Bình giảng văn học Cái mới trong truyện ngắn Sêkhốp

Chỉ hoạt động văn học trong ngót một phần tư thế kỷ mà lại phải chống chọi với bệnh tật trong hàng chục năm, Antôn Paplôvich Sêkhốp (1860-1904) đã trở thành nhà cách tân nghệ thuật kịch và bậc thầy truyện ngắn của Nga và thế giới. Hơn trăm năm qua, bạn đọc toàn cầu vẫn nồng nhiệt đón đọc truyện ngắn của ông. Vậy bí mật nghệ thuật nào tạo nên sức hấp dẫn lâu bền của các truyện ngắn Sêkhốp?

doc10 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5845 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình giảng văn học Cái mới trong truyện ngắn Sêkhốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁI MỚI TRONG TRUYỆN NGẮN A. SÊKHỐP GS. Nguyễn Hải Hà (ĐHSPHà Nội) Chỉ hoạt động văn học trong ngót một phần tư thế kỷ mà lại phải chống chọi với bệnh tật trong hàng chục năm, Antôn Paplôvich Sêkhốp (1860-1904) đã trở thành nhà cách tân nghệ thuật kịch và bậc thầy truyện ngắn của Nga và thế giới. Hơn trăm năm qua, bạn đọc toàn cầu vẫn nồng nhiệt đón đọc truyện ngắn của ông. Vậy bí mật nghệ thuật nào tạo nên sức hấp dẫn lâu bền của các truyện ngắn Sêkhốp? Sêkhốp không được giới phê bình am hiểu, nhất là thời kỳ đầu. Bởi vậy năm 1888 nhà văn phàn nàn về “sự hoàn toàn thiếu vắng phê bình”. Một vài nhà phê bình trách Sêkhốp “coi thường trường phái văn học và những mẫu mực văn học của các uy tín lớn”, “bất kỳ chi tiết nào cũng chiếm bao nhiêu chỗ tuỳ thích”, “không nghiền ngẫm về hình thức các tác phẩm của mình”, “chìm vào hàng đống cái vô ích” trong những truyện như Thảo nguyên, Câu chuyện tẻ nhạt, bạ đâu viết đây. Nhà phê bình nổi tiếng N. Mikhailôpxki viết: “Ông Sêkhốp (...) dạo chơi bên cuộc đời và khi đi dạo ông túm lấy khi thì cái này khi thì cái kia”, “bất kỳ cái gì lọt vào mắt, ông đều mô tả “bằng máu lạnh” như nhau”. Cũng như một số người, lúc đầu Mikhailôpxki coi Sêkhốp là ca sĩ của “những con người cau có” (Những con người cau có là nhan đề tuyển tập truyện ngắn của Sêkhốp in năm 1889) “nhà văn phi tư tưởng”, “lý tưởng hoá sự thiếu lý tưởng” [1]. Tuy nhiên về sau cách đánh giá của Mikhailôpxki có khác. Ông khen ngợi Câu chuyện tẻ nhạt “buồn nhớ lý tưởng”, Phòng số 6 và Người trong bao. Nói cho công bằng, một số nhà phê bình đã c¶m nhËn ®îc tầm vóc của nhà văn: “ông Sêkhốp là tài năng nghệ thuật lớn” (1889), “trong số các đại biểu còn sống của thể loại châm biếm ở nước ta thì A.P.Sêkhôp là vĩ đại nhất, tài năng đẹp đẽ và mãnh liệt của ông là niềm kiêu hãnh của nước Nga”. (1893) [2] Nhà văn lão thành Đ.V.Grigôrôvich (1822-1899) đã hân hoan chào đón Sêkhôp trong bức thư nồng nhiệt khiến nhà văn trẻ mới 26 tuổi vô cùng xúc động. Grigôrôvich phát hiện tài năng Sêkhốp qua “khả năng phân tích nội tâm rất sâu, tài tả cảnh điêu luyện (...), khả năng tạo hình...” và chân tình khuyên Sêkhốp “phải biết quý trọng tài năng” hiếm hoi của mình. Sêkhôp coi Grigôrôvich là “người thức tỉnh”, giúp mình nghiêm chỉnh tiếp tục sự nghiệp văn chương bởi vì “cho đến nay tôi