Chương trình và sách giáo khoa Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của Hoa Kỳ

Tóm tắt. Đổi mới, hiện đại hóa giáo dục phổ thông mà trước hết là đổi mới, hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa (SGK) là nhu cầu cấp thiết của thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển bền vững. Hiện nay, chương trình và SGK các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ đang có sự chuyển biến theo tiếp cận năng lực. Nghiên cứu về chương trình và SGK Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của Hoa Kỳ nhằm chỉ ra các đặc trưng về chương trình và SGK theo định hướng phát triển năng lực của quốc gia này, trên cơ sở so sánh với một số đặc trưng của chương trình và SGK Địa lí Việt Nam hiện hành, từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình và SGK Địa lí trung học phổ thông (THPT) ở nước ta theo định hướng phát triển năng lực sau 2018.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình và sách giáo khoa Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của Hoa Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0051 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 259-269 This paper is available online at CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HOA KỲ Nguyễn Thu Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới, hiện đại hóa giáo dục phổ thông mà trước hết là đổi mới, hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa (SGK) là nhu cầu cấp thiết của thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển bền vững. Hiện nay, chương trình và SGK các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ đang có sự chuyển biến theo tiếp cận năng lực. Nghiên cứu về chương trình và SGK Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của Hoa Kỳ nhằm chỉ ra các đặc trưng về chương trình và SGK theo định hướng phát triển năng lực của quốc gia này, trên cơ sở so sánh với một số đặc trưng của chương trình và SGK Địa lí Việt Nam hiện hành, từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình và SGK Địa lí trung học phổ thông (THPT) ở nước ta theo định hướng phát triển năng lực sau 2018. Từ khóa: Chương trình, sách giáo khoa, sách giáo khoa Địa lí, định hướng phát triển năng lực, Hoa Kỳ. 1. Mở đầu Đổi mới, hiện đại hóa giáo dục phổ thông mà trước hết là đổi mới chương trình và SGK là nhu cầu cấp thiết của thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển bền vững. Đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam với nội dung cốt lõi của nó là đổi mới chương trình và SGK phổ thông sau 2018 theo định hướng phát triển năng lực cho tất cả các bộ môn trong đó có môn Địa lí. Đây là một vấn đề mới và phức tạp mà Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Việc nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm các nước tiên tiến trong việc đổi mới chương trình, SGK theo định hướng phát triển năng lực là việc làm quan trọng và có ý nghĩa đối với những người nghiên cứu chương trình và SGK ở Việt Nam. Địa lí là môn học quan trọng trong nhà trường ở Hoa Kỳ. Hội đồng quốc gia về Giáo dục Địa lí ở Hoa Kỳ đã công bố Chuẩn quốc gia môn Địa lí (National Geography Standards) vào năm 1994 và 2012 [1]. Chương trình Địa lí Hoa Kỳ gọi là “Geography for life” (Địa lí vì cuộc sống), cho thấy rõ tính định hướng trong xây dựng chương trình và các chuẩn đầu ra. Chuẩn Địa lí quốc gia Mỹ làm rõ một người “có văn hoá địa lí” – “năng lực địa lí” biết gì và có thể làm gì với ba Ngày nhận bài: 9/2/2018. Ngày sửa