội cho rằng làm công tác xã hội là hoạt động từ thiện. Cần khẳng định để phát triển xã hội, giải quyết căn cơ những vấn đề xã hội nhất thiết phải có sự can thiệp của công tác xã hội. Trên thế giới có quốc gia cũng từng trải qua quá trình xây dựng CTXH trên nền tảng hoạt động cứu tế, từ thiện…nhưng họ đã kịp chuyển biến để tiến lên khoa học công tác xã hội. Để CTXH trở thành tác nhân thay đổi, tác nhân phát triển không chỉ thay đổi tư duy nhận thức mà còn cần đến những động thái mang tính cách mạng trong hệ thống thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đó là tăng năng lực cho đội ngũ những người đang làm việc trong bộ máy nhà nước và tuyển dụng nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Biện pháp chuyên môn hóa nhân sự là việc làm cấp bách song song với việc tăng cường nhận thức của toàn xã hội về ngành nghề CTXH là những việc cần làm ngay của hệ thống an sinh xã hội. Về phía nhà trường cần xây dựng chương trình đào tạo mang tính thực tiễn và đáp ứng thực tiễn. Đã đến lúc nhà trường trang bị tư duy toàn cầu cho những nhân viên xã hội tương lai về những vấn nạn mà loài người đang đối mặt. Trong tình hình quốc tế và quốc nội như vậy nhân viên xã hội sẽ đóng vai trò gì? Sứ mạng CTXH là gì ? Trách nhiệm nghề nghiệp đến đâu? Sự hợp tác trong nội bộ ngành và liên ngành như thế nào? Khi có được sự nhận thức sâu sắc về sứ mạng, mục đích, giá trị, chức năng… của nghề CTXH thì mới có thể thực hiện tốt vai trò là tác nhân thay đổi, tác nhân phát triển được.
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG TIẾN TRÌNH
GIÚP TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
HỘI NHẬP CUỘC SỐNG
Điển cứu:
Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh
TS. Vũ Nhi Công
Giảng viên Khoa XHH Trường ĐHXH-NV
ĐHQGTPHCM
1/ Tình hình kinh tế - xã hội:
Từ năm 1987, Việt Nam chuyển từ cơ chế hành chánh quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện chính sách mở cửa để phát triển nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh mặt tích cực là thúc đẩy kinh tế phát triển, cũng có những điểm tiêu cực phát sinh. Sự phân cực giàu – nghèo đang diễn ra ở thành thị cũng như ở nông thôn.
Từ một nền cơ chế kinh tế cũ chuyển sang nền kinh tế mới, vấn đề này đang tác động đến quan điểm sống của gia đình, cộng đồng dân cư và trẻ em. Phần lớn hệ thống gia đình Việt Nam không theo kịp đà phát triển quá nhanh của xã hội. Ngành giáo dục chưa có sự chuẩn bị kịp thời cho xu thế tòan cầu hóa, chưa soạn kịp những chương trình giảng dạy mang tính hội nhập quốc tế.
Cho đến những năm 1990, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phát triển, đời sống của người dân được nâng cao. Tuy nhiên quá trình này cũng làm nảy sinh không ít những mặt tiêu cực, những tệ nạn xã hội gia tăng, nhiều thanh thiếu niên sa vào con đường hư hỏng, sống phóng túng, trụy lạc; số cặp vợ chồng ly dị, ly thân ngày càng nhiều; số thanh thiếu niên có thai sớm và nạo thai ngày càng gia tăng, cộng đồng nảy sinh nhiều sự cạnh tranh và suy giảm tinh thần đoàn kết - tương trợ trong cuộc sống.
Đa số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sống trong những gia đình tan vỡ, gia đình bất hòa, thực trạng này đẩy trẻ em vào trạng thái khủng hoảng tâm lý. Tính cố kết cộng đồng, mối liên hệ gắn kết giữa các thành viên trong gia đình cũng như các quan hệ họ hàng, quan hệ dòng tộc bị xói mòn và biến mất.
2/ Vai trò của nhân viên xã hội:
Nhân viên xã hội có nhiệm vụ giúp những cá nhân, nhóm và cộng đồng nhận ra vấn đề, giải quyết các vấn đề khó khăn thân chủ đang gặp phải; can thiệp hoặc làm công tác biện hộ trong tiến trình tổ chức hoạt động xã hội.
