Học qua dạy - Một phương pháp giảng dạy mới

Tóm tắt: Trong bài viết này các tác giả giới thiệu một phương pháp giảng dạy có thể áp dụng cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam, đó là “học qua dạy”. Phương pháp này được phát triển bởi Giáo sư - Tiến sĩ Jean-Pol Martin - một giáo sư dạy tiếng Pháp ở Munich (Đức). Phương pháp giảng dạy này có nhiều ưu điểm nổi bật như chú trọng về chất, kết hợp lý thuyết với thực tiễn, khai thác tối đa tính sáng tạo, năng động, tự chủ của sinh viên Nói chung đây là một phương pháp có thể giúp nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học qua dạy - Một phương pháp giảng dạy mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
102 HỌC QUA DẠY - MỘT PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI Huỳnh Đức Thiện1 Nguyễn Thị Diệu Hiền2 Tóm tắt: Trong bài viết này các tác giả giới thiệu một phương pháp giảng dạy có thể áp dụng cho sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam, đó là “học qua dạy”. Phương pháp này được phát triển bởi Giáo sư - Tiến sĩ Jean-Pol Martin - một giáo sư dạy tiếng Pháp ở Munich (Đức). Phương pháp giảng dạy này có nhiều ưu điểm nổi bật như chú trọng về chất, kết hợp lý thuyết với thực tiễn, khai thác tối đa tính sáng tạo, năng động, tự chủ của sinh viên Nói chung đây là một phương pháp có thể giúp nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Từ khóa: Phương pháp giảng dạy, Phương pháp giảng dạy mới, Đại học, Học qua dạy, Giáo dục Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Chất lượng của giáo dục đào tạo các cấp học hiện đang là đề tài tranh luận nóng bỏng tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế là những đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao của thị trường nhân lực. Việc không đáp ứng được nhu cầu này của thị trường nhân lực đã để lộ những thiếu sót trong nội dung và phương thức giáo dục hiện hành tại Việt Nam. Nhìn chung, giáo dục ở nước ta vẫn còn chú ý nhiều về lượng chứ chưa đặt nặng về chất, nên chương trình học tuy dài mà không sâu, nặng về lý thuyết mà nhẹ về áp dụng thực tiễn, chỉ chú trọng trang bị kiến thức mà không trang bị được cho sinh viên các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp, làm việc ngoài xã hội. Để khắc phục những thiếu sót này, ngành giáo dục nước ta đang thực hiện một số thay đổi đáng kể, mà một trong số đó là việc chuyển đổi đào tạo hệ tập trung thành hệ tín chỉ, đang được từng bước thực hiện tại các trường đại học trên khắp cả nước. Trong khuôn khổ bài báo cáo này, xin được giới thiệu một phương pháp giảng dạy mới có nhiều ưu điểm nổi bật như chú trọng về chất, kết hợp lý thuyết với thực tiễn, bên cạnh việc trang bị kiến thức còn trang bị các kỹ năng xã hội cần thiết, khai thác tối đa tính sáng tạo, năng động, tự chủ của sinh viên, một phương pháp có thể giúp nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam: phương pháp “Học qua dạy”. 2. Thực trạng của việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến tại Việt Nam Trong những năm gần đây, ta thường nghe nói đến các quan điểm, phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới như quan điểm lấy người học làm trung tâm, phương 1. TS., Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM 2. ThS., Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM. 103 HUỲNH ĐỨC THIỆN - NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN pháp giảng dạy giao tiếp, tương tác, Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn là các phương pháp này vẫn chưa được