Đề xuất định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015

Tóm tắt. Từ việc phân tích chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân hiện hành, bài viết tập trung đề xuất định hướng xây dựng chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015: Cần xác định rõ chuẩn mực của công dân Việt Nam trong thời đại mới, từ đó xây dựng chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân xoay quanh 5 mối quan hệ (quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, thiên nhiên) với 3 nội dung căn bản: giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và giáo dục kĩ năng sống.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 117-123 This paper is available online at ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC CÔNG DÂN SAU NĂM 2015 Nguyễn Thị Toan Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ việc phân tích chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân hiện hành, bài viết tập trung đề xuất định hướng xây dựng chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015: Cần xác định rõ chuẩn mực của công dân Việt Nam trong thời đại mới, từ đó xây dựng chương trình - sách giáo khoa Giáo dục công dân xoay quanh 5 mối quan hệ (quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, thiên nhiên) với 3 nội dung căn bản: giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và giáo dục kĩ năng sống. Từ khóa: Chương trình - sách giáo khoa, giáo dục công dân, chuẩn mực công dân Việt Nam, kĩ năng sống. 1. Mở đầu Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, một nhiệm vụ trọng tâm là phải đổi mới nội dung chương trình - sách giáo khoa (CT - SGK), theo hướng chỉ đạo của Bộ Chính trị (ngày 15/4/2009): “Rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học, chuẩn bị kĩ việc xây dựng và triển khai đồng bộ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả”. Trên cơ sở phân tích CT - SGK giáo dục công dân (GDCD) hiện hành, bài viết này tập trung đề xuất định hướng xây dựng CT - SGK GDCD sau năm 2015 đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về CT - SGK GDCD hiện hành Thực chất, môn GDCD đã có nền tảng từ môn Đạo đức ở Tiểu học, bởi vì mục tiêu giáo dục Tiểu học là “nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp Ngày nhận bài: 27-12-2012. Ngày chấp nhận đăng: 11-4-2013 Liên hệ: Nguyễn Thị Toan, e-mail: Toannt@hnue,edu.vn 117 Nguyễn Thị Toan phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị học sinh tiếp tục học tiếp THCS” (Điều 23 của Luật Giáo dục,1998). Môn Đạo đức ở Tiểu học hướng tới hình thành chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh xoay quanh 5 mối quan hệ: 1. Quan hệ với bản thân; 2. Quan hệ với gia đình; 3. Quan hệ với nhà trường; 4. Quan hệ với cộng đồng xã hội; 5. Quan hệ với môi trường tự nhiên. Chương trình được cấu trúc đồng tâm, xoáy ốc. Các chuẩn mực hành vi ở lớp dưới cụ thể, đơn giản, tới lớp trên có sự lặp lại nhưng nâng cao, khái quát hơn. Bên cạnh những nội dung giáo dục chuẩn mực hành vi đạo đức, chương trình bước đầu có cả việc giáo dục chuẩn mực hành vi pháp luật (Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông - Lớp 4). Ngoại trừ một số bài chưa phù hợp đối tượng (Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế - Lớp 3, Hiểu biết về tổ chức Liên hợp quốc - lớp 5, Tôn trọng các cơ quan chính quyền địa phương và ủng hộ các nhà chức trách thi hành công vụ - Lớp 5...), nhìn tổng thể, cấu trúc chương trình Đạo đức ở Tiểu học là hợp lí, phù hợp với mục tiêu giáo dục Tiểu học; đảm bảo tính cơ bản, hiện đại, thiết thực, gắn với thực tiễn. Tiếp nối CT - SGK Đạo đức ở Tiểu học, CT - SGK GDCD cấp THCS (THCS) xoay quanh hai nội dung cơ bản: 1.Giáo dục đạo đức (học kì I); 2. Giáo dục pháp luật (học kì II). CT - SGK GDCD ở cấp học này đã thể hiện sự quá tải với nhiều chủ đề thiếu sức hấp dẫn, không phù hợp với đối tượng: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Lớp 7), Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Lớp 8), lí tưởng sống của thanh niên, Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế (Lớp 9),... Tên bài và nội dung các bài cho thấy, đây là những bài học dành cho thanh niên. Trong khi đó, học sinh trung học cơ sở (THCS) mới chỉ chủ yếu ở lứa tuổi thiếu niên. Sẽ rất khó khăn cho cả giáo viên và học sinh khi phải dạy và học những vấn đề không phù hợp với đối tượng. Ở cấp trung học phổ thông (THPT), CT - SGK GDCD được cấu trúc thành 5 phần: 1. Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học; 2. Công dân với đạo đức; 3. Công dân với kinh tế; 4. Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội; 5. Công dân với pháp luật. Các tri thức của GDCD là sự kết hợp tri thức của các môn học: Triết học, Kinh tế - chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đạo đức học, Pháp luật học, Xã hội học... Tách riêng từng phần, có thể thấy các tác giả đã thành công trong việc chuyển tải những nội dung kiến thức sâu, rộng, trừu tượng của nhiều môn khoa học xã hội vào SGK một cách cô đọng, hàm súc. Ví dụ: Phần Triết học trong sách GDCD lớp 10 là phần viết hay, hấp dẫn. Kiến thức Triết học vốn rất khó đối với cả sinh viên đại học đã được trình bày thành những nội dung khoa học, chặt chẽ, logic, ngôn ngữ chuẩn xác, ví dụ tiêu biểu, sinh động. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn quá tải, chưa vừa sức và chưa khắc phục được tính hàn lâm, nặng lí thuyết nhẹ thực hành, mới chỉ là sự kết hợp chứ chưa phải là sự tích hợp kiến thức của nhiều môn học khó, trừu tượng. SGK GDCD lớp 10 gồm kiến thức của hai môn: Triết học và Đạo đức học. Kiến thức Triết học trừu tượng được đưa ngay vào học kì I, khi học sinh vừa bước chân vào trường trung học phổ thông, nhận thức cảm tính là chủ yếu. Phần Đạo đức học với những phạm trù đạo đức mang đậm màu sắc lí thuyết chỉ được học với thời lượng 15 tiết của học kì II. SGK GDCD lớp 11 gồm kiến thức của môn Kinh tế - chính trị (học kì I) với sự cô đặc chương trình Kinh tế - chính 118 Đề xuất định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa... trị đại học, thậm chí có khá nhiều kiến thức giảm tải trong chương trình đại học nhưng vẫn tồn tại trong chương trình phổ thông; môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (học kì II) với những nội dung mang tầm vĩ mô. SGK GDCDlớp 12 gồm kiến thức về mối quan hệ giữa công dân với pháp luật với nhiều phạm trù phức tạp, trong khi học sinh cuối cấp phải dồn thời gian cho hai kì thi quan trọng. Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với thời gian quá ít (1 tiết/tuần), phông kiến thức rộng trong khi giáo viên chỉ được đào tạo sâu một chuyên ngành hẹp... tạo thành áp lực cho giáo viên và học sinh. Mặt khác, sinh viên ở các trường chuyên nghiệp lại được học lại phần lớn các kiến thức trong môn GDCD cấp THPT. Đây là một sự lãng phí lớn về thời gian, công sức, tiền bạc. Nhìn tổng thể, sau nhiều lần cải cách, CT - SGK Đạo đức, GDCD - công trình của tập thể các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành đã dần được chuẩn hóa với những bước tiến đáng ghi nhận. Hàm lượng khoa học gia tăng trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, qua nghiên cứu CT – SGK GDCDcùng với việc khảo sát thực tiễn dạy học GDCD qua dự giờ, điều tra xã hội học, chúng tôi nhận thấy rằng: CT – SGK GDCD vẫn còn những hạn chế cần khắc phục: 1. Quá tải, chưa phù hợp đối tượng; 2. Nặng lí thuyết, nhẹ thực hành; 3. Nặng giáo dục chính trị, nhẹ giáo dục đạo đức và kĩ năng sống (Toàn bộ chương trình GDCD cấp THPT chỉ có 15 tiết giáo dục đạo đức với những phạm trù đạo đức đậm màu sắc lí thuyết). Những hạn chế này là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn tới việc chất lượng dạy học GDCD chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục và thực tiễn cuộc sống, công dân Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với công dân thế giới. Năm học 2011 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chỉ đạo giảm tải một số nội dung trong CT - SGK Giáo dục công dân. Tuy nhiên, việc giảm tải này chủ yếu thực hiện một cách cơ học khiến cho kiến thức môn GDCD thiếu tính hệ thống. Điều này tất yếu dẫn tới việc phải xây dựng CT - SGK GDCDmới đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. 