Chính sách thương mại quốc tế

1. Trình bày khái niệm và mục đích của ngoại thương. Tại sao nói ngoại thương là công nghệsản xuất gián tiếp? Trả lời: − Khái niệm: • Ngoại thương là nội thương vượt ra khỏi biên giới quốc gia • Ngoại thương là việc mua, bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia.(cần phải trả lời) • Ngoại thương là công nghệ gián tiếp sản xuất hàng hoá và dịch vụ. − Mục đích chínhcủa ngoại thương: • Phát triển kinh tế xã hội: giúp tham gia vào phân công lao động quốc tế( tận dụng lợi thế so sánh), giúp quốc gia phân bổ các nguồn lực quốc gia hiệu quả, đổi mới cơ cấu kinh tế ⇒tạo điều kiện tăng phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề an sinh xã hội (việc làm), tăng thu ngân sách, tích luỹ ngoại tệ, cải thiện và nâng cao mức lợi ích cho người dân.

pdf59 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ban học tập K50C CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (Đáp án tham khảo) CHƯƠNG 1 + 2 1. Trình bày khái niệm và mục đích của ngoại thương. Tại sao nói ngoại thương là công nghệ sản xuất gián tiếp? Trả lời: − Khái niệm: • Ngoại thương là nội thương vượt ra khỏi biên giới quốc gia • Ngoại thương là việc mua, bán hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia.(cần phải trả lời) • Ngoại thương là công nghệ gián tiếp sản xuất hàng hoá và dịch vụ. − Mục đích chính của ngoại thương: • Phát triển kinh tế xã hội: giúp tham gia vào phân công lao động quốc tế( tận dụng lợi thế so sánh), giúp quốc gia phân bổ các nguồn lực quốc gia hiệu quả, đổi mới cơ cấu kinh tế ⇒ tạo điều kiện tăng phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề an sinh xã hội (việc làm), tăng thu ngân sách, tích luỹ ngoại tệ, cải thiện và nâng cao mức lợi ích cho người dân. • Mục đích chính trị: tăng cường mối quan hệ với các quốc gia khác, nâng cao vị thế chính trị của quốc gia trên trường quốc tế (một nước có hoạt động Ngoại thương phát triển sẽ có vị trí chính trị càng vững mạnh). − Tại sao nói ngoại thương là công nghệ sản xuất gián tiếp: Không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng có thể tạo ra những hàng hoá dịch vụ bằng việc trao đổi với Quốc gia khác trên thế giới. 2. Phân tích điều kiện để thương mại quốc tế ra đời, tồn tại và phát triển? Trả lời: − Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá – tiền tệ kèm theo đó là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp. • Muốn có ngoại thương thì đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế quốc tế thuận lợi mà ở đó các hàng hoá có thể lưu thông hàng hoá một cách dễ dàng từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đó chính là nền kinh tế hàng hoá ( tạo hàng hoá với số lượng lớn) và có sự ra đời của tiền tệ giúp làm phương tiện tthanh toán một cách dễ dàng, thuận tiện. • Tư bản thương nghiệp là chủ thể của hoạt động ngoại thương, làm môi giới mua bán trung gian, thúc đẩy ngoại thương diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Do đó, sự xuất hiện của các chủ thể này là điều kiện để giúp cho ngoại thương phát triển . − Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước 1 Ban học tập K50C • Nhà nước là đại diện pháp lý cho hoạt động ngoại thương, đề ra các luật định, chính sách ngoại thương và là đại diện pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh khi hoạt động ngoại thương diễn ra. Vì vậy hoạt động ngoại thương cần có sự chỉ huy, điều tiết của nhà nước để có hiệu quả hơn. • Phân công lao động sẽ giúp xác định lợi thế của quốc gia khi tiến hành hoạt động ngoại thương ⇒ tăng tính hiệu quả của hoạt động ngoại thương. 