Tóm tắt
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, sự
hưng thịnh của bất kỳ quốc gia nào cũng phải
dựa vào trí tuệ của muôn dân, trong đó trí tuệ
của người trí thức đóng một vai trò quan trọng
và đã để lại những dấu ấn đậm nét. Hồ Chí
Minh sinh thời đã sớm khẳng định vai trò quan
trọng của trí thức trong sự nghiệp cách mạng.
Người không chỉ quý trọng trí thức trên phương
diện nhận thức về vị trí, vai trò của họ mà
bằng nhiều hành động cụ thể, Người đã cố
gắng xây dựng, tổ chức, đào tạo một đội ngũ
trí thức ngày càng hùng hậu, trở thành lực
lượng cách mạng tiên phong của dân tộc, nhất
là trong giai đoạn 1924 – 1930.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức yêu nước cho cách mạng Việt Nam giai đoạn 1924 – 1930, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
207
HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ
TRÍ THỨC YÊU NƯỚC CHO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1924 – 1930
ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, sự
hưng thịnh của bất kỳ quốc gia nào cũng phải
dựa vào trí tuệ của muôn dân, trong đó trí tuệ
của người trí thức đóng một vai trò quan trọng
và đã để lại những dấu ấn đậm nét. Hồ Chí
Minh sinh thời đã sớm khẳng định vai trò quan
trọng của trí thức trong sự nghiệp cách mạng.
Người không chỉ quý trọng trí thức trên phương
diện nhận thức về vị trí, vai trò của họ mà
bằng nhiều hành động cụ thể, Người đã cố
gắng xây dựng, tổ chức, đào tạo một đội ngũ
trí thức ngày càng hùng hậu, trở thành lực
lượng cách mạng tiên phong của dân tộc, nhất
là trong giai đoạn 1924 – 1930.
Từ khóa
Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc, trí thức,
thanh niên, đào tạo, bồi dưỡng.
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về trí
thức
Trí thức là từ có nguồn gốc từ tiếng
Pháp: intellectuel, xuất hiện vào cuối thế
kỷ 19 được dùng để chỉ một tầng lớp công
dân ở Pháp là những người không chỉ có
trình độ học vấn và chuyên môn cao mà
còn phải có chính kiến trước những vấn đề
chính trị xã hội lúc bấy giờ. Từ khi xuất
hiện cho đến nay, đã có rất nhiều cách
định nghĩa khác nhau về trí thức. Trước
Hồ Chí Minh, Lênin – người lãnh đạo vĩ đại
của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động thế giới đã cho rằng trí thức chính là
niềm tự hào vĩ đại của nhân loại. Trí thức
không phải là giai cấp, mà chỉ "là một
tầng lớp đặc biệt" trong xã hội. Do đặc
điểm lao động của mình, tầng lớp trí thức
luôn phải gắn với những giai cấp nhất định
và thường là giai cấp thống trị.
Kế thừa các quan điểm trước đó, trải
qua quá trình học tập và nghiên cứu,
trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc
(1947), Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm
về trí thức như sau: “Trí thức là hiểu biết.
Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết:
một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản.
Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là
hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu
xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra.
Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào
khác. Một người học xong đại học, có thể
gọi là trí thức. Song y không biết cày
ruộng, không biết làm công, không biết
đánh giặc, không biết làm nhiều việc
khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y
không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức
một nửa. Trí thức của y là trí thức học
sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y
muốn thành một người trí thức toàn toàn,
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
208
thì phải biết đem trí thức đó áp dụng vào
thực tế [1].
Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò, vị
trí của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp
cách mạng giải phóng và công cuộc xây
dựng đất nước, là một bộ phận quan trọng
trong lực lượng cách mạng. Trong Cương
lĩnh đầu tiên của Đảng, Người đã chỉ rõ
Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản,
trí thức, trung nông, Thanh niên và Tân
Việt, v.v... để kéo họ đi vào phe giai cấp
vô sản, bởi lẽ không có trí thức hợp tác
với công nông thì sự nghiệp cách mạng
không thể thành công. Đây là mối quan
hệ ràng buộc lẫn nhau, tác động vào
nhau, bổ sung cho nhau, tạo thành sức
mạnh công – nông – trí.
