Thời cơ nối tiếp thời cơ, chiến dịch mở ra chiến dịch, hội nghị Bộ chính trị ngày 31/3/1975 xác định "Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu". Các nghị sĩ Mỹ theo dõi tình hình miền Nam quả quyết, đã quá muộn để làm bất cứ việc gì nhằm lật ngược tình thế ở Việt Nam.
Ngày 1/4/1975 chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu được chuẩn bị theo tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" với tốc độ "một ngày bằng 20 năm". Ngày 14/4/1975 Bộ chính trị phê chuẩn đề nghị của bộ chỉ huy chiến dịch đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là "Chiến dịch Hồ Chí Minh", phương án chiến dịch được thông qua lần cuối.
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4813 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975) giải phóng miền Nam, thống nhất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975):giải phóng miền Nam, thống nhất nước
Ta bước vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với tư tưởng "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng". Ta huy động vào chiến dịch này một lực lượng lớn hơn bất cứ chiến dịch nào trước đây, bao gồm cả lực lượng vũ trang và chính trị. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ( 30/4/1975 ) Những ngày đầu chiến dịch Thời cơ nối tiếp thời cơ, chiến dịch mở ra chiến dịch, hội nghị Bộ chính trị ngày 31/3/1975 xác định "Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu". Các nghị sĩ Mỹ theo dõi tình hình miền Nam quả quyết, đã quá muộn để làm bất cứ việc gì nhằm lật ngược tình thế ở Việt Nam. Ngày 1/4/1975 chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu được chuẩn bị theo tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" với tốc độ "một ngày bằng 20 năm". Ngày 14/4/1975 Bộ chính trị phê chuẩn đề nghị của bộ chỉ huy chiến dịch đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là "Chiến dịch Hồ Chí Minh", phương án chiến dịch được thông qua lần cuối.
Hồ chí minh và các cán bộ Họp bàn chiến dịchNhư một bức tranh hoành tráng, xe pháo và tàu thuyền đủ loại, bộ đội và dân nhân du kích, dân công và Thanh niên xung phong, những ngả đường tấp nập..., cả dân tộc từ Bắc chí Nam đang hành quân, hậu phương đang dốc toàn lực ra tiền tuyến, nửa miền Nam vừa được giải phóng cũng góp sức vào chuẩn bị giải phóng nửa còn lại. Đầu tháng 4/1975 Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị cho quân dân Nam bộ và Nam Trung bộ (B2) hãy "táo bạo đánh các điểm theo chốt... khi có thời cơ". Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn quyết định mở chiến dịch chia cắt địch trong toàn B2 để bao vây cô lập địch ở Sài Gòn. Điện của Bộ chính trị và Quân ủy trung ương nhắc nhở cần chuẩn bị thêm trước khi làm ăn lớn. Chỉ thị của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn căn dặn phải biết tập trung lực lượng đầy đủ vào các trận then chốt. Ngày 8/4/1975, ta cho ném bom Dinh Độc Lập¹. Ngày 9/4/1975 ta tiến đánh địch ở Xuân Lộc.
Ngày 16/4/1975 ta đập tan phòng tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang.
Ngày 17/4/1975 Phnôm-pênh giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Campuchia đã kết thúc thắng lợi. Trong khi đó ở Lào chính phủ liên hiệp đóng cửa sứ quán ngụy Sài Gòn và ngụy Phnôm-pênh, sau đó vua Lào ra lệnh giải tán quốc hội, cuộc đấu tranh của quân và dân Lào bước hẳn sang thời kỳ chính trị hiệp thương để giành thắng lợi hoàn toàn.
Ngày 18/4/1975 tổng thống Mỹ. G.Ford ra lệnh di tản người Mỹ² khỏi Việt Nam. Ngày 20/4/1975 Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
Ngày 23/4/1975 Mỹ tuyên bố chiến tranh kết thúc, không thể giúp chính phủ Nam Việt Nam.
