1. Mở đầu
Cùng với các chương trình khai thác phát triển du lịch vùng Tây Nguyên,
trong những năm gần đây, du lịch tỉnh Kon Tum đã bắt đầu được biết đến như một
điểm đầy mới lạ. Được đánh giá là một vùng đất nguyên sơ - thuần khiết, còn nhiều
bí ẩn thôi thúc sự khám phá của du khách, tỉnh Kon Tum đã bước đầu khơi dậy
tiềm năng của địa phương và đặt nhiều nỗ lực cho việc phôi thai một ngành kinh
tế du lịch trên đất Bắc Tây Nguyên. Từ những bước đi chập chững, trong thời gian
vừa qua cùng với sự đổi mới đường lối, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, du lịch tỉnh Kon
Tum đã đạt một số thành quả nhất định trong quá trình phát triển của mình. Các
chỉ tiêu hoạt động ngành như: nguồn khách, doanh thu, lao động và cơ sở vật chất
kỹ thuật. . . đều tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2000 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 153-160
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
Thái Huỳnh Anh Chi
Trường Đại học Đồng Tháp
1. Mở đầu
Cùng với các chương trình khai thác phát triển du lịch vùng Tây Nguyên,
trong những năm gần đây, du lịch tỉnh Kon Tum đã bắt đầu được biết đến như một
điểm đầy mới lạ. Được đánh giá là một vùng đất nguyên sơ - thuần khiết, còn nhiều
bí ẩn thôi thúc sự khám phá của du khách, tỉnh Kon Tum đã bước đầu khơi dậy
tiềm năng của địa phương và đặt nhiều nỗ lực cho việc phôi thai một ngành kinh
tế du lịch trên đất Bắc Tây Nguyên. Từ những bước đi chập chững, trong thời gian
vừa qua cùng với sự đổi mới đường lối, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, du lịch tỉnh Kon
Tum đã đạt một số thành quả nhất định trong quá trình phát triển của mình. Các
chỉ tiêu hoạt động ngành như: nguồn khách, doanh thu, lao động và cơ sở vật chất
kỹ thuật. . . đều tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hoạt động du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2000 - 2010
2.1.1. Sự biến động về nguồn khách
- Về số lượt khách
Từ một xuất phát điểm rất thấp, ngành du lịch tỉnh Kon Tum đã có những
nỗ lực đáng kể trong khai thác tiềm năng, hình thành nên sản phẩm du lịch, từ đó
thu hút được một lượng khách đáng kể cả trong và ngoài nước. Nhìn chung, qua các
năm số lượt khách đều có sự tăng trưởng nhất định, từ 16.557 lượt khách năm 2000
lên 31.841 lượt khách năm 2005, đến năm 2007 với sự hoàn thành và đi vào hoạt
động của đường Hồ Chí Minh du lịch Kon Tum đón được hơn 60.000 lượt khách.
Cho đến nay (cuối năm 2010) nguồn khách đến Kon Tum ước tính đạt 127.400 lượt.
Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân càng về sau càng rõ nét và tương đối ổn
định hơn.
Đây là các con số biết nói, thể hiện những bước đầu trưởng thành của du lịch
địa phương. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của cả nước mà gần hơn là so với
vùng Tây Nguyên kết quả này còn khá khiêm tốn. Hiện nay, về tổng lượt khách Kon
153
Thái Huỳnh Anh Chi
Tum vẫn đứng vị trí cuối bảng trong vùng. Không kể đến “cao nguyên du lịch” Lâm
Đồng, Kon Tum đang cố gắng để tiến kịp các tỉnh lân cận là Gia Lai và Đăk Nông
và còn có khoảng cách khá xa đối với Đăk Lăk.