Chính vì đánh giá cao vai trò của trí
thức nên Hồ Chí Minh rất quan tâm tới
công tác đào tạo cán bộ trí thức có văn
hoá, có lối sống lành mạnh, những người
có đủ cả tài đức và coi vấn đề huấn luyện,
đào tạo cán bộ là công việc rất lớn, rất
quan trọng của Đảng và Nhà nước. Người
khẳng đinh: “Đảng và Chính phủ biết
kháng chiến và kiến quốc thì phải cần
trong mọi ngành: kinh tế tài chính, quân
sự, văn hóa có những người trí thức để
giúp vào mới thành”[2]. Đảng và Chính
phủ phải biết tôn vinh trí thức và trí thức
phải biết tôn trọng Đảng, Chính phủ, tôn
trọng nhân dân lao động.
Hồ Chí Minh cũng chỉ ra những
khuyết điểm mà trí thức còn mắc phải là
cá nhân chủ nghĩa, không kiên quyết,
bàng quang, óc bảo thủ. Người phân tích:
“Tính bảo thủ tức là không có sáng kiến.
Trước thế nào là sau cứ làm thế. Không
có chịu suy nghĩ ra cái mới. Nghĩ đến cái
mới là ngại, không muốn tiến bộ”[3]. Vì
vậy mà Người yêu cầu người trí thức
ngoài tài năng ra thì phải có cuộc sống
lành mạnh, có đạo đức và tư cách tốt,
phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức cách mạng.
Có thể nói quan điểm của Hồ Chí
Minh về trí thức là những luận điểm hết
sức quan trọng để Đảng ta sau này áp
dụng vào trong chính sách đối với trí
thức, sử dụng nhân tài cho sự phát triển
đất nước.
2. Những tiền đề đầu tiên cho việc
đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị lực lượng
cho cách mạng Việt Nam của Hồ Chí
Minh
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đất
nước ta đắm chìm trong đêm trường nô
lệ. Trước tình cảnh ấy, nhân dân ta đã
phát huy truyền thống yêu nước từ bao
đời để đứng dậy tiến hành nhiều cuộc
đấu tranh chống thực dân Pháp và bè lũ
tay sai nhưng đều thất bại. Nhiều chí sĩ
yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh đã xuất dương tìm đường cứu nước
nhưng vẫn không tìm ra được một con
đường mang lại hiệu quả đích thực. Trước
tình hình đó, ngày 5/6/1911, chàng
thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã rời
Tổ quốc để ra nước ngoài tìm đường cứu
nước cứu dân.
Sự thất bại của các phong trào yêu
nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX đã giúp cho Người rút ra kết luận
rằng muốn làm cách mạng thắng lợi thì
phải có lý luận dẫn đường, không thể làm
liều, làm ẩu, làm nhanh một sớm một
chiều là có thể thành công được. Vì vậy
năm 1917, ngay khi trở lại Pháp, Người
đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các nhà văn
hóa, trí thức, tham gia các cuộc sinh hoạt
chính trị sôi nổi. Với nhiệt huyết của tuổi
thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập
ra “Nhóm những người Việt Nam yêu
nước” tại Pháp. Thành viên của nhóm hầu
hết là thanh niên công nhân, binh lính, trí
thức, sinh viên. Do công tác tuyên
truyền, tổ chức của nhóm được tiến hành
tích cực nên cơ sở của nhóm phát triển
khá mạnh.
