Bức tranh dịch thuật M. Sôlôkhôp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

Tóm tắt. Có thể coi những năm 1954 - 1975 là giai đoạn hoàng kim của Văn học Xôviết tại Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù của một đất nước bị chia cắt hai miền với những đối lập về thể chế chính trị, xã hội, tư tưởng nên sự tiếp nhận là không đồng nhất. Vì vậy việc dịch và xuất bản văn học Xôviết nói chung và tác phẩm của M. Sôlôkhôp nói riêng giữa hai miền có nhiều điểm khác biệt. Trong bài này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc thống kê, phân tích quá trình dịch và xuất bản các tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bức tranh dịch thuật M. Sôlôkhôp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 136-144 BỨC TRANH DỊCH THUẬT M. SÔLÔKHÔP ỞMIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 Tạ Hoàng Minh Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình E-mail: tahoangminh79@gmail.com Tóm tắt. Có thể coi những năm 1954 - 1975 là giai đoạn hoàng kim của Văn học Xôviết tại Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù của một đất nước bị chia cắt hai miền với những đối lập về thể chế chính trị, xã hội, tư tưởng nên sự tiếp nhận là không đồng nhất. Vì vậy việc dịch và xuất bản văn học Xôviết nói chung và tác phẩm của M. Sôlôkhôp nói riêng giữa hai miền có nhiều điểm khác biệt. Trong bài này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc thống kê, phân tích quá trình dịch và xuất bản các tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975. Từ khóa: Văn học 1954 - 1975, dịch thuật, Văn học Xôviết, Sôlôkhôp, miền Bắc Việt Nam. 1. Mở đầu Dịch thuật từ lâu đã trở thành mắt xích không thể thiếu trong giao lưu văn hoá, văn học giữa các dân tộc. Trong quá trình phát triển của một nền văn học nào đó đều tồn tại "văn học dịch" như một phần không thể thiếu. Thông qua tác phẩm dịch thuật, các nền văn học có thể xâm nhập vào đời sống tinh thần và ảnh hưởng lẫn nhau. Ở Việt Nam, tác động của văn học dịch đối với văn học trong nước là không thể phủ nhận. Ngay từ những thế kỉ xa xưa, nước ta đã biết đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. . . Sang nửa đầu thế kỉ XX, việc du nhập các tác phẩm nổi tiếng của Pháp, Anh, Đức. . . và các nước Tây Âu làm nên diện mạo mới cho văn học nước nhà. Đến nửa sau thế kỉ XX, bức tranh dịch thuật trở nên sôi động hơn bao giờ hết bởi sự có mặt của nền văn học Nga - Xôviết. Dần thay thế ảnh hưởng của văn học Pháp, đặc biệt là sau cách mạng tháng Tám, văn học Nga - Xôviết có sức ảnh hưởng lớn lao ở Việt Nam. Sau 1954, các tác phẩm văn học dịch của Nga - Xôviết trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Thời đó, bất cứ ai được hỏi cũng có thể kể tên được vài tác giả, tác phẩm nổi tiếng của nước Nga. Một trong những tác giả có ảnh hưởng khá lớn tới đời sống tinh thần và chiến đấu của nước ta trong gần thế kỉ qua chính là M. Sôlôkhôp - nhà văn thiên tài, một thứ ánh sáng không bao giờ lụi tắt. Độc giả Việt Nam biết đến M. Sôlôkhôp qua các tác phẩm nổi tiếng thế giới của ông ngay từ sau cách mạng tháng Tám. 136 Bức tranh dịch thuật M. Sôlôkhôp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 Nằm trong sự tiếp nhận của Việt Nam với nền văn học Nga - Xôviết, quá trình tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam trước hết thể hiện qua bức tranh dịch thuật. 