Môn: Kinh tế vĩ mô
Câu 1: Mục tiêu kinh tế vĩ mô của các nước hiện nay bao gồm:
a. Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả để thỏa mãn cao nhất nhu cầu của xã hội.
b. Hạn chế bớt sự dao động của chu kỳ kinh tế.
c. Tăng trưởng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
d. Các câu trên đều đúng.
Câu 2: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
Tương ứng với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Cao nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát cao.
Cao nhất của một quốc gia đạt được.
Câu (a) và (b) đúng.
14 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 3911 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm và đáp án môn Kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Kinh tế vĩ mô
Câu 1: Mục tiêu kinh tế vĩ mô của các nước hiện nay bao gồm:
Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả để thỏa mãn cao nhất nhu cầu của xã hội.
Hạn chế bớt sự dao động của chu kỳ kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Các câu trên đều đúng.
Câu 2: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
Tương ứng với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Cao nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát cao.
Cao nhất của một quốc gia đạt được.
Câu (a) và (b) đúng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Lạm phát là tình trạng mà mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên cao trong một khoảng thời gian nào đó.
Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động có đăng ký tìm việc nhưng chưa có việc làm hoặc chờ được gọi đi làm việc.
Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt được.
Tổng cầu dịch chuyển là do chịu tác động của các nhân tố ngoài mức giá chung trong nền kinh tế.
Câu 4: Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô là điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp ở mức thấp nhất:
Đúng
Sai
Câu 5: Chính sách ổn định hóa kinh tế nhằm:
Kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái.
Giảm thất nghiệp.
Giảm dao động của GDP thực duy trì cán cân thương mại cân bằng.
Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 6: Tính các chỉ tiêu giá trị sản lượng thực.
Lấy chỉ tiêu danh nghĩa chia cho chỉ số giá.
Lấy chỉ tiêu danh nghĩa nhân cho chỉ số giá.
Tính theo giá cố định.
Câu A và C đúng.
Dựng thông tin sau đây để trả lời từ câu 7 đến câu 13:
Trong năm 2004 có các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ một nước như sau:
Tổng đầu tư: 300
Đầu tư ròng: 100
Tiền lương: 460
Tiền thuê đất: 70
Tiền trả lãi vay: 50
Lợi nhận: 120
Thuế gián thu: 100
Thu nhập ròng từ nước ngoài: 100
Chỉ số giá năm 2004: 150
Chỉ số giá năm 2003: 120
( Đơn vị tính năm gốc: 100)
Câu 7: GDP danh nghĩa theo giá thị trường.
1000
1100
1200
900
Câu 8: GNP danh nghĩa theo giá thị trường:
900
1000
1100
1200
Câu 9: GNP thực của năm 2004:
600
777
733,33
916,66
Câu 10: GNP theo giá sản xuất:
900
1100
1000
1200
Câu 11: NNP:
800
1000
900
1100
Câu 12: NI:
700
800
750
900
Câu 13: Tỷ lệ lạm phát của năm 2004:
25%
50%
20%
30%
Câu 14: Để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế giữa các thời kỳ người ta sử dụng.
Chỉ tiêu theo giá thị trường.
Chỉ tiêu thực.
Chỉ tiêu danh nghĩa.
Chỉ tiêu sản xuất.
Câu 15: Chỉ tiêu không đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng:
Tổng sản phẩm quốc dân.
Sản phẩm quốc dân ròng.
Thu nhập khả dụng.
Không câu nào đúng.
Câu 16: ... không nằm trong thu nhập cá nhân:
Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế giá trị gia tăng.
B và C đúng
Câu 17: Chi chuyển nhượng là các khoản:
Chính phủ trợ cấp cho cựu chiến binh.
Trợ cấp thất nghiệp.
Trợ cấp hưu trí.
Tất cả các câu trên.
Câu 18: Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa năm 1990 là 398 tỷ, năm 2000 là 676 tỷ. Chỉ số giá năm 1990 là 91 và chỉ số giá cả năm 2000 là 111. Tổng sản phẩm quốc dân thực giữa năm 1990 và 2000 sẽ là:
Giữ nguyên không thay đổi.
Chênh lệch khoảng 40 %.
Chênh lệch khoảng 70 %.
Chênh lệch khoảng 90 %.