Trải qua quá trình hoạt động không
mệt mỏi, uy tín của Người bắt đầu hình
thành từ năm 1919 với Bản Yêu sách của
nhân dân An Nam gửi đến hội nghị
Vecxai đòi chính phủ Pháp phải thừa
nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền
bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Với bản
yêu sách này, Nguyễn Ái Quốc đã gây
tiếng vang lớn không những trong dư
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
209
luận xã hội nước Pháp mà còn dội mạnh
về trong nước, tạo nên một bước chuyển
mới trong phong trào giải phóng dân
tộc. Cùng với đó là những hoạt động
chính trị hết sức sôi nổi càng làm cho
tên tuổi của Người lan truyền nhanh
chóng, đặc biệt là ở các nước thuộc địa
và phụ thuộc. Ở trong nước, nhiều thanh
niên trí thức còn trăn trở với vận nước
đã được khích lệ, thôi thúc họ ra nước
ngoài tìm Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1920 đánh dấu một bước phát
triển mới trong tư tưởng của Nguyễn Ái
Quốc khi Người đọc được bản sơ thảo lần
thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa của Lênin. Luận
cương của Lênin đã chỉ cho Người con
đường giải phóng dân tộc, mở đầu cho
một sự chuyển biến cách mạng thực sự
trong lịch sử tư tưởng nước ta. Sau đó
tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở
Tua (12/1920), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ
phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế
III, và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt
lớn trong hoạt động của Người, từ chủ
nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác -
Lênin và đi theo con đường cách mạng
vô sản. Tháng 6/1923, khi rời nước Pháp
sang Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã để lại
cho những người bạn chiến đấu của
mình trong Hội Liên hiệp thuộc địa và
Tòa soạn báo Le Paria một lá thư thắm
tình đồng đội, chan chứa sự đồng cảm
của những người cùng cảnh ngộ và bày
tỏ ý định của Người:
“Chúng ta phải làm gì? Đối với tôi
câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào
quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ,
đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra
đấu tranh giành tự do, độc lập” [4].
Tại Liên Xô, một mặt Người thường
xuyên tham gia các đại hội và hội nghị
quốc tế nhằm thu hút sự quan tâm của dư
luận đối với phong trào đấu tranh ở các
nước thuộc địa. Mặt khác Người còn tìm
hiểu, nghiên cứu hệ thống giáo dục ở đây
lúc bấy giờ và tìm khả năng cử người Việt
Nam sang đây học tập. Có thể thấy
Nguyễn Ái Quốc từ rất sớm đã chuẩn bị
cho việc gửi cán bộ cách mạng Việt Nam
sang đào tạo tại Liên Xô.
Như vậy từ nhận thức muốn cứu
nước cứu dân, không còn con đường nào
khác ngoài con đường cách mạng vô sản,
Nguyễn Ái Quốc đã ra sức chuẩn bị mọi
mặt cho việc thành lập một chính Đảng vô
sản ở Việt Nam. Mà muốn như vậy thì việc
đầu tiên là phải xây dựng được một lực
lượng cách mạng. Vì vậy Người đã quan
tâm, phát hiện những thanh niên trí thức
Việt Nam có tinh thần yêu nước đang sống
và làm việc trong nước và đưa đi đào tạo,
bồi dưỡng họ thành lực lượng cách mạng
tiên phong.
3. Hồ Chí Minh và việc đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ trí thức yêu nước cho
cách mạng Việt Nam giai đoạn 1924 –
1930
Sau khi xem xét những điều kiện
khó khăn và thuận lợi, tháng 11/1924, với
danh nghĩa là phái viên của Quốc tế Cộng
sản, Nguyễn Ái Quốc đã từ nước Nga đến
Quảng Châu (Trung Quốc) và chọn nơi
đây làm đầu cầu cho cách mạng Việt
Nam, là nơi mở đầu cho việc tiến hành
đào tạo lực lượng thanh niên trí thức yêu
nước và chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ
chức cho sự ra đời của một Đảng cách
mạng chân chính ở Việt Nam, gây dựng cơ
sở cho cách mạng vùng Đông Nam Á và
Châu Á và chỉ đạo phong trào cách mạng
trong nước.
Ngay sau khi đến Quảng Châu
(Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến
một tổ chức của những người yêu nước
Việt Nam là Tâm Tâm xã lúc bấy giờ đang
băn khoăn trước các ngả đường cứu nước
khác nhau. Đây là cơ hội và là mảnh đất
tốt để Nguyễn Ái Quốc gieo mầm lý luận
cách mạng. Có thể nói từ tháng 12/1924
đến tháng 2/1925 là thời gian Nguyễn Ái
Quốc làm việc mật thiết với nhóm thanh
niên trong tổ chức này.