Những hoạt động chữa trị, ngăn ngừa và phát triển nhằm mục đích giúp thân chủ hội nhập vào cuộc sống bình thường của gia đình và cộng đồng. Tạo điều kiện cho thân chủ tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp tăng năng lực cho cá nhân, cho nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn hội nhập cuộc sống.
Hiện nay, nhân viên xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh giữ một vai trò rất quan trọng. Họ là những người giúp cho trẻ em nghèo, trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật, trẻ đường phố, trẻ nghiện hút, trẻ di dân, trẻ lao động sớm, trẻ tự kỷ, trẻ bị lạm dụng tình dục v.v… giúp phục hồi về thể lý, tâm lý cho trẻ khuyết tật và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh những kiến thức, kỹ năng của ngành công tác xã hội khoa học, nhân viên xã hội đã phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam như: “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”; hoặc sự tương thân tương ái trong lúc nghèo khổ: “một miếng khi đói bằng một gói khi no”; tinh thần giúp đỡ lẫn nhau: “lá lành đùm lá rách”; hỗ trợ nhau về tinh thần, chia sẻ với nhau về vật chất trong những lúc “tắt lửa tối đèn”.
Trong quá trình làm việc với nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh, có nhiều nhân viên xã hội đến với công việc từ tấm lòng yêu thương, làm việc từ thiện, muốn giúp đỡ người khác. Phỏng vấn hơn 100 giáo dục viên, thì hầu hết anh em đến với công việc vì yêu thích, làm lâu năm anh em có nhiều kinh nghiệm, vừa làm vừa học những khóa ngắn hạn, một số anh em cũng đã tốt nghiệp đại học ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý, tham vấn tâm lý và một số ngành liên quan.
Để giải quyết những vấn đề xã hội này, hiện vẫn còn nhiều những hoạt động mang tính từ thiện. Những hoạt động từ thiện chỉ nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt. Thiếu kiến thức, kỹ năng trong hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp sẽ dẫn đến cách giải quyết vấn đề không tận gốc. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện nay, đôi khi cũng cần kết hợp giữa công tác từ thiện với các hoạt động xã hội chuyên nghiệp.
Trong tiến trình thực hiện các hoạt động xã hội, nhân viên xã hội còn có nhiệm vụ tổ chức đào tạo và huấn luyện, giải quyết các vấn đề bất trắc khi làm việc chung với nhau, quản lý công việc có sự tham gia của mỗi thành viên. Bên cạnh đó nhân viên xã hội cũng ý thức về việc làm của mình, cư xử công bằng và nhân ái trong cuộc sống.
3/ Những khó khăn trong các hoạt động xã hội hiện nay:
Khi làm việc với nhóm trẻ có hòan cảnh khó khăn, nhân viên xã hội thường phải đối diện với “vấn đề cha mẹ không có trách nhiệm với con cái của họ”; “cha mẹ buông xuôi và không có khả năng giáo dục con cái”; hoặc bản thân nhân viên xã hội chưa vận dụng được kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, chưa hiểu tâm lý, chưa biết cách ứng xử đúng mức khi làm việc với thân chủ, với người dân và với phía đối tác.
Anh Nguyễn Công Ánh góp ý kiến:
“ Hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh có những dự án đang giúp cho khoảng 5.000 trẻ em có chỗ ăn, chỗ ở, chỗ đi học, và giúp cho khoảng 20.000 trẻ em nghèo trong cộng đồng dân cư. Nhưng đây chỉ là những vấn đề trước mắt. Chúng ta cần có những hoạt động bền vững, giải quyết được tận gốc vấn đề. Chính vì vậy cần có sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương và cần có sự hợp tác của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Nhiều nhân viên xã hội mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm làm việc; có những người thiếu chuyên môn về công tác tham vấn, chưa biết cách làm việc với gia đình và cộng đồng”.
Tuy nhiên, nhân viên xã hội đã chịu khó đi sâu vào từng hoàn cảnh của mỗi đứa trẻ. Các em sống trong những gia đình cha mẹ nghèo về vật chất, và thường là những gia đình “bị đổ vỡ” – gia đình không hạnh phúc. Có những em sống trong gia đình không quá khó khăn về mặt kinh tế, nhưng lại gặp những người cha, người mẹ vô trách nhiệm.