2. Nội dung 2.1. Khái quát tình hình dịch thuật các tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 Bảng 1. Thống kê việc dịch và xuất bản các tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 Stt Tên tác phẩm Nhà XB Nơi XB Người dịch Ghi chú 1 Số phận một con người Tc Văn nghệ QĐ số 8, tr 70 - 98 1957 Nguyễn Thuỵ Ứng Lần 1 2 - Kẻ tử thù, Ngựa con, Đứa con hoang, Tiếng nói chung, Chủ tịch hội đồng quân sự nước Cộng hoà, Người chăn bò (Truyện sông Đông) H. Nhân dân lao động 1958 Xuân Thương In: 2000 cuốn 3 Sông Đông êm đềm Tc Văn nghệ số 18, tr 44 - 94 1958 Nguyễn Thuỵ Ứng Trích dịch phần 4 quyển I 4 Sông Đông êm đềm, Tập 1, 2, 3, 4 H.Văn học 1959 Nguyễn Thuỵ Ứng T1: 5.050 cuốn; T2: 8.050 cuốn; T3,T4: 8.060 cuốn 5 Số phận con người H.Văn hoá 1959 Mạnh Cầm In: 5.060 cuốn, Lần 1 6 Giữ vững trận đấu (Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc) Tc VNQĐ, số 11, tr 46 - 52 1959 Từ Bích Hoàng Trích dịch theo bản tiếng Pháp 7 Đất vỡ hoang, tập 1 H.Văn hoá 1959 Trúc Thiên, Hoàng Trinh, Văn Hiến In: 8060 cuốn 8 Đất vỡ hoang Tc Văn nghệ số 39, tr 22 - 35 1960 Trúc Thiên, Hoàng Trinh, Văn Hiến Trích dịch chương IV quyển 2 137 Tạ Hoàng Minh 9 Đất vỡ hoang, tập 2 H. Văn hoá 1960 Trúc Thiên, Văn Hiến, Hoàng Trinh In 8.060 cuốn 10 Khoa học căm thù H. Quân đội nhân dân 1960 Nguyễn Thuỵ Ứng In 8.500 cuốn 11 Khoa học căm thù, (Tập truyện ngắn) H. Quân đội nhân dân 1960 Nguyễn Thuỵ Ứng In : 6.700 cuốn 12 Số phận con người H. Văn học 1960 Mạnh Cầm In: 8.050 cuốn, Lần 2 13 Sông Đông êm đềm, Tập 5, 6, 7, 8 H. Văn hoá 1960 Nguyễn Thuỵ Ứng T5: In 10.100 cuốn; T6, T7, T8 : In 8.080 cuốn. 14 Phát biểu trong lễ nhận giải thưởng Lênin Báo Văn học, số109, tr 3 1960 Nguyễn Thụy Ứng 15 Tham luận về chủ nghĩa Cộng sản và nghệ thuật Báo Văn học, số 171, tr 4 1961 16 Tham luận tại ĐHĐCSLX 22 Báo Văn học, số176, tr 12-13 1961 Việt Lương, Hoài Lam 17 Đất vỡ hoang, (tập 3) H. Văn hoá VVH 1961 Nam Tùng, Hoàng Trinh, Đình Tùng In : 8.080 cuốn, Dịch theo nguyên bản tiếng Pháp 18 Số phận con người H. Phổ thông 1961 Mạnh Cầm In 20.150 cuốn, In lại, có sửa chữa 19 Đất vỡ hoang, (tập 4) H. Văn hoá VVH 1962 Hoàng Trinh, Hoàng Lâm, Đình Tùng In 8.100 cuốn, Dịch theo văn bản Pháp văn có đối chiếu bản T.Nga 20 Đất vỡ hoang, (Trích đoạn - 3 tập) H. Phổ thông 1962 Hoàng Trinh trích và giới thiệu In 6.630 cuốn 21 Con trai người Hồng quân H. Kim đồng 1962 Giang Hồng Triều In: 20.080 cuèn 22 Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc Tc Văn nghệ số 66, tr 12 - 33 1962 Nguyễn Thuỵ Ứng Trích dịch 138 Bức tranh dịch thuật M. Sôlôkhôp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 