Dân tộc Việt Nam sớm hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước. Với truyền thống
đoàn kết và bất khuất, dân tộc ta từng đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược lớn mạnh.
Từ đâu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây, trong đó có đế quốc Pháp, đã nhòm ngó, xâm
lược nước ta, mở đâu bằng việc khai thông buôn bán và truyền giáo.
Nǎm 1858, đế quốc Pháp vũ trang xâm lược nước ta. Vua quan triều đình nhà Nguyễn từng
bước đầu hàng chúng. Ngày 6 tháng 6 nǎm 1884, tr iều đình nhà Nguyên đã ký Hiệp ước
Patơnốt, hoàn toàn dâng nước ta cho đế quốc Pháp. Từ đó, Việt Nam trở thành thuộc địa của đế
quốc Pháp. Dưới chế độ thống trị của đế quốc Pháp và tay sai của chúng, xã hội Việt Nam có
nhiều thay đổi.
15 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lich su Dang Tran Ngoc Song
Trang 1
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng
I BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC TA TRƯỚC NGÀY ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
l Việt Nam từ nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa
Dân tộc Việt Nam sớm hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước. Với truyền thống
đoàn kết và bất khuất, dân tộc ta từng đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược lớn mạnh.
Từ đâu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây, trong đó có đế quốc Pháp, đã nhòm ngó, xâm
lược nước ta, mở đâu bằng việc khai thông buôn bán và truyền giáo.
Nǎm 1858, đế quốc Pháp vũ trang xâm lược nước ta. Vua quan triều đình nhà Nguyễn từng
bước đầu hàng chúng. Ngày 6 tháng 6 nǎm 1884, triều đình nhà Nguyên đã ký Hiệp ước
Patơnốt, hoàn toàn dâng nước ta cho đế quốc Pháp. Từ đó, Việt Nam trở thành thuộc địa của đế
quốc Pháp. Dưới chế độ thống trị của đế quốc Pháp và tay sai của chúng, xã hội Việt Nam có
nhiều thay đổi.
Về chính tri thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên. Mọi quyền hành đêu nằm trong tay
người Pháp, vua quan nhà Nguyễn chỉ đóng vai trò bù nhìn. Chúng thi hành chính sách chia để
trị. Chúng chia rẽ giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, rồi lập ra xứ Đông Dương thuộc
Pháp nhằm xoá tên các nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới. Đánh giá về chính
sách này, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã viết: "Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái
châm ngôn "chia để trị" của nó. Chính vì thế mà nước An Nam, một nước có chung một dân tộc,
chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung
một tiếng nói, đã bị chia nǎm sẻ bảy. Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy, người ta hy vọng
làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối
xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau. Sau khi đẩy họ chống lại nhau, người ta lại ghép một
cách giả tạo các thành phần ấy lại, lập nên một "Liên bang" gọi là Liên bang Đông Dương"...
Về kinh tế tư bản Pháp không phát triển công nghiệp ở nước ta, mà chỉ mở mang một số ngành
trực tiếp phục vụ cho bộ máy thống trị và khai thác tài nguyên để cung cấp nguyên liệu cho nền
công nghiệp của nước Pháp.
Chính sách độc quyền kinh tế Pháp đã biến Việt Nam thành thị trường của chính quốc, nơi vơ
vét tài nguyên và bóc lột nhân công rẻ mạt.
Bên cạnh sự bóc lột nhân công và cướp đoạt tài nguyên, đất đai, bọn thực dân Pháp còn duy trì
chế độ phong kiến để giúp chúng bóc lột địa tô, lợi tức và các hình thức thuế khoá rất nặng nề.
Các mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông
dân, với giai cấp phong kiến địa chủ chưa được giải quyết, thì mâu thuần giữa dân tộc ta với bọn
đế quốc Pháp thống trị và phong kiến tay sai của chúng lại phát sinh, càng đẩy nhanh quá trình
cách mạng của nhân dân ta.