bài: 9/3/2018. Ngày nhận đăng: 16/3/2018. Liên hệ: Nguyễn Thu Hà, e-mail: nguyenthuha.hnue@gmail.com 259 Nguyễn Thu Hà thành phần được xác định đó là “Quan điểm/góc nhìn địa lí”; tri thức địa lí và kĩ năng địa lí. SGK Địa lí của Hoa Kỳ là tấm gương phản chiếu chuẩn quốc gia môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực ở Hoa Kỳ với các đặc điểm về chức năng, cấu trúc và cách trình bày. Như vậy, việc nghiên cứu, phân tích chương trình và SGK Địa lí bậc trung học của Hoa Kỳ theo định hướng phát triển năng lực, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng cho việc xây dựng chương trình và SGK Địa lí sau 2018 ở Việt Nam là hết sức cần thiết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chương trình và sách giáo khoa Địa lí theo định hướng phát triển năng lực Chương trình giáo dục tiếp cận năng lực (định hướng năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Trong xu hướng đổi mới và cải cách giáo dục được nhiều quốc gia hướng tới là đổi mới chương trình, SGK theo hướng tiếp cận năng lực. Từ định hướng chương trình phát triển năng lực, việc chuyển từ chương trình khung định hướng phát triển năng lực sang chương trình bộ môn và SGK theo định hướng phát triển năng lực đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ từ những năm 1982 [2]. Trên thế giới, SGK là một đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học giáo dục. Là một trong những yếu tố quyết định nhất đến chất lượng giáo dục của một quốc gia bên cạnh yếu tố giáo viên (GV), hệ thống tổ chức giáo dục và hệ thống chương trình giáo dục, SGK luôn được coi “là một trong những đầu vào quan trọng nhất của giáo dục. Nội dung SGK phản ánh các tư tưởng cơ bản về văn hoá của các dân tộc và thường là điểm khởi đầu cho các cuộc tranh luận và bàn cãi về văn hoá” (UNESCO) [2]. Nghiên cứu về SGK theo định hướng phát triển năng lực mới được chú ý trong thời gian gần đây ở Việt Nam. Khái niệm “SGK theo định hướng phát triển năng lực - SGK theo định hướng đổi mới” được đề cập đến trong các bài viết của các tác giả Đinh Quang Báo [3], Hoàng Thị Tuyết [4], Hoàng Thanh Tú [5] trên các khía cạnh về tầm quan trọng, mối quan hệ, cấu trúc của SGK và tiêu chí đánh giá SGK, tuy nhiên lại chưa được bàn luận sâu sắc và chưa có một định nghĩa chung nhất được đưa ra về SGK theo định hướng phát triển năng lực. Trong nghiên cứu gần đây của Trần Đức Tuấn và các cộng sự (2015) [2], một hệ thống các tiêu chí và điều kiện để một cuốn sách được coi là phát triển năng lực đã được đưa ra. Ba điều kiện cần thoả mãn đó là: Thứ nhất, cuốn sách thể hiện rõ và nhất quán mục tiêu của giáo dục phổ thông phát triển năng lực và giá trị - lối sống bền vững trong chức năng, cấu trúc, nội dung và hình thức thể hiện của cuốn sách; Thứ hai, cuốn sách định vị và thể hiện rõ, đầy đủ, cân đối và hài hòa các thành phần cốt lõi của năng lực kiến thức, kĩ năng và tư duy, phương pháp, giá trị và hành động trong SGK; Thứ ba, cuốn sách thể hiện rõ các con đường và các mô hình tối ưu để hình thành năng lực HS theo quan điểm của giáo dục hiện đại. Dựa trên các điều kiện trên, 5 tiêu chuẩn và 10 tiêu chí cơ bản của một cuốn SGK nói chung và SGK theo định hướng phát triển năng lực đã được xác lập. Theo tác giả Trần Đức Tuấn, 05 tiêu chuẩn là: Tính sư phạm (giáo dục); Tính hiện đại và tính khoa học; Tính thực tiễn và Tính bền vững. 10 tiêu chí cơ bản của một cuốn SGK theo định hướng phát triển năng lực đó là: (1) Tăng cường các hoạt động học; (2) Phù hợp với HS; (3) Tạo động cơ và lợi ích; (4) Chuẩn hoá; (5) Quy trình hoá; (6) Điện tử hoá; (7) Phát triển năng lực hành động; (8) Gắn liền với thực tiễn cuộc sống; (9) Tăng cường tích hợp và kết nối; và (10) Khuyến khích tự học và học suốt đời [2]. 