Câu 19: GDP là chỉ tiêu sản lượng quốc gia được tính theo:
Quan điểm lãnh thổ.
Sảm phẩm cuối cùng được tạo ra trong năm.
Giá tăng gia tăng của tất cả các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong và ngoài nước trong năm.
A và b đều đúng.
Câu 20: Sản lượng tiềm năng là:
A. Mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tư nhiên.
B. Mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp bằng không.
C. Mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng 100% các nguồn lực.
D. Các câu trên đều sai.
Câu 21: Thu nhập khả dụng là:
Thu nhập dựng tự do theo ý muốn dân chúng.
Thu nhập của công chúng bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân.
Tiết kiệm còn lại sau khi tiêu dùng.
Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài.
Câu 22: Sản lượng quốc gia tăng không có nghĩa là mức sống của cá nhân tăng:
Đúng.
Sai.
Sử dụng dữ liệu sau cho các câu 23, 24
GDP danh nghĩa (tỷ USD)
Năm 2004: 20
Năm 2005: 25
Hệ số giảm phát (%)
100
114
Câu 23: GDP thực năm 2005 là:
27,3 tỷ USD.
21,14 tỷ USD.
21,929 tỷ USD.
23,7 tỷ USD.
Câu 24: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005:
7,73 %
14,54 %
11,24 %
9,65 %
Câu 25: Giá trị gia tăng của một xí nghiệp là:
Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phí nguyên liệu để sản xuất sản phẩm.
Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phí vật chất mua ngoài để sản xuất sản phẩm.
Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí vật chất để sản xuất sản phẩm.
Phần còn lại của giá trị sản phẩm sau khi đã trừ đi chi phí tiền lương để sản xuất sản phẩm.
Câu 26: Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,75; đầu tư biên theo sản lượng là 0; thuế biên là 0,2. Số nhân của nền kinh tế sẽ là:
K = 4
K = 2,5
K = 5
K= 2
Câu 27: Nếu chi chuyển nhượng gia tăng 8 tỉ và xu hướng tiết kiệm biên là 0,3:
Tiêu dùng sẽ tăng thêm 5,6 tỉ.
Tiêu dùng sẽ tăng ít hơn 5,6 tỉ.
Tổng cầu tăng thêm 8 tỉ.
Tổng cầu tăng thêm ít hơn 8 tỉ.
Câu 28: Độ dốc của đường X – M âm, bởi vì:
Giá trị hàng hóa nhập khẩu giảm xuống khi sản lượng tăng lên.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu giảm xuống khi sản lượng gia tăng lên.
Xuất khẩu là hằng số trong khi nhập khẩu giảm xuống khi sản lượng tăng lên.
Xuất khẩu là hằng số trong khi nhập khẩu gia tăng khi sản lượng tăng lên.
Câu 29: Giả sử MPT = 0; MPI = 0; MPC = 0,6; MPM = 0,1; Co = 35; I0 = 105; T0 = 0; G = 140; X= 40; Mo = 35. Mức sản lượng cân bằng:
Y = 570
Y = 900
Y = 710
Gần bằng 360
Câu 30: Nếu cán cân thương mại thặng dư, khi đó:
Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu .
Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu bằng nhau và thay đổi như nhau.
Câu 31: Hàm số nhập khẩu phụ thuộc các nhân tố sau:
Sản lượng quốc gia
Tỷ giá hối đoái
Lãi suất.
(a) và (b) đúng.
Câu 32: Giả sử M0 = 6; MPM = 0,1; MPS = 0,2; MPT = 0,1 và mức sản lượng là 450. Vậy giá trị hàng hóa nhập tại mức sản lượng trên sẽ là:
M = 45
M = 51
M = 39
Không câu nào đúng.
Dựng thông tin sau đây để trả lời câu hỏi từ 33 đến 38:
Giả sử: MPC = 0,55; MPT = 0,2; MPI =0,14; MPM = 0,08; C0 = 38; T0 = 20; I0 = 100; G = 120; X = 40; M0 =38; Yp = 600; Un =5%.
Câu 33:. Mức sản lượng cân bằng:
Y = 350.
Y = 498.
Y = 450.
Y = 600.
Câu 34: Tình trạng ngân sách tại điểm cân bằng:
Cân bằng.
Thiếu thông tin để kết luận.
Thâm hụt.
Thặng dư.
Câu 35: Tình trạng cán cân thương mại:
Thâm hụt 37,8
Thặng dư 37,8
Cân bằng.
Không câu nào đúng.
Câu 36: Tỉ lệ thất nghiệp tại mức sản lượng cân bằng:
U = 8,33%
U = 13,5%
U = 8,5%
Không câu nào đúng.
Câu 37: Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 20 và đầu tư tư nhân tăng thêm 5. Mức sản lượng cân bằng mới:
Y = 600
Y = 500
Y = 548
Không câu nào đúng.
Câu 38: Từ kết quả ở câu 37 để đạt được sản lượng tiềm năng, xuất khẩu phải tăng thêm:
∆X = 20
∆X = 26
∆X = 50
Không câu nào đúng.
Câu 39: Chính sách tiền tệ là một công cụ điều hành kinh tế vĩ mô vì:
tiền tệ là công cụ trao đổi, là phương tiện thanh toán, là thước đo giá trị và là phương tiện dự trữ giá trị
tiền tệ biểu hiện cho sự giàu có và quyết định sức mua của xã hội
sự thay đổi cung tiền tệ và lãi suất có tác động đến mức giá, tỷ giá hối đoái, mức sản lượng và mức nhân dụng
mọi nền kinh tế ngày nay đều là nền kinh tế tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc tốc độ lưu thông tiền tệ
Câu 40: Khi nền kinh tế đang suy thói thì chính phủ nên tăng chi ngân sách mua hàng hoá và dịch vụ.
Đúng, vì tăng chi ngân sách như vậy sẽ làm tăng tổng cầu, do đó làm tăng sản lượng.
Sai, vì khi nền kinh tế suy thoái, nguồn thu của chính phủ bị giảm, do đó chính phủ không thể chi ngân sách được.
Câu 41: Cho biết ∆C = Cm∆Yd = - Cm∆T với ∆T = ∆Tx - ∆Tr
Theo biểu thức trên thì tiêu dùng biên Cm là:
Tiêu dùng biên của người giàu, vì người giàu phải chịu thuế.
Tiêu dùng biên của người nghèo, vì người nghèo được hưởng trợ cấp.
Tiêu dùng biên của người giàu và người nghèo được giả định là giống nhau.
(a), (b),(c) đúng.
Câu 42: Khi sản lương thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng ( Y < Xp) nên áp dụng chính sách mở rộng tài khóa bằng cách:
Tăng chi ngân sách và tăng thuế.
Giảm chi ngân sách và tăng thuế.
Tăng chi ngân sách và giảm thuế.
Giảm chi ngân sách và giảm thuế.
Câu 43: Giả sử lượng cân bằng ở mức thất nghiệp tự nhiên, chính phủ muốn tăng chi tiêu thêm 5 tỉ đồng mà không muốn lạm phát cao xảy ra thì chính phủ nên:
Tăng thuế 5 tỷ
Tăng thuế hơn 5 tỷ
Giảm thuế 5 tỷ
Tăng thuế ít hơn 5 tỷ
Câu 44: Chính sách giảm thuế của chính phủ sẽ làm:
Tăng tổng cầu (tổng chi tiêu) và lãi suất giảm.
Giảm tổng cầu (tổng chi tiêu) và lãi suất tăng.
Tăng tổng cầu do thu nhập khả dụng tăng.
Giảm tổng cầu vì thu nhập khả dụng giảm.
Câu 45: Khi chính phủ tăng thuế ròng (T) và tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ (G) một lượng bằng nhau thì sản lượng cân bằng sẽ:
Không đổi
Tăng
Giảm
Các câu trên đều đúng.
Câu 46: Trong một nền kinh tế cho biết: tiêu dùng tự định là 10 tỉ USD; đầu tư là 50 tỉ USD; chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ là 60 tỉ USD; xuất khẩu là 32 tỉ USD; nhập khẩu chiếm 1/10 giá trị sản lượng; khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,8; thuế ròng chiếm 1/8 giá trị sản lượng. Sản lượng cân bằng nền kinh tế là:
320 tỉ USD
340 tỉ USD
380 tỉ USD
360 tỉ USD
Câu 47: Số nhân tiền tệ được định nghĩa là:
hệ số phản ánh sự thay đổi trong lượng cầu tiền khi thay đổi một dơn vị tiền mạnh.
hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một dơn vị tiền mạnh.
hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một dơn vị trong tổng cầu.
hệ số phản ánh lượng thay đổi trong mức cung tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.
Câu 48: Giả sử dự trữ bắt buộc là 10%, tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác ở ngân hàng là 60%. Số nhân tiền tệ trong trường hợp này sẽ là:
kM =3
kM =4
kM =2
kM =5
Câu 49: Chính phủ có thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng cách:
bán chứng khoán của chính phủ trên thị trường chứng khoán.
tăng lãi suất chiết khấu.
tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
các câu trên điều đúng.
Câu 50: Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất:
ngân hàng trung gian áp dụng đối với người gửi tiền.
ngân hàng trung gian áp dụng đối với người vay tiền.
ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng trung gian.
ngân hàng trung ương áp dụng đối với công chúng.
Câu 51: Giả sử lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế là 1400, tiền cơ sở là 700, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác là 80%, dự trữ tùy ý là 5% vậy dự trữ bắt buộc sẽ là:
10%
5%
3%
2%
Câu 52: Giả sử hàm cầu về tiền ở một mức sản lượng là LM =450 – 20r. Lượng tiền mạnh là 200 số nhân tiền tệ là 2. Vậy lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ là:
r =3%
r =2.5%
r =2%
r =1.5%
Câu 53: Điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ thay đổi là do:
Ngân hàng trung ương thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế
Sản lượng quốc gia thay đổi
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trung gian
Các câu trên đều đúng
Câu 54: Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bán ra chứng khoán của chính phủ thì khối tiền tệ sẽ:
Tăng lên
Không đổi
Giảm xuống
Chưa biết
Câu 55: Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi lượng cung tiền trong nước bằng cách:
mua và bán chứng khoán của chính phủ
mua và bán ngoại tệ
a, b đều đúng
a, b đều sai
Câu 56: Số nhân của tiền tệ phản ánh:
lượng tiền giao dịch phát sinh từ 1 đơn vị tiền cơ sở
lượng tiền giao dịch phát sinh từ 1 đơn vị tiền ký gởi
a, b đều đúng
a, b đều sai
Câu 57: Theo công thức kM = thì c càng tăng sẽ làm cho kM càng giảm, điều đó phản ánh:
dân cư ưa chuộng sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hơn
vai trò của ngân hàng trung gian trong nền kinh tế là yếu kém
a, b đều đúng
a, b đều sai
Câu 58: Trong hàm số I =I0 +ImY +Imrr, hệ số Imr phản ánh:
lượng giảm bớt của dầu tư khi lãi suất tăng thêm 1%
lượng tăng thêm của dầu tư khi lãi suất tăng thêm 1%
lượng giảm bớt của lãi suất khi đầu tư tăng thêm một đơn vị
a, b và c dều sai
Câu 59: Nếu các yếu tố khác không đổi, cung tiền tệ giảm xuống thì:
lãi suất sẽ giảm do đó đầu tư tăng
lãi suất sẽ giảm và đầu tư giảm
lãi suất sẽ tăng do đó đầu tư giảm
không câu nào đúng
Câu 60: Để tăng lượng tiền mạnh (tiền cơ sở) ngân hàng trung ương sẽ:
mua ngoại tệ để duy trì tỷ giá không đổi
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
tăng lãi suất chiết khấu
bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở
TỔNG CUNG – TỔNG CẦU
Câu hỏi trắc nghiệm:
Đường tổng cung (AS) dịch chuyển do:
Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi.
Chính phủ tăng hay giảm các khoản đầu tư của chính phủ.
Thu nhập quốc dân thay đổi.
Năng lực sản xuất của quốc gia như: vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật thay đổi về số lượng.
Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển diển ra trong thời gian:
Tức thời.
Ngắn hạn.
Dài hạn.
Không câu nào đúng.
Đường tổng cầu (AD) dịch chuyển là do:
Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi.
Năng lực sản xuất của quốc gia thay đổi.
Các nhân tố tác động đến C, I, G, X, M thay đổi.
Các câu trên điều sai.
Đường SAS dịch chuyển sang trái do:
Đầu tư tăng lên.
Chi tiêu của chính phủ tăng lên.
Chi phí sản xuất tăng lên.
Cung tiền tệ tăng.
Đường SAS dịch chuyển sang phải khi:
Thuế đối với các yếu tố sản xuất giảm.
Giảm thuế thu nhập cá nhân.
Tăng chi tiêu cho quốc phòng.
Giá các yếu tố sản xuất tăng lên.
Đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải khi:
Chính phủ tăng chi cho giáo dục và quốc phòng.
Chính phủ giảm thuế thu nhập.
Chi tiêu của các hộ gia đình tăng lên nhờ những dự kiến tốt đẹp về tương lai.
Các trường hợp trên đều đúng.
Yếu tố nào sau đây không có ảnh hưởng về tổng cầu:
Khối lượng tiền.
Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
Lãi xuất.
Chính sách tài khóa của chính phủ.
Trường hợp nào sau đây chỉ có ảnh hưởng đối với tổng cung ngắn hạn (không có ảnh hưởng đối với tổng cung dài hạn) :
Tiền lương danh nghĩa tăng.
Nguồn nhân lực tăng.
Công nghệ được đổi mới.
Thay đổi chính sách thuế của chính phủ.
Khi nền kinh tế hoạt động ở mức toàn dụng, những chính sách kích thích tổng cầu sẽ có tác dụng dài hạn:
Làm tăng lãi suất và sản lượng.
Làm tăng sản lượng thực, mức giá không đổi.
Làm tăng mức giá và lãi suất, sản lượng không đổi.
Các câu trên đều sai.
Lạm Phát và Thất Nghiệp
Dựng thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3
Số liệu về giá cả và số lượng của các loại hàng hóa trong 2 năm 2003 và 2004 được cho như sau:
Sản phẩm
2003
2004
P
Q
P
Q
Gạo
20
2
11
3
Thịt
10
3
22
4
Xi măng
40
4
42
5
1) Tính chỉ số giá hàng tiêu dùng cho gạo và thịt của năm 2004 (Năm gốc là 2003 có chỉ số giá cả là 100)
a. 105 c. 115
b.110 d. không câu nào đúng
2) Tính chỉ số điều chỉnh lạm phát của năm 2004 cho cả 3 mặt hàng
a. 106.7 c. 107.6
b. 105.8 d. 107.8
3) Tính chỉ số lạm phát của năm 2004 so với năm 2003 ( Năm gốc là 2003 có chỉ số là 100) sử dụng chỉ số giá hàng tiêu dùng để tính
a. 10% c. 6.6%
b.10.7% d. không câu nào đúng
4) Trong nền kinh tế, khi giá các yếu tố sản xuất tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng:
a. Lạm phát do cầu kéo
b. Lạm phát do phat hành tiền
c. Lạm phát do cung (do chi phí đẩy)
d. cả 3 câu trên đúng
5) Trong nền kinh tế, khi có sự đầu tư và chi tiêu quá mức của tư nhân, của chính phủ hoặc xuất khẩu tăng mạnh sẽ dẫn đến tình trạng:
a. . Lạm phát do phat hành tiền
b. Lạm phát do yếu tố sản xuất tăng lên
c. Lạm phát do cầu kéo
d. Lạm phát do chi phí đẩy
6) Mức giá chung trong nền kinh tế là:
a. chỉ số giá b. Tỷ lệ lạm phát
c. a.b đúng d. a,b sai
7) Theo công thức Fisher: MV = PY è P =MV/Y (trong đó P là mức giá chung, M là khối lượng tiền phát hành, V là tốc độ lưu thông tiền tệ, Y là khối lượng hàng hóa và dịch vụ), M tăng bao nhiêu thì P tăng tương ứng bấy nhiêu.
a. đúng b.sai
8) Theo thuyết số lượng tiền tệ thì:
a. Mức giá tăng nhiều hơn so với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực không đổi
b. Mức giá tăng cùng một tỷ lệ với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực không đổi
c. Mức giá tăng ít hơn so với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực không đổi
d. Mức giá không tăng, cho dù lượng cung tiền tệ tăng, sản lượng thực không đổi
9) Các nhà kinh tế học cho rằng:
a. Có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp
b. Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
c. Có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn, không có sự đánh đổi trong dài hạn.
d. Các câu trên đều đúng.
10) Lạm phát xuất hiện có thể do các nguyên nhân:
a. Tăng cung tiền
b. Tăng chi tiêu của chính phủ
c. Tăng lượng và giá các yếu tố sản xuất
d. Cả 3 câu trên đúng
11) Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân của lạm phát cao
a. Ngân sách của chính phủ bội chi và được tài bằng phát hành tiền giấy
b. Ngân sách của chính phủ bội chi và được tài trợ bằng nợ vay nước ngoài
c. Ngân sách của chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tín phiếu kho bạc
d. Ngân sách của chính phủ bội chi bất luận nó được tài trợ thế nào
12) Tỷ lệ lạm phát tăng 8%, lãi suất danh nghĩa tăng 6% thì lãi suất thực:
a. Tăng 14% c. Giảm 2%
b. Tăng 2% d. Giảm 14%
13) Khi tỷ lệ lạm phát thực hiện thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán thì:
a. Người đi vay được lợi c. Người cho vay bị thiệt
b. Người cho vay được lợi d. Các câu trên đều sai
14) Hiện tượng giảm phát xảy ra khi
a. Tỷ lệ lạm phát thực hiện nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán
b. Tỷ lạm phát năm nay nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát năm trước
c. Chỉ số giá năm nay nhỏ hơn chỉ số giá năm trước
d. Các câu trên đều sai
15) Chỉ số năm 2004 là 140 có nghĩa là :
a. Tỷ lệ lạm phát năm 2004 là 40%
b. Giá hàng hóa năm 2004 tăng 40% so với năm 2003
c. Giá hàng hóa năm 2004 tăng 40% so với năm gốc
d. Các câu trên đều sai
16) Lãi suất thị trường có xu hướng:
a. Tăng khi tỷ lệ lạm phát tăng, giảm khi tỷ lệ lạm phát giảm
b. Tăng khi tỷ lệ lạm phát giảm, giảm khi tỷ lệ lạm phát giảm
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
17) Theo hiệu ứng Fischer
a. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng 1%
b. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa giảm 1%
c. a và b đều đúng
d. a va b đều sai
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1)Thị trường mà ở đó đồng tiền quốc gia này có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác là:
a.Thị trường hang hoá b.Thị trường tiền tệ
c.Thị trường yếu tố sản xuất d.Thị trường ngọai hối.
2)Tỷ giá hối đối được địng nghĩa như sau:
a.Tỷ số phản ánh giá cả đồng tiền của 2 quốc gia
b.Tỷ số phản ánh số lượng ngọai tệ nhận đựơc khi đổi 1 đơn vị nội tệ
c.Tỷ số phản ánh số lượng nội tệ nhận đựơc khi đổi 1 đơn vị ngọai tệ
d.Cả 3 câu trên đều đúng.
3)Tỷ giá hối đối thay đổi sẽ ảng hửơng đến các mặt:
a.Tình hình cán cân ngọai thương
b.Tình hình cán cân thanh toán
c.Tình hình sản lượng quốc gia
d.Cả 3 câu trên đều đúng.
4)Trong điều kiện giá cả hàng hoá ở các nước không thay đổi, khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ có tác dụng:
a.Khuyến khích xuất khẩu
b.Khuyến khích nhập khẩu
c.Khuyến khích gia tăng cả xuất và nhập khẩu
d.Tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu.
5)Khi tỷ giá hối đoái giảm xuống thì:
a.Các công ty xuất khẩu hang sẽ có lợi
b.Các công ty nhập khẩu hàng sẽ có lợi
c.Người sản xuất hàng xuất khẩu có lợi
d.Không câu nào đúng.
16) Điểm cân bằng bên trong và bên ngòai với mức sản lượng và lãi suất mà ở đó:
a.Thị trường hàng hoá cân bằng
b.Thị trường tiền tệ cân bằng
c.Lựơng ngọai tệ đi vào bằng với lượng ngọai tệ đi ra
d.Cả 3 câu trên đều đúng.
18)Khi cán cân thanh toán thặng dư, trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi thì:
a.Tỷ giá hối đoái cân bằng
b.Tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm xuống
c.Tỷ giá hối đoái có xu hứơng tăng lên
d. Tỷ giá hối đoái không thay đổi.
19)Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố địng nếu cán cân thanh toán thặng dư, để duy trì tỷ giá hối đoái mà chính phủ ấn định thì;
a.Ngân hàng trung ương tung ra một số lượng nội tệ đ