1. Sinh viên trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu (X) vào ô chữ a, b, c, d thích hợp trên bảng trả lời.
2. Trong một câu có thể có nhiều câu đúng, sinh viên phải chọn câu đúng nhất đối với một người làm công tác
quản trị. Nếu đã đánh dấu (X) ở một ký tự để trả lời, sau đó muốn chọn câu trả lời khác, thì bôi đen ký tự cũ, rồi
đánh dấu (X) ở ký tự mới. Trường hợp muốn chọn lại ký tự cũ để trả lời, thì bôi đen ký tự mới đã đánh dấu (X),
rồi gạch (X) trở lại ký tự cũ sao cho giám khảo có thể nhận ra được.
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 5399 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì 2 môn Quản Trị Học Căn Bản - Trường CĐ Bán Công Hoa Sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì 2 môn Quản Trị Học Căn Bản- trường CĐ Bán Công Hoa Sen
Trang 2
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁN CÔNG HOA SEN
Họ và tên sinh viên :............................................... Chữ ký Giám thị
coi thi
Số báo danh
Lớp :................................................
Môn thi : QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN
Phòng thi :................................................
Ngày thi :................................................
$
BẢNG TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CUỐI HỌC KỲ
MÔN : QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN
Điểm số
qui đổi (10)
Chữ ký giáo viên
chấm bài
KẾT QUẢ LÀM BÀI CỦA SINH VIÊN Số phách
1. Tổng số câu hỏi : 50
2. Số câu không hợp lệ :
3. Số câu hợp lệ :
4. Số câu đúng :
1. a b c d 18. a b c d 35. a b c d
2. a b c d 19. a b c d 36. a b c d
3. a b c d 20. a b c d 37. a b c d
4. a b c d 21. a b c d 38. a b c d
5. a b c d 22. a b c d 39. a b c d
6. a b c d 23. a b c d 40. a b c d
7. a b c d 24. a b c d 41. a b c d
8. a b c d 25. a b c d 42. a b c d
9. a b c d 26. a b c d 43. a b c d
10. a b c d 27. a b c d 44. a b c d
11. a b c d 28. a b c d 45. a b c d
12. a b c d 29. a b c d 46. a b c d
13. a b c d 30. a b c d 47. a b c d
14. a b c d 31. a b c d 48. a b c d
15. a b c d 32. a b c d 49. a b c d
16. a b c d 33. a b c d 50. a b c d
17. a b c d 34. a b c d
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁN CÔNG HOA SEN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
___________ _________________
ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2000 - 2001
Trang 3
Môn : Quản trị học căn bản Lớp: VP00/A1
Thời lượng (không kể thời gian ghi chép, phát đề) : 60 phút
Không được phép tham khảo tài liệu Phải thu lại đề thi
Các lưu ý khác:
1. Sinh viên trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu (X) vào ô chữ a, b, c, d thích hợp trên bảng trả lời.
2. Trong một câu có thể có nhiều câu đúng, sinh viên phải chọn câu đúng nhất đối với một người làm công tác
quản trị. Nếu đã đánh dấu (X) ở một ký tự để trả lời, sau đó muốn chọn câu trả lời khác, thì bôi đen ký tự cũ, rồi
đánh dấu (X) ở ký tự mới. Trường hợp muốn chọn lại ký tự cũ để trả lời, thì bôi đen ký tự mới đã đánh dấu (X),
rồi gạch (X) trở lại ký tự cũ sao cho giám khảo có thể nhận ra được.
Họ tên và chữ ký người ra đề thi : 1. Nguyễn Hữu Quyền - Ký tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Họ tên và chữ ký người duyệt đề thi : . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Ký tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Có thể hiểu thuật ngữ "Quản trị" như sau:
(a) Quản trị là quá trình quản lý.
(b) Quản trị là sự bắt buộc người khác hành động.
(c) Quản trị là tự mình hành động hướng tới mục tiêu bằng chính nổ lực cá nhân.
(d) Quản trị là phương thức làm cho hành động đạt mục tiêu bằng và thông qua những người khác.
Câu 2: Mục đích của quá trình quản trị là:
(a) Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát các nguồn nhân tài, vật lực của tổ chức.
(b) Làm cho hoạt động của tổ chức đạt hiệu quả cao.
