TÓM TẮT
Phát triển chính trị là một khái niệm quan trọng trong lí thuyết quản lí phát triển xã
hội. Sự ra đời của nó gắn liền với những vấn đề lí luận về hiện đại hóa xã hội của các xã hội
truyền thống, trong đó có Việt Nam. Vấn đề này thu hút được sự quan tâm của các nhà tư
tưởng từ thời xa xưa và trong suốt tiến trình lịch sử tư tưởng phương Tây kéo dài hàng chục
thế kỉ. Trên thế giới hiện nay, hàng loạt tác giả và các trường phái triết học chính trị khác
nhau đều nỗ lực xác định thực chất của phát triển chính trị và giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong quá trình hiện đại hóa xã hội. Bài viết giới thiệu những nội dung cơ bản của các lí
thuyết phát triển chính trị hiện đại và qua đó đưa ra những định hướng cần thiết để góp phần
xây dựng lí luận quản lí phát triển chính trị thành công.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm “Phát triển chính trị” và ý nghĩa của nó đối với lí luận quản lí phát triển xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI NIỆM “PHÁT TRIỂN CHÍNH TRỊ” VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI LÍ LUẬN QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
NGUYỄN HẢI HOÀNG(*)
TÓM TẮT
Phát triển chính trị là một khái niệm quan trọng trong lí thuyết quản lí phát triển xã
hội. Sự ra đời của nó gắn liền với những vấn đề lí luận về hiện đại hóa xã hội của các xã hội
truyền thống, trong đó có Việt Nam. Vấn đề này thu hút được sự quan tâm của các nhà tư
tưởng từ thời xa xưa và trong suốt tiến trình lịch sử tư tưởng phương Tây kéo dài hàng chục
thế kỉ. Trên thế giới hiện nay, hàng loạt tác giả và các trường phái triết học chính trị khác
nhau đều nỗ lực xác định thực chất của phát triển chính trị và giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong quá trình hiện đại hóa xã hội. Bài viết giới thiệu những nội dung cơ bản của các lí
thuyết phát triển chính trị hiện đại và qua đó đưa ra những định hướng cần thiết để góp phần
xây dựng lí luận quản lí phát triển chính trị thành công.
ABSTRACT
Politics developinent is an important concept in the management of developing society
theory. Its birth connects with the theory of modernizing society in traditional ones and
Vietnam is not an exception. This matter has attracted concerns of thinkers during historical
process of Western thought which prolongedfov centuries. At present, authors and different
political philosophij exert themselves to specify the nature of developing politics and to solve
problems arising in social modernization in the world. The article introduces basic content of
the development pf modern politics theory and bring out necessary orientations to contribute
to the success of building the management of politics development theory.
Một điều hiển nhiên là thế giới chính trị luôn biến đổi và đa dạng. Các trật tự chính trị
hiện tồn trên thế giới khác nhau ở tính chất của những giá trị, những lí tưởng và những quan
niệm chính trị, ở các hình thức cầm quyền, ở mức độ tham gia của quần chúng vào đời sống
chính trị, ở các phương thức tương tác giữa các thiết chế lập pháp, hành pháp, v.v. Trong các
xã hội truyền thống, đời sống chính trị được thể chế hoá nghiêm ngặt bởi các truyền thống và
tập quán là những cái gán ép các khuôn mẫu ứng xử chính trị ổn định. Những chức năng của
các thiết chế chính trị được phân hoá rất yếu kém, do đó hệ thống chính trị là ít nhạy cảm đối
với những chuyển biến mang tính chất kinh tế, xã hội và công nghệ, phản ứng không thích
hợp đối với sự xuất hiện những yêu cầu mới của các nhóm xã hội.
Vốn đã hình thành ở các nước phát triển, các hệ thống chính trị hiện đại có điểm khác
biệt là mức độ thích nghi cao đối với những điều kiện hoạt động luôn biến đổi của mình, là
mức độ cưỡng bức và xung đột chính trị thấp do có sự chuyên môn hoá và phân hoá cao về
chức năng của các thiết chế chính trị, là khả năng phản ứng có hiệu quả của chúng đối với yêu
cầu của các nhóm xã hội. Bước chuyển từ hệ thống chính trị truyền thống sang hệ thống chính
trị hiện đại bắt đầu được biểu thị bằng các thuật ngữ “phát triển chính trị” hay “hiện đại hoá
chính trị”. Để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển xã hội nói chung và
phát triển chính trị nói riêng nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội hiện đại, cần phải xác định
rõ khái niệm “phát triển chính trị”.
