Trong vài thập kỷ gần đây, đã bùng nổ các nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên như vũ bão, nhu cầu sử dụng năng lượng rất lớn.
Tài nguyên thiên nhiên bị đe doa cạn kiệt và bị phá hoại. Môi trường thiên nhiên bị biến đổi theo chiều hướng xấu, các trận mưa axit, hiện tượng suy giảm tầng ôzôn, hiện tượng tăng dần nhiệt độ của trái đất và tần suất thiên tai, mưa, bão, lụt ngày càng tăng, số người chết vì các bệnh hiểm nghèo do ô nhiễm môi trường gây ra ngày càng lớn v.v.
Vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại.
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương I: Quản lý môi trường trong phát triển đô thị & khu công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 3/24/2014 ‹#› CHƯƠNG I: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ & KHU CÔNG NGHIỆP Trong vài thập kỷ gần đây, đã bùng nổ các nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên như vũ bão, nhu cầu sử dụng năng lượng rất lớn. Tài nguyên thiên nhiên bị đe doa cạn kiệt và bị phá hoại. Môi trường thiên nhiên bị biến đổi theo chiều hướng xấu, các trận mưa axit, hiện tượng suy giảm tầng ôzôn, hiện tượng tăng dần nhiệt độ của trái đất và tần suất thiên tai, mưa, bão, lụt ngày càng tăng, số người chết vì các bệnh hiểm nghèo do ô nhiễm môi trường gây ra ngày càng lớn v.v... Vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN ĐT& KCN Nhiệm vụ đặt ra cho công tác quản lý môi trường nói chung và môi trường đô thị - khu công nghiệp nói riêng như sau: Xây dựng, ban hành và phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định và hướng dẫn về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường; Quản lý sự tuân thủ pháp luật quy định bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường đối với tất cả các hoạt động kinh tế và xã hội của tất cả các tổ chức, cơ sở sản xuất, tập thể và các cá nhân trong xã hội; Quản lý sự sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trước hết là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật; Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường và thúc đẩy thực hiện các biện pháp giảm thiểu chất thải (nguồn thải từ sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, từ sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác, nguồn thải từ giao thông vận tải trên bộ, trên thúy và trên không, nguồn thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị ...). Quản lý về chất lượng môi trường sống (trước hết là môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và phóng xạ); Thực hiện các chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và đô thị,, trước hết là lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường v.v.. Kiểm soát ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; Thanh tra môi trường, xử lý các vi phạm môi trường, các tranh chấp mồi trường...; Tiến hành quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi sự diễn biến môi trường, định kỳ lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường; Tham gia quản lý hạ tầng kỹ thuật bảo đảm môi trường ở đô thị và khu công nghiệp (hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, hệ thống giao thông vận tải, thông tin, năng lượng, hệ thống cây xanh, mặt nước ... trong đô thị và khu công nghiệp); Nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền kiến thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho mọi người dân, xây dựng nếp sống thân thiện với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, tổ chức các phong trào quần chúng tự nguyện tham gia công tác bảo vệ môi trường./ Các nội dung chính: ĐÔ THỊ HÓA, KHU CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM 1. ĐÔ THỊ HÓA, KHU CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG Đặc trưng chủ yếu của đô thị là nơi tập trung dân với mật độ cao, trong đó các hoạt động chính: Là phi nông - lâm nghiệp; Là nơi tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, năng lượng; Là nơi phát sinh ra nhiều chất thải nhất, làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí ... đối với khu vực, cũng như đối với cả vùng rộng lớn xung quanh. 1. ĐÔ THỊ HÓA, KHU CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, nó có ranh giới đất đai ngăn cách với các khu dận cư xung quanh. Quá trình công nghiệp hóa sẽ kéo theo quá trình đô thị hóa. Thông thường ở bên cạnh các khu công nghiệp mới sẽ hình thành các khu đô thị mới. 1. ĐÔ THỊ HÓA, KHU CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG Các áp lực chính của đô thị hóa, công nghiệp hóa tác động trực tiếp lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Tài nguyên đất; - Tài nguyên khóang sản; - Môi trường. Xem xét sự phát triển bền vững ! 