đã coi công việc viết văn của mình là một việc hời hợt, qua quýt, vô tích sự. Tôi chưa viết một truyện ngắn nào mất quá một ngày đêm” [3]. Có thể nói năm 1886 là cột mốc quan trọng trong đời văn Sêkhốp. Hầu như tất cả các nhà văn đàn anh nổi tiếng đương thời đều đánh giá cao tài năng và quý mến Sêkhốp. Đó là L.Tônxtôi, N.X.Lexcôp, V.G.Kôrôlencô. Sêkhôp gọi L.Tônxtôi là “người khổng lồ, thần Giupite” và khẳng định “trên đời này tôi không yêu ai hơn Tônxtôi”. Sêkhôp có dịp gặp gỡ Tônxtôi ở Krưm nhiều lần. M.Gorki cho biết Tônxtôi “rất yêu Sêkhốp” và từng nói với Sêkhốp: “anh thì đặc Nga! Phải rất Nga, rất Nga”. Điều lạ là Tônxtôi không thích kịch Sêkhốp. Còn truyện ngắn Sêkhốp thì Tônxtôi rất thích và đọc đi đọc lại nhiều lần (đặc biệt thích Đusesca mà ông đã biên tập lại) chọn xuất bản một số. Ông coi Sêkhốp là “người vô thần hoàn toàn nhưng đôn hậu”. Tônxtôi viết trong thư năm 1895: “Sêkhốp ở chơi nhà ta và ba thích anh ấy. Anh ấy rất có tài và trái tim anh chắc hẳn phải đôn hậu, nhưng cho đến nay anh vẫn chưa có quan điểm xác định”. Ai nghĩ khác Tônxtôi đều bị ông coi là tư tưởng bấp bênh như thế. Tônxtôi đánh giá rất cao cống hiến của Sêkhốp cho văn học Nga: “Cũng như Puskin, anh đã đẩy hình thức tiến lên phía trước” (Nhật ký ngày 3 tháng 9 năm 1903. Do chúng tôi nhấn mạnh. N.H.H). Ông coi Sêkhôp là “nghệ sĩ – nhà thơ chân chính” [4]. Có một sự kiện tiếp nhận văn học đầy ý nghĩa: Tônxtôi coi Đusesca của Sêkhốp là “truyện ngắn mê hồn” khiến ông rơi lệ khi đọc nhưng theo ông hiệu quả của truyện này trái ngược ý đồ của tác giả, Sêkhốp định phê phán nữ nhân vật nhưng Tônxtôi coi đây là mẫu phụ nữ lý tưởng. Năm 1905 Tôxtôi cho in Đusesca và viết lời bạt ca ngợi. Các nhà văn cùng thời như V.M.Garsin (1855-1888), M.Gorki cũng rất khâm phục tài năng Sêkhốp. Garsin coi tác giả Thảo nguyên là “nhà văn mới hạng nhất” [5]. Gorki viết trong thư gửi Sêkhốp năm 1898: “Tài năng của ông thật là vĩ đại (…) Người ta khen ông rất nhiều, thế nhưng lại chưa đánh giá ông đúng mức và hình như hiểu ông rất ít” [6], “trong văn học Nga chưa có nhà viết truyện ngắn nào giống như ông, còn giờ đây ở nước ta ông là gương mặt vĩ đại sáng giá nhất. Môpatxăng rất hay và tôi rất yêu ông ấy, nhng t«i thÝch ông hơn (…)Ông là một tài năng mãnh liệt” [7]. Gorki ca ngợi nhiều truyện ngắn tuyệt vời của Sêkhốp, coi ông là “một con người lớn lao, thông minh” mong muốn dùng văn chương thức tỉnh mọi người đang kéo lê cuộc sống tồi tệ và buồn tẻ. Gorki dành riêng một bài nói về Trong khe núi của Sêkhốp mà ông coi là một truyện ngắn hay, lời chật ý rộng. Trong bài này Gorki đã nêu nhiều nhận xét rất sắc sảo, tinh tế về nghệ thuật truyện ngắn Sêkhốp. Liên Xô đã in nhiều tư liệu quý về A.Sêkhốp như 3 tập Thư từ trao đổi giữa vợ chồng Sêkhốp (1934-1936), Toàn tập 20 tập (1944-1951), Biên niên sử về cuộc đời và sáng tác (1955), Di sản văn học Tập 68 (1960). Trong nửa đầu thế kỷ XX các nhà nghiên cứu Xô viết thiên về tiếp cận xã hội học khi tìm hiểu sáng tác Sêkhốp. Từ nửa sau thế kỷ, tiếp cận thi pháp học mới được chú ý. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là Thi pháp Sêkhốp (1971) của A.P.Truđacốp, một công trình nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc. Tuy không tán thành một số luận điểm cơ bản của Truđacốp nhưng chúng tôi vẫn đánh giá rất cao công trình của ông vì nguồn tư liệu quý, cách đặt vấn đề khá lý thú và sức gợi ý khoa học rất bổ ích. Ở ta cho đến nay chưa có chuyên luận về sáng tác của Sêkhốp và tiếp cận thi pháp học đối với truyện ngắn của ông cũng mới chập chững bước đầu. Trở lại vấn đề đã nêu, đâu là cái mới trong truyện ngắn Sêkhốp? Sêkhốp khiêm tốn nói “Tôi là nhà phê bình tồi” không biết diễn tả ý kiến phê phán của mình. Thực ra Sêkhốp có những quan điểm rất sắc sảo, rành mạch về văn học mµ «ng thÓ hiÖn ®©y ®ã trong s¸ng t¸c vµ chñ yÕu lµ qua th tõ. Sêkhốp từng coi các nhà phê bình là dân ăn bám còn phê bình là ruồi trâu quấy rầy ngựa cầy. Lại có lúc ông cho rằng “Thà phê bình tồi còn hơn là không có…”. Theo ông, điều quan trọng trong phê bình không chỉ là “những quan điểm nhất định, xác tín, thế giới quan mà còn phải chú trọng tới phương pháp vì phương pháp tạo ra một nửa tài năng”. Ông trách các nhà phê bình xu nịnh, hèn nhát vì “họ sợ cả khen lẫn chê và quay tròn ở một quãng giữa lập lờ thảm hại”. Từ năm 28 tuổi, năm 1888, Sêkhốp đã nâng “phương pháp khoa học” trong phê bình lên thành “triết học sáng tạo”. Theo ông, “có thể tập hợp tất cả những gì ưu tú do các nghệ sĩ sáng tạo ra trong mọi thời đại và vận dụng phương pháp khoa học nắm bắt cái chung làm cho chúng giống nhau và quyết định giá trị của chúng. Cái chung đó chính là quy luật. Ở những tác phẩm mà người ta coi là bất tử có nhiều cái chung; nếu như từ mỗi tác phẩm ta vứt bỏ cái chung đó đi thì tác phẩm mất giá trị và sự hấp dẫn. Nghĩa là cái chung đó có tính tất yếu, tạo ra conditio sine qua non (điều kiện tiên quyết) của mỗi tác giả, tác phẩm muốn được bất tử.” [8]. Vậy cái chung nào làm nên sự bất tử của truyện ngắn Sêkhốp? Puskin khẳng định trong một bức thư: “Thiên tài chỉ liếc mắt là phát hiện ra sự thật, mà sự thật mạnh hơn nhà vua, kinh thánh nói vậy” [9]. Đôxtôiepxki quả quyết: “Sự thật cao hơn Nêcraxôp, cao hơn Puskin, cao hơn nhân dân, cao hơn nước Nga, cao hơn tất cả, bởi vậy cần phải mong ước độc có sự thật và đi tìm nó, bất chấp tất cả những lợi lộc mà chúng ta có thể bị mất vì nó và thậm chí bất chấp tất cả mọi truy nã và săn lùng mà chúng ta có thể phải chịu đựng vì nó.” [10] L.Tônxtôi tâm sự: “Nhân vật chính trong truyện của tôi, nhân vật mà tôi mến yêu với tất cả sức mạnh tâm hồn, cố gắng dựng lại trong tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật luôn luôn đã đẹp, đang đẹp và sẽ đẹp, nhân vật đó là sự thật”. (Xêvaxtôpôn tháng Năm 1855). Ngay từ năm 27 tuổi, Sêkhốp đã ý thức rất rõ về sứ mạng ngòi bút của mình: “Văn học được coi là có tính nghệ thuật vì nó vẽ tả cuộc sống như vốn có trong thực tế. Mục tiêu của văn