(c) Làm cho hoạt động của tổ chức hướng về mục tiêu.
(d) Dẫn hoạt động của tổ chức đi đến những kết quả mong muốn.
Câu 3: Mọi yếu tố cấu thành nguồn lực của tổ chức đều quan trọng, nhưng trong đó, quan trọng nhất là:
(a) Nhân lực (con người)
(b) Vật lực là máy móc thiết bị, nhà xưởng,...
(c) Vật lực là nguyên, nhiên, vật liệu,...
(d) Tài lực (tiền).
Câu 4: Quá trình quản trị bao gồm các hoạt động cơ bản, đó là:
(a) Hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát.
(b) Kế hoạch, tổ chức, nhân sự, tài chính.
(c) Kỹ thuật, tài chính, nhân sự, kinh doanh.
(d) Lập kế hoạch, tổ chức sắp xếp, tuyển dụng nhân lực, kiểm tra và thanh tra.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác:
(a) Hiệu quả của một quá trình quản trị càng cao khi kết quả đạt được cao và chi phí càng thấp.
(b) Hiệu quả của một quá trình quản trị không có khi chi phí bỏ ra nhiều hơn kết quả đạt được.
(c) Hiệu quả của một quá trình quản trị cao có nghĩa là chi phí đã bỏ ra là thấp nhất.
(d) Hiệu quả của một quá trình quản trị tỉ lệ thuận với kết quả đạt được, nhưng lại tỉ lệ nghịch với chi phí bỏ ra
cho quá trình ấy.
Câu 6: Hãy chỉ ra phát biểu nào sau đây không đúng:
(a) Có thể nói rằng lý do tồn tại của hoạt động quản trị chính là vì muốn có hiệu quả.
(b) Chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị.
(c) Thời xa xưa, người ta chẳng cần quan tâm đến quản trị vì tài nguyên chưa khan hiếm, sức người không những
sẵn có mà còn dư thừa.
(d) Người ta quan tâm đến quản trị là vì muốn phối hợp các nguồn nhân, tài, vật lực một cách hiệu quả.
Trang 4
Câu 7: Một trong bốn nội dung sau đây không phải là đặc trưng của một tổ chức:
(a) Một tổ chức là một thực thể có một mục đích riêng biệt.
(b) Một tổ chức có nhiều thành viên
(c) Một tổ chức có một cơ cấu mang tính hệ thống.
(d) Một tổ chức là một doanh nghiệp, một công ty.
Câu 8: Nhà quản trị không phải là:
(a) Người điều khiển công việc của những người khác, làm việc ở những vị trí và mang những trách nhiệm khác
nhau.
(b) Người làm việc trong tổ chức, nhưng chỉ có nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác.
(c) Người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu
quả để đạt được mục tiêu.
(d) Người có những chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm không giống như những người thừa hành.
Câu 9: Nói về cấp bậc quản trị, người ta chia ra:
(a) Hai cấp: cấp quản trị và cấp thừa hành.
(b) Ba cấp: cấp lãnh đạo, cấp điều hành, và cấp thực hiện.
(c) Ba cấp: cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở.
(d) Bốn cấp: cấp cao, cấp giữa, cấp cơ sở và cấp thấp.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không chính xác khi nói về kỹ năng của người quản trị:
(a) Kỹ năng kỹ thuật là những khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể; nói cách khác, là trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị.
(b) Kỹ năng nhân sự là khả năng cùng làm việc, động viên, điều khiển con người và tập thể trong tổ chức, dù đó
là thuộc cấp, đồng nghiệp ngang hàng, hay cấp trên.
(c) Kỹ năng tư duy là khả năng hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường, và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó
xuống một mức độ có thể đối phó được.
(d) Đã là người quản trị, ở bất cứ vị trí nào, loại hình tổ chức hay doanh nghiệp nào, thì tất yếu phải có cả ba kỹ
năng kỹ thuật, nhân sự và tư duy như nhau.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nói về các kỹ năng trong một công ty:
(a) Ông Giám đốc cần phải giỏi về nghiệp vụ kế toán hơn ông Kế toán trưởng thì mới chỉ huy được Phòng tài
chính-kế toán.