(*)
ThS, Trường Trung cấp Nông nghiệp Hà Nội
Theo chúng tôi, phát triển chính trị là sự gia tăng khả năng của hệ thống chính trị trong
việc thích nghi thường xuyên và thành công với các mục đích xã hội mới và trong việc tạo ra
các thể chế mới đảm bảo các kênh đối thoại có hiệu quả giữa chính phủ và nhân dân, cho dù
đó là các cuộc bầu cử dân chủ hay là việc giới cầm quyền chóp bu huy động quần chúng.
Quốc gia trở nên phát triển hơn về mặt chính trị, nếu hệ thống chính trị của nó biến đổi theo
hưóng biểu thị rõ ràng hơn lợi ích của các nhóm xã hội (thông qua các tổ chức chính trị đa
dạng), phối hợp tốt hơn lợi ích (nhờ đảng chính trị), xã hội hoá chính trị có hiệu quả hơn (nhờ
mở rộng các phương tiện giao tiếp đại chúng cho phép nhân dân nắm bắt tốt hơn các chuẩn
mực và các giá trị chính trị).
Khi xác định sự phát triển chính trị, một số tác giả đặt trọng tâm vào hiệu quả của các
thể chế chính trị và chủ yếu quan tâm đến việc hệ thống chính trị có được các khả năng hành
pháp mới. Theo cách tiếp cận như vậy, tất cả các hệ thống chính trị đều bao hàm bốn nhóm
khả năng hành pháp: a) khả năng liên kết, tức hình thành sự thống nhất dân tộc và tầng lớp
quan lại duy lí theo con đường tạo ra các thể chế chính trị tương ứng; b) khả năng quốc tế, tức
khả năng tổ chức các loại quan hệ quốc tế khác nhau; c) khả năng tham gia, tức tạo ra văn hoá
chính trị hoà bình và cơ cấu chính trị dân chủ; d) khả năng phân chia, tức phổ biến rộng rãi
các tiêu chuẩn về phúc lợi và thống nhất giữa các cơ cấu chính trị, xã hội và kinh tế. Theo
quan điểm này, phát triển chính trị là việc hệ thống chính trị có được các chất lượng tích cực
mới và tương ứng là các khả năng mới (hay hoàn thiện các khả năng cũ) cho phép nó thích
nghi có hiệu quả với những tình huống có vấn đề mới. Các trở ngại của phát triển chính trị
xuất hiện trong trường hợp nếu xã hội không có đầy đủ các nguồn lực để thực hiện những khả
năng ấy hay nếu xuất hiện nhu cầu thực hiện ngay lập tức một số khả năng có tính chất khác
nhau (1)
Trên thực tế, nếu sự phát triển kinh tế của một đất nước cụ thể được đo bằng các chỉ số
như tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người, sự phân bổ thu nhập giữa các nhóm dân cư
khác nhau, thì cái gì đóng vai trò tiêu chí về sự phát triển chính trị của nó? Sự phát triển có
được đo bằng những tham số bên ngoài đối với nó hay không, như sự gia tăng phúc lợi của
các nhóm dân cư cơ bản, trình độ học vấn, v.v. hay tồn tại những chỉ số nội tại nào đó về sự
phát triển chính trị?
Những vấn đề như vậy có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, vì câu trả lời cho chúng cho
phép hiểu được nguồn gốc, tính chất và định hướng của những biến đổi chính trị. Nội dung
của luận điểm cho rằng, dường như tính chất của những biến đổi chính trị bao giờ cũng mang
tính tiến bộ, không đảo lộn được và gắn liền với quá trình tiến dần tới chế độ dân chủ, là
không hoàn toàn hiển nhiên. Mặc dù vì các chế độ quyền uy hoá ra cũng có rất hiệu quả trong
việc giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội quan trọng (2).