Tâm Tâm xã là tổ chức của trí thức
tiểu tư sản yêu nước tiến bộ được thành
lập năm 1923 do một nhóm thanh niên
gồm 7 người Việt Nam xuất dương sang
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
210
Trung Quốc. Mặc dù mục đích, tôn chỉ và
lập trường tư tưởng của Tâm Tâm xã có
bước phát triển hơn nhưng nhìn chung
vẫn còn sự mơ hồ về giai cấp và còn
chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư
sản. Tiếng bom Sa Diện (1924) và sự hi
sinh của Phạm Hồng Thái (1895-1924)
là một biểu hiện cụ thể nhất của tổ chức
này. Qua sự kiện trên đã thể hiện tính
chất manh động trong nhận thức và
hành động nhất thời của tầng lớp trí
thức tiểu tư sản.
Vì vậy cùng với việc tìm hiểu hoạt
động, bày tỏ sự khâm phục tinh thần yêu
nước của Phạm Hồng Thái, Nguyễn Ái
Quốc đã thẳng thắn nhận xét, nêu lên sai
sót trong nhận thức, hành động của
nhóm. Sau đó Người đã tiến hành những
lớp bồi dưỡng nhỏ, giới thiệu về Cách
mạng tháng Mười Nga, về Quốc tế Cộng
sản, về chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa
đến kết luận cách mạng muốn thành
công phải dựa vào nhân dân, đặc biệt là
công nhân và nông dân, phải có Đảng
tiên phong lãnh đạo. Với lý luận sắc bén,
phong phú, cởi mở, Người đã tạo niềm tin
mạnh mẽ và đưa dần họ đến với chân lý
cách mạng.
Chính từ Tâm Tâm xã đã cung cấp
cho cách mạng Việt Nam những người
chiến sĩ cộng sản đầu tiên và xuất sắc như
Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng
Mậu, Trong bản báo cáo đầu tiên cho
Chủ tịch đoàn Quốc tế Cộng sản ngày
18/12/1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết:
“Sau khi đã tán thành kế hoạch này, ông
đã đưa cho tôi một bản danh sách 10
người An Nam đã cùng ông hoạt động. Tôi
đã chọn 5 người quê ở 5 tỉnh khác nhau.
Chúng tôi sẽ cử một người An Nam đưa họ
tới Quảng Châu. Tôi sẽ huấn luyện cho họ
về phương pháp tổ chức. Chúng tôi sẽ gửi
họ trở về Đông Dương hoạt động sau 3
tháng học tập; và chúng tôi sẽ lấy ra một
đoàn khác. Trong lúc này, đây là biện
pháp duy nhất” [5].
Như vậy từ cuối năm 1924, Nguyễn
Ái Quốc đã tìm được lực lượng để gieo
mầm cách mạng, đó là những thanh niên
có lòng yêu nước, hăng hái cách mạng, có
học thức, nhạy cảm với cái mới, từ đó
hình thành tổ chức tiền thân của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Tháng 2/1925, từ lớp huấn luyện
về công tác tổ chức và tuyên truyền,
Nguyễn Ái Quốc đã chọn ra chín người
tích cực nhất lập ra một nhóm bí mật
làm hạt nhân cho tổ chức rộng lớn sau
này lấy tên là Cộng sản Đoàn. Trong báo
cáo gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản
đề ngày 19/2/1925, Nguyễn Ái Quốc đã
viết: “Chúng tôi đã lập một nhóm bí mật
gồm 9 đội viên trong đó: 2 người được
phái về nước; 3 ngưởi ở tiền tuyến
(trong quân đội của Tôn Dật Tiên); 1
người đang đi công tác quân sự (cho
Quốc dân Đảng). Trong số hội viên đó có
5 người đã là đảng viên dự bị của Đảng
Cộng sản” [6].
