Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La

Tóm tắt. Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vì vậy, việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp của Sơn La có ý nghĩa to lớn nhằm góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa và bền vững. Bài báo tập trung phân tích các nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 149-156 This paper is available online at CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA Đặng Thị Nhuần Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vì vậy, việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp của Sơn La có ý nghĩa to lớn nhằm góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa và bền vững. Bài báo tập trung phân tích các nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La. Từ khóa: Phát triển nông nghiệp, Sơn La, các nhân tố ảnh hưởng. 1. Mở đầu Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Sơn La hiện nay thì nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất (43,4%) [1]. Những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Sơn La đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tuy nhiên với đặc thù của một tỉnh miền núi do yếu tố tự nhiên chi phối và còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế - và xã hội, nên sự chuyển dịch kinh tế diễn ra chậm, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vì vậy việc đánh giá những nhân tố tác động đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Sơn La là tỉnh biên giới phía tây bắc Việt Nam, có tọa độ địa lí từ 20039’ đến 22002’ vĩ độ Bắc và từ 103011’ đến 105002’ kinh độ Đông. Về phía bắc Sơn La giáp tỉnh Yên Bái; phía đông nam giáp nước CHDCND Lào và tỉnh Thanh Hóa; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía tây bắc giáp tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Ngày nhận bài 5/10/2012. Ngày nhận đăng 25/1/2013. Liên lạc Đặng Thị Nhuần, e-mail: nhuan4899@gmail.com 149 Đặng Thị Nhuần Sơn La có diện tích tự nhiên 14174,1 km2, lớn nhất vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ ba cả nước (sau tỉnh Nghệ An và Gia Lai). Dân số năm 2011 là 119,4 nghìn người, đứng thứ 5 vùng Trung du miền núi phía Bắc. Toàn tỉnh có 1 thành phố (Sơn La) và 10 huyện (Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã, Sốp Cộp, Mường La). Với vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ như trên, Sơn La có lợi thế nhất định trong việc giao lưu phát triển kinh tế với nước bạn Lào, đặc biệt là trao đổi các mặt hàng nông sản hàng hóa qua cửa khẩu Chiềng Khương – Sông Mã và Lóng Sập - Mộc Châu. Hơn thế nữa, là một tỉnh có 250 km đường biên giới với nước CHDCN Lào nên việc phát triển kinh tế của tỉnh không những mang ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới phía Tây Bắc của tổ quốc. Tuy nhiên với vị trí nằm quá sâu trong nội địa, cách xa trung tâm văn hóa, chính trị (cách Hà Nội 320 km), việc đi lại vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường bộ với địa hình núi cao, đã làm giảm đáng kể khả năng hút nguồn đầu tư cho phát triển trao đổi giao lưu kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.2.1. Địa hình Sơn La có cả địa hình núi cao, cao nguyên và các thung lũng đồng bằng nhỏ hẹp, mỗi dạng địa hình thích hợp với việc canh tác khác nhau. Tỉnh có hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản với địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và chăn nuôi gia súc trên quy mô lớn. Tuy nhiên do địa hình Sơn La có độ dốc lớn và mức độ chia cắt sâu, chia cắt ngang mạnh, trên 87% diện tích tự nhiên có độ dốc trên 250, làm cho đại bộ phận ruộng đất của tỉnh đều nhỏ hẹp, manh mún, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp cho việc canh tác quy mô lớn và cơ giới hóa cũng như ứng dụng khoa học công nghệ. 2.2.2. Đất trồng a. Các nhóm đất Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 5 nhóm đất chính là đất Feralit, đất phù sa sông suối, đất đen, Feralit mùn trên núi, đất mùn trên núi cao, trong đó đất Feralit chiếm tỉ lệ lớn nhất (62,1%), ngoài ra còn có các loại đất khác như đất sông suối, núi đá. . . Trên hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản đất có độ phì cao, tầng đất dày rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp (chè), rau đậu, chăn nuôi (bò sữa) quy mô lớn. Bên cạnh đó ở một số thung lũng và đồng bằng nhỏ giữa núi cũng như những nơi có độ dốc không quá lớn thích hợp cho việc trồng lúa, ngô và các cây công nghiệp hàng năm khác như mía, bông,.. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng là đất dốc, dễ xói mòn. 150 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La b. Cơ cấu sử dụng đất Trong tổng số 1417,4 nghìn ha đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 62,7% tương đương 888,4 nghìn ha (trong đó đất lâm nghiệp có rừng chiếm 44,1%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 18,4%, đất có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 0,2%); đất phi nông nghiệp chiếm 4,5%; còn lại 32,8% là đất chưa sử dụng (bao gồm đất đồi núi và núi đá không có rừng cây) [1]. Sơn La có diện tích đất nông nghiệp lớn, nhưng phần lớn là đất lâm nghiệp, mà việc khai thác cho mục đích sản xuất chưa thể hiện rõ nét; đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đồng cỏ dùng vào chăn nuôi) chỉ chiếm trên 18%. Vì vậy, tỉnh cần phải quy hoạch và khai thác có hiệu quả diện tích đất hiện có, nhất là ở hai cao nguyên và các vùng trũng cũng như các đồng bằng giữa núi. 2.2.3. Khí hậu Khí hậu Sơn La mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa; song cũng có những nét đặc thù do ảnh hưởng bởi yếu tố địa hình (dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa Đông Bắc) nên mùa đông tương đối ấm và duy trì tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa. Bảng 1. Một số chỉ tiêu khí hậu tỉnh Sơn La năm 2006 và 2010 [1] Tháng Năm 2006 Năm 2010 Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (mm) Độ ẩm (%) I 15,4 - 78,0 17,4 79,1 75,0 II 18,4 36,0 79,0 18,6 18,0 68,0 III 20,4 37,0 75,0 20,6 68,9 65,0 IV 23,9 87,0 79,0 22,8 150,8 74,0 V 24,1 152,0 84,0 26,2 140,7 78,0 VI 25,8 223,0 87,0 26,0 98,1 81,0 VII 25,4 261,0 87,0 26,1 174,0 83,0 VIII 24,7 305,0 87,0 24,8 190,6 86,0 IX 23,7 58,0 82,0 22,8 178,7 84,0 X 23,1 39,0 82,0 22,4 19,0 81,0 XI 20,5 12,0 76,0 20,4 1,5 77,0 XII 15,9 1,0 77,0 17,5 90,4 82,0 TB năm 21,8 100,9 80,3 22,1 100,8 77,8 Do độ cao địa hình trung bình toàn tỉnh trên 500 m nên khí hậu Sơn La mang tính chất á nhiệt đới rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21 - 220C rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp (cây chè) có nguồn gốc cận nhiệt ở cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản. Từ những năm 2006 trở lại đây khí hậu Sơn La cũng có những thay đổi nhất định do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nói chung và việc tích nước của hồ thủy điện Sơn La, bởi vậy trong sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý để có những giải pháp phù hợp trong việc quy hoạch các giống cây trồng vật nuôi thích nghi với sự thay đổi của khí hậu nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. 151 Đặng Thị Nhuần Khó khăn lớn nhất của khí hậu và thời tiết cho hoạt động nông nghiệp và cả sinh hoạt của dân cư là hiện tượng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô và sương muối, sương giá vào mùa đông, gió phơn Tây Nam, lũ lụt vào mùa hè. 2.2.4. Nguồn nước Sơn La nằm trong lưu vực chính của hệ thống sông Đà và sông Mã, với mạng lưới sông suối dày đặc (1,2 - 1,8 km/km2), độ dốc lớn, trắc diện hẹp, thuận lợi cho phát triển thủy điện. Nhà máy thủy điện Sơn La vừa khánh thành ngày 23/12/2012 với 6 tổ máy, hồ chứa nước có dung tích 9,26 tỉ m3 nước đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội Sơn La. Trong phát triển nông nghiệp mà cụ thể là thủy sản thì việc quy hoạch khai thác mặt nước trên lòng hồ thủy điện Sơn La (với diện tích mặt hồ 224 km2) đang mở ra một hướng mới cho một tỉnh vốn không thực sự có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngoài hệ thống sông suối, Sơn La còn có trên 70 hồ thủy điện vừa và nhỏ, nhiều hồ chứa như hồ bản Mòng, Lái Bay, Keo Bắc... đây là nguồn cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa khô. Tuy nhiên, phần lớn mặt nước sông suối chưa đáp ứng đủ cho diện tích canh tác nên đã hạn chế rất lớn tới khả năng khai thác để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, Sơn La có một mùa khô hanh kéo dài hơn so với các tỉnh vùng Tây Bắc nên gây trở ngại lớn trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. 