Đào tạo trực tuyến trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và sự đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng mô hình hóa

Tóm tắt Bằng việc tìm hiểu tài liệu, và tư duy lịch sử - lôgic và trừu tượng – cụ thể, bài viết giới thiệu về tính tất yếu và yêu cầu đổi mới phương pháp đào tạo trực tuyến trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết cũng khẳng định, dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin - với chức năng thế giới quan và phương pháp luận - cũng cần được đổi mới, trong đó đề cao phương pháp mô hình hóa. Sau đó, bài viết chỉ ra hướng mở rộng ứng dụng và các kết luận tương ứng cần thiết.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo trực tuyến trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và sự đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng mô hình hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
209 ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ SỰ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG MÔ HÌNH HÓA TS. Lê Ngọc Thông Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bằng việc tìm hiểu tài liệu, và tư duy lịch sử - lôgic và trừu tượng – cụ thể, bài viết giới thiệu về tính tất yếu và yêu cầu đổi mới phương pháp đào tạo trực tuyến trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết cũng khẳng định, dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin - với chức năng thế giới quan và phương pháp luận - cũng cần được đổi mới, trong đó đề cao phương pháp mô hình hóa. Sau đó, bài viết chỉ ra hướng mở rộng ứng dụng và các kết luận tương ứng cần thiết. Từ khóa: Cách mạng công nghệ, Chủ nghĩa Mác - Lênin, mô hình, phương pháp, quá trình. 1. Mở đầu Đào tạo trực truyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang trở thành một xu thế đào tạo mới ở Việt Nam và nhiều nước. Quá trình ấy là sự nghiệp cách mạng của cả xã hội, đòi hỏi thường xuyên đổi mới cả về nội dung, quy trình, phương pháp ở tất cả quy trình, ở tất cả các môn học. Trong đó, phương pháp Mô hình hóa nên được ưu tiên trong lựa chọn và ứng dụng với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. 2. Nội dung bài viết 2.1. Đào tạo trực truyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư 2.1.1. Giới thiệu về đào tạo trực truyến Hình thức đào tạo E-Learning đã xuất hiện và phát triển qua nhiều giai đoạn, được nhiều nước sử dụng với hiệu quả kinh tế xã hội cao. “E” trong thuật ngữ E-Learning được hiểu là “exciting, energetic, enthusiastic, emotional, extended, excellent, và educational”– nghĩa là “học tập thú vị, năng động, nhiệt tình, cảm xúc, mở rộng, tuyệt vời, và có giáo dục” (Luskin, 2010) E-Learning là tất cả những hoạt động dưạ vào máy tính và Internet để hỗ trợ dạy và học – cả ở trên lớp và ở từ xa. (Bates, 2009); là việc sử dụng công nghệ thông tin và máy tính trong học tập. (Horton, 2006) 210 Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sư ̣phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng Internet, mạng vệ tinh, đĩa CD học liệu...; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: người học theo dõi bài giảng qua mạng (trực tiếp hoăc̣ gián tiếp), e-mail, thảo luận trưc̣ tuyến (chat), diễn đàn (forum)... Vậy, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dưạ trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin. Lịch sử hình thành của E-Learning Lịch sử hình thành của E-Learning gắn với sự phát triển của CNTT và phương pháp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển của E-Learning có thể chia ra làm bốn thời kì như sau: (i) Trước năm 1983: máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương châm giáo dục “lấy giảng viên làm trung tâm”. (ii) Giai đoạn 1984 - 1993: Sự ra đời của các hệ điều hành và phần mềm trình chiếu cho phép tạo ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình