Bài viết Lịch sử Việt Nam thời hiện đại (1945-2000)

Cánh mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra thời kỳ phát triển lịch sử mới cho dân tộc Việt Nam. Trong dòng thác chung của tiến trình phát triển cách mạng thế giới lúc ấy, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đứng trước bối cảnh đặc biệt. * Tình hình quốc tế Sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời. Từ thành trì cách mạng của thế giới đó, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt nước được Hồng quân Liên Xô giải phóng khỏi ách phái xít đã đứng vào hàng ngũ các nước xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu trở thành trụ cột cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới làm lung lay hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ. Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của công nhân, nhân dân lao động, của các Đảng Cộng sản ở nhiều nước tư bản, có tác động mạnh đến chính sách đối nội, đối ngoại của các thế lực đang cầm quyền trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa có thay đổi vị trí: Các nước phát xít bị bại trận, các đế quốc đại diện cho chủ nghĩa thực dân kiểu cũ như Anh, Pháp suy yếu ; Mỹ trở thành đế quốc lớn nhất, có sức chi phối hệ thống đế quốc và đang trở thành sen đầm quốc tế. Cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa phong trào giải phóng dân tộc chống ách thực dân, giữa thế lực đế quốc cũ và mới là nội dung chính của tiến trình lịch sử thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tình hình đó tác động sâu sắc đến lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

docx17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2117 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết Lịch sử Việt Nam thời hiện đại (1945-2000), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử Việt Nam thời hiện đại(1945-2000) Chương 1: Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) Phần 1: Xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ cộng hoà (1945-1946) 1. Tình hình và nhiệm vụ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 Cánh mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra thời kỳ phát triển lịch sử mới cho dân tộc Việt Nam. Trong dòng thác chung của tiến trình phát triển cách mạng thế giới lúc ấy, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đứng trước bối cảnh đặc biệt. * Tình hình quốc tế Sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời. Từ thành trì cách mạng của thế giới đó, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt nước được Hồng quân Liên Xô giải phóng khỏi ách phái xít đã đứng vào hàng ngũ các nước xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu trở thành trụ cột cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới làm lung lay hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ. Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của công nhân, nhân dân lao động, của các Đảng Cộng sản ở nhiều nước tư bản, có tác động mạnh đến chính sách đối nội, đối ngoại của các thế lực đang cầm quyền trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Hệ thống các nước đế quốc chủ nghĩa có thay đổi vị trí: Các nước phát xít bị bại trận, các đế quốc đại diện cho chủ nghĩa thực dân kiểu cũ như Anh, Pháp suy yếu ; Mỹ trở thành đế quốc lớn nhất, có sức chi phối hệ thống đế quốc và đang trở thành sen đầm quốc tế. Cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa phong trào giải phóng dân tộc chống ách thực dân, giữa thế lực đế quốc cũ và mới là nội dung chính của tiến trình lịch sử thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tình hình đó tác động sâu sắc đến lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. * Tình hình trong nước Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ vừa ra đời, vừa phải đối phó với nhiều kẻ thù. Ở miền Bắc, với danh nghĩa Đồng minh giải giáp quân Nhật, 20 vạn quân Tưởng vào đóng quân từ bắc vĩ tuyến 16 đến biên giới Việt–Trung. Quân Tưởng tìm mọi cách lật đổ chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho lực lượng tay sai lên nắm chính quyền. Với danh nghĩa giải giáp quân Nhật, quân đội Anh vào đóng ở miền Nam, đã giúp quân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Họ trang bị lại vũ khí cho cả quân Nhật để sử dụng chúng tiếp sức cho Pháp. Được sử ủng hộ của quân đội Anh, ngay trong ngày 2-9-1945, quân Pháp đã nổ súng giết hàng chục người khi đồng bào ta đang mít tinh mừng ngày độc lập ở Sài Gòn. Ngày 23-9-1945, Pháp tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần hai. Sự hiện diện và hoạt động của hàng chục vạn quân Tưởng, Anh, Pháp, Nhật trên nước ta đã tạo điều kiện cho tay sai của chúng, gồm Việt Quốc, Việt Cách… chống phá cách mạng ráo riết. Tình hình phức tạp, cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù đã đặt ra muôn vàn khó khăn cho chính thể cộng hoà non trẻ Việt Nam. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ, tiêu điều bởi hậu quả của chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Mọi ngành kinh tế ngừng trệ, bế tắc. Tài chính quốc gia trống rỗng. Các loại tiền mất giá của quân đội Tưởng được tung vào thị trường càng làm cho tài chính Việt Nam khó khăn hơn. Nạn đói năm 1945 làm cho gần hai triệu người chết chưa khắc phục xong, thì nguy cơ nạn đói mới lại đe doạ nhân dân. Chế độ thực dân để lại nhiều hậu quả xã hội nặng nề. Nổi bật nhất là trên 90% nhân dân mù chữ. Cách mạng vừa thành công, thể chế dân chủ cộng hoà chưa được củng cố, đã phải đương đầu với khó khăn từ mọi phía. Đây là thời kỳ vận mệnh dân tộc ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và bằng tài trí, kiên cường, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc vượt qua chặng đường lịch sử khó khăn nhất. 2. Mở rộng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Ngay sau ngày giành chính quyền về tay nhân dân, Đảng và Nhà nước đã xác định kháng chiến, kiến quốc là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của toàn thể nhân dân Việt Nam. Khẩu hiệu hành động là : “Dân tộc là trên hết” “Tổ quốc trên hết”, phải tập trung lực lượng đối phó với kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của nhân dân là thực dân Pháp. Sức mạnh và ưu thế của chế độ dân chủ mới là khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng Cộng Sản Đông Dương chủ trương mở rộng Mặt trận Việt Minh, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp. Mặt trận đó bao gồm mọi tầng lớp nhân dân, địa chủ phong kiến, không phân biệt tôn giáo, chính kiến…vào các tổ chức yêu cầu trong phạm vi toàn quốc. Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên nhiều nhân sĩ, trí thức vào các cơ quan tư vấn, hành chính, quốc hội… Hàng loạt tổ chức cứu quốc được củng cố, mở rộng hoặc được lập thêm như Hội Công nhân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Công giáo cứu quốc, Viên chức cứu quốc, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam v.v. Nha Dân tộc thiểu số cũng được thành lập nhằm tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết cộng đồng dân tộc Việt Nam. Ngày 29-5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập tại Hà Nội. Đây là một hình thức tổ chức mặt dân tộc rộng rãi trong tình hình mới. Đây là một hình thức tổ chức mặt trận dân tộc rộng rãi trong tình hình mới. Với tôn chỉ mục đích làm cho dân tộc Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam đã mở rộng khối đoàn kết toàn dân, tranh thủ tập hợp mọi lực lượng và cá nhân yêu nước vào mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc. 3. Xây dựng hệ thống chính quyền nhân dân và pháp luật * Xây dựng hệ thống chính quyền hợp hiến Trong phiên họp của Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Hà Nội ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” Công việc chuẩn bị cho Tổng tuyển cử, dự thảo hiến pháp...được chuẩn bị khẩn trương trong những tháng cuối năm 1945. Tuy nhiên, trong điều kiện các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang lăm le lật đổ chính quyền nhân dân nên quá trình chuẩn bị và tiến hành Tổng tuyển cử thực sự là cuộc đấu tranh quyết liệt, phức tạp. Lực lượng Việt quốc, Việt Cách ngay từ đầu đã đòi xóa bỏ hệ thống chính quyền nhân dân, đòi hỏi phải chia các ghế trong quốc hội thành ba phần bằng nhau. Lực lượng thực dân đế quốc chĩa mũi nhọn vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trước tình hình đó. Một mặt chính phủ nhân dân kiên quyết bác bỏ những đòi hỏi vô lí của địch, đồng thời nhân nhượng một số yêu sách cho chúng, để tạo điều kiện cho bầu cử được thuận lợi. Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật để thực hiện quyền lãnh đạo một cách kín đáo, có hiệu quả và chỉ để lại một bộ phận hoạt động công khai với danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Trước thái độ mềm dẻo, nhưng kiên quyết của ta, các tổ chức Việt quốc, Việt Cách đã phải cam kết cùng Việt Minh phấn đấu vì độc lập, đoàn kết dân tộc, tổ chức Tổng tuyển cử, đình chỉ công kích lẫn nhau, mở rộng Chính phủ tạm thời, ủng hộ kháng chiến. Ngày 1-1-1946, Chính phủ lâm thời đã mở rộng thêm cho một số thành viên Việt quốc và Việt Cách được tham gia và đổi tên thành Chính phủ liên hiệp lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ liên hiệp lâm thời là tổ chức Tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội trong cả nước. Ngày 6-1-1946, bất chấp khủng bố của kẻ thù, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của chế độ mới được tiến hành, với khoảng 90% tổng cử tri đi bỏ phiếu. Tổng tuyển cử dân chủ, tự do đã bầu ra Quốc hội khoá I, gồm 333 đại biểu thuộc các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các đảng phái khác nhau. Tổng tuyển cử là mốc quan trọng đầu tiên đánh dâu tiến trình xây dựng thể chế nước Việt Nam mới, theo chế độ Dân chủ cộng hoà. Đánh dấu sự kiện trọng đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Đó là “kết quả của sự hy sinh, đấu tranh của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta…đoàn kết chặt chẽ thành một khối hi sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”. Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp kỳ họp đầu tiên tại Nhà hát lớn, với gần 300 đại biểu tham dự. Thực hiện yêu cầu nhân nhượng, hoà giải, Quốc hội đã quyết định mở rộng thêm 70 đại biểu đại diện cho Việt Quốc, Việt Cách, không qua bầu cử, thành lập chính phủ liên hiệp kháng chiến, bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Thành phần Chính phủ kháng chiến gồm chủ tịch, phó chủ tịch và 10 vị bộ trưởng. Quốc hội cũng bầu ra Ban thường trực gồm 15 uỷ viên chính thức. Quốc hội thông qua bản Tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của nước Việt Nam độc lập, tuyên bố chính thể dân chủ cộng hoà, khẳng định quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam, tuyên bố kiên quyết bảo vệ nền độc lập, quyền tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam. Quốc hội kỳ họp thứ hai từ 28-10-1946 đến 9-11-1946. Vào thời điểm này, sau một năm phấn đấu, cách mạng Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn. Tại kỳ họp lần thứ hai,Quốc hội thảo luận các báo cáo của chính phủ, ra các Nghị quyết về nội trú, ngoại giao thông qua hiến pháp, lập chính phủ mới do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và bầu Ban thường trực Quốc hội. Thắng lợi của Tổng tuyển cử của kỳ họp Quốc hội thứ nhất và thứ hai có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xây dựng thể chế nhà nước dân chủ nhân dân, hợp hiến, hợp pháp; nó thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng, là linh hồn và đã chiến thắng mọi mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch. Ngày 22-11-1945. Chính phủ ra sắc lệnh quy định về tổ chức, quyền hạn của ủy ban hành chính các cấp từ xã đến tỉnh, kỳ. Sau Tổng tuyển cử, hệ thống chính quyền các cấp được kiện toàn. Đến cuối năm 1946, trừ vùng có chiến sự ác liệt (Nam Bộ, Nam Trung Bộ), các địa phương khác đã bầu ủy ban hành chính chính thức cấp huyện, tỉnh.Đội ngũ cán bộ viên chức của các ủy ban hành chính các cấp được tuyển lựa từ những người nhiệt huyết, tận tâm phục vụ sự nghiệp cách mạng, với tinh thần người đầy tớ của nhân dân. Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều sắc lệnh quan trọng để bảo vệ quyền lợi tự do dân chủ của nhân dân. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946 đã quy định chính thể, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. chức năng, vị trí của các cơ quan lập pháp và hành pháp. Đó là : bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà,... Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới Việt Nam đã độc lập, ..dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do, ….Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp” Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, hệ thống Nhà nước bao gồm từ cơ quan lập pháp đến hành pháp, tư pháp đã được xây dựng theo nguyên tắc:của dân,do dân và vì dân. * Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Lực lượng giải phóng quân Việt Nam được củng cố và đổi tên thành Vệ quốc đoàn, Ngày 22-5-1946, Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ tổng tham mưu. Từ đầu năm 1946, lực lượng vũ trang được biên chế thống nhất theo các cấp từ trung đoàn trở xuống. Nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng là: xây dựng quân đội toàn diện về chính trị, quân sự; tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đây là một đội quân cách mạng "Trung với nước, hiếu với dân". Cùng với lực lượng vũ trang cách mạng tập trung, lực lượng dân quân tự vệ được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm xây dựng, củng cố. Cuối năm 1946, bên cạnh khoảng gần 10 vạn bộ đội tập trung, còn có gần 1 triệu đội viên thuộc lực lượng dân quân tự vệ trên khắp cả nước. Bộ đội tập trung và lực lượng dân quân tự vệ là những bộ phận nòng cốt bảo vệ hiệu quả nhà nước dân chủ nhân dân trong thời kỳ cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn thử thách. Ngày 21-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Việt Nam Công an vụ. Trong năm 1946, lực lượng công an nhân dân được kiện toàn về tổ chức, biên chế và các chiến sĩ trong lực lượng đặc biệt này được huấn luyện chính trị, nghiệp vụ để tăng cường khả năng chiến đấu, bảo vệ an toàn quốc gia, đấu tranh chống tội phạm, chống các thế lực phản động, bảo vệ tính mạng, tài sản quốc gia và của công dân. * Bước đầu xây dựng nền văn hoá mới Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ở Hà Nội ngày 3-9-1945, vấn đề giải quyết nạn đói cho nhân dân được coi là nhiệm vụ đột xuất. Công cuộc đấu tranh chống "giặc đói" được phát động bằng phong trào tăng gia sản xuất và bằng sự đoàn kết của nhân dân theo tinh thần tự nguyện cứu trợ, đồng bào nơi đói ít san sẻ lương thực cho vùng bị đói trầm trọng. Chính phủ động viên toàn dân tích cực tăng gia sản xuất, tổ chức lạc quyên, lập "hũ gạo tiết kiệm", đồng thời ban hành kịp thời các sắc lệnh tiết kiệm gạo, cấm tích trữ lương thực, ưu tiên vận chuyển lúa gạo từ Nam Bộ, Trung Bộ ra Bắc Bộ... nhờ các chính sách đó nên nạn đói tạm thời được khắc phục trong các tỉnh phía bắc. Sau khi nạn đói trầm trọng bị đẩy lùi, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương quan tâm đặc biệt đến sản xuất nông nghiệp. Một số đê điều được bồi đắp, công tác thuỷ lợi được chăm lo. Nhà nước ban hành sắc lệnh cấp ruộng đất của Việt gian và đế quốc cho nông dân, giảm tô 25%... Kết quả của những hoạt động khuyến nông trên đã làm cho đời sống nhân dân dần dần được ổn định. Chính phủ đã xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, đồng thời động viên toàn thể nhân dân bằng tinh thần tự nguyện và theo khả năng của mình, đóng góp tài chính bằng nhiều hình thức như "quỹ độc lập","đảm phụ quốc phòng","quỹ kháng chiến","tuần lễ vàng".Các tầng lớp nhân dân đã hăng hái đóng góp hàng chục triệu đồng và hàng trăm cân vàng cho Nhà nước trong năm 1946. Ngày 31-1-1946, Nhà nước phát hành giấy bạc Việt Nam. Một thành tựu to lớn khác là công tác xoá nạn mù chữ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Nha Bình dân học vụ sau khi thành lập đã tích cực mở hàng chục ngàn lớp học, với khoảng 2,5 triệu người đến lớp. Hệ thống giáo dục các bậc từ tiểu học,trung học và đại học được sớm khai giảng trở lại. Ngay trong tháng 9-1945 nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài quang vinh để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu”. Nếp sống văn hóa mới, văn học nghệ thuật, báo chí cách mạng... với nội dung nâng cao tinh thần bình đẳng, dân chủ, tiến bộ, phụng sự Tổ quốc đã phát triển chưa từng có trong thời kỳ trước. Những thành tựu trên các mặt chính trị, kinh tế,văn hoá... trong năm đầu xây dựng chế độ mới là nhân tố căn bản bảo đảm cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám. 4. Đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc Trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhằm bảo vệ thành quả cách mạng diễn ra vô cùng khó khăn, phức tạp, gian khổ. Chưa đầy một tháng sau khi giành chính quyền, thực dân Pháp, được Anh giúp đỡ, đã gây chiến ở Nam Bộ (23-9-1945). Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy và ủy ban kháng chiến Nam Bộ, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng đồng bào Nam Bộ đã chiến đấu kiên cường, bảo vệ quê hương. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, được đồng bào cả nước chi viện đã kìm chân địch trong thành phố hơn một tháng, tạo điều kiện cho các tỉnh khác có thềm thời gian chuẩn bị chiến đấu. Từ tháng 10, vùng chiến sự mở rộng ra cả Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Quân và dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ chiến đấu anh dũng, đánh địch bằng mọi thứ vũ khí có trong tay. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, hàng vạn thanh niên xung phong nhập ngũ. Các đơn vị Nam tiến được thành lập, khẩn trương lên đường vào chia lửa với quân và dân các tỉnh phía nam. Dù cuộc chiến đấu của đồng bào ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ với kẻ thù không cân sức, nhiều tuyến phòng thủ của ta bị địch chiếm, nhưng đã làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch. Cuộc kháng chiến của quân và dân miền Nam chứng tỏ sức mạnh của nền dân chủ mới và ý chí bảo vệ độc lập, bảo vệ Tổ quốc của những công dân vừa được giải phóng. Sau ngày giành chính quyền, nhân dân Việt Nam cùng một lúc phải đối phó với nhiều lực lượng chống phá cách mạng. Để tranh thủ thời gian, chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến tranh lâu dài với kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc là thực dân Pháp. Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách nhân nhượng, hoà hoãn, tránh những xung đột bất lợi. Ở phía bắc vĩ tuyến 16, đạo quân Tưởng vừa nhiễu sách về kinh tế, vừa tiến hành hoạt động khiêu khích, chống phá chính quyền cách mạng. Ta buộc phải cung cấp lương thực và cho chúng lưu hành tiền “quan kim” và quốc tệ mất giá. Những nhân nhượng của chính phủ đã làm dịu tình hình căng thẳng giữa ta và quân Tưởng. Đồng thời dựa vào nhân dân và sử dụng thông tin, báo chí, ta kịp thời vạch trần âm mưu phá hoại cách mạng của bọn tay sai, kiên quyết trấn áp những phần tử phá hoại; vì vậy đã hạn chế tối đa âm mưu của kẻ thù ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Từ năm 1946, thực dân Pháp và Tưởng Giới Thạch mưu tính kế hoạch đưa quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng. Sau một thời gian mặc cả, thương lượng với nhau, Hiệp ước Trùng Khánh giữa Pháp và Tưởng được ký vào ngày 28-2-1946. Theo Hiệp ước này, Pháp sẽ đưa quân ra miền Bắc thay quân Tưởng. Sự thoả hiệp giữa hai thế lực thực dân chà đạp lên chủ quyền dân tộc của nhân dân ta, vừa đặt Việt Nam vào thế phải đối phó với âm mưu mới của hai lực lượng phản động. Mặt khác, Pháp không thể mang quân thay thế quân Tưởng mà không gặp sự cố chống đối mạnh mẽ của ta. Trong trường hợp nếu xung đột xảy ra giữa ta và Pháp, quân Tưởng sẽ có lý do trì hoãn thi hành hiệp định, không chịu rút quân hoàn toàn khỏi Việt Nam. Đó là điều thực dân Pháp không muốn. Nhận thức đầy đủ tình hình mới, Đảng và Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương đàm phán với Pháp, nhằm mục đích để Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng và tranh thủ thời gian hoà hoãn, bảo toàn và chuẩn bị lực lượng để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Nguyên tắc đàm phán với Pháp là: “Pháp thừa nhận quyền dân tộc và tự quyết của nhân dân ta: chính phủ , quân đội, nghị viện, tài chính, ngoại giao… và sự thống nhất quốc gia của ta” và “Điều cốt tử trong khi mở cuộc đàm phán với Pháp, không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc” Cuộc đàm phán giữa Chính phủ ta với Pháp diễn ra rất căng thẳng. Ta yêu cầu Pháp phải công nhận quyền “độc lập” dân tộc, trong khi Pháp chỉ công nhận quyền “tự trị” một khái niệm ta cương quyết phản đối. Cuối cùng, Pháp đã phải đồng ý với giải pháp do phái đoàn ta đưa ra “Nước Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do”. Ngày 6-3-1946, với sự có mặt của đại diện một số nước phái đoàn ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã ký với đại diện Chính phủ Pháp G.Xanh tơmi (Sainteny) bản Hiệp định sơ bộ. Nội dung chính của Hiệp định là: - Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên Hiệp Pháp. Nước Pháp thừa nhận việc thống nhất ba kỳ do nhân dân - Chính phủ Việt Nam chấp nhận Pháp đưa 15.000 quân ra miền Bắc để thay thế nhiệm vụ của quân Tưởng. Quân Pháp sẽ rút dần mỗi năm 1/5 quân số khỏi khu vực này và sẽ hoàn tất việc rút quân trong vòng 5 năm. - Hai bên ngừng xung đột, giữ nguyên quân đội tại vị trí cũ. Tiếp tục mở các cuộc điều đình thương lượng về các vấn đề ngoại giao của Việt Nam, tương lai của Đông Dương