Đánh giá về hiện tượng xã hội nói trên, đồng chí Nguyễn ái Quốc viết: "Sự tàn bạo của chủ nghĩa
tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công
cuộc giải phóng nữa thôi"
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa của tư bản Pháp trùm lên phương thức sản xuất phong
kiến lỗi thời đã làm phân hoá các giai cấp cũ, tạo ra kết cấu giai cấp mới.
2. Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hoá, giai cấp công nhân ra đời
Giai cấp địa chủ phong kiến trong những thế kỷ trước đã từng giữ vai trò tiến bộ nhất định trong
lịch sử. Từ khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng đế quốc Pháp thì bản thân giai cấp này cũng bị
Lich su Dang Tran Ngoc Song
Trang 2
phân hóa. Một bộ phận can tâm làm tay sai cho đế quốc Pháp để duy trì quyền lợi của bản thân,
một bộ phận không ít tiếp tục truyền thống dân tộc, đề xướng và lãnh đạo các phong trào Vǎn
thân, Cần vương chống đế quốc Pháp xâm lược, khôi phục triều đình phong kiến. Một số trở
thành những lãnh tụ của phong trào quần chúng nông dân, vừa đấu tranh chống đế quốc Pháp,
vừa chống lại triều đình bán nước.
Một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp tư sản Việt Nam xuất hiện từ trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914
1918), vừa ra đời đã bị sự chèn ép của tư bản Pháp và phân hoá thành hai bộ phận. Một số ít ôm
chân đế quốc, tham gia vào các cơ quan chính trị và kinh tế của đế quốc Pháp, trở thành lớp tư
sản mại bản. Một bộ phận khác tuy có mâu thuẫn nhất định với tư bản Pháp và triều đình phong
kiến, nhưng thế lực kinh tế yếu ớt, què quặt, phụ thuộc, khuynh hướng chính trị cải lương. Do
vậy, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam tuy có tinh thần yêu nước, chống phong kiến và đế quốc,
nhưng họ không có khả nǎng lãnh đạo cách mạng. Họ chỉ có thể tham gia cuộc đấu tranh ấy
trong điều kiện nhất định.
Tầng lớp trí thức và tiểu tư sản là những người vốn được chế độ phong kiến và thực dân đào tạo.
Nhưng do truyền thống yêu nước chi phối, họ khao khát độc lập, tự do, dân chủ, nên cũng bị
phân hoá. Một số ít cam tâm làm tay sai. Số đồng vẫn giữ được khí tiết dù ở hoàn cảnh nào cũng
không nguôi lòng cứu nước. Khi có điều kiện, những trí thức yêu nước thường đóng vai trò truyền
bá những tư tưởng mới và là ngòi pháo của các cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến.
Giai cấp nông dân khao khát độc lập và ruộng đất, hǎng hái chống đế quốc và phong kiến. Sau
phong trào Vǎn thân, Cần vương, nhất là sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên thế (1913), phong
trào nông dân bị phân tán. Nông dân là một lực lượng đông đảo, yêu nước, nhưng không thể tự
vạch ra đường lối đúng đắn để tự giải phóng và không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực
dân Pháp. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xây dựng
một số cơ sở công nghiệp, đôn trại và thành phố phục vụ cho cuộc xâm lược và binh định nước
ta. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (19141918), giai cấp công nhân còn ít, chỉ 10 vạn
người và trình độ còn thấp. Qua thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai (19241929), số lượng
công nhân chuyên nghiệp đã có 22 vạn người, chiếm 1,2% số dân. Nếu tính số người làm thuê
trong các hãng kinh doanh tư nhân vừa, nhỏ và số người vô sản, nửa vô sản sống ở thành thị và
nông thôn, thì đội quân vô sản ở Việt Nam trước nǎm 1930 có đến hàng triệu người.
