I. MỞ ĐẦU
Quá trình đổi mới ở nƣớc ta đã diễn ra trong thời gian 35 năm với gần 8 kỳ Đại
hội Đảng cộng sản Việt Nam (Từ Đại hội VI - 1986 đến Đại hội XIII - (Dự kiến diễn ra
năm 2021). Trong quá trình đổi mới, trên cơ sở kiên định mục tiêu, lý tƣởng là độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đƣa ra nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách kinh tế quan
trọng. Bài viết bƣớc đầu tập trung, nghiên cứu làm rõ vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh - với tƣ cách là nền móng tƣ tƣởng của những chủ trƣơng,
đƣờng lối kinh tế cốt lõi Việt Nam thời kỳ đổi mới.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Nền móng tư tưởng của những chủ trương, đường lối kinh tế cốt lõi Việt Nam thời kỳ đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
449|
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
- NỀN MÓNG TƯ TƯỞNG CỦA NHỮNG CHỦ TRƯƠNG,
ĐƯỜNG LỐI KINH TẾ CỐT LÕI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Đàm Thị Thư *
Trần Quang Chung**
Tóm tắt
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống lý luận khoa học, cách
mạng, tiến bộ, nhân văn, là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và
của toàn bộ hệ thống chính trị nước ta hiện nay. Bài viết đề cập đến chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - với tư cách là nền móng tư tưởng của những
chủ trương, đường lối kinh tế cốt lõi Việt Nam thời kỳ đổi mới, như: Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hội nhập
quốc tế.
Từ khóa: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối,
thời kỳ đổi mới.
I. MỞ ĐẦU
Quá trình đổi mới ở nƣớc ta đã diễn ra trong thời gian 35 năm với gần 8 kỳ Đại
hội Đảng cộng sản Việt Nam (Từ Đại hội VI - 1986 đến Đại hội XIII - (Dự kiến diễn ra
năm 2021). Trong quá trình đổi mới, trên cơ sở kiên định mục tiêu, lý tƣởng là độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đƣa ra nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách kinh tế quan
trọng. Bài viết bƣớc đầu tập trung, nghiên cứu làm rõ vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh - với tƣ cách là nền móng tƣ tƣởng của những chủ trƣơng,
đƣờng lối kinh tế cốt lõi Việt Nam thời kỳ đổi mới.
II. NỘI DUNG
2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền móng tư tưởng của đường
lối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin lực lƣợng sản xuất quyết định tính chất và
trình độ của quan hệ sản xuất. Tƣơng ứng với lực lƣợng sản xuất không đồng bộ, thống
*, **
Học viên lớp Cao học Kinh tế chính trị - K26, Viện Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|450
nhất, có nhiều trình độ phát triển khác nhau thì phải có nhiều loại hình sở hữu, nhiều
quan hệ sản xuất, nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Theo quan điểm kinh tế Mác -
Lênin sự hình thành kinh tế thị trƣờng là khách quan trong lịch sử. Để nền kinh tế hàng
hóa có thể hình thành, tồn tại và phát triển, C. Mác cho rằng cần hội đủ hai điều kiện:
phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất. Nền
kinh tế thị trƣờng có nhiều ƣu thế: Có sự vận hành của những quy luật kinh tế khách
quan nhƣ quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, và sự tham gia đa
dạng của các chủ thể kinh tế bao gồm ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng, các thƣơng
nhân, nhà nƣớc, khu vực nƣớc ngoài, làm động lực thúc đẩy tăng trƣởng và phát
triển kinh tế; luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý tƣởng mới của các chủ
thể kinh tế; luôn thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền
cũng nhƣ lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới; luôn tạo ra các phƣơng thức để thỏa
mãn tối đa nhu cầu của con ngƣời, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội. Tuy nhiên,
kinh tế thị trƣờng cũng có những hạn chế, khuyết tật: Luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng
hoảng; không tự khắc phục đƣợc xu hƣớng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy
thoái môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội; không tự khắc phục đƣợc hiện tƣợng
phân hóa sâu sắc trong xã hội. Do vậy, cần có sự can thiệp của nhà nƣớc để sửa chữa
nhũng thất bại của cơ chế thị trƣờng. Chính sách kinh tế mới của Lênin đặt cơ sở lý
luận về nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ rõ: Trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản
chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội, không thể ngay lập tức thủ tiêu chế độ tƣ hữu. Trả lời câu
hỏi: Liệu có thể thủ tiêu chế độ tƣ hữu ngay lập tức đƣợc không? Ph. Ăngghen dứt
khoát cho rằng: “Không, không thể đƣợc cũng y nhƣ không thể làm cho lực lƣợng sản
xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng nền kinh tế công
hữu”1. Đối với những nƣớc chƣa trải qua chủ nghĩa tƣ bản đi lên chủ nghĩa xã hội, để
phát triển lực lƣợng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, V.I. Lênin chỉ rõ tất yếu
phải “bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc” xuyên qua chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc:
“Trong một nƣớc tiểu nông, trƣớc hết các đồng chí phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững
chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc, tiến lên chủ nghĩa xã hội”2. Đồng thời,
V.I. Lênin chỉ rõ, những nƣớc chƣa trải qua chủ nghĩa tƣ bản đi lên chủ nghĩa xã hội
cần thiết phải học hỏi kinh nghiệm tử các nƣớc phát triển theo cách thức: “Dùng cả hai
1
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.469.