Ngày 24/4/1975 Mỹ - Hương đề nghị xin ngưng bắn... Diễn biến dồn dập ấy diễn ra cùng lúc với 5 cách quân gồm 270.000 bộ đội chủ lực và 180.000 người khác phục vụ chiến dịch đang từng bước chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tiến công vào Sài Gòn.
các chiến sỹ ra quân với tinh thần quyết thắng
17 giờ ngày 26/4/1975 cuộc tổng công kích đánh chiếm Sài Gòn bắt đầu, các mục tiêu tấn công ngập chìm trong bão lửa. Mỹ vội vàng mở chiến dịch "người liều mạng" để di tản. Các tướng tá quân đội Sài Gòn từ các sư đoàn bị đánh tơi tả, kẻ bị bắt, kẻ đầu hàng, kẻ tự sát, kẻ cởi quân phục lẩn trốn vào đám tàn quân. Tổng thống ngụy muốn xin "bàn giao chính quyền", các đại diện Mỹ, Pháp tìm kế hoãn binh... Nhưng tất cả đã không thể ngăn cản được sức tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng trong "trận đánh cuối cùng" để kết thúc chiến tranh 30 năm.
1.lực lượng các bên
1.1 quân đội nhân dân việt nam
1.1.1 Các đơn vị chủ lực
Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) tham gia giai đoạn cuối chiến dịch gồm: các sư đoàn bộ binh 312, 320B, sư đoàn phòng không 367, lữ đoàn xe tăng 202, trung đoàn pháo binh 45, Lữ đoàn công binh 299, trung đoàn thông tin.
Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) tham gia từ đầu chiến dịch gồm: các sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, sư đoàn phòng không 673, lữ đoàn xe tăng 203, lữ đoàn pháo binh 164, trung đoàn đặc công 116, trung đoàn thông tin.
Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) tham gia từ đầu chiến dịch gồm: các sư đoàn bộ binh 2, 10, 316, 320A, trung đoàn xe tăng 273, các trung đoàn pháo binh 40 và 575, trung đoàn đặc công 198, các trung đoàn phòng không 232, 234 và 593, các trung đoàn công binh 7 và 576, trung đoàn thông tin.
Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) tham gia từ đầu chiến dịch gồm: các sư đoàn bộ binh 7, 9, 302, các trung đoàn pháo binh 24, trung đoàn đặc công 429, trung đoàn phòng không 71, trung đoàn công binh 25, trung đoàn thông tin, trung đoàn 26 tăng thiết giáp. Quân đoàn này có tổng quân số 35.112 người, trong đó, quân số trực tiếp chiến đấu 29.034 người
Đoàn 232 tham gia giai đoạn cuối chiến dịch gồm: sư đoàn bộ binh 5, 3 trung đoàn chủ lực khu VIII, 2 trung đoàn chủ lực khu IX.
Các trung đoàn không quân vận tải 918 và 919.
Các hải đoàn 124, 125, 126 Hải quân.
1.1.2 Các quân khu và Đoàn 559
Sư đoàn 3 Sao Vàng (Khu V)
Sư đoàn 341 (Quân khu IV)
Trung đoàn bộ binh 271 (Quân khu IV)
Trung đoàn bộ binh 46 (Quân khu III)
Trung đoàn An ninh vũ trang thuộc Bộ tư lệnh Miền.
2 sư đoàn ô tô vận tải 471, 571
3 trung công binh 472, 473, 565
4 trung đoàn cao xạ
3 trung đoàn đường ống xăng dầu
Lữ đoàn hải quân đánh bộ 171 (chiến đấu tại các đảo trên vịnh Thái Lan)
Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 (chiến đấu tại Trường Sa)
Lữ đoàn hải quân vận tải 125 (chiến đấu tại Trường Sa)
Đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn) gồm :
Sư đoàn 968 (Đoàn 559)
Sư đoàn phòng không 377 (Đoàn 559)
Trung công binh 470.
2 trung đoàn cao xạ độc lập.
1 trung đoàn vệ binh
1 trung đoàn đường ống xăng dầu
2 trung đoàn thông tin liên lạc
Theo một số hãng thông tấn phương Tây, Quân đội Nhân dân Việt Nam tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (kể cả các sư đoàn phòng thủ miền Bắc, không tham gia chiến đấu trực tiếp) gồm 23 sư đoàn bộ binh và các lực lượng khác. Tổng quân số gần 1 triệu
Theo tướng Võ Nguyên Giáp thì khi tuyển quân tham gia chiến dịch đã có những khó khăn gay gắt bởi số lính nhập ngũ đã chiếm quá nửa số con trai từ 18-25 tuổi trong cả nước trong khi lại tiếp tục tuyển thêm 170.000 quân năm 1975 (tăng 50% so với 1973 và 1974) tuy là cao nhưng rất cần. Ông yêu cầu bất kỳ tình huống nào cũng phải đủ quân tham chiến ở miền Nam nên để bảo đảm dù có phải tuyển thêm ở độ tuổi 26-30 và kể cả khu vực học sinh, sinh viên và cán bộ, công nhân viên nhà nước cũng phải làm.