học là sự thật tuyệt đối và trung thực (…) Đối với các nhà hoá học thì trên trái đất không có gì bẩn. Nhà văn cũng phải khách quan như nhà hoá học; anh ta phải từ bỏ tính chủ quan trong đời và biết rằng những đống phân trong phong cảnh cũng đóng vai trò rất đáng nể, còn các dục vọng xấu xa cũng gần gũi cuộc sống như các dục vọng tốt lành”. Từ lúc 28 tuổi, ông đã đau đầu trước câu hỏi: “Tôi viết cho ai và viết để làm gì?” [11]. Như vậy, Sêkhốp nối gót các nhà văn lớn chân chính dũng cảm đi theo con đường khám phá sự thật, vươn tới cái đẹp gập ghềnh, đầy chông gai. Tính chân thực là nét nổi bật mà mọi người nhận thấy trong truyện Sêkhốp. Một người cùng thời ghi lại lời Tônxtôi: “Sêkhốp và các nhà văn đương thời nói chung phát triển kỹ thuật phi thường của chủ nghĩa hiện thực. Ở Sêkhôp tất cả đều chân thực đến độ ảo giác, các tác phẩm của anh ấy gây ấn tượng như một kính vạn hoa” [12]. Năm 1886 N.X.Lexcôp (1831-1895) coi nhà văn trẻ Sêkhốp là người đi theo “khuynh hướng hiện thực lành mạnh” [13] của L.Tônxtôi, “tài năng văn học đương thời vĩ đại nhất trên toàn thế giới”. V.G.Kôrôlencô (1853-1921) viết trong một bức thư: “tôi nghĩ rằng phẩm chất của Sêkhốp chủ yếu là ở chỗ anh ấy nói chung biết mô tả một cách chân thực chứ không phải ở việc lựa chọn đề tài” (1888) [14]. M.Gorki nhận xét: “Tất cả những con người ấy, kẻ xấu cũng như người tốt, đều sống trong câu chuyện của Sêkhốp đúng như họ sống trong hiện thực. Trong các truyện ngắn của Sêkhốp không hề có mét c¸i g× mµ l¹i kh«ng cã thật trong cuộc sống. Cái sức mạnh khủng khiếp của tài năng Sêkhốp chính là ở chỗ ông không bao giờ tự tiện bịa đặt ra một cái gì, không bao giờ mô tả một cái gì “không có trên đời này”, tuy có thể là tốt đẹp, có thể là đáng mong ước. Ông không bao giờ tô vẽ cho con người…” [15]. Bản thân Sêkhốp từng coi “tính chủ quan là vật kinh khủng” (1883) và khẳng định rằng: “càng khách quan ấn tượng càng mãnh liệt hơn” (1892). Ông đề cao cộng đồng sáng tạo: “khi viết tôi hoàn toàn tin cậy vào bạn đọc vì cho rằng những yếu tố chủ quan còn thiếu, bạn đọc sẽ thêm vào” (1890) [16]. Vậy Sêkhốp khám phá sự thật gì ở nước Nga cuối thế kỷ XIX mà ông coi là “thời buổi ốm đau”? Đôxtôiepxki đi tìm con người trong con người, phơi bầy những ung nhọt của đại đô thị trong các tiểu thuyết phức điệu. L.Tônxtôi nắm bắt con người bên trong qua con người hữu hình và mô tả sâu sắc việc chiếm hữu ruộng đất cùng quan hệ địa chủ - nông dân trong các tiểu thuyết tâm lý – xã hội. Sêkhốp có nói đến ách áp bức tư bản (Một chuyến đi khám bệnh), cảnh nông thôn cùng khốn (Nông dân, Trong khe núi), tìm đường giải phóng quần chúng bị áp bức (Ngôi nhà có căn gác nhỏ, §êi t«i) nhưng trung tâm chú ý của ông không phải là quan hệ sản xuất và các vấn đề kinh tế mà là mong muốn khám phá và mô tả thân phận nô lệ, đầu óc nô lệ của con người biểu hiện qua vô vàn dạng thức. Đó là thói quỵ luỵ trước quyền uy, chức tước (Anh béo và anh gầy, Lão quản Prisibêep, Con kỳ nhông, Các bà, Vở kịch