ảnh. (iii) Giai đoạn 1993 - 1999: Công nghệ Web được phát minh. (iv) Giai đoạn 2000 - đến nay: Các công nghệ tiên tiến, công nghệ truy cập mạng và băng thông Internet rộng, các công nghệ thiết kế Web đã trở thành cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo. Điều đó được phản ánh qua hình sau: Hình 1. Lịch sử phát triển của E-Learning Nguồn: Tác giả tự xây dựng 211 Đào tạo trực truyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang trở thành một xu thế đào tạo mới ở Việt Nam và nhiều nước. Ở đó có nhiều ưu điểm vượt trội, góp phần làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học của người học theo xu hướng cá nhân hóa hoạt động học tập trong môi trường hiện đại. Người học có thể học tập trực tuyến từ thiết bị di động, từ mô hình trường, lớp ảo Qua đó khắc phục được nhiều hạn định của đào tạo từ xa. Đào tạo theo truyền thống, học viên ít có điều kiện tiếp xúc với giảng viên. Với E-Learning, giáo viên xuất hiện, làm việc nhiều hơn so với mô hình truyền thống. E-Learning có nguồn học liệu tốt: học liệu điện tử (EBook; ELectures; EReview; EExamination...), được tích hợp trên môi trường công nghệ Internet đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Chủ động về thời gian, trước đây khi học không chính quy truyền thống thì người dạy buộc lòng phải co gọn lại vì thời lượng ít, bây giờ người thầy vô tư thực hiện bằng thời gian thực qua chuẩn SCOM tới người học. Hình 2. Các lợi ích từ E-Learning Nguồn: Tác giả tự xây dựng Trong đào tạo với hình thức E-Learning, sự tương tác giữa GV và HV có điều kiện thuận lợi phát huy được hiêu quả. Sự tương tác trong và ngoài thời gian nghe giảng, thực hiện bài tập, giải quyết các tình huống. Dù giáo viên không có mặt, hệ thống ghi nhận mọi hoạt động của học viên. Qua đó, đẩy mạnh và thực hiện cách mạng tiến trình cá nhân hóa học tập trong môi trường mới; người dân có cơ hội tiếp cận, học tập, đồng thời huy động, xã hội hóa nguồn lực trí tuệ của xã hội vào đào tạo nguồn lao động cho xã hội. 212 Hình 3 . Mô hình tương tác giữa GV và HV trong E-Learning Nguồn: Tác giả tự xây dựng 2.1.2. Thực tế đào tạo E-Learning trên thế giới Nhiều nước phát triển trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ E-Learning trong giáo dục. Những năm gần đây, E-Learning đã và đang triển khai cho học sinh phổ thông, điển hình là các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản E-Learning phát triển mạnh tại Bắc Mỹ và châu Âu. Hình 4. Ứng dụng E-Learning tại Bắc Mỹ và châu Âu Nguồn: Lê Xuân Phong (2014) [1], Tổng quan về E-Learning, đăng tải trên https://www.slideshare.net ngày 1 Oct, 2014 Tại Hàn Quốc, Chính phủ coi E-Learning là một công cụ để giảm tải chi phí học tập; góp phần bình đẳng trong giáo dục; sử dụng kênh truyền hình học đường với website cung cấp các bài giảng miễn phí, thu hút được số lượng rất lớn học sinh tham gia. Các đơn vị triển khai E-Learning được kết nối với nhau, thành lập kho cơ sở dữ liệu bài giảng chung. Sau mỗi bài học, học sinh được cung cấp bài tập, tài liệu học tập và hướng dẫn giải giúp cho những học sinh tiếp thu chậm có thể ôn tập dễ dàng hơn. 213 Ở Hoa Kỳ, đã có hàng triệu học sinh phổ thông đăng ký học Online. Tại nhiều bang ở Hoa Kỳ các nhà quản lý giáo dục đã ban hành quy định trước khi được công nhận tốt nghiệp, mỗi học sinh phải đăng ký học một số môn nhất định tại các lớp học trực tuyến. Malaysia, đào tạo đại học mở đang đào tạo hàng triệu học viên. Chính phủ Malaysia mạnh dạn tuyên bố rằng họ có tiềm năng để tạo nên nền kinh tế số và là một trong những nước đứng đầu khu vực trong lĩnh vực số hóa nền kinh tế. Điều này đỏi hỏi phải có nguồn nhân lực. Đặc biệt trong kinh tế số hoá hiện thực thì lợi ích vô cùng lớn vì người dân có thể thực hiện mua sắm, học tập, hành chính công 2.1.3. E-Learning trong giáo dục Việt Nam