2
V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.89.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
451|
tay mà lấy những cái tốt của nƣớc ngoài: Chính quyền Xô viết + trật tự ở đƣờng sắt
Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ-rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ etc. etc.
+ + = X (tổng số) = chủ nghĩa xã hội”3 .
Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác Lênin và thực tiễn đất nước, Hồ Chí Minh đã
khẳng định trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta tồn tại nền kinh tế
nhiều thành phần trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930; Thư gửi điền chủ
nông gia Việt Nam (ngày 11/4/ 1946); Thường thức chính trị (tháng 9/1953), Báo cáo
về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (tháng 12/1959)... Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 mà Hồ Chí
Minh là ngƣời chủ trì biên soạn đã chỉ ra, “tƣ bản vừa và nhỏ” là đối tƣợng cần phải đi
cùng cách mạng. Cách mạng còn cần phải tranh thủ cả “trung, tiểu địa chủ” đi theo
cách mạng. Chỉ những đối tƣợng đại địa chủ, đại tƣ bản gắn với đế quốc thì mới phải
đấu tranh. Đây chính là nền đánh giá về vai trò kinh tế tƣ nhân cả trong nông nghiệp và
công nghiệp cho giai đoạn sau này. Sau này trong hoạt động cách mạng, Đảng và Bác
Hồ đã tranh thủ tối đa đƣợc vai trò của những lực lƣợng nói trên. Theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, trên con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, phải thực hiện “chế độ dân
chủ mới”. Trong chế độ dân chủ mới, có năm loại kinh tế khác nhau là: kinh tế quốc
doanh, các hợp tác xã, kinh tế của cá nhân, tƣ bản của tƣ nhân, tƣ bản của nhà nƣớc;
trong đó, “kinh tế quốc doanh là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nên,
kinh tế ta sẽ phát triển theo hƣớng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hƣớng chủ nghĩa tƣ
bản”4. Nhƣ vậy, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nƣớc ta là tất yếu khách quan.
Hồ Chí Minh nêu rõ chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ: “1 - Công tƣ đều
lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ
mới. Cho nên, chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với
những ngƣời phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế, thì phải trừng trị. Tƣ
là những nhà tƣ bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó
cũng là lực lƣợng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nƣớc nhà. Cho nên, Chính phủ
cần giúp họ phát triển. Nhƣng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải
hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân. 2 - Chủ thợ đều lợi. Nhà tƣ bản thì không khỏi
bóc lột. Nhƣng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo
vệ lợi quyền của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho
3
V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.684.
4
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.293-294.
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|452
chủ đƣợc số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác, tự động, tăng
gia sản xuất lợi cả đôi bên”. Tận tâm giúp giới Công - Thƣơng. Trong thƣ gửi các giới
công thƣơng gia Việt Nam ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trong lúc
các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của
nƣớc nhà, thì giới Công - Thƣơng phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài
chính vững vàng và thịnh vƣợng. Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công
- Thƣơng trong công cuộc kiến thiết này”. Ngƣời nhấn mạnh, nền kinh tế quốc dân thịnh
vƣợng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thƣơng nghiệp thịnh vƣợng và
mong muốn mọi ngƣời cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích nƣớc lợi dân.
