Chương trình Giáo dục kỹ năng sống và tư vấn học đường cho học sinh trung học tại Việt Nam

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU Trong bối cảnh Bộ GD&ĐT đã có những chỉ đạo về công tác Giáo dục KNS và TVHĐ cho học sinh trung học, và đang trong lộ trình xem xét thực tiễn cũng như ban hành các văn bản pháp luật liên quan trong những năm tới, một nghiên cứu “Tổng quan chương trình giáo dục kỹ năng sống và tư vấn học đường cho học sinh trung học tại Việt Nam” do Tổ chức Room to Read chủ trì được thực hiện nhằm xem xét một cách có hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến KNS và TVHĐ từ cấp Trung ương xuống địa phương (địa bàn nghiên cứu), các chương trình đào tạo và hoạt động KNS và TVHĐ do Bộ GD&ĐT phát triển và ban hành; Các ưu tiên chính, tầm nhìn và hoạch định sắp tới của Bộ GD&ĐT cho các hoạt động, đặc biệt cho chương trình giáo dục nữ sinh. Nghiên cứu cũng nhằm mục đích rà soát các chương trình KNS và TVHĐ do các tổ chức khác thực hiện tại Việt Nam cũng như xác định những hạn chế, thách thức và cơ hội cho Room to Read (RtR) để tham gia, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho Bộ GD&ĐT trong cải thiện chương trình GD KNS và TVHĐ. Phương pháp nghiên cứu được thiết kế theo hai phương pháp chính, bao gồm nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực địa tại bốn địa bàn chính là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, TP. Huế. Thông tin được thu thập, hệ thống hóa, so sánh đối chiếu dựa trên rà soát các văn bản pháp luật, tài liệu giảng dạy và các tài liệu có sẵn có khác. Khảo sát thực địa bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận với bảng hỏi phỏng vấn, hướng dẫn thảo luận và công cụ ghi âm. Khảo sát được tiến hành với các đối tượng liên quan, bao gồm 10 lãnh đạo/cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT, 6 TC PCP được phỏng vấn sâu, 6 nhóm học sinh (tổng số 46 HS), 6 nhóm giáo viên (tổng số 36 GV) và 04 chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực KNS và TVHĐ.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình Giáo dục kỹ năng sống và tư vấn học đường cho học sinh trung học tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI VIỆT NAM Gửi đến Tổ chức Room To Read Nhóm tác giả: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Bích ThS. NCS Lê Thị Nhung ThS. Lê Thị Mỹ Hiền ThS. Châu Hoàng Mẫn Với sự hỗ trợ của: Ban Chủ nhiệm CLB CTXH chuyên nghiệp TP.HCM và các cộng sự của Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn CTXH và PTCĐ Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 6 I. GIỚI THIỆU ....................................................................................................................................... 10 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 11 Mục tiêu tổng quát .................................................................................................................................. 11 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................................................... 11 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 11 IV. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 12 4.1 Địa bàn thực hiện: ........................................................................................................................ 12 4.2 Đối tượng khảo sát: (xem chi tiết tại Phụ lục 2)............................................................................ 12 4.3 Công cụ thu thập dữ liệu: ............................................................................................................... 12 4.4 Thu thập và phân tích dữ liệu: ........................................................................................................ 12 V. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 13 VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... Error! Bookmark not defined. 6.1 Khung pháp lý liên quan đến giáo dục KNS và tư vấn học đường dành cho học sinh trung học Error! Bookmark not defined. 6.1.1 Hệ thống các VBPL liên quan đến GD KNS và TVHĐ .................... Error! Bookmark not defined. 6.1.2 Đánh giá hệ thống VBPL liên quan đến KNS và TVHĐ................... Error! Bookmark not defined. 6.1.2.1 Đánh giá về hệ thống VBPL liên quan đến GD KNS ....................... Error! Bookmark not defined. 6.1.2.2 Đánh giá chung về hệ thống VBPL liên quan đến TVHĐ ................ Error! Bookmark not defined. 6.2 Các chương trình GD KNS và TVHĐ của Nhà nước ........................ Error! Bookmark not defined. 6.2.1 Về chương trình GD KNS của Nhà nước .......................................... Error! Bookmark not defined. 6.2.1.1 Giới thiệu tổng quan các chương trình GD KNS .............................. Error! Bookmark not defined. 6.2.1.2 Đánh giá chung về chương trình GD KNS của Nhà nước ................ Error! Bookmark not defined. 6.2.2 Các chương trình TVHĐ của Nhà nước ............................................ Error! Bookmark not defined. 6.2.2.1 Giới thiệu tổng quan về chương trình TVHĐ của Nhà nước ............ Error! Bookmark not defined. 6.2.2.2 Đánh giá về chương trình TVHĐ của Nhà nước ............................. Error! Bookmark not defined. 6.3 Chương trình hoạt động/mô hình/chương trình của các tổ chức phi chính phủ (PCP) quốc tế và địa phương về GD KNS và TVHĐ dành cho học sinh trung học. ................. Error! Bookmark not defined. 6.3.1 Giới thiệu tổng quan các chương trình ............................................ Error! Bookmark not defined. 6.3.2 Đánh giá về chương trình GD KNS và TVHĐ của các tổ chức PCP quốc tế Error! Bookmark not defined. 6.3.3 Sự hợp tác của các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực KNS và TVHĐ ...... Error! Bookmark not defined. VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... Error! Bookmark not defined. 7.1 KẾT LUẬN .............................................................................................. Error! Bookmark not defined. 7.1.1 Tình hình triển khai và các thành tựu chính của chương trình giáo dục kĩ năng sống và tư vấn học đường tại Việt Nam ................................................................................. Error! Bookmark not defined. 3 7.1.2 Những thách thức, khoảng trống trong các chương trình của nhà nước và các tổ chức PCP Error! Bookmark not defined. 7.1.3 Sự sẵn sàng, phạm vi và cơ hội cho Room to Read trong hợp tác với Bộ GD&ĐT để phát triển chương trình KNS và TVHĐ ................................................................... Error! Bookmark not defined. 7.1.4 Những phạm vi và cơ hội cho RtR hợp tác với các tổ chức PCP khác ........... Error! Bookmark not defined. 7.2 KHUYẾN NGHỊ: ..................................................................................... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .............................................. Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 2: MẪU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................ Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN KNS VÀ TVHĐ ......... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 4 HỆ THỐNG VÀ CƠ CHẾ GIÁM SÁT DỰ ÁN – TRƯỜNG HỌC AN TOÀN VÀ THÂN THIỆN CỦA PLAN INTERNATIONAL VIỆT NAM ........................................... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 5 BẢNG TÓM TẮT THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH KNS VÀ TVHĐ .......... Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC BẢNG Bảng 1. Hệ thống và mối tương quan giữa các văn bản pháp luật liên quan đến KNS và TVHĐ ....... Error! Bookmark not defined. Bảng 2. Phương thức thực hiện Chương trình KNS ...................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3. Tổng quan và cấu trúc hai mô hình TVHĐ tại TP. HCM và Hà NộiError! Bookmark not defined. Bảng 4. Tên các tổ chức tham gia nghiên cứu .............................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 5. Tổng quan về mục tiêu và đối tượng hưởng lợi của các tổ chức PCP quốc tếError! Bookmark not defined. 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCHTWĐ Ban Chấp hành Trung ương Đảng BGH Ban giám hiệu CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý CTXH Công tác xã hội CV Chuyên viên GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh KNS Kỹ năng sống LĐ-TB&XH Lao động- Thương binh & Xã hội PCP Phi chính phủ RtR Room to Read SDRC Trung Tâm Nghiên cứu -Tư Vấn CTXH & Phát triển Cộng đồng SV Sinh viên TC Tổ chức TCXH Tổ chức xã hội THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP Thành phố TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCP Thủ tướng Chính phủ TTN Thanh, thiếu niên, nhi đồng TVHĐ Tư vấn học đường UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội UBND Ủy ban Nhân dân VBPL Văn bản pháp luật VB QPPL Văn bản quy phạm pháp luật 5 LỜI CẢM ƠN hay mặt cho Nhóm Nghiên cứu, tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Tổ chức Room to Read đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện cuộc đánh giá nhu cầu này. Những thông tin thu được rất phong phú và thú vị. Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho Room to Read trong việc thiết kế và triển khai với BGD và ĐT. Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cám ơn đến Đại diện Bộ GD&ĐT (các Phó Vụ trưởng và chuyên viên quản lý chương trình), Đại diện Sở GD&ĐT TP. Hà Nội, Sở GD&ĐT TP. HCM, Sở GD&ĐT Tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở GD&ĐT tỉnh Long An, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Cần Giuộc tỉnh Long An; Và cảm ởn đến các tổ chức PCP quốc tế và địa phương gồm có Đại diện Tổ chức UNICEF, Tổ chức Plan International và Liên Đoàn Bóng đá Nauy cùng Ban Giám hiệu và giáo viên của các trường THCS và THPT tại Hà Nội (gồm Trường THPT Đinh Tiên Hoàng & Trường THPT Nguyễn Tất Thành), tại Long An (gồm Trường THPT Đông Thạnh, Trường THCS Nguyễn Thị Bảy, Trường THPT Cần Giuộc và Trường THCS & THPT Nguyễn Thị Một) về những giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong việc bố trí cho chúng tôi thực hiện được các cuộc phỏng vấn theo đúng kế hoạch, cũng như trực tiếp tham gia vào các cuộc phỏng vấn nhóm và cung cấp cho chúng tôi rất nhiều thông tin hữu ích. Chúng tôi cũng chân thành cám ơn các em học sinh của các trường nêu trên về sự tham gia nhiệt tình vào các hoạt động phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân trong suốt thời gian thực hiện cuộc đánh giá nhu cầu này. Cuối cùng, chúng tôi xin cám ơn Ban Chủ nhiệm CLB CTXH chuyên nghiệp TP.HCM và các cộng sự của Trung tâm SDRC, kể cả các nhân viên của Room to Read về tất cả những đóng góp của họ vào sự thành công của cuộc đánh giá nhu cầu này. Nhóm tác giả1 1 ThS. Nguyễn Thị Ngọc Bích, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ThS. NCS Lê Thị Nhung, Đại học Lao động- Xã hội CSII ThS. Lê Thị Mỹ Hiền, Phó Chủ nhiệm CLB CTXH CN TP.HCM ThS. Châu Hoàng Mẫn, Giám đốc Trung tâm SDRC T 6 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU Trong bối cảnh Bộ GD&ĐT đã có những chỉ đạo về công tác Giáo dục KNS và TVHĐ cho học sinh trung học, và đang trong lộ trình xem xét thực tiễn cũng như ban hành các văn bản pháp luật liên quan trong những năm tới, một nghiên cứu “Tổng quan chương trình giáo dục kỹ năng sống và tư vấn học đường cho học sinh trung học tại Việt Nam” do Tổ chức Room to Read chủ trì được thực hiện nhằm xem xét một cách có hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến KNS và TVHĐ từ cấp Trung ương xuống địa phương (địa bàn nghiên cứu), các chương trình đào tạo và hoạt động KNS và TVHĐ do Bộ GD&ĐT phát triển và ban hành; Các ưu tiên chính, tầm nhìn và hoạch định sắp tới của Bộ GD&ĐT cho các hoạt động, đặc biệt cho chương trình giáo dục nữ sinh. Nghiên cứu cũng nhằm mục đích rà soát các chương trình KNS và TVHĐ do các tổ chức khác thực hiện tại Việt Nam cũng như xác định những hạn chế, thách thức và cơ hội cho Room to Read (RtR) để tham gia, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho Bộ GD&ĐT trong cải thiện chương trình GD KNS và TVHĐ. Phương pháp nghiên cứu được thiết kế theo hai phương pháp chính, bao gồm nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực địa tại bốn địa bàn chính là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, TP. Huế. Thông tin được thu thập, hệ thống hóa, so sánh đối chiếu dựa trên rà soát các văn bản pháp luật, tài liệu giảng dạy và các tài liệu có sẵn có khác. Khảo sát thực địa bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận với bảng hỏi phỏng vấn, hướng dẫn thảo luận và công cụ ghi âm. Khảo sát được tiến hành với các đối tượng liên quan, bao gồm 10 lãnh đạo/cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT, 6 TC PCP được phỏng vấn sâu, 6 nhóm học sinh (tổng số 46 HS), 6 nhóm giáo viên (tổng số 36 GV) và 04 chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực KNS và TVHĐ. PHÁT HIỆN CHÍNH TỪ NGHIÊN CỨU: 1) Các kết quả từ việc rà soát các VBPL liên quan đến GD KNS và TVHĐ  Trong những năm gần đây (từ 2014 đến 2017) đã có khá nhiều VBPL về chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục và tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến lĩnh vực KNS và TVHĐ được ban hành. Nội dung các văn bản này, nhìn chung có mối liên hệ với nhau và tính kế thừa từ cấp trung ương đến địa phương.  