- Thứ nhất: Nắm được định nghĩa về GCCN và nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN.
- Thứ hai: Những căn cứ khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN và vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN.
Kỹ thuật tiến hành cơ bản
3.1 Loại bài giảng: Lý thuyết.
3.2 Ph¬ương pháp: Thuyết trình
3.3 Hình thức tổ chức dạy học: Lên lớp tập trung.
3.4 Ph¬ương tiện dạy học: Giáo trình – tài liệu.
22 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 4387 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ nghĩa xã hội khoa học - Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN QUÂN Y
KHOA LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Môn học: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Bài : 04
Đối tượng: Dài hạn Quân y –dược
Năm học :
Giảng viên
Trung tá, ThS: Nguyễn Thế Học
Hà Nội – 20
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
1. Phần thủ tục:
Khoa : Lý luận Mác – Lênin
Môn học : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đối tượng học viên : Dài hạn Quân y –dược
Tên bài giảng: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Tên giảng viên: Nguyễn Thế Học
Năm học :
Thời gian : 180 phút
2. Các mục tiêu học tập
- Thứ nhất: Nắm được định nghĩa về GCCN và nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN.
- Thứ hai: Những căn cứ khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN và vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN.
3. Kỹ thuật tiến hành cơ bản
3.1 Loại bài giảng: Lý thuyết.
3.2 Phương pháp: Thuyết trình
3.3 Hình thức tổ chức dạy học: Lên lớp tập trung.
3.4 Phương tiện dạy học: Giáo trình – tài liệu.
4. Phần thời gian và cấu trúc bài giảng
4.1 Tổ chức lớp:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
4.3 Giới thiệu tài liệu tham khảo, nghiên cứu:
4.4 Tiến hành nội dung bài giảng:
Nội dung
Thời gian
Những PPDH vận dụng
Phương tiện DH
hđộng
của hv
I
1.
2.
II
1.
2.
III
1.
2.
3.
IV.
1.
2.
3.
Khái niệm và nội dung SMLS của GCCN
Khái niệm GCCN.
Nội dung SMLS của giai cấp công nhân.
Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Địa vị KT – XH của GCCN.
Đặc điểm và khả năng của của GCCN.
Vai trò của Đảng Cộng sản đối với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN
Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển Đảng của giai cấp công nhân
Mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp công nhân
Vai trò của Đảng Cộng sản đối với quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN
Sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam
Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
Phương hướng xây dựng GCCN Việt Nam hiện nay
Diễn giảng, nêu vấn đề
Bảng
phấn
Nghe ghi, tham gia xây dựng bài
5. Kiểm tra đánh giá.
6. Tổng kết bài giảng.
7. Nhận xét rút kinh nghiệm
Thông qua Ngày tháng năm 20...
Chủ nhiệm khoa
Đại tá ThS Nguyễn Văn Trường
Chủ nhiệm bộ môn
Đại tá ThS Nguyễn Văn Lập
Người làm kế hoạch
Trung tá ThS Nguyễn Thế Học
HỌC VIỆN QUÂN Y
KHOA LÝ LUẬN MÁC – LÊNIN
PHÊ DUYỆT
Ngày tháng năm 20....
Chủ nhiệm khoa
Đại tá, ThS Nguyễn Văn Trường
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Môn học: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Bài : 04
Đối tượng: Dài hạn Quân y –dược
Năm học :
Giảng viên
Trung tá ThSĩ : Nguyễn Thế Học
Hà Nội – 20
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG CÔNG NHÂN
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản, phạm trù xuất phát của chủ nghĩa xã hội khoa học. Chính vì vậy, trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận phức tạp hiện nay, các thế lực thù địch, chống cộng cùng với các phần tử cơ hội, xét lại dưới mọi màu sắc đã và đang mưu toan xuyên tạc, phủ nhận những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong đó có quan điểm về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó.
Vì thế, việc nhận thức đúng đắn về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với mỗi đảng cộng sản cũng như toàn bộ phong trào cộng sản, công nhân quốc tế trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu mang tính thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
I. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG SMLS CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Khái niệm GCCN
* Các thuật ngữ khác nhau chỉ GCCN trong quá trình phát triển:
- Thuật ngữ chung nhất: GCCN, GCVS, GC lao động, lao động làm thuê.