1.1.3 Vũ khí và trang thiết bị quân sự
Lực lượng tăng thiết giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 32 xe tăng, 25 xe bọc thép gồm các loại xe tăng T-34, T-54/55, pháo tự hành SU-76 của Liên Xô; xe tăng lội nước PT-76 của Ba Lan, các loại xe thiết giáp BTR-40/50/60/152 của Liên Xô, xe tăng T-59, xe thiết giáp K-63 của Trung Quốc. Ngoài ra còn có 679 xe ô tô các loại.
Pháo binh yểm hộ mặt đất là 88 pháo lớn, 1561 súng chống tăng gồm các loại pháo nòng dài 130 mm, 122 mm và 85 mm; lựu pháo 155 mm, 105 mm; súng cối các cỡ nòng 120 mm, 81 mm; các dàn pháo phản lực H-12 và BM-13.
Lực lượng phòng không được trang bị tên lửa SAM-2; 343 súng phòng không gồm súng cao xạ các cỡ 100 mm, 57 mm, và 37 mm; súng máy phòng không các cỡ 14,5 mm và 12,7 mm.
Không quân (tham gia giai đoạn cuối) được trang bị 6 máy bay A-37 chiếm được của Quân lực Việt Nam Cộng hoà tại các sân bay Đà Nẵng và Thành Sơn.
Hải quân có các tàu phóng lôi, tàu tuần duyên, tàu vận tải và xuồng chiến đấu.
1.2 quân lực việt nam cộng hòa
1.2.1 Binh lực
Tổng quân số: 1.351.000 người gồm 495.000 quân chủ lực, 475.000 quân địa phương, 381.000 quân "phòng vệ dân sự" có vũ trang.
13 sư đoàn bộ binh và binh chủng đặc biệt gồm: Sư đoàn 1, Sư đoàn 2, Sư đoàn 3, Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 21, Sư đoàn 18, Sư đoàn 22, Sư đoàn 23, Sư đoàn 25, Sư đoàn Dù, Sư đoàn Thủy quân lục chiến.
Liên đoàn 81 biệt kích dù.
18 liên đoàn biệt động quân.
65 tiểu đoàn pháo binh.
20 thiết đoàn, 3 lữ đoàn và 57 chi đội xe tăng thiết giáp.
6 sư đoàn không quân
5 hải đoàn và 4 giang đoàn.
1.2.2 Vũ khí và trang thiết bị quân sự
Lục quân Quân lực Việt Nam Cộng hoà có 2044 xe tăng, xe thiết giáp, trong đó có gồm 383 xe tăng (M-48: 162 chiếc, M-41:221 chiếc); xe thiết giáp các loại M-113, V-100 có 1.661 chiếc.[2][13]
Pháo binh có 1.556 khẩu các cỡ 175mm, 155 mm, 105 mm.[2][13]
Không quân có 1.683 máy bay các loại gồm: 699 trực thăng UH-1; 61 trực thăng CH-47) 61 cường kích cánh quạt A-1; 202 cường kích phản lực A-37; 129 tiêm kích phản lực F-5; 30 máy bay vận tải C-130; 52 vận tải C-47; 62 máy bay trinh sát các loại RC-47, RC-119 và RF-5; 167 máy bay quan sát-liên lạc O-1, 31 máy bay quan sát-liên lạc O-2, 89 máy bay liên lạc U-1 và U17; 46 máy bay huấn luyện T-37 và T-41.[13]
Phòng không Quân lực Việt Nam Cộng hoà có 167 khẩu cao xạ cỡ nòng 40 mm.[13]
Hải quân có 579 tàu chiến, tàu chở quân, tàu vận tải, tàu vớt mìn, tàu phóng lôi... trên biển; 1016 tàu xuồng chiến đấu, vận tải, vớt mìn... trên sông.
Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh tại Sài Gòn
Để đảm bảo chắc thắng trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, Quân đội nhân dân Việt Nam đưa thêm Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết thắng), gồm các sư đoàn 312 và 320B cơ động bằng đường biển và đường không vào chiến trường. Sư đoàn 308 (còn gọi là Sư đoàn Quân Tiên phong) được để lại để bảo vệ miền Bắc.[46]
Tại khu vực xung quanh Sài Gòn, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có 13 đơn vị cấp sư đoàn và các lữ đoàn, trung đoàn độc lập của các binh chủng bộ binh, pháo binh, thiết giáp, phòng không, đặc công, công binh... Tất cả lực lượng này có quy mô tương đương một tập đoàn quân với bốn quân đoàn và một đơn vị tương đương quân đoàn (các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232), được bố trí thành 5 hướng tấn công chính vào Sài Gòn. Ngay từ ngày 14 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Lao Động Việt Nam đã chính thức đặt tên cho chiến dịch này là Chiến dịch Hồ Chí Minh[47]. Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra chỉ vẻn vẹn trong 4 ngày từ ngày 26 tháng 4 đến khi các đơn vị của Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) và lữ đoàn xe tăng 203 Quân đội nhân dân Việt Namchiếm được Dinh Độc Lập và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975.
17 giờ ngày 26 tháng 4, pháo binh tầm xa của Quân đội nhân dân Việt Nam bố trí tại Hiếu Liêm, Tân Phước Khánh, Tân Phước Trung, Mỹ Hạnh, Việt Cần, Nhơn Trạch đã bắn vào các mục tiêu: Căn cứ quân sự Đồng Dù, Căn cứ quân sự Bến Lức, Căn cứ quân sự Long Thành, trận địa pháo binh QLVNCH ở Thành Tuy Hạ, Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu QLVNCH... trong hơn một giờ. Bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam có xe tăng-thiết giáp yểm hộ đồng loạt tiến quân trên hướng Đông và Đông Bắc Sài Gòn. Đến ngày 27 tháng 4 tất cả các lực lượng ở các hướng còn lại cũng phát động tiến công.[48]
Trên hướng Đông, hồi 16 giờ cùng ngày, căn cứ Nước Trong và chi khu quân sự Long Thành nằm trên đường số 15 thất thủ sau một ngày chống cự. Đến trưa ngày 28 tháng 4, số quân còn lại của Sư đoàn 18 QLVNCH mặc dù có trong tay 26 khẩu pháo và một tiểu đoàn xe tăng mới được tăng phái nhưng dưới sức ép tấn công như gió lốc của QĐNDVN đã phải bỏ chi khu quân sự Trảng Bom, rút về Hố Nai. Bộ Tổng tham mưu QLVNCH định lập tuyến trì hoãn chiến Long Bình - Long Thành nhưng không thể thực hiện được vì đã mất Long Thành từ chiều hôm trước. Bộ tư lệnh Quân đoàn III - QLVNCH phải di tản khẩn cấp về Gò Vấp. Sân bay Biên Hòa cũng bị bỏ ngỏ từ chiều 28 tháng 4, một số máy bay của sân bay này được đưa về Tân Sơn Nhất, số bị bỏ lại lên đến hàng trăm chiếc. Cũng trong ngày 28 tháng 4, sư đoàn 325 và các đơn vị địa phương Quân khu 7 của QĐNDVN chiếm lĩnh toàn bộ tỉnh Phước Tuy và thành phố Vũng Tàu.[49]
Đến cuối ngày 28 tháng 4, Quân đoàn 2 đã bao vây Long Tân, áp sát xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa ở hướng Đông. Trên hướng Bắc, Quân đoàn 4 đã chiếm Trảng Bom, tấn công Biên Hoà. Các chi đội đặc công phái đi trước của cánh quân này đã chiếm cầu Xa Lộ bắc qua Sông Sài Gòn. Ở hướng Tây Nam, Đoàn 232 cắt đứt quốc lộ số 4, mở thêm bàn đạp tấn công nội đô Sài Gòn. Hướng Tây Bắc, Quân đoàn 3 cắt đứt đường số 1B đi Phnompeng và đường số 22 đi Tây Ninh. Hướng Bắc, Quân đoàn 1 dã có mặt tại cửa ngõ Thủ Dầu Một.[50] Chiều ngày 28 tháng 4, ngay khi nhậm chức và tiếp tục kêu gọi đàm phán, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh yêu cầu người Mỹ ra đi. Sài Gòn trở thành một vùng lãnh thổ cô độc của VNCH, nằm cách đối phương không quá 30 km và thực sự đang ở trong tình thế chờ đợi đối phương "bấm nút".[51] Và như để khẳng định điều đó, 5 giờ 15 phút chiều 28 tháng 4, 5 chiếc máy bay cường kích A-37 của Không lực Việt Nam Cộng hòa do những phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam cùng một phi công Sài Gòn đầu hàng điều khiển đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Người Mỹ hiểu rằng, họ không thể di tản bằng máy bay có cánh cố định được nữa. Ngày 29 tháng 4, cùng với việc lên Đài truyền hình quốc gia trực tiếp tuyên bố Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với người Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford phát động chiến dịch "Gió lốc", di tản khẩn cấp người Mỹ khỏi Sài Gòn bằng trực thăng trong vòng 24 giờ.