Bảng 1. Số liệu so sánh nguồn khách
các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2000 - 2010[4]
Tỉnh Năm2000
Năm
2003
Năm
2005
Năm
2007
Năm
2010
Kon Tum Lượt khách 16.557 21.002 31.841 60.006 127.400% so với toàn
vùng 1,77 1,45 1,60 2,18 3,31
Gia Lai Lượt khách 48.847 83.245 97.142 127.378 220.000% so với toàn
vùng 5,23 5,75 4,87 4,62 5,72
Đăk Lăk Lượt khách 144.285 132.455 203.149 240.657 500.000% so với toàn
vùng 15,44 9,14 10,19 8,74 13,0
Đăk Nông Lượt khách (*) 62.100 100.000 126.618 200.000% so với toàn
vùng (*) 4,29 5,02 4,6 5,2
Lâm Đồng Lượt khách 725.000 1.150.000 1.560.900 2.200.000 2.800.000% so với toàn
vùng 77,56 79,37 78,32 79,86 72,78
(*) Năm 2000, tỉnh Đăk Nông chưa tách khỏi Đăk Lăk,
do đó chỉ số liệu được thống kê chung cho toàn tỉnh Đăk Lăk.
- Về cơ cấu
Nguồn khách quốc tế và nội địa tăng cùng với sự phát triển chung của du lịch
toàn tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng khác nhau, kéo theo sự thay đổi cơ cấu của khách
du lịch quốc tế và nội địa. Một xu thế đáng chú ý là trong thời gian qua là tỷ trọng
khách du lịch quốc tế tăng nhanh vượt trội.
Từ con số bé nhỏ là 1.292 lượt năm 2000, nguồn khách du lịch quốc tế đã tăng
lên gấp hơn 3 lần năm 2005, đạt 4.055 lượt; tăng vượt bậc năm 2007, đạt 19.703
lượt, gấp 4,8 lần so với năm 2007. Và đến 2010 đã đạt con số 58.500 lượt, chiếm
45,9% nguồn khách toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khách quốc tế giai
đoạn 2000 - 2010 là 46,4%/năm. Từ năm 2007 số lượt khách du lịch quốc tế đến
Kon Tum xếp hàng thứ 2 toàn vùng, chỉ đứng sau Lâm Đồng. Điều đó, khẳng định
khả năng thu hút khách nước ngoài đến với vùng đất nguyên sơ này với các loại
hình du lịch đặc trưng như: du lịch mạo hiểm, khám phá. Đồng thời trên nền khí
hậu ôn hòa với một số biệt khu có tính chất ôn đới núi cao và một nền văn hóa độc
đáo, Kon Tum còn thu hút khách du lịch quốc tế đến với các mục đích nghiên cứu,
nghỉ dưỡng. . . Trong đó, Pháp là thị trường khách quốc tế lớn nhất tại Kon Tum
154
Hoạt động du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2000 - 2010
Biểu đồ 1. Cơ cấu khách du lịch tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2000 - 2010 [3]
(chiếm 1/3 lượng khách quốc tế). Bên cạnh đó, thị trường Anh, Hà Lan, Mỹ cũng
chiếm một tỉ lệ đáng kể. Ngoài ra, với sự phát triển của tuyến đường Đông - Tây
xuyên Á, đã lôi kéo một lượng khách từ các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái
Lan, Lào. . . Tỷ lệ khách tại các nước này đến Kon Tum tăng dần qua từng năm.
Đó là dấu hiệu đáng mừng, và có thể coi đây là thị trường tiềm năng để du lịch Kon
Tum tiếp tục khai thác.
Trong khi đó, khách nội địa dù có tăng liên tục qua các năm, nhưng mức độ
tăng khá chậm, tốc độ tăng bình quân đạt 18,2%/năm. Nếu như năm 2000, khách
du lịch đến Kon Tum chủ yếu là khách nội địa (chiếm tới 92,3%), thì đến năm 2010
giảm chỉ còn 54,1%. Nguồn khách nội địa đến Kon Tum thường là khách từ Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Từ khi tuyến đường 24 được
nâng cấp cùng với sự phát triển của điểm du lịch Măng Đen - như cầu nối giữa vùng
đất Bắc Tây Nguyên này với các tỉnh duyên hải, đã thu hút được một lượng khách
từ các tỉnh như Quảng Ngãi, Quảng Nam... Khách nội địa đến Kon Tum chủ yếu
là các thanh niên ưa thích khám phá sự mới lạ, các cựu chiến binh về thăm chiến
trường xưa và một bộ phận nhỏ là các nhà nghiên cứu đến tìm hiểu các giá trị tự
nhiên và văn hóa Bắc Tây Nguyên.