23 Ilưukha B. Văn học số 211, tr 1, 12, 15 1962 Huyền Kiêu Dịch cả truyện 24 Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc H. Quân đội nhân dân 1963 Nguyễn Thuỵ Ứng In 8.500 cuốn 25 Con đường H. Kim đồng 1964 Nguyễn Thuỵ Ứng In 17.090 cuốn Nhìn vào bảng trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy đây là giai đoạn hoàng kim của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam. Đến Việt Nam từ năm 1946, Tiểu thuyết Sông Đông êm đềm lần đầu tiên được dịch và giới thiệu trong 130 số báo Cứu quốc (213 - 361), với nhan đề Trên Sông Đông êm đềm do Hồng Hà dịch từ đầu đến hết phần 2 quyển 1. Cũng năm đó, truyện ngắn Căm thù do Học Phi dịch đến với độc giả Việt Nam trong các chiến hào. Tiểu thuyết đang viết dở Họ chiến đấu vì Tổ quốc xuất hiện vào năm 1949 do Vũ Ngọc Phan dịch. Tác phẩm được dịch kịp thời đã góp phần củng cố thêm tinh thần và sức mạnh cho bộ đội Việt Nam. Nó từng theo biết bao chiến sĩ vào chiến trường nóng bỏng. Trước 1954, dù chỉ có ba tác phẩm trong đó Sông Đông êm đềm và Họ chiến đấu vì Tổ quốc chưa được giới thiệu trọn vẹn và phải thông qua tiếng Pháp nhưng độc giả Việt Nam từ ngày đầu làm quen giờ đã thực sự yêu quý M. Sôlôkhôp. Ông cho độc giả Việt Nam hiểu hơn về đất nước và những con người Xôviết. Ông là một trong những nhà văn Xôviết có vị trí khá lớn trong lòng độc giả miền Bắc giai đoạn này. Sau bảy năm vắng mặt (1950 - 1956), trên số 8, tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1957 đánh dấu sự trở lại của M. Sôlôkhôp với truyện ngắn Số phận con người do Nguyễn Thụy Ứng dịch. Khác với ba tác phẩm giai đoạn trước, khi Số phận con người vừa được xuất bản trên văn đàn Nga không lâu (1956) đã được Nguyễn Thụy Ứng mang về Việt Nam cùng với không khí tranh luận vô cùng sôi nổi. Tính thời sự nóng hổi và ý nghĩa nhân đạo của thiên truyện ngắn này đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả miền Bắc. Ngoài truyện ngắn Số phận con người, lần đầu tiên tập Truyện sông Đông được Xuân Thương dịch và giới thiệu ở Việt Nam năm 1958 với 6 truyện ngắn tiêu biểu. Đây là những tác phẩm ngắn nhưng phần nào bộc lộ tâm hồn nhạy cảm và tài năng của M. Sôlôkhôp trong kĩ năng viết văn. Cũng trong năm này, độc giả miền Bắc được gặp lại Sông Đông êm đềm trên số 18 tạp chí Văn nghệ (phần 4 quyển 1) do Nguyễn Thuỵ Ứng trích dịch. Sau Hiệp định Hợp tác hữu nghị Văn hoá Việt - Xô kí kết 1957 mở ra một thời kỳ mới cho những giao lưu văn hoá hai nước. Trong đó đáng chú ý là sự ra đời của nhà xuất bản Văn hoá. Ngay sau khi được thành lập, nhà xuất bản này đã có một kế hoạch quy mô là sẽ xuất bản các tác phẩm văn học nước ngoài gồm hơn 300 đầu sách, trong đó văn học Nga - Xôviết sẽ có hơn hai mươi đầu sách của gần chục tác giả tiêu biểu. Ông Thúy Toàn nhận xét: "Chỉ cần nhìn lại tên các đầu sách được tuyển chọn, ở đây đã thấy được rằng 139 Tạ Hoàng Minh việc giới thiệu văn học Nga - Xôviết ở Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới có ý thức, đầy đủ hơn, khoa học