2.2. Hướng xây dựng CT - SGK GDCD sau năm 2015 2.2.1. Xuất phát điểm để xây dựng CT - SGK GDCD sau năm 2015 Việc xây dựng CT- SGK GDCDphải dựa trên những cơ sở lí luận (đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Luật Giáo dục, lí luận dạy học...) và cơ sở thực tiễn (đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, bối cảnh đất nước và thời đại). Tuy nhiên, cần phải xuất phát từ khái niệm công dân và hệ giá trị chuẩn mực của công dân Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa, từ đó mới có thể xác định những nội dung căn bản trong CT - SGK Giáo dục công dân. Khái niệm công dân được tiếp cận trên các phương diện khác nhau, trong đó có hai phương diện tiếp cận chủ yếu: phương diện pháp lí - chính trị và phương diện xã hội. Trên phương diện pháp lí - chính trị, công dân là con người chính trị đã trưởng thành, có đủ năng lực pháp lí, năng lực hành vi để chịu trách nhiệm trước xã hội và xác lập tư cách chủ thể trong nhà nước của họ. Trên phương diện xã hội, công dân là con người cá nhân cụ thể, một thành viên trong cộng đồng xã hội. Ở phương diện này, ai cũng là một công dân, công dân chưa thành niên và công dân đã thành niên. Trước đây, khái niệm công dân chủ yếu được hiểu theo nghĩa thứ nhất, bởi vậy môn GDCD có tên là môn Chính trị. Bắt đầu 119 Nguyễn Thị Toan từ năm học 1990 - 1991, môn Chính trị chính thức được đổi tên thành môn GDCD song khái niệm công dân vẫn chủ yếu được tiếp cận ở góc độ thứ nhất. Bởi vậy, các tác giả viết sách GDCD vẫn khẳng định: “Các tri thức của môn GDCD được truyền thụ cho học sinh có thể mang nhiều nội dung khác nhau nhưng đều được coi là tri thức lí luận chính trị” [6]. Trên thực tế, đối tượng mà môn GDCD hướng tới là học sinh - công dân xã hội mà công dân chính trị chỉ là một phần trong nội hàm của khái niệm này mà thôi. GDCD là môn học hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết của một người công dân trong thời đại mới. Khi khái niệm công dân được mở rộng thành công dân xã hội với tất cả những mối quan hệ phong phú, đa dạng của nó thì việc xây dựng, phát triển những nội dung mới cho môn GDCD là một yêu cầu tất yếu. Từ khái niệm công dân, cần xác định những phẩm chất và năng lực cần thiết (hệ giá trị) của công dân Việt Nam trong thời đại mới. Nếu không xác định rõ điều này, việc GDCDnói riêng, giáo dục nói chung sẽ tạo ra những mẫu người không phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại, thiếu tố chất để thành công trong thời đại toàn cầu hóa. Điều đó đồng nghĩa với việc giáo dục Việt Nam sẽ đi lệch hướng, xa rời con đường chung của nhân loại. Việc xác định hệ giá trị mới của công dân Việt Nam cần căn cứ vào đặc điểm con người Việt Nam, xu thế phát triển của thời đại và yêu cầu của đất nước, dân tộc. Vậy hệ giá trị chuẩn mực của công dân Việt Nam trong thời đại mới là gì? Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình khẳng định: Giáo dục Việt Nam cần phải “dạy và học làm người - làm người lương thiện và công dân có trách nhiệm” [3]. Đặt con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội, với ý nghĩa một công dân xã hội, công dân Việt Nam cần có những phẩm chất và năng lực sau: 1. Trong quan hệ với bản thân: Trung thực, tự trọng, tự tin, tự chủ, chăm chỉ, tiết kiệm. 2. Trong quan hệ với công việc: Ham học hỏi, năng động, nhạy bén, sáng tạo, có ý chí vươn lên, có hoài bão lập thân lập nghiệp, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình, có trình độ khoa học, có văn hoá, kỷ luật lao động. 3. Trong quan hệ với gia đình, dòng họ: Hiếu thảo, biết ơn, kính trên nhường dưới, yêu thương, tôn trọng gia đình, có quan niệm và ý thức xây dựng tình yêu thuỷ chung, lành mạnh, gia đình bình đẳng, hạnh phúc. 4. Trong quan hệ xã hội: - Có văn hoá giao tiếp, tinh thần đoàn kết, khoan dung, độ lượng, nhân văn nhân ái, hiểu biết và tôn trọng lịch sử, văn hoá truyền thống dân tộc. - Có năng lực hợp tác trong công việc và các hoạt động xã hội. - Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, yêu nước, phấn đấu cho lí tưởng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. - Phản đối chiến tranh, bạo lực, yêu chuộng hoà bình, tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các