Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhập

1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xu thế hội nhập diễn ra ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa. Thế giới xích lại gần nhau hơn, trong xu thế hội nhập việc giao thoa giữa các nền văn hóa là điều không tránh khỏi. Trong đó tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại làm giàu văn hóa đất nước mình là điều cần làm. Nhưng tiếp thu nền văn hóa tiên tiến phải trên cơ sở kế thừa và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Văn hóa là vốn quý, là nền tảng tinh thần của dân tộc, cũng chính vì giữ được văn hóa mà ta giữ được đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Trước đây, để phát triển đất nước, người ta chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà xem nhẹ phát triển văn hóa. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với nền kinh tế tri thức, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội. Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động, vốn, kĩ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả năng phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không? Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường và khả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lí, lối sống cho nên việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập có ý nghĩa vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 146 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP Nguyễn Hoàng Hải (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Chính trị) GVHD: ThS Nguyễn Huỳnh Bích Phương 1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xu thế hội nhập diễn ra ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa. Thế giới xích lại gần nhau hơn, trong xu thế hội nhập việc giao thoa giữa các nền văn hóa là điều không tránh khỏi. Trong đó tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại làm giàu văn hóa đất nước mình là điều cần làm. Nhưng tiếp thu nền văn hóa tiên tiến phải trên cơ sở kế thừa và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Văn hóa là vốn quý, là nền tảng tinh thần của dân tộc, cũng chính vì giữ được văn hóa mà ta giữ được đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Trước đây, để phát triển đất nước, người ta chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà xem nhẹ phát triển văn hóa. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với nền kinh tế tri thức, là sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội. Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động, vốn, kĩ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả năng phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không? Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường và khả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lí, lối sống cho nên việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập có ý nghĩa vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Cung cấp cơ sở lí luận về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc. Đề tài làm rõ vai trò của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời đưa ra phương hướng, giải pháp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM trong thời kì hội nhập. Năm học 2016 - 2017 147 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, dựa trên kết quả của những nhà nghiên cứu đi trước khái quát lại, thế nào là văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc. Hai là chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực của thời kì hội nhập đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ba là, làm rõ vai trò của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bốn là, nêu lên thực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Năm là, đề ra phương hướng, giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM trong thời kì hội nhập. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống nhất logic – lịch sử Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, số liệu của tổ chức Đoàn Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM trong thời kì hội nhập tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 1.5. Đối tượng nghiên cứu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM trong thời kì hội nhập 2. Bản sắc văn hóa dân tộc và tác động của thời kì hội nhập đến bản sắc văn hóa dân tộc 2.1. Bản sắc văn hóa dân tộc Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, được xem là nền tảng tinh thần của xã hội là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người quyết định. Văn hóa khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội. Trước đây, để phát triển đất nước, người ta chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà xem nhẹ phát triển văn hóa. Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, với nền kinh tế tri thức, là sáng tạo và đổi mới không ngừng Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 148 nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi người cũng như của toàn xã hội. Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ có nhiều hay ít lao động, vốn, kĩ thuật và tài nguyên thiên nhiên, mà chủ yếu ở chỗ có khả năng phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người hay không? Tiềm năng sáng tạo này nằm trong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong ý chí tự lực, tự cường và khả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lí, lối sống cho nên việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập có ý nghĩa vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Có thể thấy, văn hóa là một hiện tượng bao trùm toàn bộ đời sống xã hội cho đến nay có nhiều định nghĩa về văn hóa, tùy vào cách tiếp cận và phương diện nghiên cứu nên khó có thể đưa ra một đính nghĩa chính xác, đầy đủ nhất. Nhưng có những điểm chung là, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Nó được thể hiện, một là phương thức hoạt động sáng tạo của con người để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của chính mình. Hai là văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất, tinh thần do hoạt động của con người tạo ra. Về bản sắc văn hóa, tác giả Minh Chi đã giải thích như sau: “Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật. Sắc là biểu hiện ra ngoài. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói những giá trị hạt nhân tức là không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền văn hóa Việt Nam”. Như vậy, bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lí của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và tỏa sáng trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. 2.2. Tác động của thời kì hội nhập đến bản sắc văn hóa dân tộc Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM thời kì hội nhập chịu nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực. Những tác động tích cực của hội nhập quốc tế đối với bản sắc văn hóa dân tộc. Hội nhập quốc tế tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa các nền văn hóa, trực tiếp bổ sung làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Năm học 2016 - 2017 149 Hội nhập quốc tế kiểm tra bản lĩnh văn hóa Việt Nam trước thử thách mới của lịch sử. Hội nhập quốc tế giúp nâng cao hiểu biết của con người Việt Nam góp phần phát triển nguồn nhân lực. Hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam được lan tỏa, nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Những tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đối với bản sắc văn hóa dân tộc. Hội nhập quốc tế có nguy cơ làm phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc. Hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình du nhập lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm thuần phong mỹ tục. Hội nhập ngày càng sâu rộng tạo điều kiện cho các thế lực thù địch đẩy mạnh tuyên truyền chống phá nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Hội nhập quốc tế làm tăng nguy cơ suy thoái về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức của đội ngũ Đảng viên. 3. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và vai trò của sinh viên Trường ĐHSP TPHCM đối với việc giữ gìn sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập 3.1. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập Giữ gìn theo nghĩa thông dụng được hiểu là giữ nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại. Với văn hóa thì giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ đơn thuần là giữ nguyên vẹn, không mất mát, tổn hại những giá trị đã có mà còn phải kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài bổ sung, phát triển, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm phù hợp, thích nghi với điều kiện của mình. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cái tốt và cái xấu tồn tại đan xen lẫn nhau việc giữ gìn bản sắc văn hóa đầy khó khăn thách thức. Để giải quyết tốt đòi hỏi phải có sự phối hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, bảo đảm sự thống nhất biện chững giữa truyền thống và hiện tại, kế thừa và phát triển giữa dân tộc và quốc tế, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở để xác định nội dung và hình thức hiệu quả trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Một số nội dung cơ bản về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam như sau: Bảo vệ giữ vững, bổ sung, phát triển lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết. Đây là nội dung quan trọng cần giữ gìn và phát huy trong điều kiện hiện nay, nội dung này một trong những giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Bảo vệ giữ vững, bổ sung, phát triển lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, ứng xử tinh tế, giản dị trong lối sống của dân tộc. Đây là những điều kiện quan trọng làm cho tình đoàn kết gắn bó cộng đồng hết sức bền chặt, đảm bảo cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn thách thức. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 150 Bảo vệ, giữ vững, bổ sung, phát triển đức tính cần cù, lao động sáng tạo. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một thể thống nhất giữa bảo vệ, giữ vững, phát huy những giá trị cốt lõi phù hợp với điều kiện lịch sử. 3.2. Vai trò của sinh viên Trường ĐHSP TPHCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thời kì hội nhập Sinh viên sư phạm được học tập và rèn luyện trong một môi trường giáo dục tốt, vừa mang những đặc điểm chung của thanh niên cả nước, vừa mang những đặc điểm riêng. Về độ tuổi sinh viên sư phạm độ tuổi chủ yếu từ 18 đến 22 là những giáo viên tương lai, tiếp tục kế thừa sự nghiệp giáo dục. Đến từ nhiều vùng miền, dân tộc khác nhau của đất nước mỗi người mang một nét văn hóa riêng của vùng miền. Đây là một điều kiện thuận lợi để góp phần xây dựng môi trường văn hóa tốt. Về nhiệm vụ, đây là lực lượng kế thừa tiếp tục sự nghiệp giáo dục trong tương lai, nguồn nhân lực quan trọng bổ sung lực lượng lao động trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục, kinh tế của đất nước. Từ những đặc điểm của sinh viên sư phạm Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đây là một lực lượng trí thức quan trọng đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kì hội nhập. Đồng thời có vai trò to lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động học tập, hoạt động phong trào và hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường. Sinh viên sư phạm là lực lượng quan trọng trong tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sinh viên sư phạm là lực lượng trực tiếp xây dựng môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh, góp phần phát triền nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sinh viên sư phạm luôn xung kích, sáng tạo đi đầu trong các hoạt động phong trào Đoàn, Hội, tham gia công tác xã hội. 4. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên Trường ĐHSP TPHCM thời kì hội nhập 4.1. Mặt tích cực và nguyên nhân 4.1.1. Tích cực Sinh viên sư phạm có nhận thức tốt về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc và nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập hiện nay. Đó là động lực để sinh viên sư phạm không ngừng học tập nâng cao trình độ, tiếp thu những cái hay cái mới làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Sinh viên sư phạm là người trực tiếp xây dựng môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập hiện nay thông qua các hoạt động phong trào của đoàn thể, câu lạc bộ của trường, khoa. Năm học 2016 - 2017 151 Sinh viên sư phạm đã cùng với sinh viên cả nước không ngừng tích cực, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập. 4.1.2. Nguyên nhân Một là, Đảng và nhà nước luôn quan tâm thường xuyên ra nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên, phát huy vai trò sung kích sáng tạo của thanh niên trong đó có sinh viên sư phạm. Đây là nền tảng vững chắc để giáo dục, bồi dưỡng sinh viên, xây dựng động cơ học tập, chiếm lĩnh tri thức góp phần thực hiện có hiệu quả giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hai là, sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo các cấp đối với mọi hoạt động của sinh viên Trường Sư phạm. Các cấp ủy Đảng, BCH Đoàn trường, Hội sinh viên trường thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn BCH Đoàn khoa, Chi đoàn, Chi hội tổ chức và duy trì thường xuyên phong trào thanh niên hoạt động có nề nếp và hiệu quả. Ba là, sự nỗ lực trong học tập, rèn luyện và ý chí phấn đấu vươn lên của sinh viên sư phạm. Đây là nguyên nhân chủ quan có ý nghĩa quyết định những ưu điểm của sinh viên sư phạm trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 4.