hơn. . . ". Một trong những nhà văn tiêu biểu được chọn là M. Sôlôkhôp. Trong năm 1959, nhà xuất bản này đã cho xuất bản 3 tác phẩm nổi tiếng của nhà văn này. Đó là Sông Đông êm đềm (tập 1- 4) do Nguyễn Thụy Ứng dịch, Số phận con người do Mạnh Cầm dịch và Đất vỡ hoang (tập 1) của nhóm dịch giả Trúc Thiên, Văn Hiến, Hoàng Trinh. Cùng trong năm này, một phần tiểu thuyếtHọ đã chiến đấu vì Tổ quốc được Từ Bích Hoàng đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội số 11. Vậy là chỉ trong một năm, cả 4 tác phẩm tiêu biểu nhất của M. Sôlôkhôp đã có mặt đầy đủ tại miền Bắc (3 tiểu thuyết, 1 truyện ngắn). Có thể coi 1959 là năm mở đầu cho giai đoạn hoàng kim của nhà văn này tại miền Bắc Việt Nam. Những năm 60, độc giả miền Bắc say sưa đón nhận các tác phẩm văn học Nga - Xôviết. Đây là thời kì lĩnh vực dịch thuật văn học nước ngoài được đẩy mạnh cả về quy mô và tốc độ. Chỉ trong thời gian rất ngắn, độc giả Việt Nam đã được làm quen với hầu hết các tác giả và tác phẩm của văn học Nga - Xôviết. Với M. Sôlôkhôp, năm 1960 là năm vàng của ông ở Việt Nam. Với 7 lần xuất bản liên tiếp các tác phẩm Sông Đông êm đềm (tập 5-8), Số phận con người (Tái bản lần 2), Đất vỡ hoang (tập 2) của nhà xuất bản Văn hóa và trích dịch trên tạp chí Văn nghệ số 39. Truyện ngắn Khoa học căm thù của dịch giả Nguyễn Thụy Ứng được in 2 lần (riêng và chung). M. Sôlôkhôp thực sự đã tạo nên "cơn sốt". Nối tiếp sức hút lớn với tác phẩm của Sôlôkhôp, năm 1961 Số phận con người của dịch giả Mạnh Cầm được sửa chữa, tái bản và đạt đỉnh cao về số lượng in ấn: 20.150 cuốn. Đất vỡ hoang (Nxb Văn hóa) được in tiếp tập 3. Trong hai năm 1960 - 1961, độc giả miền Bắc được biết thêm về con người, tư tưởng, thái độ cũng như quan điểm của M. Sôlôkhôp về nghệ thuật, về chủ nghĩa Cộng sản qua những lời phát biểu của Sôlôkhôp tại lễ nhận giải thưởng Lênin cho tác phẩm Đất vỡ hoang (Nguyễn Thụy Ứng dịch) trên báo Văn học số 109; qua tham luận của Sôlôkhôp tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô 22 được dịch trên báo Văn học số 171, 176 (Việt Lương, Hoài Lam dịch). Với độc giả giai đoạn này, thêm một tác phẩm được dịch và xuất bản là thêm một niềm vui. Vì vậy mà văn học dịch có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt học thuật ở nước ta. Trong cơn khátĐất vỡ hoang, nhà xuất bản Văn hoá nhanh chóng phát hành tập 4 tiểu thuyết này vào năm 1962. Tuy nhiên, do không đáp ứng đủ nhu cầu của độc giả, dịch giả Hoàng Trinh và nhà xuất bản Phổ Thông đã chọn lọc những trích đoạn hay nhất của tiểu thuyết tập hợp thành ba tập sách mỏng nhằm hỗ trợ số lượng lớn độc giả không được đọc toàn bộ 4 tập Đất vỡ hoang. Ngoài các nhà xuất bản lớn, các báo, tạp chí chuyên nghành Văn cũng dành nhiều quan tâm đến các tác phẩm của M. Sôlôkhôp. Trong năm 1962, tạp chí Văn nghệ số 66 tiếp tục cho in trích đoạn Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc do Nguyễn Thụy Ứng dịch và báo Văn học số 211 cũng in Ilưukha do Huyền Kiêu dịch. 140 Bức tranh dịch thuật