(b) Ông Trưởng Phòng Hành chánh cần nhận ra những điểm chưa chuẩn xác trong lối soạn thảo văn bản của
nhân viên soan thảo văn thư.
(c) Ông Trưởng Phòng Kinh doanh cần có kỹ năng giao tế nhân sự tốt hơn ông Trưởng Phòng Kỹ thuật vì phải
tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày.
(d) Cô thư ký trưởng không cần biết về cách xếp một là thư và bỏ vào phong bì, vì đã có nhân viên thư ký văn
phòng dưới quyền làm việc ấy.
Câu 12: Các vai trò quyết định của một người quản trị sẽ không bao gồm:
(a) Vai trò nhà kinh doanh, tức là có vai trò mang lại lợi nhuận cho tổ chức, dù đó là loại hình tổ chức nào.
(b) Vai trò giải quyết các xáo trộn, tức phải kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nhằm đưa tổ chức sớm trở
lại ổn định).
(c) Vai trò phân phối các nguồn lực.
(d) Vai trò nhà thương thuyết, đàm phán.
Câu 13: Phát biểu sau đây là sai khi nói về tính phổ biến của quản trị:
(a) Một người đang làm hiệu trưởng của một trường đại học về làm Tổng giám đốc của một Tổng Công ty sẽ
không thể được vì hai lĩnh vực hoạt động này là khác nhau.
(b) Những tổ chức khác nhau đều phải đối phó với những vấn đề quản trị như nhau.
(c) Những nhà quản trị thường thuyên chuyển giữa hai khu vực quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh.
(d) Những nhà quản trị của các tổ chức đều thực hiện những chức năng như nhau.
Câu 14: Anh hưởng của nhà quản trị trong các tổ chức thể hiện ở chỗ:
Trang 5
(a) Nhà quản trị giỏi tất yếu đưa tổ chức đến thành công.
(b) Nhà quản trị tồi chắc chắn đưa tổ chức đến thất bại.
(c) Nhà quản trị có thể đưa tổ chức đến thành công nhưng cũng có thể đi đến thất bại, nhưng đừng nên tuyệt đối
hóa điều này.
(d) Nhà quản trị có thể đưa tổ chức đến thành công nhưng cũng có thể đi đến thất bại, nhưng còn phụ thuộc vào
những người dưới quyền có chịu hợp tác với ông ta hay không.
Câu 15: Tầm quan trọng của lịch sử quản trị thể hiện ở chỗ:
(a) Các nhà quản trị vẫn dùng những lý thuyết và kinh nghiệm quản trị đã hình thành trong lịch sử vào trong nghề
nghiệp của mình.
(b) Có rất nhiều tác phẩm viết về lịch sử quản trị đã, đang và sẽ được xuất bản ra.
(c) Lý thuyết quản trị cũng phải dựa trên các bằng chứng về lịch sử quản trị.
(d) Hầu hết các sinh viên đều phải học quản trị.
Câu 16: Khi nói “Thực hành quản trị là một nghệ thuật”, cần phải hiểu là:
(a) Những nhà quản trị cấp cao thành công chủ yếu nhờ kinh nghiệm của mình.
(b) Nhiều nhà quản trị đã thành công trên thực tế lại chưa trải qua một khóa học nào về quản trị.
(c) Nhà quản trị phải hiểu biết lý thuyết quản trị nhưng cũng phải biết vận dụng các lý thuyết đó một cách linh
hoạt và những tình huống cụ thể.
(d) Bằng mọi giá, nhà quản trị phải vận dụng các kiến thức quản trị để gặt hái lợi nhuận cho công ty của mình.
Câu 17: Môi trường đặc thù của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành và bên ngoài, quyết định tính chất
và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Môi trường này không có yếu tố sau:
(a) Đối thủ cạnh tranh - Đối thủ mới tiềm ẩn - Sản phẩm thay thế.
(b) Kinh tế quốc dân.
(c) Người cung cấp.
(d) Khách hàng.
Câu 18: Trong 4 nội dung sau đây, có một nội dung không phải là đặc điểm của một Quyết định quản trị. Đó là:
(a) Trực tiếp hướng vào các tổ chức; chỉ có nhà quản trị mới ra quyết định.
(b) Liên quan đến việc sử dụng những thông tin về vấn đề cần phải giải quyết.