- Thuật ngữ có nội dung hẹp hơn: chỉ GCCN trong các nghành nghề khác nhau: CN nông nghiệp, CN công nghiệp, CN khai khoáng
- Thuật ngữ chỉ GCCN trong các giai đoạn phát triển khác nhau: CN thủ công, CN công trường thủ công, CN công nghiệp, CN đại công nghiệp
Toàn bộ các thuật ngữ trên về bản chất chỉ là một: chỉ GCCN hay GCVS.
* Khái niệm GCCN: Theo Mác – Ăngghen, GCCN có hai thuộc tính:
- Về nghề nghiệp: là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao (Là điều kiện để GCCN phát triển).
+ Trực tiếp: Là những người trực tiếp vận hành, điều khiển các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp.
+ Gián tiếp: Là những người quản lý quá trình lao động công nghiệp, những người tham gia vào quá trình sản xuất công nghiệp: tiếp thị, bán sản phẩm
Môi trường lao động của họ là các ngành công nghiệp có trình độ kỹ thuật khác nhau. Trong đó lực lượng công nhân hiện đại gắn với nền đại công nghiệp là bộ phận cơ bản và là hạt nhân của GCCN. Quan điểm này được Mác - Ăngghen khẳng định: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”. Sdd, t.4, tr.610.
- Vị trí trong QHSX:
+ Dưới CNTB: Là những người lao động không có, hoặc cơ bản không có TLSX phải bán sức lao động, làm thuê cho nhà Tư bản, bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư.
C.Mác, Ph.Ăngghen khẳng định rằng: “...giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và cũng chỉ kiếm được việc làm nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản,... Những công nhân ấy buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một. Là một hàng hoá, tức là một món hàng hoá đem bán như bất cứ món hàng nào khác; vì thế, họ phải chịu hết thảy mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường” . Sdd, t4, tr. 605.
.
Mác và Ăngghen đặc biệt nhấn mạnh thuộc tính thứ hai này, vì chính điều đó khiến cho người công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản. Đồng thời thuộc tính này nói lên đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản, nên Mác và Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản.
+ Khi giành được chính quyền (dưới CNXH): Họ cùng nhân dân lao động làm chủ xã hội, làm chủ TLSX, cùng nhau hợp tác lao động cho mình. (Vì xã hội XHCN dựa trên chế độ công hữu về TLSX, tạo sự công bằng, bình đẳng cho mọi người, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội).
Ngày nay do sự phát triển của KHCN, làm cho công nhân cũng có sự thay đổi lớn lao; bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí, xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hoá. Hoặc ở các nước Tư bản phát triển, bên cạnh nền công nghiệp, xuất hiện ngày càng nhiều loại ngành dịch vụ (Hiện nay chiếm khoảng 50-70%). Vậy những người làm trong những ngành này có phải là công nhân? Xét trên cả hai tiêu chí như trên họ vẫn là công nhân:
Về nghề nghiệp: tuy không trực tiếp vận hành máy móc như công nhân công nghiệp truyền thống, song nghề nghiệp của họ vẫn gắn liền với công nghiệp và hoạt động theo lối công nghiệp.
Vị trí trong QHSXT BCN: Họ vẫn là những người không có TLSX, phải bán sức lao động làm thuê cho nhà Tư bản và bị bóc lột giá trị thặng dư.
Từ nghiên cứu về GCCN trên hai thuộc tính cơ bản của nó, có thể định nghĩa về GCCN như sau:
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các mối quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.
Định nghĩa trên đã khái quát những điểm chung, bản chất của GCCN hiện đại là:
+ Bao gồm cả những người lao động sản xuất vật chất trực tiếp hoặc gián tiếp trong các ngành công nghiệp hoặc có tính chất công nghiệp.
+ Trình độ kỹ thuật của GCCN cũng có sự khác nhau.
+ Địa vị KT – XH phụ thuộc vào chế độ CT – XH đương thời (dưới CNXH hay dưới CNTB)
Tóm lại, hai tiêu chí trên về GCCN đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, vẫn là phương pháp luận để nghiên cứu GCCN hiện đại và SMLS của nó trong thời đại ngày nay, và là cơ sở để phân biệt GCCN với các giai cấp khác.
Vấn đề đặt ra cần nghiên cứu: ở nước ta hiện nay
- Cán bộ, sỹ quan trong Quân đội có phải là công nhân không?
- Đảng viên có phải là công nhân không? (Xảy ra ba trường hợp.)
- Giáo viên, bác sỹ, kỹ sư, các nhà khoa học, nhân viên Nhà nước, những người làm trong các ngành dịch vụ mới (Không liên quan đến sản xuất công nghiệp) có phải là công nhân không? Vì sao?