3. Những điểm tiến bộ và hạn chế của chủ nghĩa trọng thương? Trả lời: − Tiến bộ • Thấy được tầm quan trọng của thương mại • Thấy được vai trò quan trọng của Nhà nước • Quan điểm về thương mại quốc tế mang tính khoa học đầu tiên − Hạn chế • Quá đề cao tầm quan trọng của thương mại quốc tế • Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương mang ít tính lí luận, chưa biết và không thừa nhận các quy luật kinh tế • Chưa giải thích được cơ cấu hàng hoá trong thương mại quốc tế, chưa thấy được tính hiệu quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi • Hiểu sai nhiều thuật ngữ 4. Trình bày nội dung lợi thế tuyệt đối và nguồn gốc lợi thế tuyệt đối? Trả lời: − Nội dung lợi thế tuyệt đối: • Ủng hộ thương mại tự do ( thuyết bàn tay vô hình) • Phân công lao động sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn bởi lợi ích do chuyên môn hoá mang lại( người lao động sẽ lành nghề hơn do họ lặp lại cùng một thao tác trong nhiều lần; ngừoi lao động không phải mất nhiều thời gian để chuyển từ sản xuất sp này sang sản phẩm khác; làm việc lâu dài thì sẽ có nhiều sáng kiến, đề suất làm việc tốt hơn). Ví dụ: Đan Mạch xuất khẩu đĩa bạc không phải vì nước này có nguồn mỏ bạc mà do họ có những sáng kiến làm nên những chiếc đĩa đặc biệt. • Cơ sở mậu dịch giữa hai quốc gia là lợi thế tuyệt đối. • Quan điểm: với cùng một đợn vị nguồn lực, quốc gia nào có năng suất lao động cao hơn thì quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối. ( năng suất: số sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian, hoặc hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm • Các quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuât những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối. − Nguồn gốc lợi thế tuyệt đối: 2 Ban học tập K50C • Lợi thế tự nhiên (lợi thế tĩnh): là các lợi thế về khí hậu, tự nhiên. Điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nhiều sản phẩm như: café, chè, cao su, dừa,,các loại khoáng sản. Ví dụ: Brazil có khí hậu thích hợp trồng café và trở thành một trong những thị trường café lớn trên thế giới. • Lợi thế do nỗ lực: do sự phát triển của công nghệ và sự lành nghề do chuyên môn hóa . Đối với các sản phẩm chế tạo, quy trình sản xuất phần lớn phụ thuộc vào lợi thế do nỗ lực, thường kĩ thuật chế biến thường là khả năng sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, khác biệt với những thứ khác. Ví dụ: nhờ vào công nghệ cao, Mỹ có khả năng sản xuất máy bay mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. 5. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối? Trả lời: − Ưu điểm: • Thấy được tầm quan trọng của thương mại tự do. • Thấy được lợi ích của chuyên môn hóa. • Cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải lưu thông − Nhược điểm: • Đồng nhất hóa phân công lao động quốc tế với phân công lao động trong nước. • Lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần nhỏ trong thương mại quốc tế. Lợi thế tuyệt đối chưa giải thích được tại sao một nước có lợi thế tuyệt đối về tất cả các mặt hàng hoặc không có lợi thế tuyệt đối nào cả vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế. • Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, trong khi sản xuất phải có lao động, tư bản, đất đai, 6. “Một nước có lợi thế tuyệt đối mới có được lợi ích trong buôn bán quốc tế”. Kết luận như vậy có đúng không? Vì sao? Trả lời: − Kết luận này là sai. − Lý do: Trên thực tế, thương mại quốc tế vẫn diễn ra đối với các nước có lợi thế hoặc bất lợi thế về tất cả các mặt