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân 4.2.1. Hạn chế Một là, nhận thức về bản sắc văn hóa dân tộc ở một bộ phận sinh viên sư phạm còn hạn chế. Nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chưa thật sự sâu sắc, ảnh hưởng đến ý chí và hành động trong các hoạt động gìn giữ bản sắc văn hóa, mục tiêu rèn luyện, phấn đấu của sinh viên. Hai là, đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa còn nhiều bất cập. Phần lớn sinh viên sư phạm được sinh ra trong gia đình truyền thống, luôn được sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường và các đoàn thể. Bước vào môi trường sư phạm phần nào có ý thức tốt về thái độ chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống. Tuy nhiên vào môi trường sư phạm họ cũng mang theo cả những phong tục tập quán, những thói quen không phù hợp, dễ bị lôi kéo bởi các tiêu cực bên ngoài xã hội, trong đó có những tác động tiêu cực của thời kì hội nhập. Ba là, việc thường xuyên nâng cao chất lượng xây dựng môi trường văn hóa còn hạn chế. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải đặt trong điều kiện lịch sử mới. Đây là hạn chế, trong nhận thức về vị trí, tầm quan trọng, trách nhiệm của cá nhân trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những giá trị cốt lõi đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, nó mang tính lịch sử, nên đòi hỏi phải được kế thừa bổ sung và phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. 4.2.2. Nguyên nhân Thứ nhất, trong thời kì hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác, nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bên cạnh những mặt tích cực cũng tồn tại một số mặt tiêu cực. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động vào tất cả các Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 152 mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, nhất là đối với thế hệ thanh niên trong đó có sinh viên sư phạm. Thứ hai, sự tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đực lối sống luôn được các thế lực thù địch khai thác triệt để, bằng các chiêu bài, xuyên tạc, nói xấu, kích động, kích thích lối sống thực dụng, đề cao giá trị văn hóa phương Tây, làm phai nhạt các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Thứ ba, hạn chế trong công tác của tổ chức đoàn, hội các cấp. Chất lượng và hiệu quả giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở sinh viên phụ thuộc phần lớn vào chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền giáo dục của các tổ chức Đảng, Đoàn, Hội. Đảng viên là sinh viên chưa phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu của mình trong các hoạt động, chất lượng cán bộ đoàn, hội chưa thật sự đồng đều. Thứ tư, chưa thật sự cố gắng tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Một bộ phận sinh viên thiếu bản lĩnh trong cuộc sống, chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như vai trò, nghĩa vụ của sinh viên sư phạm trong sự nghiệp giáo dục. 5. Phương hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của sinh viên Trường ĐHSP TPHCM thời kì hội nhập Một là, quán triệt quan điểm của Đảng về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là việc hết sức quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, năng lực, xây dựng phẩm chất, thực hiện có hiệu quả giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng và Nhà nước ta xác định, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mọi hoạt động đều hướng đến mục tiêu trên, việc giữ gìn và phà huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng vậy. Cho nên việc quán triệt các quan điểm của Đảng về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là để nâng cao nhận thức, kiên định mục tiêu và lí tưởng quyết tâm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu cuối cùng của giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chính là hiện thực hóa, mục tiêu, lí tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, các hoạt động thực tiễn của sinh viên sư phạm phải hướng vào việc nâng cao nhận thức, rèn luyện ý chí, năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống. Xung kích, sáng tạo tham gia nhiệt tình, tích cực, thực hiện có hiệu quả các chương trình, chiến dịch do nhà trường tổ chức Hai là phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức Đoàn, Hội trong giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hành động của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Khi chúng ta mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá trị khác lạ chắc chắn cũng sẽ tràn vào. Vấn đề ở đây là không phải và cũng không thể ngăn chặn các luồng văn hóa ấy, mà phải tạo cho từng thành viên trong xã hội, nhất là giới trẻ, sức đề kháng trước các luồng văn hóa giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên vì vậy cần phải tăng cường những hoạt động của đoàn Trường trong Năm học 2016 - 2017 153 công tác giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống. Nhằm nâng cao nhận thức và hành động của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đoàn thanh niên và hội sinh viên là hai tổ chức tập hợp sinh viên thống nhất về tổ chức và hành động tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ. Muốn vậy đoàn, hội phải quán triệt và thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình trong công tác tập hợp, giáo dục thanh niên. Phải có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, các quy tắc, quy định, thương xuyên kiểm tra nhắc nhở tạo
Tài liệu liên quan