2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐTH&KCN Đánh giá trạng thái môi trường cần phải thống nhất các tiêu chí đánh giá. Xét riêng tiêu chí về môi trường trong phát triển đô thị và công nghiêp có thể dựa vào mô hình "Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng" Áp lực Môi trường tài nguyên Hiện trạng môi trường Không khí Nước Đất Tài nguyên thiên nhiên Các hệ sinh thái Đô thị và nông thôn Họat động của con người Sản xuất-thương mại-Tiêu thụ Năng lượng Giao thông vận tải Công nghiệp Nông nghiệp Lâm nghiệp Các ngành khác Đáp ứng xã hội Luật pháp Chiến lược, chính sách Công nghệ mới Kiểm sóat ô nhiễm Thay đổi tiêu thụ Các công ước Quốc Tế Nội dung khác Áp lực TRẠNG THÁI ĐÁP ỨNG Thông tin Các đáp ứng xã hội (Các quyết định – hành động) Thông tin Các đáp ứng xã hội (Các quyết định – hành động) Nguồn: Cục Môi trường Ôxtrâylia, 1994 2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN Tiêu chí về “Áp lực” đối với môi trường: Quy mô phát triển đô thị phải hợp lý; Quy hoạch sử dụng đất đô thị phù hợp; Tiết kiệm sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên; Giảm thiểu nguồn thải các chất gây ô nhiễm môi trường; Bảo tồn đa dạng sinh học trong đô thị. Các chỉ thị: Dân số, diện tích đô thị, số xe cơ giới, nhu cầu …sự cố. Tiêu chí về “đáp ứng” với môi trường: Tiêu chí về đáp ứng môi trường trong phát triển đô thị: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại; Các nguồn thải (khí, nước, rắn) đều được xử lý; đô thị đáp ứng được các nhu cầu của người dân; bảo vệ được môi trường; ý thực cộng đồng cao; ngân sách đáp ứng được công tác bảo vệ môi trường. Chỉ thị thể hiện: tỷ lệ dân số được cấp nước, mật độ đường cống, mật độ đường giao thông, tỷ lệ rác thải được gom, diện tích cây xanh,… 2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐTH&KCN Tiêu chí về “trạng thái” môi trường: Các chỉ thị thể hiện Môi trường nước (ngầm, mặt): trữ lượng, chất lượng; Môi trường không khí: Nồng độ các thành phần, nhiệt độ, mưa, gió,..; Môi trường đất (ngọai thành): Chỉ thị hóa – sinh học, kim lọai nặng; Mức ồn giao thông: mức ồn trung bình ngày, đêm; Sức khỏe môi trường: tuổi thọ trung bình, tỷ lệ bệnh tật,.... 2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐTH&KCN 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM Phát triển kinh tế - xã hội mà không lồng ghép hữu cơ với bảo vệ môi trường thì sẽ dẫn đến hậu quả thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường sống của con người, cũng như đối với bản thân nền kinh tế - xã hội đó. Nhiều nước phát triển và đang phát triển đang phải trả giá cho mọi sự phá hủy môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên của mình. Người ta ước tính chi phí cho xói mòn đất, ô nhiễm đô thị và tắc nghẽn giao thông đô thị đã chiếm hơn 5% thu nhập quốc dân hàng năm. Đảng và Nhà nước đã sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết giữa phát triển KT-XH và công tác BVMT, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị 36-CT/TW, ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam "Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" đã chỉ rõ: "Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới": 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM Mục tiêu của công tác bảo vệ môi trường là: "Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM Hiện trạng môi trường nước đô thị ở Việt Nam Nước cấp: Hiện nay, toàn quốc có khoảng 240 nhà máy nước với tổng công suất là trên 3,78 triệu m3/ngày. Phần lớn các nhà máy có công nghệ xử lý nước lạc hậu, chất lượng không đảm bảo vệ sinh, nhiều chỉ tiêu hóa lý, vi sinh không đạt tiêu chuẩn nước sạch. Tỷ lệ thất thóat rất cao trên 15%. Nước thải: Hòa chộn với nước mưa (dùng chung hệ thống cống thóat), nhiều nguồn thải có độc tố như bệnh viện, công nghiệp. Xử lý chưa triệt để hoặc không xử lý trước khi xả ra môi trường. Ở các đô thị nước ta, môi trường nước mặt là nơi tiếp nhận, vận chuyển các nguồn nước thải chưa được xử lý, nên chúng đều đã bị ô nhiễm, có nơi đã bị ô nhiễm nặng 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM Hiện trạng môi trường không khí đô thị ở Việt Nam Môi trường không khí ở đô thị bao giờ cũng bị ô nhiễm hơn môi trường không khí ở nông thôn, bởi vì các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường ở đô thị rất lớn từ sinh họat, giao thông, công nghiệp đến xây dựng đô thị. Ô nhiễm bụi: Hầu hết các đô thị ở nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều đô thị bị ô nhiễm trầm trọng, tới mức báo động. Ô nhiễm các khí độc hại khác (SO2,NO2, CO): Nồng độ khí NO2, CO, SO2 trong không khí đô thị đều xấp xỉ trị số TCCP. Ô nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị: nồng độ chì quăn trắc được thường bằng hoặc nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm không khí và mưa axit: chưa có trường hợp nào. 