- Về mức độ chi tiêu và thời gian lưu trú bình quân.
Một vấn đề đáng lưu tâm đối với quá trình phát triển du lịch tỉnh Kon Tum
là khả năng chi tiêu và số ngày khách quá thấp. Sự thiếu kém các dịch vụ bổ trợ
trên địa bàn tỉnh đã hạn chế mức độ chi tiêu và rút ngắn thời gian dừng chân của
khách. Chi tiêu khách du lịch tại tỉnh Kon Tum chủ yếu qua các dịch vụ lưu trú và
ăn uống. Thời gian lưu trú chỉ đạt bình quân từ 1,2 - 1,4 ngày, du lịch Kon Tum
chưa đủ sức để lưu giữ khách dài ngày hơn.
155
Thái Huỳnh Anh Chi
2.1.2. Về doanh thu du lịch
Cùng với sự gia tăng về lượng khách, doanh thu du lịch tỉnh Kon Tum cũng đã
đạt được mức tăng trưởng đáng ghi nhận. Năm 2001, doanh thu đạt 6,772 tỷ đồng,
đến năm 2005, doanh thu tăng gấp hai lần so với năm 2001, đạt 12,28 tỷ, con số này
có sự tăng trưởng vượt bậc vào năm 2007, đạt 21,5 tỷ đồng và đạt 65,25 tỷ đồng
năm 2010. Có thể thấy, từ năm 2005, du lịch Kon Tum tăng nhanh về doanh thu so
với giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn này đạt khoảng 35,4%/năm.
Tuy nhiên, so với các tỉnh trong vùng, doanh thu du lịch tỉnh Kon Tum vẫn
rất bé nhỏ, chiếm khoảng 1% doanh thu du lịch vùng Tây Nguyên. So với các tỉnh
lân cận, Kon Tum còn phải phấn đấu nhiều để du lịch đạt được tốc độ phát triển
ngang bằng. Hiện nay, doanh thu du lịch của tỉnh chỉ bằng khoảng 45% doanh thu
du lịch tỉnh Gia Lai và 32,6% doanh thu du lịch tỉnh Đăk Lăk. Doanh thu này chỉ
mới là phần thu được từ những khách du lịch có sử dụng dịch vụ lưu trú, do vậy
chưa phản ánh hết thu nhập và đóng góp của ngành du lịch.
Biểu đồ 2. So sánh doanh thu du lịch
một số tỉnh vùng Tây Nguyên [4]
Xét về cơ cấu, doanh thu du lịch tỉnh Kon Tum khá đơn điệu. Chủ yếu tập
trung vào dịch vụ lưu trú và ăn uống, chiếm đến khoảng 86%. Trong khi đó, doanh
thu cho các dịch vụ khác rất ít. Điều này chứng tỏ, đối với du lịch tỉnh Kon Tum các
dịch vụ có khả năng “móc túi” khách như: vui chơi giải trí, mua sắm. . . rất nghèo
nàn. Ngay đến cả dịch vụ vận chuyển cũng chưa phát huy được vai trò của mình đối
với doanh thu du lịch. Một hạn chế nữa trong cơ cấu doanh thu du lịch Kon Tum
là sự “vắng mặt” của hoạt động lữ hành.
Năm 2008, ngành dịch vụ chiếm 33,67% GDP toàn tỉnh, trong đó doanh thu
du lịch chỉ đóng góp khoảng 0,04% GDP của ngành. Có thể nói, du lịch vẫn chưa
thể hiện rõ nét vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum.
2.1.3. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
- Về cơ sở lưu trú.