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh
tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành chỉ đạo đƣờng lối đổi mới kinh tế coi phát
triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Đại hội
VI của Đảng thừa nhận có sản xuất hàng hóa trong chủ nghĩa xã hội; đồng thời, chủ
trƣơng kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý
mới, áp dụng những biện pháp kích thích sản xuất, mở rộng giao lƣu hàng hóa, xóa bỏ
tình trạng ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trƣờng. Đại hội VII (6/1991) thông qua
Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thông qua
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, khẳng định phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà
nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đại hội VIII của Đảng (6/1996) khẳng định
“Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của
nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã đƣợc xây dựng” chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nƣớc là phấn đấu đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc
công nghiệp vào năm 2020; coi phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là
quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Đại hội IX (4/2001) đã nhìn lại một cách tổng quát quá trình cách mạng Việt
Nam trong thế kỷ XX, rút ra 4 bài học qua 15 năm đổi mới (1986 - 2000), định ra chiến
lƣợc phát triển đất nƣớc trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI; khẳng định phát triển
nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của cả
thời kỳ quá độ. Đại hội X đã khẳng định: “Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải
phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa”, chỉ rõ hơn định hƣớng
xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta. Đại hội XI tiếp tục khái quát
thực tiễn, cụ thể hóa hơn mô hình phát triển nền kinh tế thị trƣờng, nhấn mạnh yêu cầu
giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đại hội nêu rõ: “Nền kinh tế thị trƣờng định
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
453|
hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản. Đây là một hình thái kinh tế thị trƣờng vừa tuân theo những quy luật của kinh tế
thị trƣờng, vừa dựa trên cơ sở và đƣợc dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất
của chủ nghĩa xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, cơ chế
thị trƣờng phải đƣợc vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả
mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng cao đời sống của
nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tăng cƣờng
đồng thuận xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh”. Đại hội XII đã tiến thêm một bƣớc làm rõ hơn khái niệm nền kinh
tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và về mối quan hệ giữa kinh tế thị trƣờng và
định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đại hội xác định: “Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật
của kinh tế thị trƣờng, đồng thời bảo đảm định hƣớng xã hội chủ nghĩa phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Đó là nền kinh tế thị trƣờng hiện đại và hội
nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh”. Nhƣ vậy, chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là cơ sở, nền
móng tƣ tƣởng, lý luận của đƣờng lối kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc.
2.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền móng tư tưởng của
đường lối kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
C. Mác - Ph. Ăngghen khi nghiên cứu chủ nghĩa tƣ bản Tây Âu đã luận giải một
cách khoa học sự thay thế tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội tƣ bản chủ nghĩa bằng
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ. Hai ông khẳng định rằng: Mỗi phƣơng thức sản
xuất có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tƣơng ứng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một
phƣơng thức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lƣợng sản xuất xã hội, phù
hợp với trình độ kỹ thuật mà lực lƣợng lao động xã hội sử dụng để tiến hành quá trình
lao động sản xuất. Bất kỳ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải thực hiện hiệm
vụ hàng đầu là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất -
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là liền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý,
có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại đƣợc hình
thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ chủ
nghĩa tƣ bản hay từ trƣớc chủ nghĩa tƣ bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở
vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế
Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại
|454
mang tính phố biến và đƣợc thực hiện thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối
với các nƣớc quá độ từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội, dù đã có công nghiệp, có
cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tƣ bản tiến bộ đến đâu cũng chỉ là những tiền đề
vật chất chứ chƣa phải là cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Muốn có cơ sở
vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, các nƣớc này phải thực hiện quy luật nói trên,
bằng cách tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất; tiếp thu vận dụng
và phát triển cao hơn những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất; hình thành
cơ cấu kinh tế mới xã hội chủ nghĩa có trình độ cao và tổ chức, sắp xếp lại nền đại công
nghiệp tƣ bản chủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quả hơn. Lênin khẳng định: “Cơ sở vật
chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp. Nhƣng không thể
chỉ đóng khung ở nguyên lý chung đó. Cần phải cụ thể hóa nguyên lý đó. Một nền đại
công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại và có khả năng cải tạo nông nghiệp, đó là
điện khí hóa cả nƣớc”5. Lênin nhấn mạnh để công nghiệp hóa cần phải có những ngƣời
có học vấn, phải biết tẩy bỏ căn bệnh “kiêu ngạo cộng sản”; phải sử dụng “trên quy mô
lớn” các chuyên gia tƣ sản với thái độ thực sự trân trọng; cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, nên phải động viên toàn thể nhân dân lao động tích cực tham gia vào sự
nghiệp công nghiệp hóa đất nƣớc; học hỏi, kế thừa những thành quả ƣu việt của chủ
nghĩa tƣ bản, đặc biệt ở lĩnh vực khoa học và quản lý nếu không thì “chủ nghĩa cộng
sản vẫn chỉ là một nguyện vọng mà thôi”6. Ông kêu gọi những ngƣời cộng sản “hãy
dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nƣớc ngoài”7; phải nắm đƣợc “những phát
minh mới nhất của khoa học hiện đại”8 để ứng dụng nó vào quá trình công nghiệp hóa.