Sinh trưởng trong một nước thuộc địa, nửa phong kiến, cũng như nông dân và các tầng lớp lao
động khác, giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến và
tư sản, phần lớn xuất thân từ nông dân. Đó là cơ sở khách quan thuận lợi cho hai giai cấp cơ
bản này có sự liên minh tự nhiên từ khi ra đời và phát triển trong quá trình đấu tranh cách mạng.
Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, không có cơ sở xã hội cho chủ nghĩa công đoàn và chủ
nghĩa cải lương thâm nhập, lũng đoạn từ bên trong, do vậy, giai cấp công nhân Việt Nam) tuy
còn trẻ, số lượng ít, trình độ vǎn hoá, kỹ thuật còn thấp, nhưng ở nước ta đó là giai cấp đại biểu
cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất, sống tập trung, có ý thức kỷ luật, có nǎng lực cách mạng
triệt để và có tinh thần quốc tế vô sản.
Là con đẻ của một dân tộc anh hùng, lớn lên trong thời đại mới, khi mà giai cấp công nhân Nga
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Bônsêvích đã giành được chính quyền, Quốc tế cộng sản
đã thành lập, lại được lãnh tụ Nguyễn ái Quốc giác ngộ, giai cấp công nhân Việt Nam đã từ giác
ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, nhanh chóng phát triển từ tự phát đến tự giác. Tháng 11 nǎm
1922, 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn (Nam Bộ) đã bãi công. Từ nǎm 1920 đến nǎm 1925, có đến 25
cuộc bãi công trong cả nước. Nổi bật nhất là cuộc bãi công của công nhân Ba Son nổ ra từ ngày
4 tháng 8 đến ngày 28 tháng 11 nǎm 1925 để "kìm chân" chiếc tàu J.Misơlê của đế quốc Pháp
chuẩn bị đưa quân sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. Cuộc đấu tranh này có tổ chức, chỉ đạo
Lich su Dang Tran Ngoc Song
Trang 3
và biểu hiện tinh thần quốc tế cao cả. Tuy vậy, chỉ đến những nǎm 19281929, khi Việt Nam
thanh niên cách mạng đồng chí Hội chủ trương "vô sản hoá" mới tạo điều kiện cho phong trào
công nhân chóng trưởng thành, phát triển lên trình độ tự giác.
3 Cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dàn tộc, nhiều đảng phái xuất hiện
Lịch sử nước ta từ khi đế quốc Pháp xâm lược đến những nǎm hai mươi của thế kỷ này đã
chứng kiến hơn 300 cuộc đấu tranh hết sức anh dũng của dân tộc ta chống đế quốc Pháp xâm
lược. Nhưng cuối cùng đều không giành được thắng lợi vì không có một đường lối cứu nước
đúng đắn.
Trước kia, chế độ phong kiến khi đang ở giai đoạn hưng thịnh, giai cấp phong kiến đã từng lãnh
đạo dân tộc đánh thắng bọn phong kiến phương bắc lớn mạnh xâm lược. Nhưng khi chế độ
phong kiến đã suy tàn và phải đối phó với một kẻ thù mới, một đế quốc thuộc loại cường quốc
thế giới, thì giai cấp phong kiến bất lực và trở thành phản động.
Thất bại của phong trào Cần vương là do thiếu đường lối đúng, thiếu một tổ chức cách mạng có
khả nǎng dắt dẫn dân tộc đến thắng lợi. Thất bại của phong trào này đánh dấu sự chấm dứt thời
kỳ dấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ hệ tư tưởng phong kiến. Thất bại của cuộc khởi
nghĩa Yên Thế dưới sự lãnh đạo của cụ Hoàng Hoa Thám cũng chứng tỏ đó không phải là con
đường giành thắng lợi.
Khi các phong trào trên chấm dứt thì cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở nước ta bộc lộ
sâu sắc.
Sau khi từng bước ly khai con đường giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến, nhiều
người yêu nước Việt Nam hướng ra nước ngoài, tìm đến nhưng con đường mới để mưu sự
nghiệp giải phóng dân tộc như: con đường Duy Tân của Nhật Bản (1860), con đường Cách
mạng tư sản Pháp (1789), con đường Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc (1911)...