156
Hoạt động du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2000 - 2010
Được thành lập từ năm 1992 cùng với việc tách tỉnh Kon Tum từ tỉnh Gia
Lai - Kon Tum cũ, ngành du lịch Kon Tum hầu như không có một cơ sở lưu trú nào
đáp ứng về nhu cầu ăn nghỉ của du khách trong và ngoài nước. Năm 2000 toàn tỉnh
có 12 khách sạn với 326 phòng và 621 giường. Đến nay, tỉnh Kon Tum có một cơ sở
lưu trú được Tổng cục du lịch xếp hạng 4 sao, và một cơ sở xếp hạng 3 sao. Sở Văn
hóa Thể thao Du lịch tỉnh Kon Tum cũng xếp hạng 2 sao cho khách sạn Đăk Bla
và khách sạn Quang Trung; 1 sao cho 8 cơ sở và 17 cơ sở được thẩm định đạt chất
lượng tối thiểu. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 28 đơn vị kinh doanh
khách sạn, nhà nghỉ đã thẩm định với khoảng hơn 600 buồng phòng lưu trú, tăng
03 khách sạn và 86 phòng so với năm 2008. Nhìn chung, hệ thống cơ sở lưu trú toàn
tỉnh có quy mô nhỏ và trung bình. Một cơ sở lưu trú ở Kon Tum có bình quân 19,6
phòng. Công suất sử dụng phòng bình quân đạt 62%.
- Các cơ sở ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí.
Các cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh chủ yếu tồn tại bên ngoài khách sạn và
tập trung ở khu vực Tp.Kon Tum. Trước hết phải kể đến một số nhà hàng khá
uy tín trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống như: nhà hàng Sê San, nhà hàng Đăk
Bla, nhà hàng 90,. . . Tiếp đến là các quán ăn bình dân với những món ăn đặc sản
mang hương vị riêng của phố núi. Một số món ăn được nhắc nhiều đến ở Kon Tum
như: gỏi lá, thịt rừng, cơm ống, rượu cần. . . luôn là tiêu điểm để du khách tìm đến,
thưởng thức. Một hình ảnh rất quen thuộc ở Kon Tum là những quán ăn vỉa hè dọc
các triền dốc quanh thành phố, du khách dễ dàng tìm thấy ở đó các món ăn từ: phở
Bắc, nem Thanh Hóa, mì Quảng, bún mắm Bình Định, bánh xèo miền Tây, bánh
khọt Vũng Tàu. . . Và một điều đặc biệt nhưng rất chung với các tỉnh Tây Nguyên
đó là hương vị của tách cà phê mỗi sáng sớm hay lúc chiều buông. Một trong những
quán cà phê khá nổi tiếng ở Kon Tum là Eva - một điểm đến quen thuộc của du
khách từng một lần đặt chân đến đây. Tuy nhiên, hạn chế của các cơ sở ăn uống ở
Kon Tum là thường có quy mô nhỏ, tác phong phục vụ khách chưa chuyên nghiệp,
và phần lớn là hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ khó có khả năng đón các đoàn khách
lớn.
Với sự non trẻ của du lịch trên địa bàn, các cơ sở vui chơi, giải trí phục vụ nhu
cầu du khách cũng như dân cư địa phương hầu như vắng bóng. Đây là một hạn chế
lớn của ngành du lịch. Cùng với đó, các địa chỉ mua sắm tại Kon Tum cũng kém
phần đa dạng. Phần lớn tập trung ở trung tâm thương mại tỉnh. Gần đây, trên địa
bàn thành phố đã xuất hiện hai siêu thị với quy mô vừa phải. Ngoài ra, còn có một
số cơ sở mua sắm tại các điểm du lịch. Đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,
quà lưu niệm được bán tại các làng, bản rất được du khách ưa thích. Tuy nhiên,
các cơ sở này vẫn đang tồn tại dưới hình thức tự phát, nhỏ lẻ.
2.1.4. Lực lượng lao động du lịch
Lực lượng lao động du lịch có tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ gia tăng
lao động hoạt động trong ngành còn chậm. Năm 2005 lực lượng lao động du lịch là
157
Thái Huỳnh Anh Chi
729 người, trong đó có 270 lao động trực tiếp. Tính đến năm 2010, tổng số lao động
trong toàn ngành du lịch là 950 người, tăng 52 người so với năm 2009, trong đó lao
động trực tiếp là 324 người, gián tiếp là 626 người. Đây là một con số khá khiêm
tốn so với lực lượng lao động các ngành kinh tế khác của tỉnh, cũng như so với lực
lượng lao động du lịch của các tỉnh khác.