Các VBPL xác định rõ hơn định hướng, khái niệm, nội dung và phương thức triển khai hoạt động GD KNS, cũng như vai trò và nhiệm vụ của các bên liên quan. Điều này giúp tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho quá trình triển khai các chương trình, hoạt động KNS cho học sinh khối trung học. Bộ GD&ĐT cũng xác định lộ trình hướng tới ban hành cơ chế để các cơ sở, nhà trường được chủ động hợp tác, liên kết trong huy động các nguồn lực. Đây là cơ hội mở cho các tổ chức ngoài nhà nước, trong đó có các tổ chức PCP quốc tế được tham gia đóng góp vào chương trình GD KNS cho học sinh PTTH từ xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy đến tổ chức các hoạt động GD KNS tại các trường học.  Cho đến nay, các VBPL liên quan trực tiếp đến GD KNS được ban hành cao nhất ở cấp Bộ GD&ĐT và dưới dạng Thông tư, Công văn, và kế hoạch nên chưa có tính ràng buộc cao trong thực thi. Nói cách khác, nội dung các văn bản 7 chủ yếu mang tính chỉ đạo, hướng dẫn các cấp trực thuộc trong phạm vị ngành GD&ĐT, bên cạnh hướng dẫn phối hợp thực hiện đối với các bộ ngành liên quan và cấp địa phương.  Thời gian ban hành các VBPL có liên quan trực tiếp đến GD KNS diễn ra khá dài. Cụ thể Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 28/2/2014, tức sau khoảng 13 năm kể từ khi triển khai thí điểm chương trình GD KNS từ năm 2001 do Bộ triển khai với dự hỗ trợ của UNICEF. Để triển khai thông tư quan trọng này, phải mất gần một năm sau, cụ thể ngày 28/01/2015 Công văn hướng dẫn thực hiện thông tư 04 mới được ban hành. Thực tế này ảnh hưởng không ít đến quá trình triển khai chương trình do thiếu định hướng, chỉ đạo hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời, đồng bộ đối với các cấp thực hiện, nhất là cấp cơ sở.  Nội dung của các VBPL liên quan đến GD KNS chưa có quy định cụ thể về một số vấn đề quan trọng, như: vấn đề biên chế/định biên, chính sách hỗ trợ như bồi dưỡng hay thù lao cho nhân sự tham gia, cũng như công tác thanh tra, giám sát Trong các văn bản từ quyết định, kế hoạch hay chương trình thường không xác định nguồn lực cụ thể và tương thích để triển khai các nhiệm vụ đề ra. Tương tự ở các VB hướng dẫn, nội dung KNS thường dừng lại ở tên gọi và khái niệm các KNS mà chưa xác định nội dung cụ thể về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp tiến hành đối với từng nhóm KNS.  Khâu phổ biến, hướng dẫn các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn tới các cấp địa phương còn nhiều khoảng trống. Thông qua các thảo luận nhóm với giáo viên và phỏng vấn sâu một số cán bộ của tổ chức PCP, Nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu như họ không nắm được các văn bản cụ thể về KNS, thậm chí không biết về các KNS chủ chốt đã được xác định trong các văn bản này. Các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT cũng được áp dụng khá linh hoạt tùy điều kiện đặc thù của địa phương dẫn đến tình trạng triển khai thiếu đồng bộ và xuyên suốt, cũng như khó đánh giá sau này.  Cho đến thời điểm tiến hành nghiên cứu, chưa có VBPL nói chung và của Bộ GD&ĐT nào quy định về hoạt động TVHĐ. Tuy nhiên, Quyết định số 327/QĐ- BGDĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ngày 25/01/2017 về triển khai kế hoạch phát triển nghề CTXH trong ngành giáo dục giai đoạn 2017-2020 được xem là VBPL quan trọng tạo nền tảng thúc đẩy hoạt động TVHĐ trong thời gian tới thông qua phát triển các hoạt động CTXH trường học, trong đó tham vấn tâm lý hay tư vấn học đường là một trong những hoạt động trọng tâm. 2) Về thực trạng triển khai các chương trình GD KNS và TVHĐ của Nhà nước, các tổ chức PCP, Tổ chức RtR. (i) Bộ GĐ&ĐT bắt đầu triển khai thí điểm GD KNS từ năm 2001 thông qua dự án “Giáo dục sống khoẻ mạnh, KNS cho trẻ và vị thành niên” từ sáng kiến và hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam. Dự án triển khai cho học sinh THCS và trẻ em ngoài trường học tại 10 tỉnh và thành phố trên cả nước. Mục tiêu của chương trình này nhằm giúp học sinh rèn luyện các KNS thiết yếu để ứng phó với những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn, mạnh khoẻ của trẻ em như: phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, sức