2.2.5. Sinh vật Sơn La là một trong những tỉnh miền núi có diện tích đất lâm nghiệp có rừng lớn (624,4 nghìn ha), đứng thứ 6/63 tỉnh thành phố của cả nước, trong đó rừng tự nhiên chiếm 96,2%, độ che phủ 44,1% [1]. Rừng của Sơn La có nhiều loài động thực vật quý với 4 khu bảo tồn thiên nhiên (Tà Xùa, Sốp Cộp, Xuân Nha, Cò Mạ) có giá trị khoa học và phục vụ du lịch sinh thái, một số loài thực vật có giá trị như Pơ mu, Sa mu, nghiến. . . Bên cạnh đó còn có một số loài động vật có thể nuôi dưỡng thuần chủng để phát triển trên quy mô lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu đất lâm nghiệp có rừng ở Sơn La, rừng phòng hộ chiếm 63,6%, rừng sản xuất chiếm 28,6%, còn lại 7,8% là rừng đặc dụng. Tài nguyên sinh vật nói chung và rừng nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả trong phát triển kinh tế lẫn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. 2.3. Kinh tế – xã hội 2.3.1. Dân cư và nguồn lao động a. Dân cư Sơn La là một tỉnh miền núi có dân số đông, với 1119,4 nghìn người năm 2011, đứng thứ 5 trong 15 tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ, mật độ trung bình 79 người/km2, trong đó dân số nông thôn chiếm 85,8% [3]. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Sơn La và các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Thuận Châu, còn ở những 152 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La huyện có địa hình núi cao dân cư phân bố thưa thớt (Sốp Cộp, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã. . . ). Đây là trở ngại lớn cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất, cũng như việc chuyển giao kĩ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Sơn La có trên 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 11 dân tộc có số dân từ 1500 người trở lên, đông nhất là người Thái (chiếm 53,2% tổng số dân), người Kinh (17,6%), người H’Mông (14,6%), người Mường (7,6%), người Dao (1,8%), người Xinh Mun (2,0%),. . . [1]. Các dân tộc sinh sống đoàn kết, mang tính cộng đồng cao, có tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời. Người Thái làm ruộng nước trong các thung lũng chân núi kết hợp làm nương rẫy và khai thác các sản vật tự nhiên. Người H’Mông làm ruộng bậc thang, thổ canh hốc đá. Người Mường có kinh nghiệm làm ruộng nước thâm canh nhờ biết tạo lập hệ thống thủy lợi, làm nương. . . Mỗi dân tộc có những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp khác nhau là những thuận lợi cho phát triển và phân bố nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. b. Nguồn lao động Nguồn lao động của Sơn La khá dồi dào, chiếm 63,0% tổng số dân. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế hiện có 650,0 nghìn người, trong đó lao động nông - lâm - thủy sản chiếm 83,9%, công nghiệp - xây dựng 4,0% và dịch vụ 12,1% [1]. Lao động trong nông nghiệp chất lượng còn thấp, nhất là đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Lao động đã qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật chỉ chiếm 9,9%. Tuy vậy, trong những năm qua lực lượng lao động có trình độ thâm canh sản xuất đã tăng lên, nhất là ở các vùng thấp, ven các trục đường giao thông do sớm tiếp cận thông tin và áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất. Tuy nhiên, ở những huyện vùng cao, địa hình hiểm trở thì lao động có trình độ để áp dụng những tiến bộ và chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là rất hạn chế, mà theo dự tính, bình quân hàng năm lực lượng lao động của của tỉnh tăng khoảng 20 nghìn người, chủ yếu là lao động nông thôn. Vì vậy việc giải quyết việc làm cho người lao động là rất cấp bách, nhất là khi thủy điện Sơn La hoàn thành có khoảng 13730 ha diện tích đất bị ngập, trong đó có 6321 ha đất nông nghiệp. 