Mong muốn làm sáng tỏ nguồn gốc, tính chất và phương hướng của những chuyển
biến chính trị, thử nghiệm xác định chúng về mặt lượng và chất đã đưa tới việc phổ biến rộng
khái niệm “phát triển chính trị”, sau đó là thuyết “phát triển chính trị” trong chính trị học
phương Tây ở những năm 50 của thế kỉ XX. Tiền đề trực tiếp cho việc tích cực nghiên cứu lí
thuyết phát triển chính trị là mong muốn chuyển các mô hình của Anh và của Mỹ, các mô
hình được coi là tốt nhất và khuôn mẫu của sự phát triển chính trị, vào các nước đang phát
triển. Các nước đang phát triển bắt đầu bước vào con đường hiện đại hoá hệ thống chính trị
truyền thống và đứng trước sự lựa chọn con đường phát triển của mình. Người ta cho rằng
con đưòng hiện đại hoá của phương Tây sẽ cho phép các nước đang phát triển tạo ra được
những điều kiện thuận lợi để khắc phục sự lạc hậu về kinh tế - xã hội, công nghệ và văn hoá
(3). Tuy nhiên, thử nghiệm có quy mô lớn được tiến hành nhằm áp dụng các thiết chế của hệ
thống chính trị phương Tây đã không đem lại những kết quả tích cực mong đợi, vì môi
trường văn hoá – xã hội của các xã hội truyền thống đã bác bỏ các thiết chế xa lạ. Mặc dù vậy
lí thuyết phát triển chính trị (hay hiện đại hoá chính trị) vẫn có ảnh hưởng đáng kể đến chính
trị học hiện đại.
Tư tưởng về tính được thiết định của sự phát triển chính trị và qua đó là khả năng cải
biến nó đã được đưa ra từ lâu. Ngay Aristotes cũng đã chỉ ra sự phụ thuộc của lĩnh vực chính
trị, của nội dung của nó vào các nhân tố xã hội, như sự bất bình đẳng xã hội. Quan niệm
truyền thống về tính được thiết định của chính trị bởi những nhân tố bên ngoài (kinh tế, xã
hội, văn hoá, v.v.) đã thống trị một thời gian dài trong chính trị học. Các lí thuyết hiện đại hoá
đã đơn giản hoá đáng kể tính chất liên hệ và ảnh hưởng qua lại giữa các hệ thống xã hội khác
nhau và đã quy định trình độ phát triển của xã hội về sự phát triển của lực lượng sản xuất là
cái quyết định mức độ phát triển của tất các thành tố còn lại trong hệ thống.
Đương nhiên, kinh tế có ảnh hưởng đến lĩnh vực chính trị và các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội, mặc dù mức độ tác động của nó là không như nhau ở các giai đoạn phát triển lịch
sử khác nhau. Có lẽ sự phụ thuộc của các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hoá vào kinh tế là
tuyệt đối ở các xã hội nguyên sơ và chưa phát triển, chỉ quan tâm đến sự sống còn về mặt thể
chất. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng tính đa dạng của hoạt động con người, sự phân hoá lợi
ích xã hội của họ, sự tăng trưởng phúc lợi vật chất thì mức độ độc lập của chính trị, của lĩnh
vực xã hội, của văn hoá cũng tăng lên đáng kể. Sự tiến bộ của xã hội không còn quy về sự
phát triển kinh tế, mà còn được quy định bởi cả sự phát triển chính trị, xã hội và văn hoá.