260 Chương trình và sách giáo khoa Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của Hoa Kỳ SGK là sự cụ thể hóa của chương trình. Còn chương trình phản ánh rõ những mục tiêu giáo dục và cách thức để đạt tới các mục tiêu giáo dục của một đất nước. Địa lí là môn học bắt buộc với nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Để biên soạn được SGK Địa lí mới theo cách tiếp cận trên, cần có chương trình môn học mới được thiết kế theo quan điểm định hướng đầu ra, hướng tới việc hình thành năng lực HS. Mục tiêu mà môn Địa lí trong nhà trường phổ thông hiện hành đặt ra là “giúp HS có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất - Môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới đồng thời rèn luyện cho HS những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội” và yêu cầu “HS có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất” [6]. Như vậy, trước những yêu cầu của đổi mới chương trình và SGK theo định hướng phát triển năng lực, việc nghiên cứu so sánh chương trình và SGK các nước nói chung và SGK Địa lí nói riêng có ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở tìm hiểu về chương trình và SGK Địa lí theo tiếp cận năng lực bậc trung học của Hoa Kỳ, bài báo rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chương trình và SGK Địa lí theo định hướng phát triển năng lực ở Việt Nam sau 2018. 2.2. Chương trình Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của Hoa Kỳ Trong số các quốc gia có chương trình định hướng phát triển năng lực, Hoa Kỳ được xem là quốc gia đi đầu trong việc chuyển từ chương trình khung định hướng phát triển năng lực sang chương trình bộ môn và SGK theo định hướng phát triển năng lực. Địa lí là một môn học quan trọng bắt buộc trong nhà trường trung học ở Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, Hội đồng Quốc gia về Giáo dục Địa lí công bố chuẩn quốc gia môn Địa lí, chương trình này được gọi là “Geography for life” (Địa lí vì cuộc sống), có phiên bản gần đây nhất là năm 2012 [1]. Ba thành phần chính trong chuẩn quốc gia Địa lí Hoa Kỳ bao gồm: quan điểm địa lí; tri thức địa lí và kĩ năng địa lí. Ba thành phần này được xác định cụ thể là: * Quan điểm địa lí hay góc nhìn địa lí là sự kết hợp giữa quan điểm không gian và quan điểm sinh thái. Quan điểm không gian quan tâm đến việc trả lời các câu hỏi: Cái gì ở đâu? Tại sao lại ở đó? Và đặc biệt là quan tâm đến các hình mẫu không gian của các hiện tượng tự nhiên và nhân văn. Trong điều kiện hiện đại, quan điểm sinh thái có tầm quan trọng đặc biệt. Quan điểm sinh thái xem thế giới như một mạng lưới của các mối quan hệ giữa các thành phần “sống” và “không sống”. Quan điểm sinh thái quan tâm đến các mối liên hệ và quan hệ này ở bên trong và giữa các hệ thống phức tạp như xã hội loài người và các hệ sinh thái. * Tri thức địa lí bao gồm 18 chuẩn kiến thức địa lí gộp lại thành 6 nhóm và được tóm tắt ở bảng dưới đây. Các chuẩn tri thức Địa lí trong Chuẩn quốc gia Địa lí Hoa Kỳ năm 2012 1- Sử dụng các phương tiện phân tích không gian: 1. Cách sử dụng bản đồ, các phương tiện trình diễn địa lí khác, công nghệ để thu thập, xử lí và báo cáo thông tin theo quan điểm Địa lí; 2. Cách sử dụng bản đồ trí nhớ để tổ chức thông tin về con người, địa điểm và môi trường