Có thể nói con đường truyền bá tư
tưởng giải phóng dân tộc theo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào giai cấp công
nhân và nhân dân yêu nước Việt Nam
mà Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện lúc đó
là dựa vào thanh niên, lớp người trẻ
tuổi có lòng yêu nước, căm thù giặc,
hăng hái, có học thức, được học tập lý
luận cách mạng do chính Người đào tạo.
Sự ra đời của nhóm Cộng sản Đoàn này
tuy còn quá nhỏ bé nhưng nó đã đánh
dấu thời điểm khai sinh ra một thế hệ
thanh niên trí thức mới theo xu hướng
Cộng sản chủ nghĩa.
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc lập
ra tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên và cho ra đời tờ báo Thanh niên làm
cơ quan ngôn luận của tổ chức. Thông qua
tổ chức này, Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp
được những người Việt Nam yêu nước tiêu
biểu nhất, làm cơ sở cho một tổ chức
đảng lớn hơn. Cùng với đó, Người gấp rút
đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho
phong trào cách mạng, tiến hành tuyên
truyền chủ nghĩa Mác - Lênin trong quần
chúng nhân dân. Cuối năm 1925, Người
mở trường huấn luyện chính trị tại trụ sở
của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
ở số nhà 13 và 13B đường Văn Minh,
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
211
Quảng Châu mà Người là giảng viên
chính. Ngoài ra còn có hai giáo viên phụ
giảng là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn.
Các giáo viên Liên Xô ở trường Quân chính
Hoàng Phố như V.K.Bluikhe, B.A.Páplốp,
M.V.Quybưsép, cũng đến giảng bài cho
các lớp huấn luyện.
Mục đích học tập của các lớp chính
trị này là học làm cách mạng, học cách
hoạt động bí mật. Học xong họ lại bí mật
về nước truyền bá lý luận giải phóng dân
tộc và tổ chức nhân dân. Học viên tuy là
những người có trình độ văn hóa nhưng
còn hết sức bỡ ngỡ với biết bao khái niệm
chính trị, triết học... mà họ chưa hề biết
đến. Tất cả những điều mới mẻ trên có
sức hấp dẫn kỳ lạ đối với lớp thanh niên
đang khát khao lý tưởng, khát khao tìm
đường cứu nước, cứu dân.
Chương trình học tập của lớp huấn
luyện khá rộng, bao gồm cả lý thuyết
lẫn thực hành. Qua chương trình huấn
luyện, học viên được vũ trang cả về lý
luận cách mạng vô sản và phương pháp
cách mạng; hiểu thêm về lịch sử tiến
hoá của nhân loại, đặc biệt là thời kỳ
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc;
về phong trào cách mạng giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc;
những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Tam
dân Tôn Dật Tiên, học thuyết chủ nghĩa
Mác – Lênin, lịch sử Cách mạng tháng
Mười Nga; lịch sử ba Quốc tế; về nguyên
tắc hoạt động bí mật; về kỹ năng thực
hành công tác vận động và tổ chức quần
chúng, kỹ năng thực hiện các công việc
cách mạng như làm báo, diễn thuyết,
v.v... Trong những môn học được nghiên
cứu ở lớp huấn luyện thì những vấn đề
cách mạng Việt Nam được nghiên cứu kỹ
hơn cả, ví dụ như cách mạng Việt Nam
mang tính chất gì, giai cấp nào có thể
tham gia tích cực vào cuộc cách mạng
ấy, v.v
Trong phương pháp vận động cách
mạng, Hồ Chí Minh nêu phương pháp để
vận động công nhân, nông dân, trí thức
và các tầng lớp khác. Đối với trí thức thì
Người nhấn mạnh đến vai trò, đặc điểm
của trí thức Việt Nam và cách sử dụng
trí thức như thế nào cho hiệu quả. Ngoài
ra trong những bài giảng của mình,
Nguyễn Ái Quốc thường có những ví dụ
cụ thể, đưa ra những số liệu để làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận phức tạp, so
sánh với tình hình thực tế giúp cho học
viên có thể tiếp thu nhanh, dễ hiểu và
nhớ lâu. Người thường khuyên các học
viên cần phải đặc biệt chú ý đến ý nghĩa
của số liệu. Đó là số liệu chứng minh tốt
nhất. Từ tư liệu sẽ toát lên thực trạng
của sự vật. Người nói: “Người cách mạng
phải luôn luôn nắm được tình hình chính
trị nóng nổi. Hãy đọc báo nhiều hơn nữa,
vì rằng báo chí chứa đựng bản thân cuộc
sống. Và như vậy, các đồng chí sẽ hiểu
được tình hình một cách tốt hơn”[7].