Bên cạnh cách tiếp cận quyết định luận mà trong khuôn khổ đó thì chính trị được xem
như là hậu quả của sự phát triển kinh tế, còn có truyền thống khác trong việc phân tích bản
chất của những chuyển biến chính trị. Người đã hình thành nó là N. Machiavelli, ông luận
chứng cho tư tưởng về tính độc lập của chính trị và hơn nữa, cho vai trò hàng đầu của nó đối
với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Các môn đệ của trường phái N. Machiavelli đã
phát triển tư tưởng về tính độc lập của chính trị, đó là các đại diện của trường phái xã hội học
Italia, V. Pareto, G. Moska, R. Mihells. Theo họ, sự phát triển chính trị được quy định bởi sự
tiến bộ của toàn thể xã hội, còn hiệu quả tác động của nó được quy định bởi chất lượng của
giới tinh hoa chính trị đang thực hiện chức năng cầm quyền và thông qua những quyết định
chính trị quan trọng nhất. Đương nhiên là việc quá nhấn mạnh vào vai trò hàng đầu của chính
trị đã dẫn tới một thái cực khác – thừa nhận sự phụ thuộc của toàn thể sự phát triển xã hội
vào chính trị (4)
Tuy nhiên, vào cuối những năm 50 của thế kỉ XX, trong khuôn khổ của chính trị học
so sánh, những thử nghiệm nhằm xác định các tiêu chí về sự tiến bộ chính trị đã đưa tới việc
hình thành một khuynh hướng độc lập trong việc phân tích chính trị - lí thuyết hiện đại hoá
chính trị, hay lí thuyết phát triển chính trị. Lí thuyết hiện đại hoá chính trị xem xét quá trình
chuyển biến chính trị cụ thể của các hệ thống chính trị truyền thống thành các hệ thống chính
trị hiện đại, làm sáng tỏ các cơ chế nội tại của những chuyển biến chính trị mà tất cả mọi xã
hội đều phải phục tùng khi tiến hành hiện đại hoá. Trong lí thuyết hiện đại hoá có các trường
phái khác nhau, chúng tập trung vào những nhân tố và những tiêu chí nhất định của sự phát
triển chính trị.
Hiện đại hoá chính trị thể hiện là quá trình cải biến những đặc điểm mang tính hệ
thống của đời sống chính trị và những chức năng của các thiết chế trong hệ thống chính trị khi
chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Các khái niệm “xã hội truyền thống”, “xã
hội hiện đại” phản ánh trình độ phát triển khác nhau về mặt văn minh của các hệ thống xã hội
khác nhau về sự điều tiết và sự thích nghi xã hội, về công nghệ cải biến xã hội, về vị trí và vai
trò của cá nhân, về những khả năng tự hiện thực hoá của nó. Như kinh nghiệm lịch sử cho
thấy, sự phát triển của xã hội được thực hiện từ những cơ cấu đơn giản đến những cơ cấu
phức tạp. Sự phát triển sản xuất như sự phản ánh những nhu cầu thường xuyên tăng lên một
cách khách quan đã dẫn tới việc làm gia tăng và phức tạp hoá các hình thức phân công lao
động. Các quá trình phân hoá và tích hợp trong lĩnh vực lao động đã kéo theo sự xuất hiện các
nhóm lợi ích mới, sự gia tăng tính đa dạng của quan hệ xã hội, của lối sống. Do vậy, quy luật
về tính đa dạng ngày một tăng của hoạt động con người, về sự phức tạp hoá quan hệ xã hội
trong cơ cấu xã hội đòi hỏi một mức độ thích nghi nhất định của cả xã hội. Hệ thống chính trị
của xã hội hiện đại có nhiệm vụ phản ánh tính đa dạng về lợi ích, phản ứng có hiệu quả đối
với những yêu cầu nảy sinh của các nhóm xã hội mới, bảo đảm tính toàn vẹn của xa hội đang
bị phân hoá về mặt xã hội. Trong điều kiện như vậy, hiện đại hoá có nghĩa là bước chuyển của
xã hội từ các hình thức tổ chức đời sống chính trị đơn giản hơn sang các hình thức tổ chức
phức tạp hơn.
Tuy nhiên không có sự thống nhất ý kiến về động lực của quá trình hiện đại hoá chính
trị trong chính trị học phương Tây. Quan điểm được nhiều người thừa nhận nhiều nhất là quan
điểm của G. Almond và L. Pai, những người khẳng định rằng phát triển chính trị dựa trên quá
trình thường xuyên hoàn thiện các chức năng mà hệ thống chính trị cần phải hoàn thành để
bảo đảm tính ổn định và hiệu quả của toàn thể cơ thể xã hội. Xuất phát từ cách tiếp cận chức
năng, họ đã xác định rằng việc cải biến những đặc điểm và những chức năng mang tính hệ
thống của các thiết chế chính trị bao gồm ba quá trình là: 1) sự phân hoá về mặt cơ cấu các
thiết chế của hệ thống chính trị và sự chuyên môn hoá chức năng của chúng; 2) sự gia tăng
khả năng huy động và sống còn của hệ thống chính trị; 3) xu hướng dẫn tới sự bình quyền.