áp dụng sâu rộng tại Việt Nam, với nhiều lý do khác nhau, trong đó thông dụng nhất vẫn là các lý do khách quan như sĩ số lớp quá đông, chương trình học quá nhiều, lượng giờ dạy của giảng viên quá cao, không đủ thời gian cho việc chuẩn bị và áp dụng phương pháp mới. Được sử dụng phổ biến nhất vẫn là phương pháp đứng lớp giảng bài, với các ưu điểm như bài giảng rõ ràng, có cấu trúc mạch lạc, tận dụng được hiệu quả thời gian trên lớp để tập trung giải quyết các nội dung và các bài tập chủ yếu, đảm bảo được tiến độ giảng dạy, đảm bảo hoàn tất chương trình đúng thời hạn Nhược điểm của phương pháp này là thái độ thụ động của sinh viên khi lĩnh hội kiến thức mới, không phát triển được tính năng động và sáng tạo của sinh viên, đồng thời cũng rất khó có thể đảm bảo việc nội dung giảng dạy trên lớp được sinh viên hấp thụ hoàn toàn. Ở phương pháp này, yếu tố quyết định cho chất lượng của việc tiếp thụ thông tin chính là tốc độ của việc truyền đạt thông tin, tuy nhiên, dù có cố gắng đến đâu trong việc lựa chọn tốc độ giảng bài thích hợp, người giảng viên vẫn chỉ có thể đáp ứng được tốc độ tiếp thu của một thiểu số trong lớp mà thôi. Ở một số ít giờ dạy theo phương pháp tương tác hay giao tiếp, thường là các giờ dạy ngoại ngữ, ta có thể thấy thái độ học tập năng động hơn của sinh viên thông qua các hoạt động tiêu biểu như thuyết trình, làm bài tập nhóm hay thực hiện đề án, trong đó, hoạt động thực hiện đề án được coi như một hình thức học tốt nhất, đẩy sinh viên vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện tối đa cho việc phát triển tính năng động và sáng tạo của sinh viên. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm sao có thể áp dụng một cách thường xuyên và nhất quán phương pháp “hành động” này vào các chương trình học có nội dung thuần túy lý thuyết, được sắp xếp theo thứ tự từ dễ tới khó, như chương trình môn toán, hay chương trình ngữ pháp tiếng Đức chẳng hạn. Đây chính là nhược điểm của phương pháp tương tác hay giao tiếp đang rất được ca ngợi hiện nay. Một phương pháp giảng dạy mới, được phát triển dựa trên các nguyên tắc tương tự như của phương pháp giao tiếp, nhưng lại có thể khắc phục được nhược điểm của phương pháp này, chính là phương pháp “Học qua dạy”. Phương pháp này vẫn còn rất mới lạ đối với nền giáo dục nước ta. Các phần tiếp theo của bài báo cáo sẽ giới thiệu về phương pháp này. 3. Giới thiệu về lịch sử hình thành và cơ sở phát triển cùng với nguyên tắc cơ bản và các bước thực hiện của phương pháp “Học qua dạy” 3.1. Lịch sử hình thành và cơ sở phát triển của phương pháp “Học qua dạy” Phương pháp “Học qua dạy” do Giáo sư Tiến sĩ Jean-Pol Martin phát triển, xây dựng cơ sở lý thuyết và áp dụng thành công từ hơn 30 năm qua. Vào năm 1980, khi nhận nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa dạy tiếng Pháp tại Đại học Eichstatt, Cộng hòa Liên bang Đức, Jean-Pol Martin đã đồng thời nhận giảng dạy một lớp tiếng Pháp tại trường trung học Willibald gần đó để có thể gắn liền lý thuyết với thực hành. Không hài lòng với kết quả đạt được khi áp dụng phương pháp giao tiếp đơn thuần, bởi phương pháp này vẫn chưa phát huy được tối đa tính tự chủ và sáng tạo của sinh viên theo quan điểm lấy 104 HỌC QUA DẠY - MỘT PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI người học làm trung tâm, Jean-Pol Martin đã từng bước thử nghiệm và hoàn thiện về mặt lý thuyết lẫn thực hành một phương pháp giảng dạy mới, phương pháp “Học qua dạy”. Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở các quan điểm hiện đại về thế giới và con người ngày nay. Thế giới ngày nay thay đổi không ngừng, các giá trị hôm qua còn được coi như bất biến thì hôm nay đã bị ngờ vực, đòi hỏi phải được kiểm chứng, cập nhật, bổ sung và mở rộng. Thế giới trong tương lai càng ngày càng rộng mở và trở nên khó lường hơn. Trong bối cảnh của giáo dục và đào tạo, nếu việc dạy và học trước kia được coi như một quá trình có bắt đầu và có kết thúc, với các mục tiêu được cụ thể hóa, thì ngày nay, hình ảnh một con người trí thức được định nghĩa là một con người luôn sẵn lòng đón nhận cái mới, luôn tò mò và hướng tới tương lai, nói một cách khác, luôn có ý hướng tìm tòi, khám phá cái mới. Do đó, nhiệm vụ quan trọng trên hết của các cơ sở giáo dục và đào tạo phải là hình thành, phát triển và duy trì các thái độ, hành vi mang tính khám phá của con người. Để hoàn thành được nhiệm vụ trên, ta phải phát triển các phương pháp vừa hướng tới các thái độ, hành vi mang tính khám phá, vừa thích hợp với đặc thù của con người hiện đại. Theo quan điểm ngày nay, con người hiện đại gắn liền với các điều kiện sinh học của bản thân và phát triển từ các nhu cầu của các điều kiện đó, do đó khi lấy con người làm trung tâm, ta không được bỏ qua các nhu cầu được quy định bởi các điều kiện sinh học của con người. Bên cạnh các nhu cầu sinh lý bản năng, con người còn có một nhu cầu tinh thần mạnh mẽ về sự an toàn, về bầy đàn, về tình yêu, về sự tôn trọng cũng như về việc tự khẳng định mình. Chỉ khi nhu cầu này được đáp ứng, nền tảng cho việc khám phá thế giới mới được hình thành. Các trạng thái của ý thức được xác định thông qua các cặp đối xứng như “Bất lực và Tự chủ”, “Trật tự và Hỗn loạn”, “Phức tạp và Đơn giản” Ngay cặp đối xứng đầu tiên, “Bất lực và Tự chủ”, đã được thể hiện rất rõ trong bối cảnh lớp học, nơi mà người thầy luôn xử sự một cách hết sức tự chủ, luôn kiểm soát được tình hình, trong khi sinh viên lại có vẻ mất phương hướng, hoang mang. Việc thả lỏng và trao quyền kiểm soát đòi hỏi người thực hiện phải hết sức tự tin, vì việc trao lại quyền kiểm soát cho sinh viên sẽ làm ảnh hưởng đến cảm giác an toàn của người thầy. Nhưng trong bối cảnh lớp học, điều kiện tiên quyết để sinh viên có được thái độ, hành vi khám phá chính là việc tiếp nhận trách nhiệm trong tình huống tự học. Điều này có nghĩa là giáo viên phải trao lại cho sinh viên chức năng kiểm soát giờ học của mình. Chỉ có thể làm được điều này khi giáo viên xem sinh viên là người ngang hàng và có thể giao phó các nhiệm vụ quan trọng. Và từ lòng tin này sẽ nảy sinh nghĩa vụ và trách nhiệm, động lực và thành công, và trên hết là thái độ, hành vi khám phá từ phía sinh viên. 3.2. Nguyên tắc cơ bản và các bước thực hiện của phương pháp “Học qua dạy” Phương pháp “Học qua dạy” được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản là việc dạy trong giờ học do sinh viên phụ trách là chính. Thông qua việc giao cho sinh viên công tác trình bày và áp dụng các kiến thức lý thuyết trong chương trình, giảng viên mặc nhiên đã cấu trúc giờ học theo quan điểm giáo dục tiên tiến nhất ngày nay: quan điểm lấy người học làm trung tâm. 105 HUỲNH ĐỨC THIỆN - NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN Khi áp dụng phương pháp “Học qua dạy”, giảng viên lưu ý tuân thủ các bước thực hiện như sau: Sau khi kết thúc một nội dung học, giảng viên phân chia tài liệu giảng dạy của nội dung mới cho cả lớp và dành thời gian khoảng 1 tiết học cho sinh viên bàn luận về phương pháp trình bày. “Trình bày” ở đây không đơn giản là