E-Learning ở Việt Nam cũng đa ̃đươc̣ Đảng và Nhà nước quan tâm từ những năm đầu của TK XXI. Trong Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/02/2000, Bộ Chính trị khẳng định: “Đẩy maṇh công nghệ thông tin trong công tác giáo duc̣ và đào taọ ở các cấp hoc̣, bậc hoc̣, các ngành hoc̣. Phát triển các hình thức đào taọ từ xa phuc̣ vu ̣cho nhu cầu hoc̣ tập của toàn xã hội. Đặc biệt, tập trung phát triển maṇg máy tính phuc̣ vu ̣cho giáo duc̣ và đào taọ, kết nối maṇg Internet tất cả các cơ sở giáo duc̣ và đào taọ”. Trước 2002, tài liệu nghiên cứu E-Learning ở Việt Nam rất ít. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-Learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Một số trường đại học lớn bắt đầu nghiên cứu và triển khai. Việt Nam ngày càng quan tâm thỏa đáng hơn và tiến hành đào tạo E-Learning ở một số năm gần đây, kết nối Internet băng thông rộng tới tất cả các trường học. Việt Nam đã gia nhập Mạng E-Learning châu Á (Asia E-Learning Network - AEN, www.asia-E-Learning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính - Viễn Thông... E-Learning nước ngoài tại Việt Nam Nhiều cơ sở E-Learning đã tiếp cận Việt Nam. Đáng chú ý là các trung tâm CITC, CSU,... E-Learning có nhiều tác dụng (như đã nêu trên), cần nhấn mạnh ở 2 tác dụng sau: giúp học viên tích lũy kiến thức, hình thành và củng cố nhiều kỹ năng cần thiết (kỹ năng cá nhân hóa kế hoạch và kỹ năng sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông minh). Những khó khăn khi thực hiện E-Learning tại Việt Nam: Xã hội hiểu chưa đầy đủ về học tập suốt đời; đòi hỏi không chỉ sự ủng hộ của người dân, mà cả sự ủng hộ của chính quyền các cấp; tính hai mặt của Internet, của công nghệ mạng; sự chênh lệch về độ tuổi của học viên. 214 2.1.4. Xu hướng đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 với công nghệ, môi trường học tập trực tuyến, quan điểm về học tập suốt đời cũng thay đổi; thành phần học viên đa dạng hơn. Với cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Cách mạng trí tuệ; Nền kinh tế tri thức đòi hỏi sự gợi mở, gắn kết để tạo nên xã hội học tập - gắn liền với đào tạo và học tập suốt đời. Trong E-Learning không chỉ sử dụng máy tính, mà tiến đến sử dụng MobilE- Learning, với môi trường phủ sóng 3G, 4G, mạng lưới liên kết rộng khắp trong cả nước. Trên cơ sở đó, trong đào tạo E-Learning cần đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn. Qua thực tiễn tham gia E-Learning gần 20 năm, chúng tôi chú trọng tới mô hình hóa, được thể hiện khi giảng dậy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (như một minh họa). Cách dạy giáo viên (GV) giảng, học viên (HV) ghi được sử dụng nhiều, khi công nghệ thông tin chưa phổ biến, với các môn học có tính chất thuần lý luận. Bài giảng và giáo trình cung cấp cho người học rất khó truyền đầy đủ nội dung học tập tới sinh viên. Hơn thế, việc sinh viên làm bài tập và các hình thức kiểm tra cũng chỉ có tính chất củng cố kiến thức tiếp nhận được một cách thụ động. Với phương thức đào tạo trực tuyến, trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yêu cầu rất cao về tính tự giác, tự học của học viên, phương pháp giảng dạy cũ truyền thống rất khó được thực hiên có hiệu quả, bởi các lý do sau: - Quá trình diễn giải chỉ bằng logic tư duy, người học khó tiếp nhận được các lý thuyết trừu tượng, khi ứng dụng càng gặp nhiều khó khăn hơn. - Tiến trình tiếp thu thụ động, người học bị hạn chế sự sáng tạo, thiếu khả năng tự nghiên cứu trong quá trình tiếp cận các lĩnh vực liên quan tới công nghệ mới, sẽ trở nên bị động, thiếu khả năng tự đào tạo, cập nhật và tự nâng cao trình độ. - Với cách dạy và học truyền thống, sinh viên thiếu khả năng làm việc nhóm, thiếu khả năng hợp tác trong công việc mà đó lại là các đòi hỏi ngày càng cần thiết đối với lao động mang tính quốc tế hóa, hiệp tác hóa ngày càng cao. - Trong thời đại ngày nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục là lẽ đương nhiên, phương pháp mô hình với các môn khoa học xã hội – nhân văn, (đồng thời là phương pháp mô phỏng trên máy tính với các môn khoa học kỹ thuật) đã khắc phục dần các hạn chế của cách dạy học truyền thống, nâng cao hiệu quả giáo dục. 215 2.2. Phương pháp Mô hình hóa trong dạy học dưới tác động từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư 2.2.1. Giới thiệu về phương pháp mô hình hóa “Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối tượng, các quá trình bằng cách xây dựng các mô hình của chúng (các mô hình này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra của đối tượng đang nghiên cứu) và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng thực” [2]. Nhiệm vụ của phương pháp mô hình là xây dựng các mô hình phản ánh đối tượng. Trong đó, “mô hình là một hệ thống các yếu tố vật chất hoặc ý niệm (tư duy) để biểu diễn, phản ánh hoặc tái tạo đối tượng cần nghiên cứu, nó đóng vai trò đại diện, thay thế đối tượng” [2]. Qua nghiên cứu mô hình tương tự thu được các thông tin mới về đối tượng thực. Do vậy, mô hình được xây dựng cần đáp ứng các yêu cầu sau: tương tự với đối tượng thực; đơn giản - phán ánh một đặc điểm đối tượng; tính trực quan; tính lý tưởng; tính quy luật riêng. Điều đó yêu cầu thực hiện chuỗi hoạt động như trong hình sau: Hình 5. Nhiệm vụ của phương pháp mô hình hóa trong dạy học Nguồn: Tác giả tự xây dựng Như vậy, chuỗi hoạt động có sự tham gia của 3 thành tố: (i) đối tượng nghiên cứu, (ii) mô hình nghiên cứu, (iii) kết quả nghiên cứu mô hình; với 2 tiến trình: (i) xử lý sư phạm; (ii) tổ chức hoạt động dạy học. Hình 6. Phương pháp mô hình trong dạy học [3] Nguồn: Tác giả tự xây dựng 216 Điều đó, khẳng định: quá trình nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học được cụ thể hóa bằng quá trình tổ chức dạy học trong dạy học. Dạy học không chỉ giáo dục mà còn hướng dẫn sinh viên cách tư duy khoa học. Phương pháp dạy học là sự tổng hợp từ phương pháp khoa học và phương pháp sư phạm. Phương pháp mô hình hóa, có tác dụng định hướng tư duy, trước hết là tư duy hình tượng. Từ đó có tác động tới công nghệ dạy học [4]. Liên quan trực tiếp và chi phối tới phương pháp Mô hình hóa trong dạy học là công nghệ dạy học. Đó là sự áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào quá trình dạy học nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Điều đó diễn đạt qua hình sau: Hình 7. Công nghệ dạy học trong đào tạo E-Learning Nguồn: Tác giả tự xây dựng 2.2.2. Minh họa sự vận dụng phương pháp mô hình trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Với đặc điểm của các môn khoa học Lý luận chính trị, sử dụng phương pháp mô hình có nhiều ưu điểm: phát huy ưu điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống (phát huy vai trò chủ đạo của Giáo viên), sử dụng hình ảnh động, mô phỏng hiện thực, các hoạt động của thiết bị, sinh viên có thể tác động vào tiến trình bài giảng nên nắm vững kiến thức một cách nhanh chóng, và tiết kiệm được thời gian trình bày, tăng thời gian để giáo viên làm việc trực tiếp với sinh viên, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Phương pháp mô hình đã đổi mới phương thức giảng dạy, chuyển việc giảng viên truyền thụ kiến thức cho học sinh sang giảng viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm tri thức, tìm cách khám phá khoa học. Người học tự tìm kiến thức bằng hành động thao tác trực tiếp vào các thiết bị, các mô hình. Qua đó, quá trình giảng dạy và học tập sẽ gần lại hơn phương pháp nghiên cứu khoa học, sinh viên dần làm quen với phong thái tư duy khoa học một cách có hiệu quả. 217 Từ cấu trúc tổng quát của phương pháp mô hình, giáo viên mô hình hóa nội dung truyền đạt, sử dụng mô hình giúp sinh viên hiểu rõ kiến