2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
* Khái quát là: Xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người áp bức bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội CSCN văn minh.
Ăngghen đã viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy; đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại” . Sdd, t.20, tr. 393.
. Lênin cũng đã chỉ rõ rằng, điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là nó đã làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, là người xây dựng xã hội XHCN.
* Hiểu nội dung của SMLS của GCCN trên 3 vấn đề :
- Về kinh tế; Xoá bỏ chế độ tư hữu về TLSX, xây dựng chế độ công hữu về TLSX.
Đây là nội dung quan trọng nhất vì nó đoạn tuyệt triệt để với ô hình thức sở hữu cổ truyền đó là chế độ tư hữu TLSX – nguồn gốc của mọi sự áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội.
=> Thực chất về kinh tế là đưa người lao động lên địa vị người làm chủ ; làm chủ TLSX chủ yếu của xã hội ; làm chủ quá trình phân công lao động ; làm chủ quá trình phân phối sản phẩm.
- Về chính trị – xã hội: SMLS của GCCN với mục tiêu là giải phóng con người, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phong nhân loại.
- Về văn hóa tư tưởng: SMLS của GCCN nhằm tạo nên sự biến đổi căn bản trong phương thức, nội dung sinh hoạt văn hóa tinh thần của xã hội theo tư tưởng tiến bộ.
- Trong giai đoạn hiện nay đứng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế gới SMLS của GCCN được xác định là: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
Tóm lại: SMLS của GCCN cùng một lúc thực hiện các nội dung như: xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về TLSX; giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại.
* So sánh với nội dung SM của các giai cấp khác trong lịch sử:
- Đối với các giai cấp khác trong lịch sử: như giai cấp ĐCPK, GCTS...
+ Thay thế hình thức tư hữu này bằng hình thức tư hữu khác cao hơn, tinh vi hơn.
+ Mưu cầu lợi ích cho thiểu số. (Giai cấp thống trị, bóc lột).
+ Giành chính quyền cơ bản xong.
- SMLS của GCCN:
+ Xoá bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về TLSX. Xoá bỏ tư hữu không phải xoá bỏ mọi hình thức sở hữu nói chung, mà chỉ: “Tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”. (Mác -Ăng ghen TT. Nxb CTQG. H, 1995, T4, tr 618). Đây là nguyên nhân sâu xa, là nguồn gốc của bóc lột, bất công
+ Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó giành chính quyền chỉ là bước đầu. Kết thúc khi xây dựng xong xã hội mới XHCN - đây là quá trình lâu dài khó khăn gian khổ đòi hỏi phải có hình thức, bước đi phù hợp với từng nước, từng dân tộc. (Tránh chủ quan nóng vội).
+ Là sự nghiệp giải phóng cho tuyệt đại đa số, mưu cầu lợi ích cho đa số nhân dân lao động. Mác: “ Tất cả những phong trào lịch sử từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều do mưu cầu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của tuyệt đại đa số, mưu cầu lợi ích cho tuyệt đại đa số” C. M¸c – Ph. ¡ngghen, TuyÓn tËp, tËp 1, NXB ST, H 1980, tr 555.
+ Về tính chất: việc thực hiện SMLS của GCCN là quá trình cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để:
Toàn diện: Không chỉ giải phóng con người về kinh tế mà giải cả về chính trị, văn hoá, tinh thần, tư tưởng
Sâu sắc, triệt để: cho đến khi giành thắng lợi cuối cùng là xây dựng thành công CNCS không chỉ trong một nước mà trên phạm vi toàn thế giới.
+ SMLS của GCCN: vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính quốc tế:
Vì GCCN mang bản chất quốc tế: tức là một lực lượng quốc tế, có địa vị kinh tế xã hội giống nhau, cùng có kẻ thù chung là GCTS quốc tế, do đó SMLS của GCCN mang tính quốc tế. Tuy nhiên để thực hiện sự nghiệp quốc tế của mình GCCN phải thực hiện SMLS trong khuôn khổ nước mình, tức: phải tự mình trở thành GCDT, tự mình trở thành DT – như Mác nói; và làm cách mạng ở nước mình cũng chính là trực tiếp thực hiện SMLS thế giới.
Tóm lại: GCCN ra đời gắn liền với sự ra đời của CNTB, họ được phân biệt với các giai cấp khác dựa trên hai tiêu chí: đó là tính chất nghề nghiệp và địa vị trong QHSX. Dưới CNTB họ được coi là những người nghèo khổ, đáng thương; song các nhà kinh điển CN Mác – Lênin lại phát hiện ra họ có SMLS thế giới: đó là đánh đổ CNTB xây dựng thành công CNXH và cuối cùng là CNCS trên phạm vi toàn thế giới.
II. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Học thuyết của Mác - Ăng ghen về sứ mệnh lịch sử của GCCN là sự luận chứng khoa học về địa vị kinh tế xã hội và vai trò lịch sử của GCCN, về những mục tiêu, con đường để GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Học thuyết ấy chứng minh rằng: SMLS của GCCN được quy định bởi những điều kiện kinh tế, xã hội khách quan. Hay nói cách khác địa vị kinh tế, xã hội chính là cơ sở khách quan quy định SMLS của GCCN.
1- Do địa vị kinh tế - xã hội của GCCN quy định:
* GCCN là sản phẩm của nền đại công nghiệp:
- GCCN ra đời gắn liền với sự ra đời của nền đại công nghiệp:
+ Do sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, làm ra đời phương thức sản xuất TBCN, thay thế cho phương thức sản xuất Phong kiến (Thế kỷ XV -XVI), lúc đầu xuất hiện các công xưởng ở vùng thành thị và vùng khai thác mỏ, chế biến nguyên liệu. Sự xuất hiện các công xưởng đã thu hút đông đảo những người làm thuê cho chủ xưởng. Như vậy từ đây lịch sử xuất hiện một chế độ bóc lột mới, đó là bóc lột giá trị thặng dư TBCN và gắn với nó là sự ra đời của GCCN, mà đầu tiên là những người công nhân công xưởng. (Tiền đề của chế độ làm thuê TBCN là tích luỹ nguyên thuỷ TB: GCTS tước đoạt TLSX của những người lao động và do sự phân hoá xã hội làm phá sản những người sản xuất nhỏ bổ sung vào lực lượng lao động làm thuê).
+ Cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh, nửa cuối Thế kỷ XVIII là mốc đánh dấu sự ra đời của GCCN hiện đại. Cuộc cách mạng công nghiệp (Đánh dấu bằng sự ra đời: Máy dệt Ren -ni:1764, Máy hơi nước Jêm -wat: 1767) làm thay đổi căn bản cách thức sản xuất: chuyển từ lao động thủ công sang lao động máy móc (cơ khí), làm cho năng xuất lao động tăng cao. Đặc biệt ĐCN đã rèn cho công nhân cả về tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luậtĐây chính là tiền đề cho sự ra đời của GCCN hiện đại.
- Đại công nghiệp phát triển làm cho GCCN phát triển cả số và chất lượng và cơ cấu:
+ Về số lượng: cùng với sự phát triển của ĐCN: GCCN ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư và trong sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
Vì: ° ĐCN phát triển tiếp tục làm phá sản hàng loạt những người sản xuất vừa và nhỏ làm họ trắng tay và liên tục bổ sung vào hàng ngũ công nhân.
° Do KHKT phát triển làm ĐCN phát triển về quy mô sản xuất, cả về số lượng nghành nghề nên thu hút ngày càng đông số lượng người lao động - tức là công nhân và họ chính là những người trực hoặc gián tiếp vận hành các cộng cụ sản xuất tạo ra những của cải cho xã hội.
Vấn đề đặt ra hiện nay: do trình độ KHCN phát triển mạnh mẽ, tính chất tự động hoá làm cho một người công nhân có thể điều hành được cả dây chuyền sản xuất. Song số lượng công nhân vẫn không hề giảm, (nếu trong một đơn vị sản xuất, một ngành cụ thể số lượng GCCN có thể giảm tương đối). Song bởi chính sự phát triển của KHCN dẫn đến sự phát triển của số lượng ngành nghề mới, vì vậy vẫn tiếp tục thu hút những người lao động vào những ngành đó và nhất là ở các nước đang phát triển số lượng công nhân vẫn đang tăng lên không ngừng. Do đó xét toàn cục số lượng của GCCN vẫn tiếp tục tăng lên.
Theo điều tra của tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Năm 1900: Thế giới có khoảng 80 triệu công nhân
Năm 1990: Thế giới có khoảng 600 triệu công nhân.
Năm 1998: Thế giới có khoảng 800 triệu công nhân.
Hiện nay: Thế giới có khoảng hơn 1 tỷ công nhân.