quốc gia, dân tộc, có năng lực thích nghi, hợp tác và chung sống hoà bình. 5. Trong quan hệ với môi trường: Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường và có ý thức tái tạo môi trường trong sạch. Sử dụng của cải vật chất tiết kiệm, hợp lí nhằm góp phần bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Tóm lại, công dân Việt Nam chuẩn mực là công dân trung thực, lương thiện, tự 120 Đề xuất định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa... trọng, tự chủ, tự tin, sáng tạo, nhân ái, khoan dung, hợp tác, yêu nước, có tinh thần trách nhiệm, đủ năng lực cạnh tranh với công dân toàn cầu. Đó là những công dân có lí tưởng, hoài bão chân chính, có ý thức tuân thủ pháp luật, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi, công dân CHÂN - THIỆN - MỸ, có thể tham gia toàn diện vào quá trình phát triển bền vững của dân tộc và nhân loại. Việc xác định rõ hệ giá trị chuẩn mực của công dân Việt Nam là cơ sở để CT - SGK GDCD xác định những nội dung cần giáo dục cho học sinh ở môn GDCD nhằm đào tạo những công dân chân chính cho đất nước. 2.2.2. Đề xuất cấu trúc, nội dung CT - SGK GDCD sau năm 2015 Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau năm 2015, GDCD sẽ là một trong bốn môn học bắt buộc ở cấp THPT. Để chuẩn bị cho tinh thần này, CT - SGK GDCDtất yếu phải đổi mới ở tất cả các cấp học cả về nội dung, kết cấu, thời lượng... * Về nội dung: Để khắc phục tình trạng quá tải trong chương trình, một số nội dung kiến thức nên chuyển lên cấp học cao hơn (hoặc tích hợp dần vào nội dung GDCD qua các cấp học) như: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế - chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học... Vậy những nội dung nào cần có trong môn GDCD? Thứ nhất, giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức, tu dưỡng đạo đức là việc cần phải làm trong suốt cả cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, trong nhà trường, giáo dục đạo đức cần trở thành nội dung trọng tâm nhất của GDCD và phải được dạy trong tất cả các cấp học. Hiện nay, tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong thanh thiếu niên. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này mà một trong những nguyên nhân căn bản là việc giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Càng tới bậc học cao, vị trí, vai trò giáo dục đạo đức trong nhà trường càng có xu hướng mờ nhạt dần. Ở Tiểu học, học sinh được học 1 tiết Đạo đức/tuần, THCS 1 2 tiết/tuần, THPT chỉ học 15 tiết Đạo đức trong cả ba năm học, tới bậc học chuyên nghiệp thì chỉ còn tồn tại môn Đạo đức ở một số ít chuyên ngành hẹp. Việc dạy đạo đức trong nhà trường với thời lượng quá ít, lại nặng về lí thuyết nên hiệu quả giáo dục đạo đức rất thấp, như lời nhận xét của một giảng viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh: “Giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa chạm tới trái tim người học” (Theo VTV1, 7h ngày 12/1/2013). Giáo dục đạo đức chưa tạo dấu ấn thực sự trong nhận thức và hành động của học sinh, chưa góp phần hình thành rõ nét nhân cách người Việt. Bởi vậy, việc đưa giáo dục đạo đức trở thành nội dung trọng tâm của GDCD là một yêu cầu bắt buộc và cấp thiết. Nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường cần xoay quanh chuẩn mực đạo đức công dân Việt Nam trong thế kỷ XXI với mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Giáo dục đạo đức ở Tiểu học là giáo dục chuẩn mực hành vi đạo đức, THCS giáo dục phẩm chất đạo đức, THPT giáo dục phẩm chất đạo đức và phạm trù đạo đức, Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp giáo dục đạo đức nghề nghiệp. CT - SGK nên đa dạng hóa các tình huống đạo đức, tấm gương đạo đức người thật việc thật, những câu truyện đạo đức trong “Quà tặng cuộc sống”, “Trà sữa tâm hồn”, “Sống đẹp”... đặc biệt là những câu truyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục phát động cuộc thi viết truyện về những tấm gương đạo đức, lựa chọn những câu truyện hay để đưa vào SGK hoặc tài liệu tham khảo. Thứ hai, giáo dục pháp luật: Tương tự lĩnh vực đạo đức, tình trạng thanh thiếu niên 121 Nguyễn Thị Toan vi