Có những bậc cha mẹ chạy theo nhu cầu riêng của họ mà quên đi con cái của mình. Họ không quan tâm, họ không yêu thương và cũng chẳng chăm sóc con cái của họ. Khi tiếp cận với gia đình trẻ, thường các bậc cha mẹ “hay mắng chửi con cái”; thậm chí họ còn “xỉ vả đứa trẻ ngay trong bữa ăn”.
4/ Vai trò của nhân viên xã hội trong công tác xã hội với gia đình:
Nhân viên xã hội không thể làm việc thay cho cha mẹ, nhưng cần phải biết cách làm việc với gia đình trẻ. Trẻ em cần sự quan tâm, yêu thương của cha me. Cha mẹ là người trẻ tin tưởng nhất, thương yêu nhất. Gia đình là nơi nương tựa cho đứa trẻ. Cha mẹ là người định hướng cho các em.
Một người mẹ đã tâm sự: “Bây giờ cháu cũng 17 tuổi rồi. Cháu có thể đi làm và tự kiếm tiền nuôi thân. Tôi đã có gia đình mới. Bây giờ cháu có thể tự giải quyết mọi vấn đề. Thật sự tôi cũng chẳng có thời gian tâm sự với cháu, thỉnh thoảng tôi có cho cháu chút tiền để cháu bớt đi sự tủi thân”.
Cha mẹ nào cũng thương con. Đây là câu nói từ ngàn xưa ở Việt Nam. Thật sự có những người cha, người mẹ rất thương con. Nhưng cũng có những trường hợp người cha “cảm thấy bất lực” trong cuộc sống. Lúc này ông chỉ biết “khuyên con”, ông đã tâm sự:
“ Bây giờ cháu cũng 15 tuổi rồi. Cuộc sống đường phố đã dạy cho cháu biết cách xoay xở để sống. Bây giờ tôi không có khả năng giúp cháu về kinh tế. Tôi chỉ giúp cháu lời khuyên. Tôi cũng nói với cháu "hoàn cảnh cha như vầy rồi, còn con, con ráng sống cho đàng hoàng…”.
Người bố này cũng chỉ biết khuyên con một cách chung chung. Còn đối với đứa trẻ nó cảm thấy hụt hẫng trong cuộc sống, cảm thấy thiếu sự quan tâm và yêu thương của cha mẹ.
5/ Kinh nghiệm khi làm việc với trẻ em:
Để hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nhóm trẻ đối tượng, chúng ta phải gần gũi, thân thiện, chân thành và lắng nghe. Khi “tiếp cận” được với nhóm trẻ này, nhân viên xã hội sẽ hiểu hoàn cảnh của các em, nhóm bạn và gia đình của chúng. Quá trình tiếp cận cũng là tiến trình giúp đỡ trẻ em. Nhân viên xã hội có đủ khả năng để làm công tác tham vấn, làm công tác biện hộ vì quyền lợi cho trẻ em.
Công việc tiếp cận giúp nhân viên xã hội có thông tin kịp thời, giúp trẻ tránh được sự ngược đãi, bị đe dọa, bị lạm dụng tình dục hoặc bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội.
Một nhân viên xã hội đã cho biết kinh nghiệm trong công tác tiếp cận trẻ và công tác vãng gia:
“ Một hôm tôi đến thăm một nhóm trẻ trong cộng đồng nghèo. Tôi nhìn thấy một bé gái đứng khóc. Khi đến hỏi chuyện tôi mới biết em tên H, 14 tuổi. Em bị mẹ ghẻ đánh dữ tợn. Bà buộc em phải đi làm và đưa tiền về bà mới cho ăn. Bà đã buộc em phải nghỉ học. Em cũng chẳng biết làm gì để kiếm tiền đưa về cho gia đình. Bà chửi mắng em suốt ngày. Cuối cùng H đã bỏ nhà và ra đường phố để kiếm sống. Tôi đã đến làm quen và nói chuyện với em, sau đó hỏi ý kiến em và đến thăm gia đình. Gia đình đã đón tiếp tôi rất ân cần. Người mẹ đã kể lể cho tôi nghe đủ thứ khó khăn của bà. Trước khi ra về, bà có nói với tôi: “Tôi cám ơn cô đã đến thăm gia đình. Tôi sẽ cho cháu đi học lại”.