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM TT Địa điểm đo Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số mẫu nước mưa thu được Tỷ lệ số mẫu có pH≤5.5 Số mẫu nước mưa thu được Tỷ lệ số mẫu có pH≤5.5 Số mẫu nước mưa thu được Tỷ lệ số mẫu có pH≤5.5 1 Lào cai 121 9.0 38 3.0 113 15.0 2 Hà nội 35 3.0 78 8.51 3 Quảng Ngãi 54 52.0 133 4.0 86 0.0 4 Nha Trang 56 2.0 59 0.0 5 Biên Hòa 100 43.0 29 36.0 98 34.7 6 Tp.HCM 64 63.0 29 33.0 54 1.9 7 Bình Dương 74 19.0 27 33.0 59 64.4 8 Vũng Tàu 84 16.0 29 4.0 78 10.3 9 Mỹ Tho 99 1.0 24 0.0 73 0.0 Bảng 1‑7: Kết quả quan trắc mưa axít năm 2000, 2001 và 2002 Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường, Báo cáo Kết quả đo lường của các trạm quan trắc mưa axít năm 2000, năm 2001 và năm 2002 Hiện trạng môi trường tiếng ồn đô thị ở Việt Nam Giao thông vận tải là nguồn chính gây ô nhiễm tiếng ồn đô thị. Một số nguồn tiếng ồn khác như: Mức độ ồn trong các đô thị Việt Nam đang tắng lên và đều vượt mức cho phép (ví dụ diễn biến từ 1995 1998 tại Tp. Hà nội) 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM Hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn ở Việt Nam Ô nhiễm chất thải rắn ở đô thị là vấn đề bức xúc, đô thị càng phát triển, lượng chất thải rắn càng lớn, tính chất độc hại càng tăng. Lượng chất thải rắn đô thị, nếu không được quản lý, thu gom và xử lý tốt, sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với môi trường đô thị. Chất thải rắn được phân lọai như: (1) chất thải rắn sinh họat; (2) chất thải rắn công nghiệp; (3) chất thải rắn bệnh viện. 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM Hiện trạng môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam Tình hình công nghiệp hóa: Tính đến nay (năm 2010), Việt Nam đã có 250 KCN được thành lập, trong đó có 170 KCN (chiếm 68% tổng số KCN của cả nước) đã đi vào hoạt động, số còn lại đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Cho đến nay cả nước có 57 tỉnh, thành phố đều có KCN được thành lập. Hiện nay, các KCN đã thu hút được 8.500 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký khoảng 70 tỉ USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài hơn 52 tỉ (chiếm 30% FDI cả nước), còn lại là vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước. 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM Hiện trạng môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam Ô nhiễm môi trường do họat động công nghiệp : Môi trường đất bị suy thoái nghiêm trọng, phá hủy rừng, đất đai thổ nhưỡng bị biến dạng, thu hẹp diện tích đất trồng trọt, mùa màng bị giảm sút,.... Môi trường nước: các KCN đều có trạm xử lý nước thải, do công tác quản lý chưa thật tốt nên các doanh nghiệp hay cả KCN vẫn lén lút xả thải bừa bãi ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Môi trường không khí: ô nhiễm môi trường không khí rất nghiêm trọng và đã tới mức báo động, đặc biệt là ô nhiễm bụi. 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM Hiện trạng môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam Ô nhiễm môi trường do họat động công nghiệp : Chất thải rắn công nghiệp nguy hại thường thu gom và chôn lẫn lộn với rác thải sinh hoạt, hay thậm chí đổ ngay tại nhà máy, gây ra mối nguy hại đối với môi trường đất và nước. 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM Hiện trạng môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam Hiện trạng ô nhiễm môi trường lao động công nghiệp: Theo số liệu điều tra nhiều năm thì chất lượng môi trường lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, nhất là ở các nhà máy cũ, nói chung là kém, chủ yếu là bị ô nhiễm bụi và ô nhiễm nhiệt, một số ít bị ô nhiễm khí độc hại và ô nhiễm tiếng ồn. 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM Hiện trạng môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam Xử lý các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm trầm trọng nằm trong đô thị: Trong thời gian qua các ngành và các địa phương đã tiến hành đánh giá xác định các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm trầm trọng nằm xen kẽ trong đô thị cần phải xử lý như di chuyển ra ngòai, đầu tư xử lý hay đóng cửa. Tuy nhiên tiến độ thực hiện rất chậm. 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐT&KCN CỦA VIỆT NAM CÂU HỎI CỦA CHƯƠNG Tìm hiểu hiện trạng môi trường không khí tại một số đô thị lớn của Việt Nam (Tp.HCM; Tp. Hà nội; Tp. Đà Nẵng; …) Tìm hiểu hiện trạng môi trường nước tại một số đô thị lớn của Việt Nam (Tp.HCM; Tp. Hà nội; Tp. Đà Nẵng; …) Nêu một cách khái quát bức tranh phát triển công nghiệp tại Việt Nam sau đổi mới. Theo bạn tại Tp. HCM, vấn đề gì nổi cộm nhất trong tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn?