Đề thi Vi sinh môi trường

49. Vi khuẩn Chlamydia bắt buộc phải sống ký sinh nội bào vì: A. Không có enzym nội bào nên không tự chuyển hoá, trao đổi chất B. Không có enzym ngoại bào nên không tự chuyển hoá, trao đổi chất C. Không có khả năng tạo ATP bằng hiện tượng oxy hóa D. Không có vách nên không thể tồn tại ngoài môi trường Đáp án: C

pdf34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề thi Vi sinh môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI VI SINH MÔI TRƯỜNG – ĐH.THỦ DẦU MỘT – Lưu hành nội bộ ĐỀ SỐ 1 1. Khái niệm xoắn khuẩn: A. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động được nhờ có long B. Là những vi khuẩn lượn xoắn, di động C. Di động hoặc không, nếu di động thì có lông quanh thân D. Không di động. 2. Đặc điểm cấu tạo tế bào của vi khuẩn A. Có nhân điển hình B. Không có nhân C. Không có màng nhân D. Có bộ máy phân bào 3. Đặc điểm chất nguyên sinh của vi khuẩn : A. Protein và polipeptid chiếm khoảng 50% trọng lượng khô B. Protein và polipeptid chiếm khoảng 80% trọng lượng khô C. Không có enzym nội bào D. Chứa nội độc tố. 4. Đặc điểm màng nguyên sinh của tế bào vi khuẩn A. Có tính thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển điện tử... B. Là nơi tổng hợp nhân của vi khuẩn C. Là nơi tổng hợp các Ribosom cho tế bào D. Là nơi bám của các lông của vi khuẩn 5. Đặc điểm vách của vi khuẩn Gram dương: A. Gồm nhiều lớp petidoglycan, có tính vững chắc B. Gồm một lớp petidoglycan, tính vững chắc thấp C. Peptidoglycan bản chất hóa học là lipid và acid amin D. Thành phần acid teichoic ít có ở nhóm vi khuẩn này. 6. Đặc điểm vách của vi khuẩn Gram âm: A. Gồm nhiều lớp petidoglycan nên có tính vững chắc B. Bên ngoài vách còn có lớp lipopolysaccharit C. Tính đặc hiệu kháng nguyên thấp D. Cấu tạo bởi phức hợp lipopolysaccharit 7. Một trong những tính chất sau không thuộc đặc tính của vách vi khuẩn: A. Quyết định tính kháng nguyên thân B. Có tính thẩm thấu chọn lọc C. Là nơi tác động của một số kháng sinh D. Là nơi mang các điểm tiếp nhận đặc hiệu cho thực khuẩn thể 8. Đặc điểm vách tế bào vi khuẩn: A. Quyết định nên hình thể của vi khuẩn B. Quyết định tính chất gây bệnh của vi khuẩn C. Được cấu tạo bởi phức hợp lipopolysaccharit (LPS) D. Bao bên ngoài vỏ của vi khuẩn 9. Đặc điểm cấu tạo vỏ của vi khuẩn: A. Là một lớp vỏ cứng bao ngoài vách, có vai trò bảo vệ vi khuẩn B. Là một lớp nhầy, lỏng lẻo, không rõ rệt bao quanh vi khuẩn C. Mọi loại vi khuẩn đều có vỏ khi gặp điều kiện không thuận lợi D. Chỉ những trực khuẩn Gram âm mới có vỏ. 10. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của lông của vi khuẩn: A. Là những sợi protein dài và xoắn B. Xuất phát từ màng tế bào xuyên qua vách tế bào C. Giúp vi khuẩn tồn tại được trong những điều kiện không thuận lợi D. Giúp vi khuẩn truyền giới tính từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác 11. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của pili của vi khuẩn: A. Cấu tạo hóa học là protein B. Nếu mất pili vi khuẩn sẽ không tồn tại được C. Nếu mất pili vi khuẩn sẽ không truyền được các yếu tố di truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác được. D. Một vi khuẩn đực có thể có một hoặc nhiều pili giới tính. 12. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của nha bào của vi khuẩn: A. Mọi loài vi khuẩn trong điều kiện sống không thuận lợi đều có khả năng sinh nha bào. B. Ở trạng thái nha bào vi khuẩn vẫn có khả năng gây bệnh C. Màng nha bào bao bên ngoài nhân AND D. Nha bào có hai lớp vách trong và ngoài 13. Đặc điểm chuyển hóa và dinh dưỡng của vi khuẩn: A. Tất cả vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn tự dưỡng B. Vi khuẩn chuyển hóa được là nhờ các enzym nội và ngoại bào C. Vi khuẩn chuyển hóa được nhờ có các enzym ngoại bào D. Chỉ những vi khuẩn ký sinh trong tế bào mới gây được bệnh 14. Đặc điểm chuyển hóa và dinh dưỡng của vi khuẩn: A. Quá trình chuyển hóa tạo ra một số chất như nội độc tố, vitamin... B. Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn tự dưỡng C. Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn dị dưỡng D. Enzym ngoại bào có vai trò thực hiện quá trình chuyển hóa phức tạp 15. Đặc điểm các loại môi trường nhân tạo để nuôi cấy vi khuẩn: A. Môi trường cơ bản: phải đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho đa số vi khuẩn. B. Môi trường cơ bản: để nuôi cấy các vi khuẩn tăng trưởng nhanh C. Môi trường chuyên biệt: là môi trường cơ bản có thêm hồng cầu D. Môi trường chuyên biệt: để nuôi cấy các vi khuẩn tăng trưởng chậm 16. Thuốc kháng sinh là những chất ngăn chặn vi khuẩn nhân lên hay tiêu diệt vi khuẩn bằng cơ chế: A. Tác động vào sự cân bằng lý học của tế bào vi khuẩn. B. Tác động vào các giai đoạn chuyển hóa của đời sống vi khuẩn. C. Ức chế sinh tổng hợp protein. D. Tác động vào giai đoạn phân chia của tế bào vi khuẩn. 17. Kháng sinh có đặc điểm: A. Có nguồn gốc cơ bản từ các chất hóa học. B. Có nguồn gốc cơ bản từ thực vật. C. Mỗi loại kháng sinh chỉ tác động lên một nhóm hay một loại vi khuẩn nhất định. D. Kháng sinh có hoạt phổ rộng là kháng sinh tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau. 18. Chất tẩy uế và chất sát khuẩn giống nhau ở điểm: A. Có thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học, ly trích từ động vật, thực vật hoặc vi sinh vật. B. Có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da. C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật. D. Gây độc hại cho cơ thể. 19. Kháng sinh làm hư hại màng nguyên tương vi khuẩn theo cơ chế: A. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của vách vi khuẩn. B. Kháng sinh làm tăng tính thấm chọn lọc của màng nguyên tương vi khuẩn. C. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng nguyên tương. D. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu của màng nhân. 20. Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn theo một trong các cơ chế sau: A. Phá hủy tiểu phần 30S của ribosom B. Phá hủy tiểu phần 50S của ribosom C. Cản trở sự liên kết của các acid amin ở tiểu phần 50S D. Tác động vào enzym catalase ở tiểu phần 50S 21. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh vào tiểu phần 30S của vi khuẩn là: A. Kháng sinh phá hủy ARN thông tin B. Kháng sinh cản trở ARN thông tin trượt trên polysom C. Kháng sinh gắn vào 30S của ribosom vi khuẩn gây nên đọc sai mã của ARN thông tin. D. Kháng sinh phá hủy các ARN vận chuyển 22. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh trong quá trình sinh tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn: A. Ức chế enzym gyrase nên ngăn cản sự sao chép của AND. B. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ARN. C. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ADN. D. Ngăn cản sinh tổng hợp AND-polymerase phụ thuộc ARN. 23. Kháng sinh tác động lên vách của tế bào vi khuẩn làm cho: A. Vi khuẩn sinh ra không có vách, do đó dễ bị tiêu diệt B. Chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách bị thay đổi, vi khuẩn bị tiêu diệt C. Cấu trúc hóa học của vách bị thay đổi nên vi khuẩn bị tiêu diệt D. Các thụ thể trên bề mặt vách bị phá hủy nên vi khuẩn bị tiêu diệt 24. Chất sát khuẩn là những chất: A. Ức chế sự phát triển của vi sinh vật ở mức độ phân tử B. Gây độc hại cho mô sống của cơ thể C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật hay sát trùng ngoài da D. Độc tính cao nên không thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da 25. Chất tẩy uế có đặc điểm: A. Có nguồn gốc từ các chất hóa học hay từ động vật, thực vật B. Chỉ dùng để tẩy uế đồ vật C. Có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật nên có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da D. Có tác động mạnh đối với vi khuẩn, làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn 26. Đặc điểm sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn: A. Có bốn dạng đề kháng là: đề kháng thật, đề kháng giả, đề kháng tự nhiên, đề kháng thu được. B. Đề kháng giả: bao gồm đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được. C. Đề kháng thật: bao gồm đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được. D. Đề kháng tự nhiên là đề kháng nhưng không phải là bản chất, không do nguồn gốc di truyền. 27. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách: A. Làm giảm tính thấm của vách B. Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương C. Làm giảm tính thấm của màng nhân D. Làm giảm tính thấm của vỏ 28. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế: A. Vi khuẩn sản xuất enzym để phá hủy hoạt tính của thuốc. B. Vi khuẩn làm giảm khả năng thẩm thấu của vách tế bào đối với thuốc. C. Vi khuẩn không còn enzym nên không chịu ảnh hưởng của kháng sinh. D. Vi khuẩn không còn màng tế bào. 29. Đặc điểm của đề kháng thu được trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn: A. Chiếm tỷ lệ thấp trong sự kháng thuốc của vi khuẩn. B. Kháng thuốc theo cơ chế đột biến là chủ yếu. C. Các gien đề kháng có thể nằm trên nhiễm sắc thể, plasmid hay transposon. D. Gien đề kháng chỉ được truyền từ vi khuẩn đực F+ sang vi khuẩn cái F-. 30. Đặc điểm của vi khuẩn có R-plasmid: A. Tồn tại được trong môi trường có kháng sinh B. Không tồn tại được trong môi trường có kháng sinh C. Có ở những vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh D. Có ở mọi loại vi khuẩn gây bệnh 31. Trên lâm sàng, phối hợp thuốc kháng sinh là một trong những nguyên tắc dùng thuốc để tránh hiện tượng kháng thuốc, dựa trên tính chất sau của đột biến: A. Đột biến có tính vững bền B. Đột biến có tính ngẫu nhiên C. Đột biến có tính chất hiếm D. Đột biến có tính chất độc lập và đặc hiệu 32. Kháng sinh đồ là kỹ thuật: A. Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh B. Xác định độ nhạy cảm của kháng sinh với vi khuẩn C. Xác định vi khuẩn gây bệnh sau khi phân lập, định danh vi khuẩn D. Xác định nồng độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn 33. Sử dụng kháng sinh rộng rãi, không đúng chỉ định sẽ dẫn đến tình trạng: A. Các vi khuẩn kháng thuốc bị tiêu diệt. B. Các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc bị tiêu diệt. C. Các vi khuẩn nhạy cảm được tự do phát triển mà không bị ức chế cạnh tranh bởi các vi khuẩn khác. D. Tất cả các vi khuẩn nhạy cảm và kháng thuốc đều bị tiêu diệt. 34. Một trong những biện pháp phòng chống kháng thuốc ở vi khuẩn là: A. Chỉ điều trị khi có kết quả kháng sinh đồ. B. Chỉ điều trị khi phân lập, định danh được vi khuẩn. C. Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. D. Phối hợp nhiều loại kháng sinh và tăng liều kháng sinh. 35. Một số khái niệm về nhiễm trùng: A. Bệnh nhiễm trùng thể ẩn là trạng thái bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội. B. Bệnh nhiễm trùng cấp tính: diễn tiến bệnh nhanh, sau đó bệnh nhân thường tử vong. C. Bệnh nhiễm trùng mạn tính: bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội. D. Nhiễm trùng tiềm tàng: người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu lâm sàng. 36. Virus là một đơn vị sinh vật học đặc biệt vì: A. Kích thước rất nhỏ bé, từ 20-300 mm. B. Chỉ nhân lên được trong môi trường giàu chất dinh dưỡng. C. Tuy nhỏ bé nhưng vẫn duy trì được nòi giống qua các thế hệ và gây nhiễm trùng cho tế bào. D. Có hệ thống enzym chuyển hóa. 37. Acid nucleic của virus gồm: A. ARN. B. AND. C. AND và ARN. D. Hoặc AND hặc ARN. 38. Thành phần capsid của virus có chức năng: A. Giữ cho hình thái và kích thước của virus luôn ổn định. B. Tham gia vào giai đoạn lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào sau chu kỳ nhân lên. C. Mang mọi mật mã di truyền đặc trưng cho từng virus. D. Quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virus. 39. Acid nucleic của virus có đặc điểm: A. Là một sợi AND dạng vòng khép kín, trọng lượng 1-2% hạt virus. B. Quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virus trong tế bào cảm thụ. C. Tham gia vào sự bám của virus trên các vị trí thích hợp của tế bào cảm thụ. D. Mang mọi mật mã di truyền chung cho virus. 40. Đặc điểm, vai trò enzym cấu trúc của virus: A. Có chức năng trong quá trình chuyển hóa trao đổi chất của virus. B. Chỉ có ở một vài loại virus. C.Có tính kháng nguyên chuyên biệt. D. Là enzym hô hấp của virus. 41. Họ vi khuẩn đường ruột có đặc điểm chung: A. Gồm nhiều loại trực khuẩn Gram âm, Gram dương sống ở ống tiêu hoá của người và động vật. B. Là các vi khuẩn gây bệnh cho đường tiêu hóa. C. Hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện. D. Kỵ khí tuyệt đối. 42. Họ vi khuẩn đường ruột có đặc điểm: A. Xắp xếp thành đôi hay thành chuỗi B. Có thể sinh bào tử, một số có vỏ C. Trực khuẩn Gram âm D. Trực khuẩn Gram âm hoặc Gram dương 43. Đặc điểm sinh vật học của Salmonella: A. Vi khuẩn chỉ phát triển được ở nhiệt độ 370C B. Sinh nha bào nếu điều kiện môi trường không thuận lợi C. H2S (-) D. Oxidase (-) 44. Đặc điểm gây bệnh sốt thương hàn của Salmonella: A. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể theo đường tiêu hoá, đường hô hấp B. Vi khuẩn bám trên bề mặt niêm mạc ruột non làm niêm mạc bị hoại tử C. Vi khuẩn nhân lên trong hạch mạc treo ruột D. Phải có khoảng 102 - 103 vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá mới có khả năng gây bệnh. 45. Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn tả: A. Chỉ tồn tại được ở pH 8,5 - 9,5 B. Hiếu khí - kỵ khí tuỳ ngộ C. Kỵ khí tuyệt đối D. Oxidase (-) 46. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn tả chủ yếu dựa vào: A. Ngoại độc tố gây rối loạn hấp thu nước và điện giải B. Sự xâm nhập của tả vào bào tương niêm mạc ruột làm hoại tử niêm mạc C. Nội độc tố gây huỷ hoại niêm mạc ruột D. Các enzym của tả gây rối loạn hấp thu tinh bột ở niêm mạc ruột 47. Đặc điểm bệnh học của Haemophilus influenzae: A. Khoảng 75% trẻ em mắc bệnh viêm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn này B. Khảng 75% trẻ lành có mang vi khuẩn này ở họng, mũi C. Vi khuẩn gây bệnh thường là vi khuẩn không có vỏ, typ a. D. Vi khuẩn gây bệnh thường là vi khuẩn không có vỏ, typ b. 48. Haemophilus influenzae không gây nên một trong những bệnh cảnh sau: A. Viêm màng não B. Viêm đường hô hấp trên C. Nhiễm trùng sinh dục D. Viêm dạ dày-ruột cấp 49. Thử nghiệm Koch chứng tỏ miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn lao là: A. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào B. Đáp ứng miễn dịch thể dịch C. Phản ứng trung hoà độc tố D. Đáp ứng của cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào 50. Đặc điểm sinh vật học của nhóm Clostridium: A. Trực khuẩn Gram (+), hiếu khí kỵ khí tuỳ ngộ B. Trực khuẩn Gram (-), kỵ khí tuyệt đối C. Trực khuẩn Gram (+), kỵ khí tuyệt đối D. Trực khuẩn Gram (+), hiếu khí tuyệt đối. Đề Số 2 1. Thuốc kháng sinh là những chất ngăn chặn vi khuẩn nhân lên hay tiêu diệt vi khuẩn bằng cơ chế: A. Tác động vào sự cân bằng lý học của tế bào vi khuẩn. B. Tác động vào các giai đoạn chuyển hóa của đời sống vi khuẩn. C. Ức chế sinh tổng hợp protein. D. Tác động vào giai đoạn phân chia của tế bào vi khuẩn. 2. Kháng sinh có đặc điểm: A. Có nguồn gốc cơ bản từ các chất hóa học. B. Có nguồn gốc cơ bản từ thực vật. C. Mỗi loại kháng sinh chỉ tác động lên một nhóm hay một loại vi khuẩn nhất định. D. Kháng sinh có hoạt phổ rộng là kháng sinh tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau. 3. Chất tẩy uế và chất sát khuẩn giống nhau ở điểm: A. Có thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học, ly trích từ động vật, thực vật hoặc vi sinh vật. B. Có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da. C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật. D. Gây độc hại cho cơ thể. 4. Kháng sinh làm hư hại màng nguyên tương vi khuẩn theo cơ chế: A. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của vách vi khuẩn. B. Kháng sinh làm tăng tính thấm chọn lọc của màng nguyên tương vi khuẩn. C. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng nguyên tương. D. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu của màng nhân. 5. Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn theo một trong các cơ chế sau: A. Phá hủy tiểu phần 30S của ribosom B. Phá hủy tiểu phần 50S của ribosom C. Cản trở sự liên kết của các acid amin ở tiểu phần 50S D. Tác động vào enzym catalase ở tiểu phần 50S Câu 6: Một trong những cơ chế tác động của kháng sinh: A. Kháng sinh phá hủy ARN thông tin B. Kháng sinh cản trở ARN thông tin trượt trên polysom C. Kháng sinh gắn vào 30S của ribosom, gây nên đọc sai mã của ARN thông tin. D. Kháng sinh phá hủy các ARN vận chuyển 7. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh trong sinh tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn: A. Ức chế enzym gyrase nên ngăn cản sự sao chép của AND. B. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ARN. C. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ADN. D. Ngăn cản sinh tổng hợp AND-polymerase phụ thuộc ARN. 8. Kháng sinh tác động lên vách của tế bào vi khuẩn làm cho: A. Vi khuẩn sinh ra không có vách, do đó dễ bị tiêu diệt B. Chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách bị thay đổi, vi khuẩn bị tiêu diệt C. Vách không còn khả năng phân chia nên vi khuẩn bị tiêu diệt D. Các thụ thể trên bề mặt vách bị phá hủy nên vi khuẩn bị tiêu diệt 9. Chất sát khuẩn là những chất: A. Ức chế sự phát triển của vi sinh vật ở mức độ phân tử B. Gây độc hại cho mô sống của cơ thể C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật hay sát trùng ngoài da D. Độc tính cao nên không thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da Đáp án: Câu B 