Kết luận:
Thật vậy, khi tiếp cận với nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn, nhân viên xã hội phải tích cực giúp đỡ, hoặc tham vấn cho các em trên đường phố, đồng thời giúp các em nâng cao nhận thức về những vấn đề xã hội đang diễn ra trong khu vực, nơi các em sinh sống và làm việc.
Việc tham vấn cho trẻ trong cộng đồng nghèo, trên đường phố, trong gia đình là điều rất khẩn cấp hiện nay. Bên cạnh việc tham vấn cần tổ chức những hoạt động về giáo dục, sinh hoạt, học nghề hoặc tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề, các buổi huấn luyện, tham quan, hoặc trại huấn luyện ngoài trời v.v…
Thông qua các hoạt động xã hội sẽ giúp cho trẻ được trưởng thành và tự tin hơn trong cuộc sống. Nhiều em sau khi học chữ, học xong nghề đã trở về sống với gia đình. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy nhiều em đã trưởng thành, có việc làm, sống tự lập ngoài xã hội và nhiều em đang hiện diện ở đây với chúng ta trong bầu khí thân thương này.
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI
ThS. Đỗ Văn Bình
Trung tâm tư vấn - nghiên cứu CTXH & PTCĐ
Qua hơn 20 năm họat động trong lĩnh vực Công tác xã hội (CTXH) và Phát triển cộng đồng (PTCĐ), nhìn lại quá trình phát triển của công tác nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy ở phía Nam sự phát triển của công tác nghiên cứu gắn liền với sự phát triển ngành CTXH.
Trung tâm SDRC chúng tôi được thành lập vào giữa năm 1989 [gồm 10 nhân viên xã hội (NVXH) tốt nghiệp trước năm 1975] đã bắt đầu làm những nghiên cứu xã hội có thể xem như là đầu tiên ở Tp.Hồ Chí Minh (Tp.HCM) như: Nghiên cứu về tình hình trẻ lang thang đường phố cho Hội Bảo trợ trẻ em Tp.HCM, Khảo sát tình hình kinh tế-xã hội ở các khu phố nghèo Phường Tân Định, Quận l, v.v… Ở thời điểm này những khách thể của các nghiên cứu (trẻ em đường phố và người dân được tiếp xúc phỏng vấn) rất lạ lẫm với cách NVXH làm nghiên cứu: Đi la cà tìm kiếm khắp nơi, bất kể ngày đêm, tiếp cận trẻ đường phố để thu thập thông tin; Len lỏi vào các khu ổ chuột tồi tàn nhất của khu Văn Hiến, (thuộc Phường Tân Định, Quận 1 lúc bấy giờ, một khu “xã hội đen” nổi tiếng trước GP) để thăm hỏi, quan sát, tìm hiểu, ghi ghi, chép chép… Tôi còn nhớ có lần vài đồng nghiệp của tôi đã bị công an hạch hỏi mục đích xâm nhập và tung tích.
Đến năm 1992 Đại học Mở Tp.HCM thành lập Khoa Phụ Nữ học, khoa này mang tên Phụ Nữ học nhưng thực chất là dạy về CTXH, và Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM lập chuyên ngành Xã hội học và năm 1998 chính thức lập Khoa Xã hội học. Nhờ sự hình thành chính thức 2 ngành này, nghiên cứu xã hội (social research - NCXH) được xã hội dần dần biết đến thông qua việc sinh viên CTXH đi vãng gia (thực tập môn CTXH với cá nhân) và khảo sát tìm hiểu nhu cầu cộng đồng (thực hành NCXH trong thực tập môn PTCĐ). Sinh viên Xã hội học cũng đi vào cộng đồng thực hành môn phương pháp NCXH. Từ khỏang cuối thập kỹ 90 trở đi cùng với sự tăng dần hiểu biết của xã hội về CTXH và XHH, nhiều chương trình/dự án phát triển xã hội hỗ trợ giải quyết những vần đề xã hội do các tổ chức xã hội quốc tế tài trợ cũng được triển khai ở nhiều nơi; từ đó công tác NCXH phát triển vì khi muốn làm một dự án thì phải khảo sát nhu cầu cộng đồng, phải đánh giá dự án giữa, cuối kỳ…theo đúng yêu cầu khoa học của quản lý dự án. Nhu cầu NCXH nảy sinh từ đó, và để đáp ứng nhu cầu của xã hội những năm tiếp theo sau nhiều trung tâm nghiên cứu xã hội, kinh tế ra đời; nhiều trường cao đẳng, đại học công tư mở khoa XHH và CTXH. Và như ta đã biết hiện nay có hơn 30 trường cao đẳng, đại học mở khoa CTXH và XHH.