hàng. Nếu áp dụng lợi thế so sánh tương đối thì trong thương mại quốc tế, tất cả các quốc gia đều có lợi khi tham gia, thông qua chuyên môn hoá và xuất khẩu những mặt hàng có chi phí thấp hơn một cách tương đối so với các quốc gia khác. − Ví dụ: Hàn Quốc có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng là lúa gạo và vải so với Việt Nam Sp/h lao động Lúa gạo (tạ) Vải (m2) VN 5 4 HQ 9 10 Giả sử VN chuyển 2h lao động từ ngành vải sang ngành gạo, còn Hàn Quốc chuyển 1h lao động từ ngành gạo sang ngành vài. Xét chung, cả hai quốc gia, lượng gạo tăng 1 tạ và lượng vải tăng 2m2. ⇒ vẫn đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia thông qua thương mại quốc tế. 3 Ban học tập K50C 7. Nêu nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và xác định sản phẩm xuất khẩu của hai quốc gia theo lý thuyết lợi thế so sánh ? Trả lời: Số sản phẩm/giờ lao động Quốc gia A Quốc gia B Sản phẩm X 4 2 Sản phẩm Y 1 3 − Nội dung lý thuyết lợi thế so sánh: Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh khi quốc gia đó sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia khác. Hoặc, 1 quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một hàng hóa với mưc chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác. • Một đất nước có bất lợi thế tuyệt đối về mọi hàng hóa nhưng vẫn thu được lợi từ trao đổi quốc tế. • Thương mại làm cho các nước đều có lợi. Lợi ích do chuyên môn hóa và trao đổi phụ thuộc vào lợi thế so sánh. • Ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. − Bài tập: • Quốc gia A có lợi thế so sánh về sản phẩm X. Vì 4/1 > 2/3  Quốc gia A xuất khẩu sản phẩm X. • Quốc gia B có lợi thế so sánh về sản phẩm Y. Vì 3/2 > 1/4  Quốc gia B xuất khẩu sản phẩm Y. • Giả sử nước A chuyển 1h lao động từ sản xuất Y sang sản xuất X, nước B chuyển 1h lao động từ sản xuất X sang Y, thì xét chung cả 2 QUốc gia sản phẩm X tăng 2, sản phẩm Y tăng 2. ⇒đem lại lợi ích cho cả 2 quốc gia. 8. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh và cho biết nguồn gốc lợi thế so sánh của các quốc gia theo D.Ricardo? Trả lời: Giả định của lý thuyết (tham khảo thêm): • 2 quốc gia, 2 sp • LĐ là yếu tổ sx duy nhất • Chi phí SX không đổi • Giá trị HH tính = lao động • Chi phí vận chuyển bằng 0 • Mậu dịch tự do • LĐ có thể di chuyển tự do trong phạm vi 1 quốc gia • Cạnh tranh HH trên thị trường HH và yếu tố sản xuất. 4 Ban học tập K50C − Nội dung chính: Một quốc gia được coi là có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có thể sản xuất ra nhiều sản lượng đầu ra một cách tương đối với cùng một sản lượng đầu vào so với một khối lượng tương đương khác. Hoặc, 1 quốc gia có lợi thế so sánh trong một mặt hàng nếu quốc gia đó có khả năng sản xuất nó với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia. • Tất cả các nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế • Lợi thế so sảnh được xây dựng trên cơ sở khác biệt về hiệu quả sản xuất tương đối • Hướng chuyên môn hóa: Một quốc gia sẽ xuất khẩu mặt hàng có giá thấp hơn một cách tương đối (hay có hiệu quả sản xuất cao hơn một cách tương đối) so với nước kia. • Ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. • Nguồn gốc của lợi thế so sánh các quốc gia : sự khác biệt về năng suất lao động tương đối, hiệu quả sản xuất tương đối 9. Trình bày nội dung lý thuyết Lợi thế so sánh.