Đề cương môn học Tôn giáo và tín ngưỡng

1. Thông tin chung về môn học: Tổng số tiết: 35 (Lý thuyết: 30; Thảo luận: 5; Thực tế môn học: .) Các yêu cầu đối với môn học: Khoa giảng dạy: Dân tộc và Tôn giáo Số điện thoại: (024) 35536280; Email: . 2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (không quá 150 từ) - Vị trí của môn học: nằm trong chương trình Cao cấp lý luận. - Vai trò của môn học: + Trang bị cho người học về thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực tôn giáo. + Củng cố lập trường cách mạng, nâng cao năng lực tư duy khoa học; + Góp phần hoàn thiện phương pháp quản lý trong công tác tôn giáo. - Nội dung môn học (số lượng bài giảng/chuyên đề/chương): Môn học có 5 bài: + Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo (5 tiết). + Tình hình tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam. + Một số tôn giáo ở Việt Nam. + Một số hình thức tín ngưỡng ở Việt Nam + Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng 3. Mục tiêu môn học - Về tri thức: Cung cấp cho người học: + Những hiểu biết cơ bản về tôn giáo; + Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và giải quyết tôn giáo trong CNXH; quan.điểm, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Tình hình tôn giáo trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay. - Về tư tưởng: + Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo hiện nay. + Củng cố thế giới quan khoa học về tôn giáo, xây dựng niềm tin vào chủ nghĩa vô thần mác xít, đấu tranh tư tưởng và thực tiễn với các hiện tượng mê tín dị đoan và lợi dụng tôn giáo chống lại chủ nghĩa Mác – lênin, và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Về kỹ năng: + Vận dụng thực hiện có hiệu quả quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước vào công tác tôn giáo ở địa phương, cơ quan hiện nay. + Tư vấn, tham mưu cho các cấp Đảng, chính quyền xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo ở địa phương, đơn vị trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.

docx34 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn học Tôn giáo và tín ngưỡng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG HÀ NỘI, NĂM 2018 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC 1. Thông tin chung về môn học: Tổng số tiết: 35 (Lý thuyết: 30; Thảo luận: 5; Thực tế môn học:.) Các yêu cầu đối với môn học: Khoa giảng dạy: Dân tộc và Tôn giáo Số điện thoại: (024) 35536280; Email:. 2. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (không quá 150 từ) - Vị trí của môn học: nằm trong chương trình Cao cấp lý luận. - Vai trò của môn học: + Trang bị cho người học về thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực tôn giáo. + Củng cố lập trường cách mạng, nâng cao năng lực tư duy khoa học; + Góp phần hoàn thiện phương pháp quản lý trong công tác tôn giáo. - Nội dung môn học (số lượng bài giảng/chuyên đề/chương): Môn học có 5 bài: + Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo (5 tiết). + Tình hình tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam. + Một số tôn giáo ở Việt Nam. + Một số hình thức tín ngưỡng ở Việt Nam + Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng 3. Mục tiêu môn học - Về tri thức: Cung cấp cho người học: + Những hiểu biết cơ bản về tôn giáo; + Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và giải quyết tôn giáo trong CNXH; quan.điểm, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Tình hình tôn giáo trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay. - Về tư tưởng: + Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo hiện nay. + Củng cố thế giới quan khoa học về tôn giáo, xây dựng niềm tin vào chủ nghĩa vô thần mác xít, đấu tranh tư tưởng và thực tiễn với các hiện tượng mê tín dị đoan và lợi dụng tôn giáo chống lại chủ nghĩa Mác – lênin, và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Về kỹ năng: + Vận dụng thực hiện có hiệu quả quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước vào công tác tôn giáo ở địa phương, cơ quan hiện nay. + Tư vấn, tham mưu cho các cấp Đảng, chính quyền xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo ở địa phương, đơn vị trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. PHẦN II: CÁC BÀI GIẢNG/CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC I. Bài giảng/Chuyên đề 1 1. Tên chuyên đề: Chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo 2. Số tiết lên lớp: 5 tiết 3. Mục tiêu: Bài giảng/chuyên đề này sẽ trang bị/cung cấp cho học viên: - Về kiến thức: (cần nêu được những kiến thức dự định cung cấp cho học viên) Cung cấp những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. - Về kỹ năng: (cần nêu được các kĩ năng dự định cung cấp cho học viên) Củng cố và nâng cao quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, hình thành phương pháp, kỹ năng vận dụng kiến thức để ứng xử với tôn giáo phù hợp với quan điểm mác –xít. - Về thái độ/tư tưởng: (cần nêu được phẩm chất, tư tưởng dự định người học đạt được sau khi học tập bài giảng/chuyên đề) Có thái độ đúng mực, khách quan trong giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Chuẩn đầu ra (Sau khi kết thúc bài giảng/chuyên đề này, học viên có thể đạt được) Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá - Về kiến thức: Hiểu được những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. - Giải thích được tôn giáo là gì - Phân tích quá trình phát sinh phát triển và biến đổi của tôn giáo trong lịch sử phát triển của nhân loại - Nhận biết được vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội - Giải thích các nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội. - Phân tích được các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Thi tự luận - Về kỹ năng: Kiến nghị biện pháp, cách thức thực hiện trong giải quyết vấn đề tôn giáo - Phân tích được các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống xã hội ở địa phương. - Nhận diện được vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo và vấn đề lợi dụng tôn giáo vào các mục đích khác. - Dự báo được các xu thế phát triển của các hiện tượng, vấn đề tôn giáo - Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề tôn giáo tại địa phương Về thái độ/Tư tưởng: - Củng cố thế giới quan khoa học Mac xit trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. - Nhận diện, đấu tranh với các quan điểm sai trái về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo - Khắc phục những biểu hiện tả khuynh hoặc hữu khuynh đối với các tín ngưỡng tôn giáo 5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình 1. KHÁI NIỆM TÔN GIÁO Thuyết trình Câu hỏi trước giờ lên lớp: 1 Hiểu thế nào là tôn giáo? 2 Có phải tôn giáo xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người? Câu hỏi trong giờ lên lớp: 1. Vì sao tôn giáo xuất hiện? 2. Tôn giáo có vai trò gì trong cuộc sống hàng ngày? 3. Vì sao những người Cộng sản không được tuyên chiến với tôn giáo 4. Vì sao Hồ Chí Minh cho rằng trong quá trình xây dựng CNXH phải kế thừa, phát huy những giá trị tích cực của các tôn giáo? Câu hỏi sau giờ lên lớp (định hướng tự học và ôn tập): 1. Đồng chí hãy làm rõ việc Đảng cộng sản đã nhận thức và thực hiện các nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta? 2. Ngay sau khi nước nhà dành được độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “ Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”. Đồng chí hãy làm rõ mục tiêu, nội dung và ý nghĩa của đoàn kết tôn giáo trong luận điểm trên. 2. CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ TÔN GIÁO 2.1. Bản chất của tôn giáo 2.2. Nguồn gốc của tôn giáo 2.2.1. Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế – xã hội 2.2.2. Nguồn gốc nhận thức 2.2.3. Nguồn gốc tâm lý 2.3. Tính chất của tôn giáo 2.3.1. Tính lịch sử 2.3.2. Tính chính trị 2.3.3. Tính quần chúng 2.4. Chức năng của tôn giáo 2.4.1. Chức năng thế giới quan (chức năng phản ánh) 2.4.2. Chức năng đền bù 2.4.3. Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức của con người 2.4.4. Chức năng liên kết xã hội 2.4.5. Chức năng chuyển tải, bảo lưu bản sắc văn hoá 2.5. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội - Thuyết trình - Phát vấn - Thảo luận nhóm: Theo các đồng chí, tôn giáo có nên tồn tại trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hay không? Tại sao? - Bài tập tình huống: Giải quyết một vấn đề tôn giáo phát sinh tại địa phương Ví dụ: UBND huyện A đã chi 100 triệu đồng để tu sửa một ngôi chùa trên địa bàn của huyện, có rất nhiều ý kiến về vấn đề này, đặc biệt là những người theo đạo Công giáo trên địa bàn của huyện. Đồng chí có ý kiến gì về việc này? - Tự học: 3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO 3.1.Tiếp cận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo 3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng và bảo đảm quyền tư do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân 3.3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo 3.3.