Vào đâu thế kỷ này, nước Nhật từ sau cuộc vãn động Duy Tân đã trở thành nước đế quốc chủ
nghĩa, đã đánh bại Nga Hoàng trong cuôc chiến tranh Nga Nhật (1905). Cách mạng 1905 ở
Nga nổ ra nhưng không thắng lợi. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (nǎm 1911) đã đánh đổ
triều đình Mãn Thanh, lập ra nước Trung Hoa dân quốc. Những sự kiện trên đây đã ảnh hưởng
đến phong trào yêu nước Việt Nam.
ý thức hệ tư sản phương Tây đã thâm nhập vào Việt Nam. Một số sĩ phu tiến bộ tiếp thu tràn lưu
tư tưởng này, mong muốn nước mạnh, dân giàu theo con đường tư bản chủ nghĩa. Họ muốn noi
theo con đường phát triển của Nhật Bản, dựa vào Nhật để đánh Pháp. Tiêu biểu cho khuynh
hướng này là hội Duy Tân do cụ Phan Bội Châu sáng lập, với mục đích cổ động phong trào, tổ
chức lực lượng chống Pháp theo tôn chỉ "mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, vun trồng nhân
tài". Số khác như các cụ: Lương Vǎn Can, Nguyễn Quyền... mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở
Hà Nội nhằm cổ động tinh thần yêu nước, bài xích chính sách cai trị của thực dân Pháp, khuyến
khích cải cách, chế diễu lũ phong kiến, cường hào v.v.. Là một nhà yêu nước nhiệt thành, nhưng
chủ trương của cụ Phan Chu Trinh khác hẳn với cụ Phan Bội Châu. Cụ Phan Chu Trinh tiêu biểu
cho xu hướng cải cách dân chủ tư sản (1789), phản đối việc vũ trang bạo động chống Pháp. Cụ
nói: "Bất bạo động, bạo động tắc tử, bất vọng ngoại, ngoại vọng tất vong". Đó là lời tuyên bố của
cụ Phan Chu Trinh sau khi đi Nhật về (1581906). Sau này trong thư "thất trảm" gửi vua Khải
Định khi y sang Pháp (1922), cụ Phan Chu Trinh viết: "Mau mau quay đâu lại mà thoái vị đi, đem
chính quyền trả lại cho quốc dân để quốc dân được trực tiếp với chính phủ Pháp mà làm việc
đặng mưu lợi ích sau này". Phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, chống đi phu, nộp thuế
ở Trung Kỳ là kết quả của khuynh hướng tư tưởng tư sản.
Tính chất phong trào dân tộc ở thời kỳ này có chuyển biến khác trước Một số tổ chức yêu nước
ra đời như hội Duy Tân (1904), trường Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), hội Đông á đồng minh
(1908), Việt Nam quang phục Hội (19121924) v.v.. Song, vì đường lối chính trị của các tổ chức
Lich su Dang Tran Ngoc Song
Trang 4
này không rõ ràng, nhất là không dựa vào quần chúng lao động, mà dựa vào uy tín cá nhân, nên
không tạo ra được sự thống nhất trong những người đề xướng phong trào. Vì vậy, khi những
người thủ lĩnh bị đế quốc Pháp bắt thì phong trào cũng tan rã theo. Cách mạng tháng Mười Nga
thành công (1917) đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử nhân loại. Quốc tế cộng sản, bộ
tham mưu của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới được thành lập. ở Trung
Quốc, sau phong trào Ngũ Tứ, Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời (1921). ở Pháp, Đảng cộng
sản Pháp được thành lập (1920), sự kiện lịch sử này không chỉ là thắng lợi của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động Pháp, mà còn là thắng lợi của các dân tộc thuộc địa Pháp.
Đồng thời, với những chuyển biến trên thế giới, cách mạng Việt Nam lúc này cũng bắt đâu có
những chuyển biến mới.