vui, Người trong bao), thói nô lệ đồng tiền, của cải (Mặt nạ, Iônưts, Vé trúng số, Xalômôn ném tiền vào lò sưởi và Varlamôp thích tiền trong Thảo nguyên), sự tác oai tác quái của hoàn cảnh vô nhân đạo (Vanca, Nỗi nhớ, Buồn ngủ) sự khuất phục hoàn cảnh, tâm lý bạc nhược, ngôy biện (Phòng số 6, Người tu sĩ vận đồ đen, Iônưts). Sêkhốp mô tả tình yêu, hôn nhân và thân phận nô lệ của người phụ nữ trong rất nhiều truyện (Người đàn bà phù phiếm, Huân chương Anna nhị đẳng, Vôlôđia lớn và Vôlôđia bé, Một chuyện tình yêu, Đêm Noel, Câu chuyện của phu nhân N.N, Một chuyện đùa nho nhỏ, Que diêm Thuỵ Điển, Vªrơsca, Vận xấu, Chị bếp đi lấy chồng, Người vợ chưa cưới). Nhức nhối chuyện gái điếm trong Cơn bệnh thần kinh. Có những cô gái trẻ bị ép duyên hoặc vì tiền phải lấy chồng già. Không ai có hạnh phúc: “có tất cả mọi thứ, duy chỉ có tình yêu là chưa đến” (Người đàn bà có con chó nhỏ). Con người vẫn chưa được tự do trong tình yêu và hôn nhân. Có thể nói thói nô lệ ngấm s©u và đầu độc người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn bà, trí thức, viên chức, quân nhân, thương gia, sinh viên, nông dân, “những con người không biết kính trọng cái phẩm giá làm người của mình, đành tâm ngoan ngoãn phục tùng bạo lực, sống như những kẻ nô lệ” [17]. Sêkhốp muốn giúp con người “chắt lọc, loại bỏ khỏi con người mình từng giọt nô lệ.” [18] Gorki nhận xét rất đúng về đầu óc nô lệ trong thế giới nhân vật Sêkhốp: “trước mắt ta diễu qua cả một chuỗi dài vô tận những kẻ nô lệ và nô tỳ của tình yêu, của sự ngu dại và của thói lười biếng, của sự tham lam đối với những lạc thú trần gian; đó là những kẻ nô lệ của một nỗi sợ hãi tối tăm trước cuộc sống, họ quằn quại trong một nỗi lo âu mơ hồ và trút ra những lời lẽ đầu Ngô mình Sở về tương lai vì cảm thấy trong hiện tại không có chỗ cho mình đứng…” [19]. Sêkhốp thấu hiểu sự phức tạp của con người: “Đúng là thế giới “đầy rẫy bọn nam vô lại và nữ vô lại”. Bản chất con người không hoàn thiện, bởi vậy thật kỳ cục nếu chỉ nhìn thấy trên trái đất những người công chính” [20]. Sêkhốp bị xem là ca sĩ của “những người cau có” (tên một tập truyện ngắn của Ông. Có người dịch là Những người u ám hoặc Những người rầu rĩ). Xuyên suốt nhiều tác phẩm của Sêkhốp là sự đối lập quyết liệt giữa vĩ nhân, con người phi thường, siêu nhân với con người bình thường (Người đàn bà phù phiếm, Tu sĩ vận đồ đen, Câu chuyện tẻ nhạt, §øc gi¸m môc). X«lômôn không hám tiền cho rằng mình “giống con người hơn” (Thảo nguyên). Ông chủ nhà bảo cô gia sư: “Cô đi rồi thì khắp nhà này không còn có cái mặt nào ra mặt người nữa” (Rối ren). Ông bác sĩ già phê phán bà quý tộc: “bà không bao giờ coi những kẻ nghèo hèn là con người cả” (Nữ hầu tước). Người vợ nhận ra người chồng bình thường mà vĩ đại của mình quá muộn (Người đàn bà phù phiếm). Vị giáo sư nổi tiếng mong muốn người ta yêu quý mình như “một con người bình thường” chứ không phải vì danh tiếng, chức vị, nhãn hiệu bề ngoài (Câu chuyện tẻ nhạt). Năm 1888, Sêkhốp viết