trong bối cảnh không gian; 3. Cách phân tích tổ chức không gian về dân cư, địa điểm và môi trường trên bề mặt Trái Đất. 2- Địa điểm (nơi chốn) và vùng: 4. Đặc trưng tự nhiên và nhân văn của các địa điểm; 5. Chính con người sáng tạo ra các vùng, để giải thích sự đa tạp của Trái Đất; 6. Văn hoá và sự trải nghiệm ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận của con người về các địa điểm và các vùng. 261 Nguyễn Thu Hà 3- Các hệ thống tự nhiên: 7. Các quá trình tự nhiên làm định hình các mẫu của bề mặt Trái Đất; 8. Đặc trưng và sự phân bố không gian của các hệ sinh thái trên bề mặt Trái Đất. 4. Các hệ thống nhân văn: 9. Đặc trưng sự phân bố, sự di cư của con người trên bề mặt Trái Đất; 10. Đặc trưng, sự phân bố và sự đa tạp của các thể khảm văn hoá trên Trái Đất. 11. Các hình mẫu và các mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế trên bề mặt Trái đất. 12. Các quá trình, các hình mẫu và các chức năng của quần cư; 13. Sức mạnh hợp tác và xung đột của con người có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân chia và kiểm soát bề mặt Trái Đất. 5. Môi trường và xã hội: 14. Các hành động của con người làm biến đổi hành động của môi trường tự nhiên như thế nào. 15. Các hệ thống tự nhiên tác động lên các hệ thống nhân văn như thế nào. 16. Những thay đổi xảy ra trong sử dụng, phân bố và tầm quan trọng của tài nguyên. 6. Sử dụng Địa lí trong cuộc sống: 17. Ứng dụng địa lí để giải thích quá khứ như thế nào. 18. Ứng dụng địa lí cắt nghĩa hiện tại và đặt kế hoạch cho tương lai. Sáu nhóm tri thức địa lí trong chuẩn kiến thức địa lí của Hoa kỳ bao gồm: (1) Sử dụng các phương tiện phân tích không gian; (2) Địa điểm (nơi chốn) và vùng; (3) Các hệ thống tự nhiên; (4) Các hệ thống nhân văn; (5) Môi trường và xã hội; và (6) Sử dụng Địa lí trong cuộc sống. Việc sắp xếp sáu nhóm tri thức địa lí này là phù hợp với quy luật nhận thức địa lí của HS trung học ở Hoa Kỳ. * Kĩ năng địa lí. Có 5 kỹ năng giúp HS thực hiện khảo cứu địa lí một cách có hệ thống. Khi thực hiện các kĩ năng này, HS từng bước học cách “làm địa lí”. Đó là: 1. Đặt câu hỏi địa lí; 2. Thu thập thông tin địa lí; 3. Tổ chức thông tin địa lí; 4. Phân tích thông tin địa lí và 5. Trả lời các câu hỏi địa lí. Các thành phần này không được xem xét trong sự cô lập. Nếu HS học chỉ có nội dung địa lí, họ có thể đạt điểm cao trong bài kiểm tra dựa trên thực tế, nhưng sẽ không thể để lí do địa lí trong các tình huống mới và khác biệt. Nếu HS tập trung vào các kĩ năng một mình mà không hiểu quan điểm địa lí, họ có thể không có khả năng xây dựng đúng một câu hỏi về địa lí để điều tra. Có thể thấy, chương trình Địa lí của Hoa Kỳ là chương trình có tính định hướng rõ ràng trong việc xây dựng chương trình và chuẩn đầu ra. 3 thành phần chính: quan điểm (góc nhìn) địa lí, tri thức địa lí và kĩ năng địa lí hợp lại với nhau thể hiện quan niệm mới nhất của các nhà xây dựng chương trình địa lí Hoa Kỳ, đó là học địa lí trước tiên là trở thành một con người có “văn hoá địa lí”. Do đó, trong 3 hợp phần của chuẩn Địa lí Quốc gia Hoa Kỳ, hợp phần về “Quan điểm (góc nhìn) địa lí” được đặt ở vị trí đầu tiên. Để làm rõ một con người “có văn hoá địa lí” có thể biết gì và có thể làm gì, hợp phần “Tri thức địa lí” và “Kĩ năng địa lí” đã đưa ra câu trả lời. Một người có “văn hoá địa lí” với tri thức địa lí của mình sẽ nhìn thấy ý nghĩa của sự sắp xếp các sự vật trong không gian và áp dụng được các quan điểm không gian, các kĩ năng địa lí vào trong các tình huống