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo 3.3.2. Nội dung đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh 3.3.3. Phương châm, biện pháp đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh 3.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy giá trị của tôn giáo 3.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống lợi dụng tôn giáo và bài trừ mê tín dị đoan - Thuyết trình Thảo luận nhóm: Những điểm mới trong quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo so với chủ nghĩa Mac – Lênin? - Phát vấn 6. Tài liệu học tập (Phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung bài giảng/chuyên đề và ghi rõ chương/mục/trang cần đọc) 6.1. Tài liệu phải đọc: 1. Quốc hội (khóa XIV): “Luật tín ngưỡng, tôn giáo”, Kỳ họp thứ hai, thông qua ngày 18/61/2016; có hiệu lực từ 01/01/2018. 2. Chính phủ: “Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo”, số 162/2017/NĐ-CP, Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2017. 3. Học viện Chính trị quốc gia: “Tôn giáo và tín ngưỡng” 6.2. Tài liệu nên đọc: 1. Đảng cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa IX)”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003. 2. Đảng cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016. 3. Quốc hội (khóa XIII): “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, kỳ họp thứ sáu, thông qua ngày 28/11/2013. 7. Yêu cầu với học viên (Nêu rõ các hoạt động người học phải thực hiện phù hợp với chuẩn đầu ra, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và yêu cầu đánh giá của bài giảng đã tuyên bố). - Chuẩn bị nội dung thảo luận; - Làm bài tập; - Chuẩn bị nội dung tự học; - Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5; - Đọc tài liệu theo hướng dẫn; - Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận. Hà Nội, ngày............tháng............năm............... GIÁM ĐỐC TRƯỞNG KHOA II. Bài giảng: Bài 2 1. Tên bài: Tình hình tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam 2. Số tiết lên lớp: 5 tiết 3. Mục tiêu: Bài giảng này sẽ cung cấp cho học viên: - Về kiến thức: Cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tình hình tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. - Về kỹ năng: Củng cố kỹ năng phân tích và nhận diện các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn có liên quan đến tôn giáo hiện nay - Về thái độ/tư tưởng: Bình tĩnh, chủ động và khách quan trong giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Chuẩn đầu ra: Sau khi kết thúc bài giảng này, học viên có thể: Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá - Về kiến thức: Hiểu được đặc điểm, tình hình tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay - Khái quát được đặc điểm, xu hướng tôn giáo trên thế giới - Phân tích được nguyên nhân của tình hình tôn giáo thế giới - Khái quái được các đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam - Phân tích được tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Thi vấn đáp nhóm - Về kỹ năng: Phân tích, nhận diện và đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn có liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam - Phân tích các vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn có liên quan đến tôn giáo - Nhận diện được các vấn đề tôn giáo nảy sinh trong đời sống xã hội ở Việt Nam. - Dự báo được các xu hướng phát triển tôn giáo ở Việt Nam. - Đề xuất giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực từ các xu hướng tôn giáo thế giới đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Về thái độ/Tư tưởng: - Bình tĩnh, chủ động trong giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo. - Khách quan trong nhận định các vấn đề về tôn giáo. 5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình 1. ĐẶC ĐIỂM, XU HƯỚNG TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Đặc điểm tình hình tôn giáo trên thế giới 1.1.1. Sự phục hồi, phát triển tôn giáo trên thế giới 1.1.2. Sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới 1.1.3. Tôn giáo tham gia vào đời sống xã hội 1.1.4. Những vấn đề phức tạp nảy sinh liên quan đến tôn giáo 1.2. Nguyên nhân của tình hình tôn giáo thế giới 1.2.1. Tác động của toàn cầu hóa 1.2.2. Nguyên nhân kinh tế 1.2.3. Nguyên nhân chính trị -xã hội 1.2.4. Nguyên nhân khác 1.3. Xu hướng tôn giáo 1.3.1. Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo 1.3.2. Xu hướng thế tục hóa tôn giáo và phi thế tục hóa 1.3.3. Xu hướng hiện đại hóa 1.3.4. Xu hướng khoan dung, hòa hợp và đối thoại liên tôn 1.3.5. Xu hướng trở về với văn hóa dân tộc 1.3.6. Xu hướng gia tăng quan hệ chính trị và tôn giáo - Hỏi đáp, - Thuyết trình, - Trực quan : Sử dụng công cụ trình chiếu tranh ảnh, clip các nội dung về tình hình tôn giáo trên thế giới và Việt Nam - Tự nghiên cứu: Nguyên nhân của tình hình tôn giáo trên thế giới. - Thảo luận nhóm: Chủ đề 1: Những vấn đề cần quan tâm trong đời sống tôn giáo ở địa phương đồng chí. Chủ đề 2: Những nguyên nhân làm nảy sinh các hoạt động tôn giáo tiêu cực ở Việt Nam và giải pháp để khắc phục. Câu hỏi trước giờ lên lớp: 1. Tình hình thế giới hiện nay có điểm gì nổi bật liên quan đến vấn đề tôn giáo? Câu hỏi trong giờ lên lớp: 1. Hãy chỉ ra những nguyên nhân của tình hình tôn giáo trên thế giới? 2. Đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam có gì khác so với tình hình tôn giáo trên thế giới? 3. Hãy nêu những vấn đề cần quan tâm trong đời sống tôn giáo ở địa phương đồng chí? 4. Nguyên nhân nào làm nảy sinh các hoạt động tôn giáo tiêu cực ở Việt Nam hiện nay? Nêu giải pháp để khắc phục? Câu hỏi sau giờ lên lớp (định hướng tự học và ôn tập): 1. Xu hướng vận động của tôn giáo thế giới và những vấn đề đặt ra hiện nay đối với đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam? 2. Đưa ra giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực từ các xu hướng tôn giáo thế giới đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam? 3. Những giải pháp cho việc giải quyết những vấn đề nổi cộm trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. 2. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Một số đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam 2.1.1. Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tôn giáo khác nhau 2.1.2. Tôn giáo ở Việt Nam tồn tại đan xen, hòa đồng 2.1.3. Tôn giáo ở Việt Nam đề cao yếu tố Mẫu/Mẹ 2.1.4. Tín đồ tôn giáo Việt Nam chủ yếu là nông dân 2.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Sự phục hồi và mở rộng hoạt động của các tôn giáo 2.2.2. Các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động ổn định, tuân thủ pháp luật 2.2.3. Tình hình khiếu nại, tố cáo và điểm nóng liên quan đến tôn giáo 2.2.4. Một số tôn giáo phát triển nhanh trong vùng dân tộc thiểu số 2.2.5. Hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện đa dạng ở Việt Nam 6. Tài liệu học tập (Phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung bài giảng/chuyên đề và ghi rõ chương/mục/trang cần đọc) 6.1. Tài liệu phải đọc: 1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình dành cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 2. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 6.2. Tài liệu nên đọc: 1. Đỗ Quang Hưng (2005): Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam-Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Dũng (2012): Tôn giáo với đời sống chính trị-xã hội ở một số nước trên thế giới, Nxb CTQG, Hà Nội. 7. Yêu cầu với học viên (Nêu rõ các hoạt động người học phải thực hiện phù hợp với chuẩn đầu ra, nội dung, hình thức tổ chức dạy học và yêu cầu đánh giá của bài giảng đã tuyên bố). - Chuẩn bị nội dung thảo luận; - Làm bài tập; - Chuẩn bị nội dung tự học; - Chuẩn bị nội dung câu hỏi trước, trong, sau giờ lên lớp ở Mục 5; - Đọc tài liệu theo hướng dẫn; - Tập trung nghe giảng, tích cực tham gia trả lời các câu hỏi, tham gia đối thoại, đóng góp ý kiến, thảo luận. Hà Nội, ngày............tháng............năm............... GIÁM ĐỐC TRƯỞNG KHOA III. Bài giảng/Chuyên đề 3 1. Tên chuyên đề: Một số Tôn giáo ở Việt Nam 2. Số tiết lên lớp: 10 tiết 3. Mục tiêu: - Về kiến thức: Cung cấp những kiến thức cơ bản về một số tôn giáo ở Việt Nam: Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo với lịch sử hình thành, các đặc trưng về giáo lý - giáo luật – lễ nghi và đặc điểm tổ chức giáo hội. - Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức về một số tôn giáo để ứng xử với vấn đề tôn giáo, các tình huống tôn giáo nảy sinh trong thực tiễn phù hợp với quan điểm mác –xít, theo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Về thái độ/tư tưởng: Có thái độ đúng mực, khách quan trong việc nhìn nhận, giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. 