Chúng ta xem xét kĩ hơn các quá trình nêu trên như là các quá trình phản ánh nội dung
của hiện đại hoá chính trị:
Sự phân hoá về mặt cơ cấu các thiết chế của hệ thống chính trị phản ánh quá trình làm
phức tạp hoá quan hệ xã hội do thực hiện quy luật tính đa dạng ngày một tăng của hoạt động
con người và sự xuất hiện các nhóm lợi ích mới. Để đáp ứng những nhu cầu kinh tế xã hội
mới, hệ thống chính trị cần phải nhanh chóng phản ứng lại sự xuất hiện của chúng. Điều này
đạt được nhờ sự phân hoá về mặt cơ cấu và sự chuyên môn hoá cao về mặt chức năng các
thiết chế của hệ thống chính trị. Mỗi một cơ cấu chính trị (lập pháp, hành pháp và tư pháp)
đều hoàn thành một chức năng định rõ. Khi đó tất cả các cơ cấu chuyên môn hoá đều có liên
hệ mật thiết với nhau và cấu thành hệ thống thống nhất nội tại. Sự phân công lao động như
vậy giữa các cơ cấu chính trị đã không tồn tại trong các xã hội không phát triển về mặt chính
trị. Các chức năng quản lí và cầm quyền trong xã hội truyền thống thường được tập trung vào
tay một nhóm ít người hay ít thiết chế.
Khả năng huy động của hệ thống chính trị cũng được hình thành trong những điều
kiện xác định. Tính đa dạng ngày một tăng về lợi ích và nhu cầu của các nhóm xã hội và của
cá nhân làm tăng đáng kể tính xung đột và cường độ xung đột lợi ích giữa các lực lượng chính
trị đang theo đuổi mục đích của mình. Để điều tiết xung đột, đảm bảo trật tự xã hội và tiến bộ
xã hội, hệ thống chính trị cần phải có khả năng huy động các nguồn dự trữ vật chất và con
người để thực hiện các mục đích chung xã hội - điều này bộc lộ khả năng huy động của hệ
thống chính trị. Khả năng huy động trong xã hội truyền thống được thực hiện nhờ bạo lực
chính trị.
Mong muốn về hiện đại hoá là bằng chứng về khả năng sống còn của hệ thống chính
trị. Các hệ thống chính trị phức tạp hơn có tiềm năng đáng kể để sống còn, vì chúng có những
hình thức giao tiếp và xã hội hoá đa dạng (trường học phổ thông, trường dại học, nhà thờ,
quân đội, v.v.). Thông qua các kênh ấy thì hệ thống chính trị phát triển các khuôn mẫu ứng xử
chính trị xác định và gây dựng sự tin tưởng đối với chính quyền, duy trì niềm tin vào tính hợp
pháp và công bằng của nó. Đương nhiên, các hệ thống chính trị truyền thống thực hiện khả
năng sống còn của mình không phải nhờ hình thành định hướng tích cực vào hệ thống, mà
nhờ sự cưỡng chế, nhờ dựa vào tập tục, truyền thống, tín ngưỡng (5).
Xu hướng dẫn tới sự bình quyền thể hiện ở việc loại bỏ mọi hạn chế (xã hội, chính trị,
dân tộc) đối với sự tham gia chính trị của các nhóm xã hội khác nhau, đối với việc dành cho
mọi công dân khả năng tự do giữ các cương vị nhà nước. Các hệ thống chính trị truyền thống
được đặc trưng bởi sự tha hoá của đông đảo tầng lớp dân cư khỏi hoạt động chính trị, bởi sự
hiện diện của những hạn chế đẳng cấp, bộ lạc, đảng phái, v.v. đối với việc giữ cương vị nhà
nước.
Song, cũng có một quan điểm khác về nội dung của hiện đại hoá chính trị đã được nhà
chính trị học người Mĩ, S. Huntintong đưa ra. Ông gắn liền sự phát triển chính trị với quá
trình thể chế hoá các tổ chức và các hoạt động chính trị. Chỉ có các thiết chế nhà nước ổn định
và mạnh, cũng như trật tự pháp lí nghiêm minh mới có thể bảo đảm được khả năng thích nghi
cao của hệ thống chính trị đối với những thay đổi thường xuyên của “môi trường bên ngoài”
và khả năng phản ứng thích hợp đối với những khát vọng và những yêu cầu mới của nhân
dân.