M. Sôlôkhôp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 Điều đặc biệt trong giai đoạn này là sự xuất bản với số lượng bản in lớn hai tác phẩm dành cho thiếu nhi của nhà xuất bản Kim Đồng. Đó là Con trai người Hồng quân năm 1962 của dịch giả Giang Hồng Triều (20.080 cuốn) và Con đường năm 1964 của dịch giả Nguyễn Thụy Ứng (17.090 cuốn). Có thể thấy đối tượng tiếp nhận tác phẩm của M. Sôlôkhôp được mở rộng. Từ 1965 - 1975, miền Bắc bị cuốn vào cuộc đấu tranh mới, vừa chống Mỹ để bảo vệ thành quả Cách mạng, vừa là hậu phương vững chắc tiếp viện cho miền Nam. Đây cũng là 10 năm vắng bóng của các tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở miền Bắc. Sau 1975 khi đất nước thống nhất, việc dịch và xuất bản các tác phẩm của ông lại được tiếp tục và có nhiều đặc điểm thú vị. 2.2. Một vài nhận xét Các thế hệ độc giả văn học Nga - Xôviết ở Việt Nam đã có từ những năm 30, khi mà những tác phẩm đầu tiên xuất hiện qua trung gian tiếng Pháp hoặc Trung Quốc. Có thể gọi đó là những "độc giả Tây học". Tuy nhiên số lượng này không nhiều. Sau cách mạng tháng Tám, nhất là sau 1954 - thời kỳ tiếp nhận văn học Nga - Xôviết mạnh mẽ nhất đã có sự thay đổi về số lượng và tính chất. Từ phong trào bình dân học vụ, các lớp xoá mù chữ, các chương trình giáo dục phổ cập các cấp, các phong trào văn hoá, văn nghệ ở các làng bản, thôn xóm, công xưởng và ngoài mặt trận. . . nhu cầu văn hoá và trình độ của công chúng tăng không ngừng đã hình thành lớp độc giả mới, đại chúng về số lượng và phân hoá đa dạng. Đây cũng là đặc điểm các thế hệ độc giả của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam: không thuần nhất về tuổi tác, vùng miền, tầng lớp xã hội hay trình độ học vấn. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, độc giả của M. Sôlôkhôp bên cạnh những thanh niên, trí thức, các nhà văn, nghệ sĩ đã từng đọc rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của M. Gorki, Sêrafimôvich, Fađeep, Êrenbua, Ximônôp bắt đầu xuất hiện "bạn đọc kháng chiến". Họ bao gồm cả những người nông dân mặc áo lính, đồng bào khu giải phóng, những dân quân du kích, bộ đội, thậm chí cả nhân dân vùng bị tạm chiếm... Trong điều kiện kháng chiến khó khăn việc tiếp xúc với văn học nước ngoài, nhất là văn học Nga - Xôviết còn chưa được công khai hoàn toàn. Trong số ít ỏi các tác phẩm được dịch ra tiếng Việt ấy có tác phẩm của M. Sôlôkhôp. "Tại các chiến trường Điện Biên Phủ, các anh bộ đội đã đọc cho nhau nghe truyện ngắn Khoa học căm thù của Sôlôkhôp" (Thuý Toàn - Tạp chí Văn học 1977, tr 71). Còn các nhà văn mỗi lần di chuyển chạy giặc, việc đầu tiên là lo gánh theo một gánh của quý đó là một số sách của Liên Xô trong đó có cuốn Đất vỡ hoang, tập 1. Nhà văn Nguyễn Đình Thi nhớ lại "Cẩn thận hơn, anh Nguyễn Huy Tưởng đã cho chép lại cuốn tiểu thuyết của Sôlôkhôp. Các bạn nhà văn, nghệ sĩ mọi nơi tới cơ quan đều được đọc cuốn Đất vỡ hoang chép tay". Từ khi Văn học Nga - Xôviết được đưa vào chương trình văn học của các trường đại học (1958) và