của cuộc sống, để “giải thích quá khứ”, “cắt nghĩa hiện tại” và “đặt kế hoạch cho tương lai” [1]. Điều đặc biệt trong chuẩn Địa lí quốc gia Hoa Kỳ, các kỹ năng địa lí này không giống như cách quan niệm về kĩ năng của nhiều nhà giáo dục nước ta. Theo chương trình Địa lí mới của Bộ Giáo dục đang xây dựng, năng lực chuyên biệt môn Địa lí của HS trung học cũng bao gồm: các kiến thức địa lí, kỹ năng địa lí và thái độ với môn học, được cụ thể hoá thành 5 năng lực chuyên biệt, với 5 mức độ khác nhau, đó là: (1) Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; (2) Học tập tại thực địa; (3) Sử dụng bản đồ; (4) Sử dụng số liệu thống kê; và (5) Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip. Trong khung năng lực chuyên biệt Địa lí này, dường như các nhà xây dựng chương trình của Việt Nam nhấn mạnh nhiều hơn vào kĩ năng địa lí với 4 năng lực chuyên biệt trong tổng số 5 năng lực được đưa ra. Năng lực “Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ” mặc dù đã thể hiện được phần nào về 262 Chương trình và sách giáo khoa Địa lí theo định hướng phát triển năng lực của Hoa Kỳ “góc nhìn địa lí” của HS về mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí nhưng còn mang tính hàn lâm, lí thuyết, do vậy việc vận dụng các kĩ năng địa lí của HS vào giải thích các vấn đề của cuộc sống còn hạn chế. 2.3. SGK theo định hướng phát triển năng lực của Hoa Kỳ 2.3.1. Một số đặc trưng của cuốn sách giáo khoa Địa lí thế giới của Hoa Kỳ Giới thiệu chung về cuốn sách: - Tên cuốn sách: World Geography. - Nhà xuất bản: Mc Dougal Littell. - Năm xuất bản: 2009. - Mã số: ISBN-13: 978-0-547-0374-4. Sách dày 734 trang phần chính, Phần phụ lục dày 66 trang (sổ tay hình thành kĩ năng, giải thích thuật ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha). Về mặt cấu trúc. Cấu trúc của cuốn sách gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần thân và phần cuối (phụ lục) của SGK. Ở mỗi phần lại bao gồm một số hợp phần. Dưới đây là đặc trưng nổi trội trong SGK của Hoa Kỳ [10]. Đặc trưng về kênh hình và kênh chữ cuốn sách: * Kênh hình SGK Địa lí của Hoa Kỳ đã sử dụng các loại kênh hình khác nhau để tạo ra động cơ và hứng thú học tập địa lí cho HS và làm cho các thông tin Địa lí dễ tiếp cận và hấp dẫn. Kênh hình với nhiều hình thức thể hiện khác nhau bao gồm các bản đồ tỉ lệ khác nhau, các loại sơ đồ, biểu đồ và những ảnh chụp sinh động và hấp dẫn, cụ thể là: - Atlat: Bằng các bản đồ hiện trạng, các biểu đồ và đồ thị được xây dựng với số liệu cập nhật mục Atlat giới thiệu một cách tổng quát bằng màu sắc các đơn vị học tập được thể hiện trong SGK (tương đương với mỗi phần trong SGK của Việt Nam). Mỗi Unit Atlas bao gồm một bản đồ tự nhiên, một bản đồ chính trị rộng cả trang sách và một số bản đồ chuyên đề. - Đồ họa thông tin: Rất nhiều đồ họa thông tin sẽ giúp HS hiểu được các khái niệm cơ bản của Địa lí. Các đồ họa thông tin giúp cho HS thấy rõ các quá trình và công nghệ quan trọng của địa lí. - Đồ họa minh họa: Các đồ họa này xuất hiện ở phần đầu giới thiệu các chương, cung cấp cho HS một sự trợ giúp dưới dạng hình ảnh để ghi chép và tổ chức thông tin quan trọng mà các em cần học trong các chương của SGK. - Chủ điểm về thiên tai: SGK thể hiện các thảm họa tự nhiên trong các phần khác nhau của cuốn sách với các tác động toàn cầu rất đáng sợ của các thảm họa lên đời sống con người. Chủ điểm này bao gồm động đất, lũ lụt cuồng phong và cả thảm họa hạt nhân ở Checnôbun. - Tóm tắt bằng hình ảnh: Tóm tắt ở cuối mỗi chương