Về chất lượng lao động, có thể thấy số lượng lao động được đào tạo chuyên
ngành du lịch còn ít, phần lớn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo
ngắn hạn, số lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao. Năm vừa qua, du lịch Kon
Tum đã phối hợp với ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh, trường Trung cấp nghề
du lịch Sài Gòn đào tạo, và đào tạo lại đội ngũ lao động du lịch.
Bảng 2. Lực lượng lao động đã qua đào tạo
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2000 - 2010[3]
(Đơn vị: người)
Cơ cấu đào tạo 2000 2003 2005 2007 2010
Đại học 25 50 61 93 100
Trung cấp 40 120 132 172 195
Tay nghề 25 35 37 28 43
Tổng 90 180 230 293 338
Nhìn chung, lực lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh chất lượng chưa
cao, kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm
bồi dưỡng. Điều này làm ảnh hưởng chung đến chất lượng sản phẩm du lịch.
2.1.5. Một số sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum
Với một nguồn tài nguyên phong phú thể hiện đặc sắc qua hai mảng “làng”
và “rừng”, đặc biệt là các giá trị này vẫn giữ nguyên vẹn nét hoang sơ độc đáo đem
lại niềm khát khao được chinh phục và đắm mình tận hưởng của nhiều du khách,
tỉnh Kon Tum có nhiều tiềm năng để xây dựng những sản phẩm du lịch mang tính
đặc thù, có sức cạnh tranh. Một số sản phẩm du lịch tiêu biểu có thể kể đến trên
địa bàn tỉnh là:
- Du lịch văn hóa - lịch sử: Kon Tum là cái nôi văn hóa Bắc Tây Nguyên,
với hơn 22 dân tộc sinh sống tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc được gìn giữ từ
bao đời nay dưới những nếp nhà Rông huyền thoại. Đồng thời đây cũng là mảnh
đất từng chứng kiến cuộc đấu tranh kiên cường của dân tộc ta, đến nay vẫn còn
lưu lại nhiều di tích anh dũng một thời. Một số những giá trị có thể khai thác phục
vụ sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử như: các làng dân tộc (Làng Kon K’tu, Plei
Weh, Đăk Wăk,. . . ), nhà thờ Gỗ, ngục Kon Tum, di tích chiến thắng Đăk Tô - Tân
Cảnh. . .
- Du lịch sinh thái: Với 3/4 diện tích tự nhiên là núi rừng, Kon Tum là
tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước (67,8% năm 2006). Trong đó, có nhiều
158
Hoạt động du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2000 - 2010
rừng nguyên sinh với nhiều loài động thực vật đặc hữu, cùng với khí hậu ôn hòa và
trong lành du lịch sinh thái tham quan nghỉ dưỡng là một loại hình được đánh giá
cao ở nơi nắng mưa giao hòa này. Du lịch sinh thái tỉnh Kon Tum có thể khai thác
ở nhiều khu vực như: rừng đặc dụng Đăk Uy, rừng quốc gia Chư Mom Ray, rừng
thông Măng Đen. . .
- Du lịch thương mại - quá cảnh: Năm 2007, với sự bắt đầu đi vào hoạt
động như một khu kinh tế quốc tế, cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon
Tum) đã đem lại sức sống mới cho vùng đất này, mở ra nhiều hướng phát triển kinh
tế năng động. Một trong những hướng phát triển nhiều tiềm năng đó là khai thác
du lịch. Hoạt động du lịch thương mại - quá cảnh trên các tuyến đường Đông - Tây
đã bắt đầu hình thành nơi ngã ba biên giới này.
- Du lịch thể thao, mạo hiểm: Với sự kết hợp độc đáo của các yếu tố địa
hình, khí hậu, và hệ thống suối - thác miền núi, du lịch thể thao - mạo hiểm là loại
hình khá được ưa chuộng ở Kon Tum. Một số chương trình du lịch được du khách
khá ưa thích như: đi thuyền độc mộc trên sông, đạp xe xuyên rừng, đi bộ băng rừng
- ngắm thác. . .
2.2. Đánh giá chung
- Những mặt đạt được.