2.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật a. Hệ thống giao thông Quốc lộ 6 chạy dọc qua tỉnh từ Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên. Đây là tuyến đường giao thông huyết mạch nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng núi Tây Bắc, quốc lộ 279 thuộc vành đai biên giới Việt – Trung (Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Lào Cai), quốc lộ 4G thuộc tuyến vành đai biên giới Việt Lào, ngoài ra còn có quốc lộ 37 và quốc lộ 43. Nhà máy thủy điện Sơn La đã khánh thành, việc khai thác tuyến giao thông đường thủy từ cảng Tà Hộc về Hòa Bình có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trao đổi hàng hóa qua hệ thống giao thông này. Trong những năm qua, nhờ các chương trình, dự án trong lĩnh vực giao thông vận tải của Trung ương và của tỉnh, nhiều công trình giao thông đã được cải tạo và nâng cấp như quốc lộ 6, quốc lộ 37. . . Đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã có 99,52% xã, phường, thị 153 Đặng Thị Nhuần trấn có đường giao thông đến trung tâm xã, duy nhất có huyện Bắc Yên mới đạt 93,75% [1]. Sự đầu tư cơ sở hạ tầng đã tạo đà cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong các khâu bảo quản, vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp tới nơi tiêu thụ và trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Mặc dù hệ thống giao thông nông thôn tương đối phát triển nhưng chất lượng giao thông còn thấp, đi lại gặp nhiều khó khăn, nhất là về mùa mưa do đường trơn, lầy thụt, sạt lở. b. Hệ thống thủy lợi Là một trong những tỉnh đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô nên việc phát triển hệ thống thủy lợi được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng. Các đập kiên cố bằng bê tông, đá, hệ thống kênh dẫn nước được đầu tư phát triển rộng khắp. Hiện nay toàn tỉnh có 87 hồ chứa nước vừa và nhỏ, 426 công trình đập kiên cố, 144 phai dâng nước bằng rọ thép, 1475 phai tạm, kiên cố hóa 720 km/ 1.900 km kênh mương [2]. Với hệ thống thủy lợi phát triển nên các cánh đồng ở ven các thung lũng đã được luân canh và cho năng suất cao. Tính đến năm 2010 hệ thống các công trình thủy lợi đã phục vụ tưới tiêu cho 9000 ha lúa xuân, 16000 ha lúa mùa, ngoài ra các công trình thủy lợi còn kết hợp với nuôi trồng thủy sản mở rộng sản xuất nông nghiệp. Có thể nói rằng các công trình thủy lợi đã góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc mở rộng diện tích thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất sản lượng cây trồng. 2.3.3. Khoa học công nghệ và công nghiệp chế biến a. Khoa học công nghệ Là một tỉnh miền núi, địa hình không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn lao động đã qua đào tạo còn thấp, vì vậy việc ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sơn La luôn được được coi trọng, các hệ thống trạm trại kĩ thuật phục vụ nông nghiệp đang dần được hoàn thiện và đáp ứng nhu ngày càng cao của sản xuất nông nghiệp. Các hệ thống trung tâm khuyến nông có mặt ở cả 11 huyện thị, và trung tâm khuyến nông tỉnh, với nhiệm vụ chính là chuyển giao áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các trung tâm này đã và đang phát huy vai trò không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra các cơ sở sản xuất giống và hệ thống các cơ sở dịch vụ cung ứng vật tư - kĩ thuật nông nghiệp đã hình thành và hoạt đông tương đối hiệu quả. Đến nay tỉnh đã có một trung tâm giống cây trồng vật nuôi thủy sản tại thành phố Sơn La, Trại giống Sông Mã, Công ty thủy sản Sơn La, Trại giống lúa Phù Yên, Trại cá Tông Cọ - Thuận Châu. Với các trung tâm này bước đầu đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cung ứng giống cây, con trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế phát triển nông nghiệp của Sơn La thì việc ứng dụng các thành tựu và chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, cũng như việc cung ứng giống cây, con phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp cũng còn nhiều yếu kém, bất cập, đòi hỏi phải đầu tư phát triển hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn 154 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La của một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. b. Hệ thống cơ sở công nghiệp chế biến Những năm qua, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh với quy mô lớn. Gắn với các vùng này là các cơ sở chế biến, làm tăng giá trị sản phẩm, phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có 19 cơ sở chế biến chè với công suất đạt 160 tấn/ngày; 3 cơ sở chế biến cà phê với công suất trên 8000 tấn quả tươi; nhà máy chế biến sữa với công suất 15000 tấn sữa tươi/ngày tại Mộc Châu và hàng loạt các cơ sở chế biến đường, chế biến tinh bột sắn, chế biến lâm sản [6]. . . Có thể nói công nghiệp chế biến những năm gần đây đã có bước chuyển biến lớn do các vùng sản xuất nguyên liệu tương đối tập trung, cơ bản đáp ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. 2.3.4. Nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp của Sơn La không ngừng tăng lên qua các năm nhờ Chương trình tái định cư thủy điện Sơn La, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình 134, 135, 193. . . Nếu như năm 2006 nguồn vốn đầu tư cho nông - lâm - thủy sản là 322,6 tỉ đồng thì đến năm 2010 là 332,6 tỉ đồng [6]. Tuy vậy việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp của tỉnh vẫn còn thấp, các dự án triển khai chậm, việc thu hút nguồn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế nên cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. 2.3.5. Đường lối chính sách Nhằm phục vụ cho phát triển nông nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn như chính sách hỗ trợ di dân, chính sách ưu đãi đầu tư cho chương trình nuôi bò sữa, chính sách thuộc chương trình 135, 132, . . . Việc thực hiện các chính sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện, tình hình sản xuất nông nghiệp theo từng giai đoạn đã và sẽ tạo đà giúp cho ngành nông nghiệp Sơn La phát huy tối đa những lợi thế trong quá trình phát triển. 2.3.6. Thị trường tiêu thụ Với dân số hơn 1,1 triệu người, nhu cầu về lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh là không nhỏ, cùng với đó là nhiều sản phẩm nông - lâm - thủy sản của tỉnh Sơn La đã đến được với thị trường trong nước như chè, sữa tươi Mộc Châu, cà phê, ngô, gạo Phù Yên, . . . cũng đã có chỗ đứng và uy tín trên thị trường. Đây là cơ hội cho cho Sơn La mở rộng hơn nữa sản xuất nông sản hàng hóa. 3. Kết luận Nông nghiệp, ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Sơn La được phát triển dựa trên những thuận lợi của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Địa hình đa dạng, có hai cao nguyên rộng lớn, quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp đủ lớn, chủ yếu là đất feralít cùng với khí hậu 155 Đặng Thị Nhuần nhiệt đới và cận nhiệt cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi. Nguồn lao động đông đảo và có kinh nghiệm trong canh tác lúa nước, làm nương rẫy. Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng được đầu tư và hoàn thiện hơn. Các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn luôn được quan tâm và ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và có hiệu quả, cần phải có biện pháp khắc phục những khó khăn, bất cập về diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu, về trình độ thấp của người lao động và về sự chưa đồng bộ của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, về sự chưa ổn định của thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thống kê Sơn La. Niên giám thống kê Sơn La năm 2005 và 2010. [2] Báo cáo Kế hoạch Phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La 5 năm giai đoạn 2011-2015. Sơn La. [3] Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011. Nxb Thống kê 2012. [4] Lê Thông (chủ biên), 2010. Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), 2009. Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [6] Sở NN&PTNT Sơn La, 2009. Rà soát bổ s