bài ca ngợi nhà địa chất Nga N.M.Prơgiêvanxki (1839-1888) bỏ mình tại vùng núi Trung Á khi đi nghiên cứu khoa học: “Trong thời buổi ốm đau của chúng ta, khi mà các xã hội châu Âu sinh ra lười biếng, sầu đời và mất lòng tin, khi mà ở khắp nơi ngự trị sự kết hợp kỳ quặc giữa thói chán đời và nỗi sợ chết, khi mà thậm chí những người ưu tú khoanh tay, bào chữa cho thói lười biếng và truỵ lạc của mình bằng sự thiếu vắng mục đích sống rõ ràng thì các chiến sĩ đấu tranh quên mình cần thiết như mặt trời”. Sêkhốp ca ngợi: “những con người của chiến công, niềm tin và mục đích được nhận thức rõ ràng” Nhà văn cho rằng: “Nếu như những điển hình tích cực do văn học sáng tạo ra là tài liệu giáo dục quý giá thì chính những điển hình do cuộc sống tạo ra trở thành vô giá” [21]. Nằm ở trung tâm quan niệm nghệ thuật về con người của Sêkhốp là người lao động giản dị, trung thực, thuộc đủ ngành nghề. Nhưng cuộc sống thật phức tạp. Ông lão đánh xe Panchêlây nhận xét: “Những bậc thánh và những người trung hậu tôi gặp cũng đã nhiều, nhưng những người tội lỗi thì đếm không xuể nữa” (Thảo nguyên). Nhân vật đầy thăng trầm với một cuộc đời vô cùng phức tạp vẫn tr©n trọng con người: “Số phận tôi thật may mắn biết bao nhiêu, tôi được gặp toàn những con người tuyệt diệu (…) Trên đời này những người tốt đông hơn người xấu rất nhiều” (Dọc đường). Anh sinh viên Vaxiliep nghĩ về các cô gái điếm và nhạc công, đầy tớ trong các nhà chứa: “Tất cả họ đều giống loài vật hơn là loài người, nhưng họ vẫn là con người, ở họ vẫn có tâm hồn. Cần phải hiểu, sau đó sẽ đánh giá họ” (Cơn bệnh thần kinh). Xôphia Lơvôpna, 23 tuổi, buộc phải lấy ông chồng hơn tuổi bố mình chua xót thừa nhận: “Tôi là một đứa con gái ngu muội, hèn hạ, thiển cận đáng bỏ đi…” nhưng vẫn ước ao “làm lại cuộc đời” để trở thành “con người chân chính” ; “Tôi muốn được làm một người trung thực, trong trắng, không biết đến lừa dối, sống có mục đích.” (Vôlôđia lớn và Vôlôđia bé). §îc gÆp nhiÒu ngêi tèt anh viªn chøc trÎ nghÜ: “Trong cuéc ®êi kh«ng cã g× quý h¬n con ngêi.” (Vªr¬sca). Anh hoạ sĩ tâm sự với người yêu: “Con người phải nhận thức được mình cao hơn những sư tử, hổ báo, ngôi sao, cao hơn hết thẩy mọi cái trong thiên nhiên, thậm chí phải thấy mình cao hơn cả những điều mình không hiểu và cảm thấy kỳ lạ” (Ngôi nhà có căn gác nhỏ). Nhân vật của Sêkhốp dường như luôn bị co kéo giữa không gian hẹp tù túng (Phòng số 6) và không gian bát ngát (Thảo nguyên). Nhà văn hình dung tầm vóc lớn lao của con người: “Con người không phải chỉ cần ba thước đất, không phải chỉ cần một trang ấp nhỏ mà là tất cả trái đất, tất cả thiên nhiên, trên cả miền đất bao la ấy con người mới có thể bộc lộ được hết phẩm chất và đặc điểm tinh thần tự do của mình” (Khóm phúc bồn tử). Hàng loạt nhân vật của Sêkhốp từ anh sinh viên, thầy giáo trẻ đến vị giáo sư già, «ng b¸c sü bừng tỉnh, đốn ngộ, nhận ra cuộc sống tồi tệ, tẻ nhạt của mình và muối rời bỏ nó (Sinh viên, Ba năm, Câu chuyện tẻ nhạt, Thày giáo dậy