sau này trong chương trình phổ thông thì các tác phẩm của M. Sôlôkhôp lại tìm thêm được lượng độc giả đông đảo gồm giảng viên, sinh viên, giáo viên và học sinh. 141 Tạ Hoàng Minh Đây là loại độc giả chuyên biệt có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận M. Sôlôkhôp ở Việt Nam. Hoà chung trong không khí cả xã hội tiếp nhận văn học Xôviết một cách nồng nhiệt, từ những năm 1960 - 1964 trí thức, cán bộ, sinh viên, học sinh, giáo viên say sưa chờ đón sự ra đời của những tác phẩm văn học Nga - Xôviết được dịch ra tiếng Việt. Mỗi tác phẩm đến tay người đọc là cả một sự kiện và niềm vui. Bên cạnh Anna Karênina, Chiến tranh và Hoà bình, Cha và con. . . thìĐất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Số phận con người của M. Sôlôkhôp đón nhận sự hưởng ứng nhiệt tình của độc giả. Họ say mê ông, họ lạc vào thế giới nhân vật, thế giới thiên nhiên và các sự kiện lịch sử của nước Nga. Các tác phẩm của Sôlôkhôp đều đem đến cho độc giả sự tin yêu, ngưỡng mộ đến những bài học bổ ích trong lao động và chiến đấu. Tiểu thuyết Đất vỡ hoang được giới thiệu giữa lúc phong trào hợp tác nông nghiệp của chúng ta đương phát triển mạnh là một đóng góp thiết thực và đáng quý. Độc giả Việt Nam, nhất là những cán bộ trực tiếp là công tác hợp tác hoá đã đón cuốn sách như đón một người thày. Họ mong tìm thấy ở đấy những bài học bổ ích cho công tác của mình. Tiểu thuyết Sông Đông êm đềm được độc giả đón nhận với lòng kính phục tác giả và lòng mong mỏi hiểu biết những khó khăn mà nhân dân Liên Xô đã trải qua trong cách mạng và nội chiến, hiểu biết tính tình, tư tưởng, phong tục, tập quán của người dân Côdắc. Nhờ đó mà độc giả đã thấy thêm sức mạnh của tư tưởng cách mạng, thấy rõ diễn biến tình cảm và tư tưởng của con người trong đấu tranh. . . M. Sôlôkhôp còn đến với công chúng Việt Nam qua các bộ phim được chuyển thể từ chính các tác phẩm nổi tiếng của ông. Những năm 1958, 1959, người Việt Nam được làm quen với nền điện ảnh Xôviết qua một số phim nổi tiếng, trong đó có Sông Đông êm đềm, Số phận con người, những bộ phim xây dựng trên các tác phẩm của Sôlôkhôp. Từ đây Sôlôkhôp có lượng lớn những khán giả yêu thích của những bộ phim được chuyển tải từ tác phẩm của nhà văn mà họ yêu quý. Trong suốt thời gian chiếu phim Sông Đông êm đềm, ở khắp nơi, trên báo chí, trong các nhà máy, công xưởng, quán nước, ngoài chợ người ta bàn luận xôn xao về diễn biến các trận đánh, về các nhân vật đặc biệt là Grigôri và Acxinhia. Mối tình "chưa từng có" ấy đem đến cho họ cảm giác "lạ nhưng thích thú". Họ thao thức, trằn trọc và rơi nước mắt trước Sôkôlôp bất hạnh nhưng dũng cảm và đầy tình yêu thương hay Vania bé bỏng trong phim Số phận con người của Bunđatruc. Sự thành công tuyệt đối của các nhà biên kịch kiêm đạo diễn Xecgây Ghêratximôp, Bunđatruc đã mở rộng đối tượng những người yêu quý M. Sôlôkhôp. Đây là thuận lợi lớn giúp tác phẩm vĩ đại của thế giới đến gần với các tầng lớp nhân dân. Điện ảnh, với những yếu tố hỗ trợ đắc lực của âm