Đồng chí Nguyễn ái Quốc thay mặt tổ chức những người Việt Nam yêu nước ở Pháp đưa bản
"yêu sách 8 điểm" đến Hội nghị các nước đế quốc thắng trận ở thành phố Vécxây (61919); đồng
chí Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản tại Đại hội lần thứ 18 của
Đảng xã hội Pháp ở thành Tua và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp (1920).
Đồng chí Nguyễn ái Quốc được bầu vào đoàn chủ tịch Hội nông dân Quốc tế (l01923), và dự
Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924). Tiếng bom Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền
Méclanh (61924) ở Quảng Châu (Trung Quốc) v.v.. Tất cả như sự báo hiệu bước chuyển biến
mới về chất của phong trào cách mạng Việt Nam.
Tháng 4 nǎm 1921, trên Tạp chí Cộng sản của Đảng cộng sản Pháp, đồng chí Nguyễn ái Quốc
viết: "Người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách
ghê gớm, khi thời cơ đến".
Đúng như nhận xét của đồng chí Nguyễn ái Quốc, từ những nǎm 1920 trở đi, phong trào cách
mạng Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh những đảng cách mạng theo xu
hướng tư tưởng tư sản, đã xuất hiện những tổ chức yêu nước tiếp thu tư tưởng tiến bộ mới. Đặc
biệt là chủ nghĩa MácLênin hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ngày càng có tác động mạnh
mẽ vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân.
ở Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc chưa bao giờ giương được ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Đảng lập hiến của Bùi Quang Chiêu (1919) về cǎn bản là một tập đoàn địa chủ "tư sản hoá".
Nǎm 1926, họ đưa ra thuyết "Pháp Việt đề huề" thì mặt nạ làm tay sai cho đế quốc Pháp lộ rõ.
"Thuyết trực trị" của Nguyễn Vǎn Vĩnh, "Thuyết bảo hoàng lập hiến" của Phạm Quỳnh đã bộc lộ
chân tướng ôm chân đế quốc Pháp. Xu hướng quốc gia cải lương của nhóm Huỳnh Thúc Kháng
cũng ít tiếng vang.
Phong trào đấu tranh trong những nǎm 19231927, đòi tự do, dân chủ theo kiểu cách mạng tư
sản, nhưng động lực của nó là những người tiểu tư sản chứ không phải do đảng của giai cấp tư
sản lãnh đạo. Biểu hiện của phong trào này là nhiều hội, đảng yêu nước của thanh niên trí thức
kế tiếp nhau ra đời: Tân Việt thanh niên đoàn tức Tâm tâm xã (19231925), hội Phục Việt
(1925), Đảng thanh niên của Trần Huy Liệu (1926), Thanh niên cao vọng đảng của Nguyễn An
Ninh (19261929), Tân Việt cách mạng đảng (19261930), Việt Nam thanh niên cách mạng đồng
chí Hội (19251929), Việt Nam quốc dân đảng (19251930) v.v... Những tổ chức yêu nước cách
mạng nói trên đã có tác dụng nhất định trong việc truyền bá tư tưởng mới, giáo dục lòng yêu
nước và tập hợp số quần chúng thanh niên trí thức, tiểu tư sản. Nhưng, họ chưa vạch ra được
một đường lối cách mạng phù hợp với yêu cầu của dân tộc. Tâm tâm xã nêu cao quyết tâm "khôi
phục quyền làm người của người Việt Nam", nhưng "chưa bàn đến chính thể". Tân Việt cách
mạng đang nhận rõ mục đích giải phóng dân tộc, nhưng chưa thấy vị trí lịch sử của giai cấp công
nhân, Việt Nam quốc dân đảng chủ trương chống đế quốc, chống phong kiến, nhưng lại sao
chép rập khuôn chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên (Trung Quốc).