văn, I«nts). Giáo sư Nicôlai Xtêpanôvich “thấy thiếu cái mà các ông bạn hiền triết gọi là tư tưởng chủ đạo trong người…” Sêkhốp nói về kết thúc truyện này trong một bức thư viết năm 1888: “nghiền ngẫm cuộc sống mà thiếu thế giới quan thì đó không phải là cuộc sống mà là gánh nặng, nỗi khủng khiếp” [22]. Người kể chuyện trong Thảo nguyên cảm thấy cảnh vật đều thể hiện rõ “sự toàn thắng của cái đẹp, của sù trẻ trung, của sức mạnh tràn trề và sự khát khao tha thiết đối với cuộc sống”. Các nhân vật trong Sinh viên, Trong khe núi đều tin rằng sự thật và cái đẹp tồn tại và sẽ ngù trÞ cuéc sèng. Sêkhốp đã vẽ chân dung những cô gái trẻ đẹp, đầy sức xuân (Hai vẻ đẹp, Vêrơsca, Iônưtsơ) Trong truyện ngắn Sêkhốp không chỉ có thời gian hiện tại xám xịt, ngưng đọng trong đó cuộc đời các nhân vật han rỉ, mòn mỏi, tàn lôi. Càng về cuối đời ông, thời gian tương lai càng rõ nét trong tác phẩm. Tuy phải chống chọi với bệnh tật, Sêkhốp vẫn lạc quan. Sêkhốp mong muốn “trong con người mọi cái đều phải đẹp, cả khuôn mặt, áo quần, cả tâm hồn và ý nghĩ” (Kịch Cậu Vania). Các nhân vật trẻ tuổi vĩnh biệt cuộc sống cũ và chào mừng cuộc sống mới trong vở kịch nổi tiếng Vườn anh đào. Cô Nađia quyÕt ra ®i t×m kiếm “cuộc đời mới trong sáng…rộng rãi, phóng khoáng” (Ngêi vî cha cíi). Trước cảnh đời đen tối, Sêkhốp vẫn vững tin: “Cho dù cái ác lớn đến đâu thì đêm vẫn cứ lặng lẽ, đẹp đẽ và trên thế gian rộng lớn này sự thật vẫn tồn tại và sẽ tồn tại cũng lặng lẽ và đẹp đẽ như thế và tất cả trên trái đất chỉ chờ đợi hoà hợp với sự thật như ánh trăng hoà với bóng đêm” (Trong khe núi). TiÕng cêi vµ nh÷ng tÊn bi hµi kÞch trong truyÖn ng¾n Sªkh«p nÈy sinh tõ m©u thuÉn gi÷a ®Çu ãc n« lÖ vµ íc m¬ vÒ con ngêi ®Ñp, cuéc sèng tù do. Sêkhốp đã giành được vị trí xứng đáng cho truyện ngắn trong thời buổi toả sáng tên tuổi Đôxtôiepxki, L.Tônxtôi, Turghênhep với các pho tiểu thuyết đồ sộ. Sêkhốp không thực hiện được ý định viết tiểu thuyết. Một vài truyện khá dài của ông như Thảo nguyên, Câu chuyện tẻ nhạt, Phòng số 6, Người tu sĩ vận đồ đen… được đánh giá cao. Tuy vậy Sêkhốp vẫn tỉnh táo và khiêm tốn cho rằng trong Thảo nguyên “mỗi chương riêng rẽ tạo ra một truyện ngắn đặc biệt”, toàn truyện là “bản liệt kê chi tiết các ấn tượng”, “cuốn bách khoa thư về thảo nguyên” bởi vì: “tôi còn chưa biết cách viết các tác phẩm lớn” (Thư 1888) [23]. Sức mạnh của Sêkhốp là do tài viết ngắn. Sêkhốp nói: “Ngắn gọn là chị em của tài năng”, “tôi biết nói ngắn về những cái phải nói dài”, “điều kỳ quặc là giờ đây tôi mê tất cả những gì ngắn gọn. Dù đọc gì, của mình hay của người, tôi thấy tất cả đều chưa đủ ngắn gọn”, “Chỉ một mình tôi nổi dậy, chống những sự dài dòng”. Muốn ngắn gọn phải chọn lọc chi tiết. Sêkhốp góp ý nhận xét truyện của các nữ văn sĩ: “chị chồng chất cả núi chi tiết và quả núi đó đã che lấp mặt trời”, “phải hi sinh các chi tiết vì cái toàn thể”. Từ năm 28 tuổi, Sêkhốp đã tin rằng “trong các truyện ngắn thì nói lửng hay hơn là nói đi nói lại…
Tài liệu liên quan