(c) Luôn làm phát triển hoạt động của hệ thống bị quản trị.
(d) Được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về tính khách quan của sự vận động và phát triển của hệ thống bị quản
trị.
Câu 19: Nếu phân loại các quyết định quản trị theo thời gian thực hiện, ta sẽ không có:
(a) Quyết định dài hạn.
(b) Quyết định trung hạn.
(c) Quyết định ngắn hạn.
(d) Quyết định đáo hạn.
Câu 20: Những yêu cầu đối với quyết định quản trị sẽ không nhất thiết phải đạt được:
(a) Có căn cứ khoa học, thống nhất, tuân theo các quy định, thể chế chung.
(b) Đúng thẩm quyền và có định hướng.
(c) Cụ thể về mặt thời gian và thỏa mãn các yêu cầu kịp thời.
(d) Độ chính xác tuyệt đối trước khi thực hiện.
Câu 21: Hành động sau đây không phải là hoạch định:
(a) Ông Trưởng Phòng Kinh doanh của một công ty đang soạn ra các qui chế, qui định để các nhân viên thực hiện
theo.
(b) Ông Giám đốc xác định chiến lược của công ty đến năm 2005 là phải xuất khẩu được hàng sang các nước
Châu Au, đồng thời chỉ ra các biện pháp để thực hiện điều đó.
(c) Ông Trưởng Phòng Hành chánh đang hướng dẫn một nhân viên soạn thảo và trình bày một bản kế hoạch theo
những nội dung và ý kiến chỉ đạo của Ông Giám đốc.
(d) Anh Tổ trưởng Tổ bảo vệ của một cơ quan đặt ra những nội dung cần chú ý và thực hiện theo trong dịp Tết
Nguyên đán nhằm bảo vệ tốt cơ quan trong dịp lễ lớn này của dân tộc.
Câu 22: Hành động sau đây của một người thư ký mang tính chất là một công việc hoạch định:
Trang 6
(a) Soạn thảo văn bản.
(b) Sắp xếp thời gian tuần sau cho Giám đốc.
(c) Đánh máy bản kế hoạch cho Ông Giám đốc.
(d) Chép lại những mục tiêu và biện pháp thực hiện trong năm tới từ băng ghi âm do Giám đốc đọc.
Câu 23: Hoạch định giúp nhà quản trị những lợi ích chính sau đây, ngoại trừ:
(a) Tư duy tốt các tình huống quản trị.
(b) Phối hợp các nguồn lực hữu hiệu hơn.
(c) Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp.
(d) Sẵn sàng né tránh những thay đổi của môi trường bên ngoài.
Câu 24: Khi nói về sự khác nhau giữa Hoạch định chiến lược và Hoạch định tác nghiệp, người ta thường không
so sánh chúng qua yếu tố sau đây:
(a) Con người thực hiện.
(b) Thời hạn.
(c) Khuôn khổ, phạm vi.
(d) Mục tiêu.
Câu 25: Ở các doanh nghiệp lớn, người ta không nói đến loại chiến lược sau đây:
(a) Ổn định.
(b) Phát triển.
(c) Cắt giảm để tiết kiệm.
(d) Giải thể và thành lập lại doanh nghiệp mới.
Câu 26: Các kế hoạch đơn dụng thường gặp trong hoạch định tác nghiệp không bao gồm:
(a) Chính sách.
(b) Chương trình.
(c) Dự án.
(d) Ngân sách.
Câu 27: Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị, liên quan đến các hoạt động:
(a) Giải tán bộ máy tổ chức và thành lập nên các bộ phận mới trong tổ chức một cách định kỳ.
(b) Xác lập các mối quan hệ về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận.
(c) Định kỳ thay đổi vai trò của những người quản trị và những người thừa hành.
(d) Sa thải nhân viên cũ và tuyển dụng nhân viên mới một cách đều đặn.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về Tầm hạn quản trị :
(a) Tầm hạn quản trị rộng hay hẹp tùy thuộc vào năng lực nhà quản trị, trình độ nhân viên, độ ổn định của công
việc.
(b) Tầm hạn quản trị là khái niệm dùng để chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà một nhà quản trị có thể điều khiển
một cách tốt đẹp nhất.
(c) Tầm hạn quản trị có liên quan mật thiết đến số lượng các tầng nấc trung gian trong một tổ chức.