khái quát các ý chính của mỗi chương. Các ý tưởng được trình bày theo chủ đề giúp cho HS hiểu được ý nghĩa của những thông tin mà các em đã học được. - Các mô hình Địa lí: Theo suốt cuốn sách địa lí thế giới, HS được đòi hỏi để xây dựng các mối liên hệ giữa địa lí tư nhiên và địa lí nhân văn để so sánh và đối chiếu thông tin và để tạo nên các mối liên hệ giữa các vùng và các nền văn hóa khác nhau. Để giúp cho HS làm được điều này, trong SGK có các thành tố sau đây: 263 Nguyễn Thu Hà + Tập hợp các dữ liệu về các vùng: Mỗi phần của cuốn SGK Địa lí Thế giới đều có dữ liệu về vùng. Đây là một thành tố của Hợp phần Atlat. Các biểu đồ tổng hợp, dễ đọc chứa đựng các dữ liệu về nhân khẩu học giúp cho HS so sánh các nước với nhau. Dữ liệu được cập nhật thường xuyên trên Class zone, một website đồng hành với SGK địa lí Thế giới. + Biểu đồ và sơ đồ: Rất nhiều biểu đồ và sơ đồ màu giúp cho HS so sánh các dữ liệu và thấy rõ các mô hình địa lí. Ở tất cả các biểu đồ và sơ đồ, HS tạo nên những so sánh bằng cách trả lời các câu hỏi ở mục hình thành kĩ năng. Các so sánh với Hoa Kỳ được nhấn mạnh, cung cấp cho HS các điểm so sánh tương tự. + Lớn lên trong cuộc sống: Tính năng của hợp phần này là phát triển và nâng cao các dạng so sánh muôn mặt đời sống của giới trẻ trên thế giới. Trong hợp phần hấp dẫn này, HS có cơ hội được làm quen các hoạt động chung của giới trẻ ở các nước khác cũng như sự kiện quan trọng diễn ra trong cuộc sống. + So sánh về văn hóa: So sánh nền văn hóa khác nhau sẽ giúp HS khám phá ra những điểm tương đồng và khác biệt của các văn hóa khác nhau và tạo điều kiện để HS kết nối với kinh nghiệm của những con người và những nơi khác với cuộc sống riêng tư của họ. Thành tố chức năng này sẽ tạo ra một cái nhìn toàn diện về các hoạt động văn hóa trên toàn thế giới bao gồm cả nhảy múa, ẩm thực, âm nhạc và nghệ thuật. . . * Kênh chữ Kênh chữ của cuốn sách tập trung vào các vấn đề của địa lí hiện đại với 3 vấn đề trong mỗi phần (đơn vị) của cuốn sách. HS sẽ khám phá ra những vấn đề này thông qua nghiên cứu tình huống (Casestudy), nghiên cứu các nguồn tài liệu gốc, học tập dự án và nghiên cứu dựa vào công nghệ. - Bài học nghiên cứu tình huống: Bài học dự án; Kết nối với các vấn đề hiện đại; Kết nối với Internet. - Nghiên cứu tình huống: Các bài học về nghiên cứu điển hình trong SGK sử dụng các nguồn tài liệu gốc để phân tích sâu các vấn đề hiện đại mà SGK muốn nhấn mạnh. Trong các nghiên cứu tình huống có các nguồn tư liệu gốc - bài nói, lá thư, chứng cứ và tranh biếm họa về chính trị. . . - Dự án theo nhóm và các hoạt động: Mỗi nghiên cứu tình huống điển hình chứa đựng một dự án học tập. Dự án học tập tạo cho HS cơ hội để làm việc nhóm, sử dụng các nguồn tư liệu gốc, tiến hành nghiên cứu sâu và trình bày kết quả học tập. Mục “Liên kết với nghiên cứu” giúp HS tiến hành nghiên cứu với sự trợ giúp của các website. - Kết nối với các vấn đề hiện đại: Thông qua hợp phần “Kết nối với các vấn đề hiện đại”, HS được tiếp cận và học về 3 loại vấn đề địa lí. Các vấn đề này được trình bày kĩ và nhấn mạnh các bài học của SGK. Thành tố này giúp HS xây dựng nền tảng cho việc nghiên cứu tình huống được thể hiện ở cuối SGK. - Kết nối internet (classzone): Đây là một website đồng hành với cuốn SGK Địa lí thế giới. Nó cung cấp các kết nối phù hợp với nội dung của SGK. Thông qua kết nối với internet HS tiếp cận với với các dữ liệu được cập nhật và các đường link về nghiên cứu với các thông tin phong phú về cá
Tài liệu liên quan