một bài báo cáo, thuyết trình trước lớp, vì sinh viên phải: - Giới thiệu một nội dung hoàn toàn mới. Trong lúc trình bày, sinh viên phải có phương pháp sư phạm thích hợp nhằm đảm bảo là phần trình bày của mình dễ hiểu và được các sinh viên khác tiếp nhận. - Sử dụng các bài tập trong sách, tài liệu giảng dạy, hay tự biên soạn để đảm bảo nội dung giảng dạy được đưa vào thực hành và do đó được các sinh viên khác nắm vững và thấu hiểu thực sự. - Đánh giá được kết quả tiếp thu của các sinh viên khác qua hình thức kiểm tra riêng thích hợp. Trong khi sinh viên bàn luận, giảng viên sẽ đến từng nhóm để hỗ trợ, cố vấn cho sinh viên về cách trình bày. Kết thúc tiết học, sinh viên sẽ phải có kế hoạch chuẩn bị cho các tiết học của các tuần sau đó. Khi sinh viên lên lớp ở các tuần sau đó, giảng viên sẽ phải lưu ý để đối thoại giữa nhóm sinh viên đảm nhiệm vai trò giảng viên và các sinh viên khác trong lớp diễn ra thành công. Nếu có hiểu lầm xảy ra, giảng viên sẽ phải can thiệp trực tiếp. Tuy nhiên, diễn tiến giờ học sẽ do sinh viên quy định. Mỗi nhóm sinh viên sẽ có khoảng 20 phút để trình bày nội dung của mình. Việc liên tục thay đổi diễn giả, phương pháp trình bày và hình thức tổ chức lớp thông qua các nhóm sinh viên - giảng viên khác nhau sẽ mặc nhiên tạo nên một không khí sinh động cho giờ học. Ưu thế của phương pháp “Học qua dạy” nếu so sánh với các phương pháp giảng dạy khác thể hiện rõ như sau: - Giảng viên phải nói ít hơn, thí dụ trong giờ học ngoại ngữ với phương pháp “Học qua dạy”, phần phát biểu của sinh viên chiếm tới 80%. - Các nội dung phức tạp được trình bày dưới góc nhìn của sinh viên, theo phương pháp của sinh viên, có nghĩa là sinh viên có thể tiếp thu kiến thức với phương pháp học thích hợp với mình nhất. - Vì sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc phổ biến kiến thức mới, nên sẽ phải khai thác kiến thức mới một cách tích cực hơn, đi vào chiều sâu nhiều hơn là khi chỉ thụ động ngồi nghe giảng viên giảng bài. Đồng thời việc nhiều nhóm sinh viên khác nhau cùng tham gia trình bày một nội dung mới sẽ làm nảy sinh nhiều phương thức đa dạng, khác nhau trong việc tiếp cận và khai thác kiến thức mới. - Sinh viên ít cảm thấy ngại ngần khi chỉ giữa sinh viên với nhau nên dễ dàng hỏi lại và đề nghị giải thích khi không hiểu bài. - Giảng viên có thể nhận ra các khiếm khuyết của lớp học hay của từng cá nhân 106 HỌC QUA DẠY - MỘT PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI sinh viên khi tiếp thu bài mới một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, và có nhiều thời gian và cơ hội hơn để có thể phản ứng trực tiếp cũng như để cố vấn cho từng cá nhân khi có nhu cầu. Việc sinh viên phải đảm nhiệm nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cho bạn cùng lớp sẽ buộc sinh viên phải có các tác phong và hành động như sau: - Sinh viên sẽ phải xem việc chuẩn bị cho giờ học do mình đảm nhiệm là một đề án và ý thức về việc chịu trách nhiệm cả về nội dung và phương pháp với diễn biến của giờ học. Sinh viên có thể lên kế hoạch cho giờ học, có thể xác định cả mục đích của giờ học, qua đó phát triển được kỹ năng lập kế hoạch cho hành động của mình. Nhiệm vụ phải truyền đạt kiến thức cho bạn cùng lớp khiến cho sinh viên, bắt đầu từ giây phút nhận nhiệm vụ, phải chuẩn bị cho một mục tiêu quan trọng, đó là phần trình bày của bản thân trước cả lớp. Công tác chuẩn bị này sẽ tạo nên một động lực học tập cho sinh viên, giống như khi một diễn viên được phân vai luôn bị ám ảnh và nhiệt tình chuẩn bị cho phần trình diễn của mình. Để giờ dạy của mình đạt được hiệu quả mong muốn, sinh viên phải nắm thật vững nội dung được giao, do đó áp lực của việc tự tìm hiểu và đi sâu vào khai thác nội dung học ở sinh viên cao hơn rất nhiều so với khi áp dụng các hình thức học tập tương tự khác như thuyết trình hoặc học nhóm. - Nội dung giảng dạy dù có phức tạp đến đâu, khi được trình bày trước lớp đều phải được đơn giản hóa và mang một cấu trúc nhất định để tiện cho người nghe theo dõi. Do đó, sinh viên phải tự trang bị cho mình phương pháp sư phạm và kỹ thuật trình bày trước đám đông. - Sinh viên phải tiến hành làm việc chung trong nhóm, mỗi thành viên nhóm phải đảm nhiệm một phần việc khác nhau. Qua đó, sinh viên không chỉ phát triển được kỹ năng làm việc trong nhóm, mà còn học được cách đặt mình vào vị trí của người khác và hiểu được mong đợi của họ đối với mình để đạt được một buổi trình bày hiệu quả. Nhìn chung, mức độ đòi hỏi của sinh viên đối với bản thân và bạn cùng lớp tăng lên rất nhiều, dẫn đến việc trong giờ học sẽ diễn ra nhiều hoạt động thú vị, hiệu quả công việc trong từng nhóm sinh viên tăng cao. Trong quá trình học tập theo phương pháp “Học qua dạy”, sinh viên sẽ phải liên tục suy nghĩ, rút kinh nghiệm về phương pháp trình bày, truyền đạt kiến thức, bởi chỉ có thông qua phương pháp mới có thể nâng cao được chất lượng của giờ dạy. Ở phương diện này, giảng viên có thể giúp đỡ sinh viên với bề dày kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy của mình, nhưng đồng thời cũng có thể học tập rất nhiều từ những sáng tạo, đột phá của sinh viên. 4. Phân tích các ưu, khuyết điểm của phương pháp “Học qua dạy” Với phương pháp “Học qua dạy”, ta có thể đạt được những mục tiêu sau đây: - Khiến cho sinh viên đặt nặng chất lượng hơn số lượng trong việc học, do sinh viên phải trực tiếp tìm hiểu và khai thác nội dung học một cách năng động, sáng tạo, và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc truyền đạt kiến thức cho bạn cùng lớp. - Đòi hỏi sinh viên phải tự trang bị và phát triển các kỹ năng mềm (soft skills) cơ 107 HUỲNH ĐỨC THIỆN - NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN bản như tính đúng giờ, làm việc có trách nhiệm và bền bỉ theo đuổi công việc, bởi việc chuẩn bị cho giờ lên lớp mang tính đề án đối với sinh viên. - Khiến cho sinh viên suy nghĩ về ý nghĩa của việc học và về việc học như là một quá trình, vì sinh viên khi chuẩn bị cho giờ lên lớp của mình phải xác định được mục tiêu, ý nghĩa của nội dung sắp giảng dạy để có thể giải thích cho bạn cùng lớp khi được yêu cầu. - Giúp sinh viên phát triển khả năng làm việc chung trong nhóm thông qua công tác cùng chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp. - Giúp sinh viên phát triển khả năng giao tiếp và phát biểu trước đám đông, nhất là trong quá trình trình bày trên lớp, khi sinh viên phải buộc được bạn cùng lớp coi trọng và theo dõi một cách chăm chú phần trình bày của mình. - Trau dồi tinh thần trách nhiệm của sinh viên thông qua việc cho phép sinh viên tham gia vào việc xây dựng chương trình học. - Giúp đem nội dung học đến gần với sinh viên và với thực tế cuộc sống hơn, gắn liền lý thuyết với thực tiễn, bởi sinh viên sẽ chủ động khai thác nội dung học cả về mặt lý thuyết lẫn ứng dụng thực tiễn. Đó cũng chính là những ưu điểm nổi bật của phương pháp “Học qua dạy”. Ngoài việc giúp cho sinh viên ý thức về việc học của mình, trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho tương lai, phương pháp “Học qua