(d) Tầm hạn quản trị là số lượng nhân viên dưới quyền (kể cả những người trực thuộc những những người này,
nếu có) mà một nhà quản trị có thể điều khiển một các tốt đẹp nhất.
Câu 29: Theo Max Weber, có 3 yếu tố hình thành nguồn gốc của quyền hành. Vậy có một nội dung sau đây là
không thuộc quan điểm của ông ta:
(a) Đảm nhận chức vụ hợp pháp.
(b) Cấp dưới thừa nhận quyền hành đó là chính đáng.
(c) Cấp dưới bầu nên chức vụ của cấp trên.
(d) Bản thân nhà quản trị có khả năng và các đức tính khiến cấp dưới tin tưởng.
Câu 30: Phát biểu sau đây về mô hình tổ chức là chưa chắc chính xác:
(a) Một công ty được sắp xếp gồm 4 phòng Tài vụ, Hành chánh-nhân sự, Kế hoạch-kinh doanh; Kỹ thuật, thì ta
gọi đó là tổ chức theo chức năng.
(b) Một Công ty có Giám đốc công ty và các Giám đốc phụ trách riêng từng loại sản phẩm của công ty, thì ta gọi
đó là tổ chức theo sản phẩm.
(c) Một Công ty có Giám đốc công ty và 03 Giám đốc phụ trách: bán hàng cho các đại lý, xuất khẩu hàng ra các
nước, và bán hàng cho tiêu dùng lẻ trong nước, thì ta gọi đó là tổ chức theo khách hàng.
Trang 7
(d) Một Công ty có các mạng lưới đại lý ở các tỉnh, thành phố khắp nước thì ta gọi đó là tổ chức theo địa bàn hoạt
động.
Câu 31: Quá trình tuyển chọn nhân viên gồm 4 giai đoạn cơ bản sau đây, nhưng trong đó có một giai đoạn được
mô tả kém chính xác, đó là:
(a) Xác định nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp.
(b) Mô tả công việc và xác định tiêu chuẩn của chức danh công việc.
(c) Tìm nguồn ứng viên từ bên ngoài.
(d) Tuyển chọn ứng viên tốt nhất theo yêu cầu của công việc.
Câu 32: Trong khi nghiên cứu cơ sở của lý thuyết tâm lý xã hội về sự động viên, người ta không thấy có:
(a) Dạy cho công nhân hiểu về tâm lý và sự tác động của nó đối với năng suất lao động.
(b) Sự thừa nhận nhu cầu xã hội của công nhân, và tạo điều kiện cho con người lao động cảm thấy hãnh diện về
sự hữu ích và quan trọng của họ trong công việc chung.
(c) Nên cho người lao động tự do hơn để quyết định những gì liên quan đến công việc được giao.
(d) Sự quan tâm nhiều hơn đến các nhóm không chính thức.
Câu 33: Khi bàn về động viên, người ta sử dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow với ngụ ý rằng:
(a) Nhu cầu của con người là có 5 loại: vật chất-sinh lý; an toàn; xã hội; được tôn trọng; và tự hoàn thiện bản
thân.
(b) Con người luôn luôn muốn thỏa mãn nhu cầu ở bậc cao hơn vị trí hiện tại của mình.
(c) Nhu cầu của con người thì có nhiều bậc từ thấp đến cao, khi được thỏa mãn nhu cầu ở một bậc nào đó thì con
người có khuynh hướng vướng đến muốn thỏa mãn nhu cầu ở bậc cao hơn.
(d) Cần nhận định nhu cầu hiện tại của nhân viên để có biện pháp động viên phù hợp.
Câu 34: Lý thuyết động viên dựa trên bản chất con người của Mc.Gregor ngụ ý rằng:
(a) Người có bản chất X là loại người không thích làm việc, lười biếng trong công việc, không muốn chịu trách
nhiệm, và chỉ khi làm việc khi bị người khác bắt buộc.
(b) Người có bản chất Y là loại nguời ham thích làm việc, biết tự kiểm soát để hoàn thành mục tiêu, sẵn sàng chấp
nhận trách nhiệm, và có khả năng sáng tạo trong công việc.
(c) Cần phải tìm hiểu, phân loại bản chất của công nhân để sa thải dần công nhân bản chất X, thay thế dần chì
toàn những công nhân có bản chất Y.