10. Chất tẩy uế có đặc điểm: A. Có nguồn gốc từ các chất hóa học hay từ động vật, thực vật B. Chỉ dùng để tẩy uế đồ vật C. Có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật nên có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da D. Có tác động mạnh đối với vi khuẩn, làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn Đáp án: Câu B 11. Đặc điểm sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn: A. Có bốn dạng đề kháng là: đề kháng thật, đề kháng giả, đề kháng tự nhiên, đề kháng thu được. B. Đề kháng giả được chia thành hai nhóm là đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được. C. Đề kháng thật được chia thành hai nhóm là đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được. D. Đề kháng tự nhiên là đề kháng nhưng không phải là bản chất, không do nguồn gốc di truyền. Đáp án: Câu C 12. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách: A. Làm giảm tính thấm của vách B. Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương C. Làm giảm tính thấm của màng nhân D. Làm giảm tính thấm của vỏ Đáp án: Câu B 13. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế: A. Vi khuẩn sản xuất enzym để phá hủy hoạt tính của thuốc. B. Vi khuẩn làm giảm khả năng thẩm thấu của vách tế bào đối với thuốc. C. Vi khuẩn không còn enzym nên không chịu ảnh hưởng của kháng sinh. D. Vi khuẩn không còn màng tế bào. Đáp án: Câu A 14. Đặc điểm của đề kháng thu được trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn: A. Chiếm tỷ lệ thấp trong sự kháng thuốc của vi khuẩn. B. Kháng thuốc theo cơ chế đột biến là chủ yếu. C. Các gien đề kháng có thể nằm trên nhiễm sắc thể, plasmid hay transposon. D. Gien đề kháng chỉ được truyền từ vi khuẩn đực F+ sang vi khuẩn cái F-. Đáp án: Câu C 15. Đặc điểm của vi khuẩn có R-plasmid: A. Tồn tại được trong môi trường có kháng sinh B. Không tồn tại được trong môi trường có kháng sinh C. Có ở những vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh D. Có ở mọi loại vi khuẩn gây bệnh Đáp án: Câu A 16. Trên lâm sàng, phối hợp thuốc kháng sinh là một trong những nguyên tắc dùng thuốc để tránh hiện tượng kháng thuốc, dựa trên tính chất sau của đột biến: A. Đột biến có tính vững bền B. Đột biến có tính ngẫu nhiên C. Đột biến có tính chất hiếm D. Đột biến có tính chất độc lập và đặc hiệu Đáp án: Câu D 17. Sử dụng kháng sinh rộng rãi, không đúng chỉ định sẽ dẫn đến tình trạng: A. Các vi khuẩn kháng thuốc bị tiêu diệt. B. Các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc bị tiêu diệt. C. Các vi khuẩn nhạy cảm được tự do phát triển mà không bị ức chế cạnh tranh bởi các vi khuẩn khác. D. Tất cả các vi khuẩn nhạy cảm và kháng thuốc đều bị tiêu diệt. Đáp án: Câu B 18. Một trong những biện pháp phòng chống kháng thuốc ở vi khuẩn là: A. Chỉ điều trị khi có kết quả kháng sinh đồ. B. Chỉ điều trị khi phân lập, định danh được vi khuẩn. C. Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. D. Phối hợp nhiều loại kháng sinh và tăng liều kháng sinh. Đáp án: Câu C 19. Một số khái niệm về nhiễm trùng: A. Bệnh nhiễm trùng thể ẩn: trạng thái bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội. B. Bệnh nhiễm trùng cấp tính: diễn tiến bệnh nhanh, sau đó bệnh nhân thường tử vong. C. Bệnh nhiễm trùng mạn tính: bệnh kéo dài, triệu chứng không dữ dội. D. Nhiễm trùng tiềm tàng: người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu lâm sàng. Đáp án: Câu C 20. Tính gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào: A. Độc lực của vi sinh vật B. Độc tố