4. Chuẩn đầu ra và đánh giá người học Chuẩn đầu ra (Sau khi kết thúc bài giảng/chuyên đề này, học viên có thể đạt được) Đánh giá người học Yêu cầu đánh giá Hình thức đánh giá - Về kiến thức: Nắm kiến thức cơ bản về một số tôn giáo ở Việt Nam: Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo với lịch sử hình thành, các đặc trưng về giáo lý - giáo luật – lễ nghi và đặc điểm tổ chức giáo hội. + Khái quát được những đặc điểm cơ bản của các tôn giáo cụ thể: giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức giáo hội + Giải thích được vì sao các tôn giáo cụ thể trên thế giới lại có thể thích ứng khi du nhập và phát triển ở Việt Nam + So sánh sự biến đổi của các tôn giáo cụ thể trên thế giới với tôn giáo cụ thể ở Việt Nam + Đánh giá được tình hình hoạt động của các tôn giáo cụ thể ở Việt Nam, đặc biệt là các tình huống thực tế tại địa phương của mỗi đồng chí học viên. Thi tự luận với nội dung như sau: - Những vấn đề đặt ra từ hoạt động của một số tôn giáo ở Việt Nam hiện nay? (Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, ...) - Những vấn đề cần quan tâm từ hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. - Thiết lập các giải pháp cho mỗi tình huống tôn giáo cụ thể - Những giải pháp cơ bản nhằm định hướng hoạt động tôn giáo tuân thủ các quy định của luật pháp và đồng hành với dân tộc. - Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức về một số tôn giáo để ứng xử với vấn đề tôn giáo, các tình huống tôn giáo nảy sinh trong thực tiễn phù hợp với quan điểm mác –xít, theo tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Phân tích những tính huống liên quan đến các tôn giáo cụ thể (đặc biệt là Công giáo, Tin lành, Phật giáo); các điểm nóng tôn giáo ở các địa phương (đặc biệt ở khu vực miền núi, các vùng biên giới trọng yếu) + Đánh giá các tình huống tôn giáo trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam + Đề xuất các giải pháp cho từng tình huống cụ thể liên quan đến tôn giáo - Về thái độ/Tư tưởng: Củng cố thế giới quan khoa học Mac xit trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các tôn giáo cụ thể. + Tin tưởng, bảo vệ các quan điểm chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách của Nhà nước về tôn giáo và các chuẩn mực quốc tế + Phản biện, đấu tranh với những quan điểm, luận điểm sai trái của các đối tượng lợi dụng vấn đề tôn giáo 5. Nội dung chi tiết và hình thức tổ chức dạy học Nội dung chi tiết Hình thức tổ chức dạy học Câu hỏi đánh giá quá trình Câu hỏi trước giờ lên lớp: Ở Việt Nam, tôn giáo nào có số lượng tín đồ dông nhất, và tôn giáo nào có tác động đến đời sống xã hội- an ninh chính trị. 3.1. PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM 3.1.1.Khái quát chung về Phật giáo 3.1.1.1.Sự ra đời và quá trình phát triển 3.1.1.2. Giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tổ chức của Phật giáo Câu hỏi trong giờ lên lớp: - Đồng chí hãy làm rõ những nét đặc trưng của Phật giáo - Đồng chí hãy chỉ ra những thuận lợi và khó khăn khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam Câu hỏi thảo luận: Đồng chí hãy trình bày tình hình hoạt động của đạo Phật ở địa phương 3.1.2. Phật giáo ở Việt Nam 3.1.2.1. Quá trình du nhập và phát triển 3.1.2.2. Tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay 3.1.2.3. Những vấn đề đặt ra từ hoạt động của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay 3.2. Công giáo và công giáo ở Việt Nam 3.2.1. Khái quát chung về Công giáo 3.2.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Công giáo 3.2.1.2. Giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức - Thuyết trình Câu hỏi trong giờ lên lớp: - Đồng chí hãy làm rõ những nét đặc trưng của tổ chức giáo hội Công giáo - Đồng chí hãy chỉ ra những thuận lợi và khó khăn khi đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam 3.2.2. Công giáo ở Việt Nam 3.2.2.1. Quá trình du nhập và phát triển 3.2.2.2. Tình hình Công giáo ở Việt Nam hiện nay - Thuyết trình - Thảo luận Câu hỏi thảo luận: - Đồng chí hãy trình bày tình hình hoạt động của đạo Công giáo ở địa phương? - Bằng kinh nghiệm thực tiễn đồng chí đưa ra n