Nhìn chung, các hội và đảng yêu nước nói trên có tinh thần chống đế quốc, nhưng chưa nhận
Lich su Dang Tran Ngoc Song
Trang 5
thức được xu thế phát triển khách quan của thời đại sau Cách mạng tháng Mười Nga, nên không
thấy được giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng xã hội,
chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, chưa thấy độc lập
dân tộc phải gắn liền với chế độ mới để đi đến xoá bỏ mọi sự bất công và áp bức bóc lột. Những
người trong các tổ chức này cũng không thấy hết bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế
quốc, không nhận thức được vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vai trò của quần chúng
nhân dân, trước hết là nông dân trong cách mạng. Bởi những hạn chế đó, những người yêu
nước trong các tổ chức này chưa thể xác định được một đường lối cách mạng đúng đắn.
Riêng Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội do đồng chí Nguyễn ái Quốc sáng lập, là
một tổ chức cách mạng, phần lớn gồm những người trí thức, tiểu tư sản, sớm tiếp thu chủ nghĩa
Mác Lênin, sớm có khuynh hướng cộng sản chủ nghĩa. Đảng Tân Việt, sau những nǎm 1926
1927 đã chịu ảnh hưởng về đường lối của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội.
Cuộc đấu tranh về ý thức hệ và về đường lối cứu nước giữa Việt Nam thanh niên cách mạng
đồng chí Hội và các tổ chức yêu nước nói trên đã diễn ra từ những ngày đầu đồng chí Nguyễn ái
Quốc trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập đảng vô sản kiểu mới
ở Việt Nam, từng bước khắc phục sự khủng hoảng về đường lối cứu nước.
II ĐỒNG CHÍ NGUYỄN ÁI QUỐC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN CHUẨN BỊ THÀNH
LẬP ĐẢNG
l Đồng chí Nguyễn ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước
đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ, thì đồng chí Nguyễn ái Quốc đã ra đi tìm
đường cứu nước theo phương hướng mới.
Gần mười nǎm bôn ba khắp các châu lục (19111920), Người đến những nước thuộc địa và
những nước đế quốc như Anh, Mỹ, Pháp... quan sát, nghiên cứu, suy nghĩ, đã phát hiện một
chân lý: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ của giai
cấp công nhân với nhân dân lao đồng ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa...
Dưới ánh sáng Cách mạng tháng Mười, Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin và
ảnh hưởng của cuộc đấu tranh thành lập Đảng công sản Pháp..., chủ nghĩa Mác Lênin, chân lý
cách mạng của thời đại đã sớm được khẳng định trong nhận thức tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 12 nǎm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, đồng chí Nguyễn ái
Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và chủ trương thành lập Đảng cộng sản
Pháp. Giải thích việc làm đầy ý nghĩa đó, đồng chí Nguyễn ái Quốc viết: "Đệ tam Quốc tế nói sẽ
giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn Đệ nhị Quốc tế không hề
nhắc đến vận mạng các thuộc địa. Vì vậy, tôi đã bỏ phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế. Tự do cho
đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đây là tất cả những điều tôi muốn."
Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị của
đồng chí Nguyễn ái Quốc.
Từ đó Người xác định con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là: giải phóng giai
cấp vô sản mới thực sự giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự
nghiệp cua chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới .
Từ khi trở thành người cộng sản, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã xúc tiến mạnh mẽ việc truyền bá
chủ nghĩa Mác Lênin vào phong trào giải phóng dân tộc và phong trào vô sản ở các nước thuộc
địa, trong đó có Việt Nam.
Cuối nǎm 1921, tại Đại hội lân thứ nhất của Đảng cộng sản Pháp, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã
Lich su Dang Tran Ngoc Song
Trang 6
trình bày dự thảo nghị quyết về vấn đề "chủ nghĩa cộng sản và thuộc địa", và kiến nghị thành lập
Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng. Nǎm 1922, Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản
Pháp được thành lập Đồng chí Nguyễn ái Quốc được cử làm trưởng tiểu ban ng