Nói về nghiên cứu trong CTXH, theo tôi nghiên cứu xã hội là một trong những môn học quan trọng có thể xếp ngang hàng với những môn chuyên ngành của ngành CTXH như An sinh xã hội, CTXH với cá nhân, CTXH Nhóm và Phát triển cộng đồng. Vì sao? Vì khi một NVXH tiến hành bất cứ phương pháp, dịch vụ xã hội nào cũng cần thực hiện các nghiên cứu. Thí dụ: Trong CTXH với cá nhân và nhóm việc thu thập, phân tích, xử lý thông tin để đề ra kế họach can thiệp hiệu quả là không thể thiếu. Nhất là khi thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng việc nghiên cứu/khảo sát/đánh giá nhu cầu trước khi bắt đầu xây dựng dự án; giám sát và lượng giá (đánh giá) giữa kỳ, cuối kỳ phải thực hiện trong tiến trình triển khai dự án. Tất cả những công việc này đều đòi hỏi NVXH phải nắm vững kiến thức-kỹ năng nghiên cứu xã hội. Tóm lại, có thể nói kiến thức-kỹ năng về nghiên cứu xã hội là rất cần thiết cho NVXH.
Trong hơn 20 năm hoạt động, Trung tâm Nghiên cứu -Tư vấn CTXH và PTCĐ (SDRC) đã thực hiện gần 90 cuộc nghiên cứu và 60 lượng giá. Trong số 90 cuộc nghiên cứu nói trên thì có khỏang 50% là khảo sát nhu cầu của cộng đồng để xây dựng và triển khai dự án, 50% còn lại là những nghiên cứu về giáo dục, y tế, nước sạch & vệ sinh môi trường, nhà ở… hay về các vấn đề xã hội như trẻ em lang thang đường phố, trẻ em thất học-bỏ học, buôn bán phụ nữ&trẻ em, HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản…Về quy mô, đa số những nghiên cứu của trung tâm chúng tôi là nghiên cứu nhỏ với cở mẫu khỏang 150-300, thế nhưng có thể nói những nghiên cứu của trung tâm chúng tôi đều là nghiên cứu ứng dụng.
Đi sâu hơn về cách triển khai các nghiên cứu trong lĩnh vực CTXH và PTCĐ, chúng tôi thấy trong những năm đầu thập kỷ 90 phần lớn các nghiên cứu đều được thực hiện theo phương thức chuyên gia: tổ chức có nhu cầu mời các chuyên gia nghiên cứu thực hiện mọi công đoạn của cuộc nghiên cứu. Hình thức này dần dần chuyển sang phương thức tham gia: tổ chức có nhu cầu mời tư vấn tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ và người dân địa phương cùng tham gia một số hình thức thu thập thông tin phù hợp. Và cũng có không ít trường hợp tổ chức có nhu cầu nhận lãnh cả việc xử lý thông tin và viết báo cáo và sau đó nhờ người chuyên môn góp ý chỉnh sửa. Về phương pháp sử dụng trong nghiên cứu cũng thay đổi dần theo hướng từ thuần túy nghiên cứu định lượng (hoặc định tính) chuyển dần sang hướng sử dụng phối hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính. Trong 5-7 năm gần đây những công cụ của phương pháp PRA (nói chung) cũng đã được yêu cầu sử dụng trong các khảo sát nhu cầu cộng đồng. Đặc biệt, có một số trường hợp nghiên cứu viên của trung tâm chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp phóng chiếu để phỏng vấn trẻ em. Qua thực hiện các NCXH nêu trên, tôi có những nhận xét sau:
Nhận thức về sự cần thiết về NCXH của xã hội ngày càng được nâng cao; không những các chương trình dự án xã hội thực hiện nhiều các nghiên cứu lượng giá mà các cơ quan nhà nước, hội đòan các cấp của ta cũng đã thấy là cần phải tiến hành nghiên cứu tìn