thức. Đồng thời, giáo viên biến đổi những mô hình trong sách cho phù hợp hơn, tìm ra mối liên hệ trong các hình vẽ, sơ đồ. Sử dụng mô hình đem lại nhiều lợi ích thiết thực: - Trí tưởng tượng của người học hoạt động liên tục, phát triển tư duy. - Bài học tự nhiên, liên tục, sống động, hấp dẫn, tăng hứng thú của người học. Các bước chuẩn bị cho soạn giáo án: chọn nội dung cần mô phỏng; chọn phương pháp mô phỏng (mô hình tĩnh hay mô hình động); chọn thiết bị mô phỏng; chọn ngôn ngữ mô phỏng; xây dựng mô hình; soạn giáo án. 2.2.3. Một số minh họa sử dụng phương pháp mô hình hóa trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Cách hiểu trên, sẽ đầy đủ hơn, qua một số ví dụ minh họa. Khi trình bày nội dung: điều kiện tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin, yêu cầu môn học ở đây, giáo viên làm rõ điều kiện kinh tế xã hội, tiền đề khoa học tự nhiên, tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin; không chỉ giới thiệu các điều kiện, tiền đề đó, cần chỉ ra được nội dung của điều kiện, tiền đề, ảnh hưởng từ các điều kiện, tiền đề đó tới sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin. Giáo viên nên xây dựng và sử dụng mô hình tham khảo sau: Hình 8. Điều kiện tiền đề cho sự ra đời của CN Mác - Lênin [5] Nguồn: Tác giả tự xây dựng Về nội dung môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, có thể phản ánh qua mô hình sau: 218 Hình 9. Nội dung môn học Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin Nguồn: Tác giả tự xây dựng 2.2.4. Hướng mở rộng phương pháp Mô hình trong đào tạo E-Learning Bước tiếp, có thể sử dụng một phần mềm của phương pháp mô phỏng (Phần mềm mô phỏng Protues 7.10) để sinh viên có thể tương tác bài học bằng cách nhập liệu với dữ liệu thực hay giả định vào các ô điều kiện tiền đề khách quan và chủ quan. Sinh viên có thế nhận được kết quả là những quan điểm, học thuyết tương ứng với dữ liệu đã nhập. Điều đó, cho phép người học phân tích các quan điểm, học thuyết có thể, đánh giá tính ưu điểm của chúng. Ý nghĩa lớn hơn, sinh viên có thể hình dung tính quy luật trong sự hình thành một tư tưởng, một học thuyết, khơi dậy ý chí vươn lên, có những tư tưởng mới, thậm chí là những tư tưởng kiệt xuất, mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại. Cũng từ đó, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa khoa học xã hội nhân văn và khoa học kỹ thuật. Hướng sinh viên ra trường có kiến thức uyên thâm, toàn diện, tự tin trong cuộc sống làm chủ. 3. Kết luận Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phương thức đào tạo trực tuyến E-Learning rất cần tăng tính chủ động sáng tạo của sinh viên, rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác trong các hoạt động học tập và nghiên cứu. Hoạt động GV cần được bổ sung thêm bằng các phương pháp mới, cần tăng cường sử dụng đa phương tiện, chuẩn bị các bài giảng điện tử và trình chiếu để diễn đạt nội dung mới sinh động hơn. Phương pháp mô hình sẽ là bước khởi đầu cho phương pháp mô phỏng trong đào tạo trực tuyến. Mô phỏng, kết nối máy tính và mô phỏng các quá trình, các nội dung học tập ngay trên máy tính là một phương pháp tiếp cận thực tiễn một cách hiệu quả - như một tất yếu. 219 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Xuân Phong (2014), Tổng quan về E-Learning, đăng tải trên https://www.slideshare.net ngày 01.10.2014. 2. Lê Ngọc Thông (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010. 3. Dựa theo Ngô Tứ Thành (2003), Tìm hiểu phương pháp mô phỏng thiết kế bài giảng điện tử, Tạp chí Bưu chính Viễn thông tháng 8/2003. 4. Cuban, L (1986), Teacher and machines: The Classroom use of technology since the 1920s, New York: Teachers College Press. 5. Lê Ngọc Thông (2010), Bài giảng điện tử môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Lao động – Xã hội, 2010.
Tài liệu liên quan