thanh, ánh sáng, diễn viên. . . đã biến những điều khó hiểu thành dễ hiểu. Rất nhiều khán giả xem phim khi chưa được đọc tiểu thuyết nhưng không hề thấy khó. Những người đã đọc tiểu thuyết rồi thì thêm yêu tác phẩm này hơn nhờ xem phim. Chuyển thể các tác phẩm nổi tiếng thành phim ảnh là điều mơ ước của nhiều đạo diễn tài năng. Tuy nhiên, để đạt được sự thành công tuyệt đối như Xecgây là rất khó. Năm 1963, khán giả còn được xem bộ phim ngắn Chú bé bướng bỉnh dựa trên 142 Bức tranh dịch thuật M. Sôlôkhôp ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 truyện ngắn của Sôlôkhôp đã được dịch ở Việt Nam từ 1958 và 1962. Bộ phim ba tập Đất vỡ hoang và Số phận con người cũng gây ra những cơn sốt thời bấy giờ. Những bộ phim chuyển tải từ tác phẩm của Sôlôkhôp được chiếu ở khắp nơi trên toàn quốc, từ thành phố lớn, đến cái làng xã nhỏ ở các tỉnh. Ở trong các rạp hát, đến bãi chiếu bóng hay sân đình. . . Điện ảnh không biên giới. Chính điện ảnh đã giúp M. Sôlôkhôp đến gần hơn với đại chúng. Tình yêu, lòng nhân ái, lòng yêu nước. . . trong các tác phẩm của Sôlôkhôp được đến với công chúng Việt Nam. Và tất cả họ đều hiểu được, cảm được những điều Sôlôkhôp muốn nói. Có thể nói ông là nhà văn của đại chúng. Tác phẩm của Sôlôkhôp đến với người đọc và cả người xem đều được đón đợi hết sức nồng nhiệt. Đây là một trong những nguyên nhân giúp M. Sôlôkhôp tồn tại lâu trong lòng công chúng Việt Nam. Đội ngũ dịch giả của M. Sôlôkhôp trong giai đoạn này rất đa dạng. 14 dịch giả trong đó có người dịch tác phẩm của Sôlôkhôp qua tiếng Nga, tiếng Pháp vì vậy có những bản dịch thành công, có những bản dịch chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, không thể không kể tên một trong những dịch giả thành công nhất của M. Sôlôkhôp là Nguyễn Thụy Ứng . Ông nguyên là một sĩ quan quân đội. Ông biết nhiều thứ tiếng như Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật. Tính đến năm ông 75 tuổi (2000), ông đã dịch gần 100 cuốn sách đủ loại từ lịch sử, chính trị, văn học. . . Ông đến với văn chương Nga - Xôviết từ trong quân đội. Khi dịch Những mẩu chuyện nước Ý của M. Gorki, ông cảm thấy thích thú và muốn xin ra quân để sống bằng nghề dịch thuật. Khi nhận được hợp đồng dịch Sông Đông êm đềm của M. Sôlôkhôp với nhà xuất bản Văn hoá trong một năm rưỡi cùng thù lao 10 cây vàng thì dịch giả này thật sự được ra quân. Để hoàn thành hợp đồng, ông bỏ ra hai tháng để nghiên cứu về tác giả, tác phẩm và rất nhiều tài liệu khác trước khi bắt tay vào dịch. Ông dịch miệt mài trong 10 tháng và nhà xuất bản đã in trong hai năm 1959 - 1960. Tác phẩm này được độc giả đặc biệt yêu thích, họ nói Nguyễn Thuỵ Ứng đã lột tả được cái "hơi Côdắc". Để làm được điều này, dịch giả đã rất vất vả trong việc chọn lựa từ ngữ để chuyển nghĩa nguyên bản. Ông nói: "Tiếng Nga trong Sông Đông êm đềm hay đến độ "ma quái" nên dịch nó rất khó. Đó là tiếng Nga lai Bạch Nga, Ucraina, lai thổ ngữ vùng sông Đông, lai tiếng Tacta. . . " vì vậy mà ông phải nghi
Tài liệu liên quan