dạy” còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển nhân cách của sinh viên, bởi với phương pháp này, ngay cả những sinh viên vốn nhút nhát, rụt rè, thụ động, cũng phải tích cực tham gia vào việc xây dựng giờ học, bị buộc phải tiếp xúc, làm việc chung với các sinh viên khác, đứng lên trình bày và qua đó thể hiện bản thân, thể hiện tính cách riêng của mình. Phương pháp “Học qua dạy” đồng thời cũng tạo một sân chơi lý thú, bổ ích cho sinh viên, giúp sinh viên phát triển tính tự tin và óc sáng tạo của mình. Trong thực tế, phương pháp “Học qua dạy” chưa để lộ khuyết điểm rõ rệt nào, có chăng là tính khó ứng dụng vào thực tiễn. Tuy các bước thực hiện tương đối đơn giản, nhưng việc ứng dụng phương pháp này vào thực tiễn một cách hiệu quả lại khá khó khăn, do tiền đề chính là sự tôn trọng, niềm tin vào khả năng cá nhân của giảng viên đối với sinh viên phải đủ lớn để có thể trao cho sinh viên những nhiệm vụ quan trọng, giao phó hoàn toàn trách nhiệm cho sinh viên trong việc thực hiện những nhiệm vụ đó, và chấp nhận cho sinh viên thể hiện bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp “Học qua dạy” đòi hỏi giảng viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức, bởi giảng viên phải theo sát công tác chuẩn bị của các nhóm sinh viên, tổ chức tư vấn cho sinh viên ngoài giờ lên lớp, hỗ trợ sinh viên trong khâu chuẩn bị tài liệu giảng dạy Bản thân giảng viên phải luôn cập nhật thông tin về nội dung giảng dạy, nắm vững nội dung cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để có thể cố vấn một cách tốt nhất cho sinh viên, đồng hành với sinh viên trên con đường tự tìm kiếm, khám phá kiến thức mới của mình. Trong giờ dạy, giảng viên giao phần đứng lớp cho sinh viên, nhưng vẫn phải sâu sát với 108 HỌC QUA DẠY - MỘT PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI các diễn biến trong lớp, nhạy bén phát hiện và khéo léo giải quyết các tình huống phát sinh không như mong muốn. Sau giờ dạy, giảng viên phải có những biện pháp kiểm tra thích hợp để đảm bảo nội dung học được truyền tải đầy đủ đến sinh viên, đảm bảo việc sinh viên tự học, tự luyện tập ở nhà. Để đạt được hiệu quả cao nhất, phương pháp “Học qua dạy” phải được áp dụng một cách nhất quán và liên tục. Kết quả của việc áp dụng phương pháp này sẽ là một giờ học vừa hỗ trợ, vừa đòi hỏi cao ở sinh viên trong việc học, đồng thời chỉ ra cho sinh viên tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học. Sinh viên chỉ học một cách hăng say và có hiệu quả, khi hiểu được tại sao phải học và học để làm gì, và nhất là khi thấu đáo được ý nghĩa của nội dung và mục tiêu học tập đối với cuộc sống của bản thân trong hiện tại cũng như trong tương lai. 5. Tính khả thi của phương pháp “Học qua dạy” trong điều kiện cụ thể của việc dạy và học tại Việt Nam Trên nguyên tắc, phương pháp “Học qua dạy” có thể ứng dụng ở mọi cấp học, mọi môn học, với mọi lứa tuổi và đối tượng học. Tuy nhiên, để có thể đạt được hiệu quả cao, lớp học không được quá đông, nhất là các lớp học ngoại ngữ, sĩ số lý tưởng là dưới 20 sinh viên. Ngoài ra, vì diễn tiến giờ học do sinh viên quy định, và chất lượng chứ không phải số lượng là tiêu chuẩn hàng đầu của giờ học, trong đó tính khám phá và óc sáng tạo của sinh viên phải được khai thác tối đa, nên cấu trúc giờ học như hiện nay với chương trình học, khung thời gian và không gian cố định sẽ là một cản trở không nhỏ cho việc ứng dụng thành công phương pháp mới này. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi việc dạy v
Tài liệu liên quan