phạm pháp luật cũng có xu hướng ngày càng gia tăng: số lượng vụ vi phạm pháp luật và mức độ phạm tội nguy hiểm tăng trong khi tuổi vi phạm pháp luật ngày càng trẻ hóa. Bởi vậy, cùng với giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cần phải trở thành một nội dung cơ bản trong chương trình GDCD. Việc ý thức tuân thủ pháp luật của người Việt Nam yếu kém do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể tới những hạn chế của việc giáo dục pháp luật trong nhà trường: Thời lượng học pháp luật trong nhà trường quá ít, các luật được dạy cho học sinh chưa phù hợp đối tượng, giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về luật, phương pháp truyền đạt lại lạc hậu, thiếu sức hấp dẫn. Trong xã hội hiện đại, mọi công dân phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, cần tăng cường giáo dục pháp luật trong nhà trường, xoay quanh hai nội dung cơ bản là quyền và nghĩa vụ công dân, ở cấp Tiểu học là giáo dục chuẩn mực hành vi pháp luật đơn giản và quyền trẻ em (Quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền tham gia, quyền phát triển), THCS vẫn giáo dục chuẩn mực hành vi pháp luật và quyền trẻ em song mở rộng và nâng cao hơn, THPT giáo dục một số luật đơn giản, cần thiết về quyền và nghĩa vụ công dân, Đại học - Cao đẳng - Trung học chuyên nghiệp giáo dục Luật nghề nghiệp và quyền con người (nhân quyền). Thứ ba, giáo dục kĩ năng sống: Đây cũng là một điểm yếu làm giảm đi sức cạnh tranh của công dân Việt Nam so với công dân thế giới. Người Việt còn nhiều hạn chế trong kĩ năng sống: kĩ năng xử lí các tình huống khó khăn, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác... Trong khi đó, gia đình, nhà trường, xã hội lại coi nhẹ việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy, GDCD cần đưa giáo dục kĩ năng sống thành một nội dung căn bản vào trong CT - SGK Giáo dục công dân. Giáo dục kĩ năng sống cũng được bắt đầu từ Tiểu học, từ việc giáo dục những kĩ năng đơn giản đến những kĩ năng phức tạp hơn. Ví dụ: Giáo dục kĩ năng sống trong gia đình bắt đầu từ những kĩ năng ăn uống, giao tiếp, làm công việc đơn giản trong nhà đến kĩ năng thể hiện tình yêu thương, kĩ năng chăm sóc những người thân trong gia đình và cả kĩ năng bảo vệ mình, bảo vệ người thân trước nạn bạo hành gia đình. Việc giáo dục kĩ năng sống có thể lồng ghép trong giáo dục đạo đức, pháp luật. Thứ tư, giáo dục chính trị: Không thể loại bỏ chính trị khỏi GDCD khi khái niệm công dân xã hội hàm chứa cả công dân chính trị. Tuy nhiên, khái niệm chính trị cần được hiểu là chính trị nhân bản, xuất phát từ con người và vì con người chứ không phải là chính trị cực đoan, giáo điều, khiên cưỡng. Thực tế, nội dung chính trị đã ẩn chứa trong đạo đức và pháp luật song cần trang bị thêm cho học sinh một số kiến thức chính trị về đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ở mức độ sơ giản. * Về cấu trúc: Để đảm bảo tính hệ thống, kế thừa, phát triển liên tục, không trùng lặp, cần có một ban xây dựng chương trình từ cấp Tiểu học tới Đại học. Chương trình nên xây dựng theo đường xoáy ốc, xoay quanh 5 mối quan hệ: 1. Quan hệ với bản thân; 2. Quan hệ với gia đình; 3. Quan hệ với nhà trường; 4. Quan hệ với cộng đồng xã hội; 5. Quan hệ với môi trường và 3 nội dung giáo dục căn bản: 1. Giáo dục đạo đức; 2. Giáo dục pháp luật; 3. Giáo dục kĩ năng sống. Các nội dung giáo dục được mở rộng và nâng cao dần qua từng bậc học. 122 Đề xuất định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa... 3. Kết luận CT - SGK là sản phẩm trí tuệ của tập thể các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành. CT - SGK chuẩn mực khi đảm bảo được tính khoa học, hiện đại, phù hợp đối tượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại. Chúng tôi hy vọng các các chuyên gia bằng tâm huyết và tài năng của mình: 1. Kế thừa CT - SGK hiện hành; 2. Lắng nghe tiếng nói của học sinh, giáo viên và xã hội; 3. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và xu thế thời đại; 4. Học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến để xây dựng một CT- SGK môn GDCD chuẩn mực, góp phần vào sự nghiệp giáo dục cho đất
Tài liệu liên quan