Trong quá trình tìm đƣờng cứu nƣớc, Hồ Chí Minh đã tìm đến chủ nghĩa Mác -
Lênin. Nếu chủ nghĩa Mác - Lênin tạo ra bản chất khoa học, cách mạng của tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, thì quan điểm của các nhà kinh điển về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
chính là cơ sở lý luận để hình thành nên tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bằng mô hình “rút
ngắn”, “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nƣớc nông nghiệp lạc
hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tƣ bản chủ
nghĩa”9, nên mâu thuẫn lớn nhất của ở Việt Nam trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội
là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nƣớc theo hƣớng hiện đại và thực
5
V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.11.
6
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. tr.365.
7
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.684.
8
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.386.
9
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.411.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
455|
trạng kinh tế - xã hội thấp kém của đất nƣớc. Mâu thuẫn đó chỉ đƣợc giải quyết bằng
quá trình công nghiệp hóa. Hồ Chí Minh đã xác định, vai trò tiến bộ lịch sử của công
nghiệp hóa; đó là quá trình thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, giải phóng sức lao động,
giải phóng con ngƣời, tạo ra những bƣớc đột phá mới trong nền văn minh công nghiệp,
đến một năng suất lao động xã hội mới cao - nhân tố quyết định để chủ nghĩa xã hội có
thể chiến thắng chủ nghĩa tƣ bản. Vì vậy, công nghiệp hóa, theo Ngƣời, “Đó là con
đƣờng phải đi của chúng ta”10, “là mục tiêu phấn đấu chung, là con đƣờng no ấm thật
sự của nhân dân ta”11. Hồ Chí Minh xác định, trọng tâm của quá trình công nghiệp hóa
ở Việt Nam vẫn là phát triển công nghiệp nặng, phát triển ngành sản xuất ra tƣ liệu sản
xuất, trang bị kỹ thuật mới cho nền kinh tế quốc dân: “Công nghiệp nặng là đầu mối để
mở mang các ngành công nghiệp khác cung cấp máy móc cho nông nghiệp. Cho nên,
chƣa có công nghiệp nặng thì chƣa thể có một nền kinh tế tự chủ và giàu mạnh đƣợc”12.
Ngƣời cũng nhấn mạnh đến công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp hóa
nông nghiệp, nông thôn. Ngƣời nói “ngành công nghiệp nhẹ quan hệ rất khăng khít với
đời sống hàng ngày của nhân dân. Vì vậy, nhiệm vụ của công nghiệp nhẹ là rất quan
trọng”13. Ngƣời cho rằng, công nghiệp hóa nông nghiệp là trang bị máy móc cho nông
nghiệp, cơ khí hóa sản xuất.
Những quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh là nền móng tƣ tƣởng của đƣờng lối kinh tế công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều quan điểm chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới. Đảng và Nhà nƣớc ta xác định công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội; là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội mà
Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt nam,
trƣớc hết là nhằm xây dựng cơ sở - vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế dựa trên những
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại; tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho
nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của
ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển
lực lƣợng sản xuất, nhằm khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
10, 11
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.445.
12
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.449.
13
Hồ Chí Minh (2