+ Hoạt động du lịch đã bước đầu được quan tâm đầu tư hướng đến phát triển
thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu
có sự tăng trưởng. Đáng kể là lượng khách quốc tế tăng nhanh, bên cạnh những thị
trường truyền thống, Kon Tum còn đón khách từ những thị trường mới, đặc biệt
khách trong khu vực Đông Nam Á được đánh giá là một trong những thị trường
tiềm năng. Cơ sở vật chất kĩ thuật từng bước được nâng cấp. Đã sử dụng được một
bộ phận dân cư bản địa vào hoạt động du lịch của tỉnh.
+ Tới nay, du lịch tỉnh Kon Tum cũng đã thu hút được một số dự án đầu tư
trong nước, đặc biệt là các điểm du lịch nhiều tiềm năng như Măng Đen và một số
làng dân tộc được đánh giá cao trong các dự án phát triển du lịch cộng đồng.
+ Du lịch Kon Tum đã lập kế hoạch quy hoạch tổng thể và chi tiết các điểm,
tuyến du lịch. Một số điểm du lịch mới đã được khám phá và bước đầu tiến hành
khai thác. Các sản phẩm du lịch bước đầu được định hình phù hợp với tiềm năng
của tỉnh.
- Một số hạn chế cần khắc phục.
+ Mặc dù đã có nhiều bước phát triển nhưng các chỉ tiêu về khách cũng như
doanh thu còn rất bé nhỏ, và chưa đóng góp nhiều cho GDP của tỉnh, cũng như còn
rất khiêm tốn so với hoạt động chung của vùng.
+ Nhìn chung nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại tỉnh chưa tương xứng với
tiềm năng. Việc sử dụng nguồn lao động bản địa để khai thác tính bản sắc và chia
sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng địa phương thực hiện chưa thật hiệu quả.
159
Thái Huỳnh Anh Chi
+ Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Kon Tum còn là một khâu yếu.
Hình ảnh Kon Tum vẫn còn nhiều lạ lẫm với thị trường khách trong và ngoài nước.
Điều này phần nào còn ảnh hưởng đến công tác kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh.
+ Các sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum hiện nay còn khá đơn điệu. Dịch vụ
hỗ trợ rất nghèo nàn. Do đó, khả năng giữ chân khách rất thấp và doanh thu du
lịch hạn chế.
3. Kết luận
Như vậy, tuy có khá nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng thực trạng
trên bộc lộ rõ những non trẻ của ngành du lịch Kon Tum. Vấn đề đặt ra đối với du
lịch tỉnh là cần xây dựng một hệ thống các giải pháp thiết thực và chặt chẽ. Trong
đó, chú trọng việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng cường xây dựng mới và
nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, đặc biệt là các dịch vụ có khả năng thu hút
khách, tăng khả năng chi tiêu. Đồng thời có sự phối hợp hiệu quả từ các cơ quan
ban ngành đến các doanh nghiệp, dân cư. . . trong quá trình thực hiện giải pháp
nhằm tạo đủ lực để chắp cánh cho du lịch Kon Tum đủ sức vươn lên cạnh tranh
trong xu thế hội nhập năng động này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chi cục thống kê tỉnh Kon Tum, 2009. Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm
2008.
[2] Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại, 2006. Kon Tum trên đường phát
triển. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Sở Văn hóa - Thể Thao - Du lịch tỉnh Kon Tum, 2010. Báo cáo tổng kết hoạt
động du lịch năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010. Kon Tum.
[4] Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1994. Báo cáo tóm tắt qui hoạch tổng thể du
lịch Việt Nam 1995 - 2010. Hà Nội.
ABSTRACT
Tourism activities of Kon Tum province during the period 2000 – 2011
Kon Tum is a mountainous province, outstanding with the values of pristine
nature and charming national character. Assessing that it has the potential source of
tourism development, and being aware of the economic social significant that tourism
can bring, Kon Tum province has made an effort to develop local tourism. Recently,
Kon Tum tourism has been mentioned as a new destination. The current situation
of tourism in Kon Tum has been assessed for specific targets: customers, revenue,
infrastructure - technology, labourand tourism products. This situation outlines that
Kon Tum tourism is a gradual growth as it is still in the early stages, it has the
basis to identifypotential solutions to operators andpromoting tourism strengths in
KonTum province.
160