Để không gây các rắc rối với Hoa Kỳ, tránh động chạm đến tự ái dân tộc của họ, Quân đội Nhân dân Việt Nam dừng lại bên ngoài thành phố một ngày để cho người Mỹ di tản hết. Trong các ngày 28, 29 tháng 4, từ các tàu sân bay ngoài biển, lính thủy đánh bộ Mỹ dùng trực thăng di tản người nước ngoài và một số người Việt đã từng cộng tác sâu sắc với họ. Cuộc di tản đã diễn ra trong lộn xộn, có rất nhiều người muốn ra đi nhưng không thể đáp ứng hết được. Tại các điểm đỗ của trực thăng, người ta chen chúc nhau đến mức hỗn loạn để kiếm được một chỗ trên máy bay. Tại các điểm di tản này, lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ dùng báng súng để cản những người Việt Nam tuyệt vọng gây tắc nghẽn đường thoát và lính Việt Nam Cộng hòa nổ súng vào đám người Mỹ ra đi, tạo nên một hình ảnh bi đát có ý nghĩa như một cột mốc đánh dấu chấm hết cho sự dính líu kéo dài 21 năm của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Lúc 4 giờ 45 phút sáng 30 tháng 4, Đại sứ Graham Martin và đoàn tùy tùng lên máy bay trực thăng rời Sài Gòn với bức điện: "Lady 09 đã lên không trung với Cottu".
8 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến nhanh vào Sài Gòn và hầu như không gặp phải sức kháng cự lớn và có tổ chức nào. Tổng thống Dương Văn Minh hạ lệnh đơn phương ngừng chiến, sẵn sàng đón quân đối phương vào Sài Gòn để bàn giao chính quyền nhưng vị đại diện Quân đội nhân dân Việt Nam có mặt tại Dinh Độc lập lúc 11 giờ 30 phút, đại uý Phạm Xuân Thệ đã tuyên bố rằng: "Các ông chẳng còn gì để bàn giao, các ông phải đầu hàng vô điều kiện". 11 giờ 45 phút 30 tháng 4 1975 các sĩ quan Quân đội giải phóng đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 21 năm đã chấm dứt. Giống như Chiến dịch Điện Biên Phủ trước đó 21 năm, Chiến dịch Mùa Xuân 1975 cũng kết thúc thắng lợi sau 55 ngày đêm.