+ Về chất lượng:
Vì: ° ĐCN tôi luyện cho GCCN và yêu cầu của lao động công nghiệp, đòi hỏi công nhân phải tự hoàn thiện mình cả về sức khoẻ, trình độ học vấn, tay nghề, ý thức kỷ luật Nếu như thế kỷ XIX, công nhân chủ yếu trình độ cấp I, thì nay trình độ học vấn của công nhân không ngừng được nâng cao. Ví dụ như ở một số nước phát triển: ở Nhật 90% công nhân có trình độ ĐH, con số đó ở Đức, Pháp là 60%; lao động giản đơn giảm, lao động trí tuệ ngày càng tăng.
° Mặt khác chính sự sự phát triển của GCCN là cơ sở xã hội để các nhà kinh điển CN Mác -Lê nin, khái quát thành lý luận, tuyên truyền, giác ngộ công nhân. Vì vậy, GCCN ngày càng giác ngộ về SMLS, về mục tiêu, lý tưởng, con đường, biện pháp đấu tranh thực hiện SMLS của mình và đặc biệt tổ chức ra chính Đảng - đội tiền phong ở nhiều nước.
+ Về cơ cấu: GCCN không ngừng biến đổi:
° Về số lượng nghề: Nếu thời kỳ Mác có khoảng 100 nghề thì hiện nay có khoảng 3000 nghề.
° Về tính chất nghề: Thế kỷ XIX còn chiếm khoảng 70% công nhân trực tiếp đứng máy thì nay chỉ còn khoảng 30%.
° Công nhân trong từng nghề cũng có sự thay đổi lớn: Nếu thế kỷ XIX, chỉ có khoảng 1-2% công nhân làm trong các nghề dịch vụ và có 3-4% công nhân nông nghiệp; thì nay có tới 50-70% công nhân dịch vụ và có tới 30% công nhân nông nghiệp
Tóm lại: GCCN là con đẻ của nền ĐCN, cùng với sự phát triển của ĐCN, GCCN phát triển cả về số, chất lượng và cơ cấu. Mác: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của ĐCN, còn GCVS lại là sản phẩm của nền ĐCN”. (Mác -Ăng ghen TT. Nxb CTQG. H 1995, t4, tr610).
* GCCN là lực lượng sản xuất tiên tiến, đại biểu cho phương thức sản xuất mới, và là lực lượng quyết định đến việc phá vỡ QHSX cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới.
GCCN đại diện cho LLSX tiên tiến, với tính chất xã hội hoá ngày càng cao, do đó mâu thuẫn gay gắt với QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX. Sự mâu thuẫn này đòi hỏi phải phá vỡ QHSX cũ, mở đường cho LLSX phát triển. Vì vậy GCCN, đại diện cho LLSX tiên tiến là lực lượng có vai trò quyết định đến việc phá vỡ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới - QHSX XHCN, dựa trên chế độ công hữu về TLSX - phù hợp với tính chất, trình độ phát triển mới của LLSX.
* GCCN là lực lượng bị bóc lột nặng nề, có lợi ích đối kháng với GCTS:
Dưới CNTB, GCCN không có hoặc về cơ bản không có TLSX, phải làm thuê cho GCTS, bị nhà TB bóc lột giá trị thặng dư, bị bần cùng hoá do đó đối kháng trực tiếp với GCTS. Mác: “Trong cuộc CM ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới”. (Mác -Ăng ghen TT. Nxb CTQG, H 1995, T4, tr 646). Do vậy họ là lực lượng trực tiếp đấu tranh với GCTS, lật đổ sự thống trị của GCTS, giải phóng những người lao động, xây dựng xã hội mới xã hội của những người lao động, do những người lao động làm chủ.
2 - Địa vị KT – XH của GCCN đã rèn luyện họ trở thành một giai cấp có đặc điểm và khả năng mà bất kỳ một giai cấp nào cũng không có được
Từ địa vị kinh tế - xã hội nên hình thành ở GCCN có những đặc điểm (phẩm chất) và khả năng cách mạng nhất định:
* Đặc điểm:
- Là giai cấp tiên tiến nhất.
- Là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất.
- Là giai cấp có tính tổ chức, tính ký luật nghiêm minh nhất.
- Là giai cấp có tinh thần quốc tế cao cả.
* Khả năng cách mạng:
- Khả năng lãnh đạo cách mạng, đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng xã hội mới XHCN.
- Đoàn kết giai cấp và các tầng lớp nhân dân lao động trong công cuộc đấu
tranh lật đổ GCTS, CNTB; xây dựng xã hội mới.
- Đoàn kết GCCN các dân tộc bị áp bức trê