. Các tác giả của thuyết hiện đại hoá chính trị nhận xét rằng, các hệ thống chính trị
truyền thống hay hiện đại không tồn tại dưới dạng thuần tuý. Bất kì hệ thống chính trị nào
cũng bao hàm trong mình các yếu tố truyền thống và hiện đại. Để đo mức độ hiện đại của hệ
thống, G. Almond và D. Pauell đã đưa ra ba tiêu chí là: 1) phân hoá vai trò chính trị; 2)
chuyên môn hoá các thiết chế chính trị; 3) tính thế tục của văn hoá.
Quá trình phân hoá vai trò chính trị có nghĩa là sự xuất hiện các cơ cấu độc lập mới,
hoàn thành những chức năng đặc biệt. Thí dụ, sự xuất hiện nhóm xã hội mới đòi hỏi phải có
sự đại diện lợi ích của mình trong các cơ cấu quyền lực. Nếu lợi ích của một nhóm cụ thể nào
đó trước đây được đại diện bởi một tổ chức xác định, thì bây giờ xuất hiện một cơ cấu độc lập
có khả năng phản ánh những lợi ích đặc thù của nhóm ấy. Khi phản ánh quá trình phân hoá xã
hội, sự chuyên môn hoá các thiết chế chính trị tăng lên, hình thành các cơ cấu tương đối độc
lập và được chuyên môn hoá, được tích hợp thành một hệ thống thống nhất, tương tác với
nhau.
Tuy nhiên, thành tố quan trọng nhất của hiện đại hoá chính trị, thành tố cấu thành cơ
sở cho cải biến vai trò chính trị và chuyên môn hoá chức năng chính trị, là thế tục văn hoá.
Nội dung của thế tục văn hoá là các quá trình hợp lí hoá tư duy chính trị và hoạt động chính
trị của cá nhân, của việc chuyển nó từ các nhân tố phi duy lí (cảm xúc, tình cảm, truyền thống,
tập quán) của hành vi chính trị sang các cơ sở duy lí trong việc hình thành các quan điểm
chính trị.
Bước chuyển sang hệ thống chính trị hiện đại không phải là một quá trình cải biến
không đảo lộn được và liên tục tiến tới đối với những đặc điểm của đời sống chính trị và đối
với việc hình thành nền dân chủ chính trị. Việc tạo ra một trật tự chính trị mới mới vấp phải
những mâu thuẫn được quy định bởi các bước chuyển sang các nguyên tắc và các cơ chế mới
của tiến hoá xã hội.
Thứ nhất, sự hợp lí hoá quan hệ xã hội, bước chuyển sang những nguyên tắc phổ biến
về hiệu quả, về tính hợp mục đích và về chủ nghĩa cá nhân, các thiết chế dân chủ đang hình
thành sẽ vấp phải các giá trị tập thể chủ nghĩa, bức tranh phi duy lí về thế giới, các truyền
thống và các tập quán biểu thị tính độc đáo của xã hội ấy. Trong xã hội truyền thống cá nhân
ý thức được tính nhất thể của mình nhờ sùng bái các thánh nhân, các quyền uy, niềm tin vào
tính độc đáo của sự thống nhất dân tộc. Nó bác bỏ các hệ thống giá trị khác và có thái độ thù
địch đối với tất cả những gì không phù hợp với lối sống của nó.
Thứ hai, quan hệ thị trường phân hoá xã hội theo các hình thức hoạt động, mức sống,
địa vị xã hội, hi vọng và khát vọng. Những nhu cầu phát triển năng động và sự xuất hiện các
hình thức phân công lao động gắn liền với thực tế đó vấp phải các thiết chế trước kia là các
thiết chế định hướng vào sự thống nhất chính trị của xã hội, vào các giá trị bình đẳng của chủ
nghĩa tập thể. Những mâu thuẫn đó giải thích tại sao bước chuyển từ hệ thống chính trị truyền
thống sang hệ thống chính trị hiện đại diễn ra thông qua khủng hoảng phát