Người còn thường xuyên đến dự những
buổi thảo luận, diễn đàn của học viên để
nắm vững tình hình học tập của họ, từ
đó có kế hoạch đào tạo đúng đắn, khắc
phục những thiếu sót, giúp cho việc học
có hiệu quả hơn. Kết quả tổng số học
viên cho đến tháng 4/1927 là 10 lớp với
khoảng hơn 250 học viên.
Tiếp đến, Người đưa thanh niên về
trong nước thực hiện cùng một lúc hai
nhiệm vụ là xây dựng một hệ thống tổ
chức cách mạng từ chi bộ lên kỳ bộ trên
toàn quốc và lực chọn những thanh niên
trí thức yêu nước sang Quảng Châu dự các
lớp huấn luyện chính trị. Cụ thể với sự
phân công của Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn
Công Thu và Nguyễn Danh Thọ về Bắc
hoạt động; Trần Phú, Phan Trọng Quảng
và Nguyễn Ngọc Ba về Trung; Phan Trọng
Bình và Nguyễn Văn Lợi về Nam, v.v... Với
sự nỗ lực của những người tiên phong,
đến những tháng đầu năm 1927, một hệ
thống tổ chức Cách mạng Thanh niên
được phủ khắp đất nước, nhịp độ và quy
mô thanh niên trong nước bí mật sang
Quảng Châu học ngày một tăng. Riêng ở
Bắc kỳ và Trung kỳ, trong năm 1926 và
đầu năm 1927 đã có khoảng 180 người
sang theo học, từ đó mở ra triển vọng lớn
trong việc đào tạo đội ngũ những người
tuyên truyền và những người tổ chức, và
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology
Số 2/2016 No. 2/2016
212
bước đầu thực hiện có kết quả kế hoạch
mà Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra.
Có thể nói những thế hệ thanh niên
đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc đào tạo đã
trở thành những chiến sĩ Cộng sản ra sức
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt
Nam, đẩy lùi các khuynh hướng cải lương
và dân tộc hẹp hòi của các Đảng phái tư
sản và tiểu tư sản, đấu tranh chống lại
các khuynh hướng tả và hữu, làm cho
chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vị trí chủ đạo
trong phong trào cách mạng. Lần đầu
tiên họ đã lăn lộn vào phong trào quần
chúng, tổ chức, cổ vũ quần chúng đấu
tranh với địch đòi quyền dân sinh, dân
chủ, giác ngộ quần chúng công nông,
chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập tổ
chức tiền thân của Đảng. Như vậy từ lớp
huấn luyện này đã đào tạo nên một đội
ngũ hùng hậu các nhà cách mạng chuyên
nghiệp cống hiến suốt cuộc đời cho cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng
xã hội. Được thế, có thể nói trước hết
nhờ tầm nhìn chiến lược của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc.
Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc
tại lớp huấn luyện chính trị còn được
tập hợp và in thành sách với tên gọi là
Đường Kách mệnh (1927). Tác phẩm đã
trở thành vũ khí chiến đấu của những
người cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Trong đó bài học đầu tiên là tư cách của
một người cách mạng trong ba mối
quan hệ: đối với bản thân, đối với người
và đối với công việc. Người đề ra yêu
cầu đối với người cách mạng là “tự mình
phải cần kiệm. Hoà mình không tư. Cả
quyết sữa lỗi của mình. Cẩn thận mà
không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại
(chịu