Ưu điểm của việc xác định lợi thế so sánh bằng chi phí cơ hội so với các xác định của D.Ricardo? Trả lời: − Nội dung lý thuyết : Câu 8 − Ưu điểm của việc xác định lợi thế so sánh bằng chi phí cơ hội so với các xác định của D. Ricardo: Ricardo mới chỉ đề cập đến lợi thế tương tối trên cơ sở lí thuyết về lao động trong khi đó lao động chỉ là một trong các yếu tố sản xuất và trong thực tế nó luôn được phối hợp với tư bản và đất đai. ⇒Khắc phục được giả thiết của D. Ricardo lao động là yếu tố duy nhất trong sản xuất hàng hoá. 10. Trình bày nội dung định lý Heckscher – Ohlin? Trả lời: − Nội dung: một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào một cách tương đối. • Quốc gia A gọi là dồi dào về tương đối về lao động hơn quốc gia B khi: tổng số LD của A/ tổng số vốn của A > tổng số LD của B/ tổng số vốn của B • Yếu tố thâm dụng: Hàng hoá X được coi là thâm dụng về lao động nếu: Lx/Kx > Ly/Ky (với Lx, Ly lần lượt là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra 1 đv Sp x,y; Kx, Ky lần lượt là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá Y). • Khi thương mại tự do diễn ra, giá mặt hàng dồi dào LD sẽ tăng ở A và giảm ở B, giá mặt hàng dồi dào vốn sẽ giảm ở A và tăng ở B. Quá trình chuyên môn hóa tiếp tục diễn ra cho đến khi mức giá tương quan giữa 2 mặt hàng ở A,B bằng nhau. Bằng việc tham gia vào thương mại, 2 QG A,B đều thu được lợi khi tập trung vào sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh. 5 Ban học tập K50C − Ví dụ: Anh có 20 chiếc máy và 200 lao động; Mỹ có 300 máy và 1500 lao động (vải là mặt hàng cần nhiều lao động và thép là mặt hàng cần nhiều vốn). Ta thấy Anh là nước dồi dào tương đối về lao động (200/20 >1500/300), còn Mỹ là nước dồi dào tương đối về vốn (300/1500 >20/200) Anh sẽ XK vải (thâm dụng lao động) và Mỹ sẽ XK thép (thâm dụng về vốn). − Giải thích: • Sự sẵn có của yếu tố sx 1 mặt hàng với khối lượng lớn và giá cả có lợi sẽ giúp mặt hàng đó có tính cạnh trạnh cao hơn. • Hiệu quả sx mặt hàng thâm dụng về 1 yếu tố sx sẽ cao hơn tương đối so với việc sx những mặt hàng khác đòi hỏi các yếu tố sx mà QG khan hiếm. 11. Trình bày nội dung, cho ví dụ minh họa và ý nghĩa của định lý Stolper – Samuelson? Trả lời: − Nội dung: Nếu giá tương quan của một mặt hàng nào đó tăng lên thì giá tương quan của yếu tố được sử dụng nhiều một cách tương đối để sản xuất mặt hàng đó tăng lên, còn giá tương quan của yếu tố kia sẽ giảm xuống. − Ví dụ: Nếu giá tương quan của mặt hàng cần nhiều lao động là vải tăng lên thì kết quả là mức lương (giá của lao động) tăng lên, còn mức lãi suất (giá của vốn) sẽ giảm xuống. − Ý nghĩa: • Thấy được tác động của thương mại đến quá trình phân phối thu nhập trong nước. • Thấy được lợi ích của việc tham gia thương mại quốc tế: Thương mại quốc tế làm tăng mức giá của mặt hàng sử dụng những yếu tố dồi dào tương đối của quốc gia tăng thu nhập của yếu tố dồi dào phải lớn hơn giảm thu nhập của yếu tố khan hiếm. 12. Hãy nêu mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế? Trả lời: − Đưa ra một giả thiết căn bản rất hạn hẹp: • Việc làm đầy đủ không phải là một giả thiết có giá trị. • Mục tiêu của các QG có thể không được giới hạn vào tính hiệu quả. • Bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thuế quan • Môi trường cạnh tranh hoàn hảo • Tính linh động của tài nguyên: các lý thuyết tuyệt đối và so sánh cho rằng tài nguyên có thể dịch chuyển tự do từ hàng hóa này sang hàng hóa khác trong một nước, nhưng không được tự do di chuyển trên thế giới; cả 2 giả thiết này đều không có giá trị hoàn toàn. 6 Ban học tập K50C − Chỉ tập trung chứng minh cái lợi của ngoại thương, chưa phân tích được mặt trái của nó ( như sự phụ thuộc vào bên ngoài) − Không phân tích và lý giải tác động của hoạt động ngoại thương đến thương mại dịch