khoẻ sinh sản, vấn đề quan hệ tình dục sớm (ii) Từ năm 2010, dựa trên kinh nghiệm chương trình thí điểm phối hợp với UNICEF và trong bối cảnh thực hiện phong trào “Trường học Thân thiện học sinh tích 8 cực”, Bộ GD&ĐT chỉ đạo tích hợp GD KNS trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hữu, trong đó phân công Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, cùng sự hỗ trợ kỹ thuật và một phần tài chính của UNICEF. GD KNS được triển khai trong tất cả các trường phổ thông theo hình thức tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục khác. (iii) Bộ GD&ĐT đã biên soạn được bộ tài liệu “Giáo dục Kỹ năng sống trong các môn học” tích hợp chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học đến THCS gồm 15 quyển, triển khai thí điểm năm 2010 và triển khai phát hành rộng rãi từ năm 2013/2014. Từ đầu năm 2016, Bộ tiếp tục biên soạn tài liệu “Thực hành kỹ năng sống” gồm 9 quyển theo các chuyên đề cụ thể dành cho cấp tiểu học và THCS. (iv) Mặc dù, chưa có chương trình chung thống nhất, các sở GD&ĐT, đặc biệt là các trường đã chủ động và linh hoạt xây dựng nội dung chương trình GD KNS phù hợp với điều kiện của đơn vị triển khai thực hiện qua nhiều hình thức đa dạng phong phú, qua đó góp phần trang bị các kiến thức và kỹ năng sống cơ bản cho học sinh các cấp. (v) Chương trình GD KNS của ngành giáo dục đạt được những thành tựu nhất định cả trong xây dựng khung chính sách pháp lý, định hình về chương trình, hệ thống tài liệu, đào tạo nhân sự và triển khai hoạt động trong thực tế tại các trường có sự đóng góp đáng ghi nhận của các tổ chức quốc tế, bao gồm các tổ chức LHQ và các tổ chức PCP quốc tế, như UNICEF, Plan International, World Vission và Room to Read. (vi) Chương trình GD KNS tại Việt Nam, như nhận định của đại diện Bộ GD&ĐT, đã được triển khai khá sớm từ năm 2001, nhưng còn chậm do công tác chỉ đạo và các quy định chính sách chưa đầy đủ; nhà trường có tích cực, linh động triển khai nhưng chưa được hệ thống bài bản, đồng thời chưa có cơ chế giám sát, đánh giá. Việc triển khai thực hiện đến nay còn nhiều khó khăn và thách thức, bao gồm: chưa có chính sách về nhân sự, đội ngũ giáo viên vừa không chuyên trách cũng như ít được đào tạo bài bản và chuyên sâu, chưa có chương trình chuẩn, cơ sở vật chất và kinh phí còn thiếu thốn v.v (vii)Các chương trình GDKNS và TVHĐ do các tổ chức PCP quốc tế hỗ trợ triển khai thí điểm có nhiều ưu điểm như: được nghiên cứu xây dựng bài bản dựa trên kinh nghiệm quốc tế có xem xét và điều kiện thực tế của địa phương và đáp ứng nhu cầu đối tượng đích, có chương trình và tài liệu đầy đủ, chất lượng, chương trình nhắm đến xây dựng mô hình vừa năng cao năng lực đối tác và có theo dõi và đánh giá nên đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự hợp tác và điều phối hiệu quả trong triển khai và không phải tất cả các chương trình này được lượng giá, tư liệu hóa để chia sẻ và giới thiệu nhân rộng. (viii) Mặc dù có sự quan tâm của cấp Bộ và Sở của ngành GĐĐT, nhưng cho đến nay hoạt động TVHĐ chưa được triển khai chính thức do thiếu các VBPL quy định cụ thể. Một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TPHCM, Long An có triển khai thí điểm trong nhiều năm qua (đặc biệt là TP.HCM) do nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết bên cạnh có sự hỗ trợ của các tổ chức PCP quốc tế. Các sáng kiến và mô hình thí điểm này đã góp phần tích cực trong việc tác động chính sách với những chuyển biến khả quan qua việc xây dựng các VBPL cho việc triển khai chính thức hoạt động này trong thời gian tới. 9 (ix) Việc huy động sự tham gia của học sinh vào các hoạt động GD KNS và TVHĐ có gặp khó khăn, nhất là đối với học sinh PTTH do các hoạt động này chưa thật sự hấp dẫn, hữu ích và thiết thực, bên cạnh sức ép của việc học tập, thi cử nhất là ở các lớp cuối cấp. Đa phần phụ huynh học sinh chưa quan tâm và hiểu rõ tầm quan trọng và cần thiết nên cũng ít tham gia hỗ trợ cho các hoạt động này của nhà trường. (x) Trừ các địa phương hay đơn vị có dự án hợp tác với các tổ chức PCP thì sự phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường như các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội tại địa phương hay trung tâm đào tạo GD KNS còn khá khiêm tốn, chủ yếu mang tính sự vụ, giải quyết nhu cầu trước mắt. 10 I. GIỚI THIỆU Nhân loại đang bước vào gia
Tài liệu liên quan