Xe tăng của QĐNDVN trong ngày duyệt binh 15 tháng 5 năm 1975 tại Sài Gòn
Tại Sài Gòn, sáng ngày 30 tháng 4, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (tướng Vĩnh Lộc tổng tham mưu trưởng đã bỏ chạy) và Nguyễn Hữu Có, lên gặp Dương Văn Minh báo cáo tình hình quân sự, đã thúc đẩy Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu (thủ tướng) đi đến quyết định đơn phương ngừng bắn, chờ "bàn giao trong vòng trật tự". Dương Văn Minh họp bộ hạ và đưa ra ý kiến "tuyên bố thành phố bỏ ngỏ". Sau khi bàn luận, Vũ Văn Mẫu viết bản tuyên bố kêu gọi đơn phương ngưng bắn và bàn giao chính quyền cho cách mạng. Bản tuyên bố được phát trên đài phát thanh Sài Gòn lúc 9 giờ 30 phút. Trên tất cả các hướng vào Sài Gòn, quân ta tiếp tục tiến công theo mệnh lệnh của Bộ Chính trị "tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống đối của chúng". Địch dùng pháo từ phía Đông xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa bắn ra cắt đội hình lữ đoàn xe tăng 20. Một phân đội của lữ đoàn rẽ vào đánh diệt chúng ở liên trường Thủ Đức (ở Cây Mai). Tại đây chiếc xe 707 đã phải chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và người cuối cùng. 9 giờ 30 phút đoàn xe tăng tiến thuận lợi qua cầu Rạch Chiếc do Z23, lữ đoàn 316 đặc công biệt động đang chiếm giữ. Phía trước là cầu Sài Gòn, ở đây tiểu đoàn 4 Thủ Đức đã chiến đấu quyết liệt, giằng co với địch từ đêm 29 rạng 30 tháng 4, đến 7 giờ sáng ngày 30 tháng 4 mới chiếm lại được đầu cầu phía Đông. Đoàn xe tăng lữ đoàn 203 đến đầu cầu Sài Gòn, 2 xe dẫn đầu đội hình tăng tốc vượt qua được nửa cầu thì bị xe tăng địch ở phía Tây vòm cầu bắn cháy. Đội hình xe tăng ta phải dừng lại ở đầu cầu phía Tây. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn xe tăng Ngô Văn Nhỡ cầm cờ hiệu và điện đài chỉ huy tốp xe dẫn đầu vượt cầu lại bị trúng đạn địch và hy sinh trên tháp pháo. Lữ đoàn phó Trần Minh Công lên chỉ huy vượt cầu. Địch tiếp tục bắn hỏng thêm 2 xe tăng. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận và chính trị viên Vũ Đặng Toàn chỉ huy đại đội 4 vượt qua cầu. Địch lui về ngã tư Hàng xanh, ta bám sát và bắn cháy một xe tăng của chúng tại đây. Các lực lượng tại chỗ bao vây, vận động vô hiệu hóa một số xe khác. Địch ở cầu Thị Nghè ngoan cố chống cự, ta bắn cháy thêm 1 xe tăng, 1 xe thiết giáp.
Niềm hạnh phúc khôn nguôi
Qua cầu Thị Nghè, nữ chiến sĩ liệt động Nga (lữ đoàn 16) lên xe tăng cùng Phạm Duy Đô làm nhiệm vụ dẫn đường. Lữ đoàn 203 tiến vào Dinh Độc Lập theo đường Hồng Thập Tự và Đại lộ Thống Nhất do xe tăng 483 của trung úy Bùi Quang Thận dẫn đầu. Một số chiến sĩ biệt động đã có mặt trước dinh Độc Lập. Trong Dinh cũng đã có mặt một số cán bộ tình báo đường dài của ta: Tô Văn Cang, Vũ Ngọc Nhã một cơ sở binh vận (chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh). Chiếc xe tăng 843 húc cánh cổng sắt Dinh Độc Lập, tiến thẳng vào cửa Dinh. Ngay tức khắc chiến sĩ lái xe Jeep Bùi Ngọc Vân cầm cờ chạy lên tầng 2 phất mạnh trước dân chúng đang reo vui ở cổng Dinh Độc lập. Trong lúc đó, Bùi Quang Thận nhảy ra khỏi xe, cùng một số chiến sĩ tiến thẳng lên ban công thượng của tòa nhà, giật bỏ lá cờ vàng 3 sọc và kéo cờ giải phóng lên cột cờ cao nhất của Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút. Đại đội trưởng Phạm Duy Đô chạy thẳng vào trong Dinh quan sát và trở ra báo cáo ngay với trung tá chính ủy lữ đoàn 203 Bùi Văn Tùng xác nhận sự có mặt của tổng thống và nội các ngụy quyền tại Dinh. Trung tá lữ trưởng Nguyễn Tấn Tài lệnh điều chỉnh đội hình xe tăng bao vây Dinh đề phòng địch phản kích, đồng thời phái một bộ phận ra đánh chiếm cảng Sài Gòn....
Người dân sài gòn chào đón bộ đội giải phóng sau chiến dịch Hồ Chí Minh