vụ − Không giải thích thỏa đáng mậu dich giữa các nước. Để giải thích sự vượt trội về năng suất nhân công của QG này so với QG khác, các tác giả có nói đến “tài năng”, “máy móc tốt hơn”, hoặc những sự khác biệt về “khí hậu, đất đai, hầm mỏ”, “sự sáng tạo, tính phức tạp và tinh tế” của các quản trị gia trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và máy móc, tư bản nhưng lại chưa nêu lên sự khác biệt về tỷ lệ trong sự kết hợp giữa nhân công và các yếu tố SX khác. − Một số quan điểm sai lầm khác: giá trị được xác định bởi 1 yếu tố duy nhất là nhân công. Ricardo coi tư bản là một yếu tố thứ yếu và luôn phối hợp với nhân công theo một tỷ lệ cố định; còn đất đai tuy cần thiết cho việc SX nhưng theo ông, nó không có vai trò gì trong việc ấn định giá trị, chỉ có số lượng nhân công quyết định giá trị của một nhóm hàng được SX ra. 13. Trình bày nội dung lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên quy mô? Trả lời: − Nội dung: Hiệu quả kinh tế quy mô là tỷ lệ phần trăm giảm xuống trong chi phí sản xuát bình quân đạt được nhờ mở rộng tất cả các thông số đầu ra theo một tỉ lệ phần trăm nhất định. Tức chi phí sản xuất bình quân thấp dần khi đầu ra tăng lên. − Nguyên nhân: • Tính kinh tế theo quy mô: SX được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên quy mô lớn, lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra với tỷ lệ cao hơn ( thông qua cắt giảm nhân công, phòng ban, qua các đơn đặt hàng lớn có chiết khẩu thương mại). • Thương mại nội ngành: đây là một đặc tính của SX “tính kinh tế theo quy mô”: sản lượng SX càng cao thì giá phí bình quân càng thấp. (AC= FC/x + c). − Tác động: thay đổi cơ cấu hàng XK: Trong mô hình thương mại dựa trên hiệu suất theo quy mô, tỷ lệ trao đổi quốc tế cũng đứng bằng mức gía tương quan trước khi có thương mại, nhưng cơ cấu hàng XK lại có sự thay đổi. Nguyên nhân là do có sự chuyên môn hóa trong từng QG. Qúa trình chuyên môn hóa khiến sản lượng một mặt hàng tăng lên, đẩy mạnh XK  cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu thay đổi. − Ví dụ: (trang 63 SGK) Giả sử hai nước Anh và Mỹ giống nhau mọi khía cạnh (công nghệ sản xuất. Cả hai nước đều sản xuất hai mặt hàng đó là ô tô và máy bay. 7 Ban học tập K50C ⇒ mức giá tương quan giống nhau không cản trở thương mại giữa 2 nước. (cả 2 nước đạt tới mức tiêu dùng mới cao hơn). 14. Trình bày nội dung lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế? Trả lời: Khi công nghệ của một hàng hoá được chuẩn hoá và không thay đổi, chi phí lao động trở thành một cơ sở quan trọng đối với lợi thế so sánh hơn là hoạt động nghiên cứu và phát triển thì việc sản xuất hàng hoá đó sẽ dịch chuyển sang các nước có thu nhập thấp hơn và tiền lương thấp hơn. 1 sản phẩm có 1 vòng đời: xuất hiện,tăng trưởng mạnh, chững lại, suy giảm. − Đầu tiên, khi sản phẩm mới được giới thiệu, sản xuất và tiêu thụ còn chưa chắc chắn, chủ yếu sản xuất và xuất khẩu bởi các nước lớn và giàu có. − Khi sản phẩm trở nên chín muồi, công nghệ sx dần được chuẩn hóa và được phát triển rộng rãi, thị trường mở rộng, tổ chức sx trên quy mô lớn. Lợi thế chuyển từ các nước phát minh sang các nước dồi dào tương đối về vốn. Nước phát minh có thể chuyển vai trò từ nước XK sang nước NK. − Cuối cùng, khi công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hóa, quá trình sản xuất chia làm nhiều công đoạn khác nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển đến các nước đang phát triển, và những nước này trở thành nước XK ròng. 15. Trình bày nội dung cơ bản của lý thuyết Lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter? Trả lời: − Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh QG được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố. Mối liên kết này tạo thành mô hình kim cương. − Các nhóm yếu tố đó bao gồm: • Điều kiện về các yếu tố sản xuất: 8 Ban học tập K50C  Các quốc gia có lợi hơn khi sản xuất và XK các sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố đầu vào mà quốc gia đó có nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng, tạo ra, cải tiến, và chuyên biệt hóa đầu vào có tầm quan trọng lớn hơn số lượng các yếu tố đầu vào trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh.  Bao gồm đầu vào cơ bản (tài nguyên, khí hậu, lao động giản đơn) và đầu vào cao cấp (cơ sở hạ tầng hiện đại, lao động trình độ cao). Có đầu vào chung cho các ngành và có đầu vào chuyên ngành. Các đầu vào cao cấp thường là các đầu vào chuyên ngành và có vai trò quyết định, bền vững hơn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh; các đầu vào chung thường hỗ trợ tạo dựng các lợi thế cạnh tranh cấp thấp. Khu vực Chính phủ tập trung đầu tư tạo ra các đầu vào cơ bản và phổ biến; khu vực tư nhân có lợi thế trong việc tạo ra các đầu vào chuyên ngành và cao cấp. • Điều kiện về cầu: nhu cầu( quy mô thị trường) trong nước và thị hiếu xác định mức đầu tư, tốc độ và động cơ đổi mới của các doanh nghiệp trong nước.  Nhu cầu gồm nhiều phân đoạn: một phân đoạn thị trường trong nước có dung lượng lớn có thể thu hút sự chú ý và ưu tiên đáp ứng của các doanh nghiệp và cho phép họ khai thác hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, sự đa dạng của phân đoạn thị trưởng giúp các DN có kinh nghiệm phong phú để thâm nhập thị trường quốc tế. Người mua đòi hỏi cao sẽ tạo áp lực đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng, đặc tính ký thuật và dịch vụ, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Nhu cầu trong nước lan tỏa sang các nước khác, DN sẽ được lợi vì được tiếp cận với khách hàng có yêu cầu cao.  Số lượng người mua nhiều sẽ tạo sự đa dạng về nhu cầu và sức ép cạnh tranh trong nước mở rộng thông tin thị trường và thúc đẩy DN cải tiến kỹ thuật.  Tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước nhanh sẽ kích thích DN áp dụng các công nghệ mới nhanh hơn, tạo sức ép giảm giá, tạo ra các đặc tính mới của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sx, lợi thế cạnh tranh.  Khi giá thành sản phẩm giảm xuống sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp khác phát triển theo hiệu ứng domino. ( đầu ra của ngành này là đầu vào cùa ngành khác). • Các ngành hỗ trợ và liên quan:  Lợi thế cạnh tranh của các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh tiềm tàng cho DN như cung ứng trong thời gian ngắn với chi phí thấp, duy trì quan hệ hợp tác liên tục.  Các nhà cung ứng giúp DN nhận thức được các phương pháp và cơ hội mới, các DN ở khâu sau là nơi kiểm chứng cho các đề xuất cải tiến của nhà cung ứng, trao đổi về nghiên cứu và phát triển để tìm ra giải pháp nhanh và hiệu quả hơn. • Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh:  Những khác biệt về trình độ quản lý và kỹ năng tổ chức như trình độ học vấn và hướng đích của cán bộ quản lý, sức mạnh động cơ cá nhân, các công cụ ra quyết định, quan hệ với khách hàng, thái độ đối với hoạt động quốc tế,.. tạo ra lợi thế hoặc bất lợi cho DN. 9 Ban học tập K50C  Cạnh tranh trong nước có vai trò rất lớn trong quá trình đổi mới và thành công trên thị trường quốc tế: tạo sức ép cải tiến, đổi mới. Ngoài ra còn có 2 yếu tố
Tài liệu liên quan