(d) Biện pháp động viên cần thích hợp với bản chất con người.
Câu 35: Herzberg phân các yếu tố động viên thành 2 loại yếu tố: yếu tố bình thường và yếu tố động viên nhằm
mục đích:
(a) Chỉ cho các nhà quản trị thấy các yếu tố bình thường sẽ không đem lại sự hăng hái hơn, nhưng nếu không có
thì người lao động sẽ bất mãn và làm việc kém hăng hái.
(b) Chỉ cho các nhà quản trị thấy các yếu tố động viên sẽ thúc đẩy người lao động làm việc hăng hái hơn, nhưng
nếu không có, họ vẫn họ vẫn làm việc bình thường.
(c) Nhà quản trị cần áp dụng đều cả hai loại yếu tố bình thường và động viên.
(d) Nhà quản trị cần lưu ý hai mức độ khác nhau của thái độ lao động của nhân viên và đừng lẫn lộn giữa những
biện pháp.
Câu 36: Uy tín thật và uy tín giả của người lãnh đạo có điểm chung là:
(a) Cùng xuất phát từ quyền lực và chức vụ hợp pháp của người lãnh đạo.
(b) Cùng là một sự ảnh hưởng đến người khác.
(c) Cùng gây sự tôn trọng và kính trọng nơi người khác.
(d) Cùng do phẩm chất và giá trị cá nhân của người lãnh đạo quyết định nên.
Câu 37: Người ta phân loại phong cách lãnh đạo thành nhiều kiểu, nhưng không thấy nói đến phong cách:
(a) Độc đoán.
(b) Thờ ơ.
(c) Dân chủ
(d) Tự do.
Câu 38: Phong cách lãnh đạo độc đoán không mang đặc điểm sau đây:
(a) Không tính đến ý kiến tập thể mà chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân để ra quyết định.
(b) Không phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng.
(c) Chỉ phù hợp với những tập thể vô kỷ luật, không tự giác, công việc trì trệ,cần chấn chỉnh nhanh.
Trang 8
(d) Khá thu hút người khác tham gia ý kiến.
Câu 39: Cần hiểu chức năng kiểm tra của người quản trị là:
(a) Sự mong muốn biết những sai lệch giữa thực tế và kế hoạch.
(b) Sự theo sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra đã và đang được
hoàn thành.
(c) Sự điều chỉnh những mong muốn cho phù hợp với khả năng thực tế diễn ra.
(d) Sự xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, kiểm tra và so sánh với kế hoạch đặt ra.
Câu 40: Một quá trình kiểm tra cơ bản trình tự qua các bước sau đây:
(a) Xây dựng các tiêu chuẩn, điều chỉnh các sai lệch, đo lường việc thực hiện.
(b) Đo lường việc thực hiện, điều chỉnh các sai lệch, xây dựng các tiêu chuẩn.
(c) Đo lường việc thực hiện, xây dựng các tiêu chuẩn, điều chỉnh các sai lệch.
(d) Xây dựng các tiêu chuẩn, đo lường việc thực hiện, điều chỉnh các sai lệch.
B. TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ:
Từ câu 41 đến câu 50, sinh viên trả lời dựa vào tình hưống quản trị sau đây (chỉ chọn một trong 4 câu a, b, c,
d):
Tại một cơ sở may gia công có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm (áo sơ-mi/tháng). Đây là một cơ sở nhỏ, máy
móc thiết bị còn trong thời gian sử dụng tốt, tay nghề công nhân trung bình. Bộ máy quản lý gọn nhẹ gồm một
giám đốc, một phó giám đốc và một quản lý phân xưởng. Không có các Phòng chức năng mà chỉ có các chuyên
gia thực hiện các chức năng tham mưu (kế toán, kế hoạch, kinh doanh, hành chánh,... ).
Tình hình sản xuất của cơ sở bình thường với những hợp đồng may gia công sản phẩm truyền thống (áo sơ-mi)
phù hợp với năng lực của cơ sở. Nhưng vào đầu năm có một khách hàng đến ký hợp hợp đồng gia công 120.000
sản phẩm áo sơ-mi trong thời gian 4 tháng.
Phó giám đốc và Quản đốc phân