TÓM TẮT
Dân tộc Hoa đã định cư và hòa nhập với cộng đồng người Việt lâu đời nhưng bản
sắc văn hóa và ngôn ngữ Hoa vẫn được lưu giữ khá bền vững. Học sinh dân tộc Hoa đến
trường học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Đặc biệt, đối với các em học sinh lớp 1,
tiếng Việt của các em còn hạn chế và chưa chuẩn xác trong phát âm, sử dụng nhất là trong
đọc, viết. Qua việc khảo sát kĩ năng đọc, viết tiếng Việt của 150 em HS người Hoa lẫn Việt
học lớp 1 tại 3 trường tiểu học trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết mô
tả, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hỗ trợ HS lớp 1 dân tộc Hoa hình thành và
rèn luyện kĩ năng đọc, viết tiếng Việt.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kĩ năng đọc, viết tiếng Việt của học sinh Lớp 1 dân tộc Hoa tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2015 - 2016
231
KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 1
DÂN TỘC HOA TẠI QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Trần Thanh Dư,
Phan Ngọc Nhung,
Nguyễn Lê Thảo Quỳnh,
Huỳnh Kim Trang
(Sinh viên năm 4, Khoa Giáo dục Tiểu học)
GVHD: PGS TS Nguyễn Thị Ly Kha
TÓM TẮT
Dân tộc Hoa đã định cư và hòa nhập với cộng đồng người Việt lâu đời nhưng bản
sắc văn hóa và ngôn ngữ Hoa vẫn được lưu giữ khá bền vững. Học sinh dân tộc Hoa đến
trường học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Đặc biệt, đối với các em học sinh lớp 1,
tiếng Việt của các em còn hạn chế và chưa chuẩn xác trong phát âm, sử dụng nhất là trong
đọc, viết. Qua việc khảo sát kĩ năng đọc, viết tiếng Việt của 150 em HS người Hoa lẫn Việt
học lớp 1 tại 3 trường tiểu học trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết mô
tả, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hỗ trợ HS lớp 1 dân tộc Hoa hình thành và
rèn luyện kĩ năng đọc, viết tiếng Việt.
Từ khóa: kĩ năng đọc, viết, tiếng Việt, dân tộc Hoa, lớp 1.
ABSTRACT
Reading and writing skills of ethnic chinese students grade 1 in District 5,
Ho Chi Minh city
Ethnic Chinese have settled and integrated into the Vietnamese community for a long
time but their cultural characters are still maintained stably. At school, Ethnic Chinese
study Vietnamese as a second language. Especially for Ethnic Chinese students grade 1,
their literacy are still limited as well as the pronunciation and usage in pronunciation and
usage. Through a survey of 100 Ethnic Chinese students grade 1 and 50 Vietnamese
students grade 1 at 3 elementary schools in district 5, Ho Chi Minh city, the research has
described and analyzed reality; published the solution toconstitute and improvethe reading
and writing skills of Ethnic Chinese students grade 1 in district 5, Ho Chi Minh city.
Keywords: reading and writing skills, Vietnamese, Chinese, grade 1.
1. Đặt vấn đề
Dân tộc Hoa là những người gốc Trung Quốc đã định cư và có quốc tịch Việt
Nam. Đây là dân tộc có dân số khá đông trong các dân tộc thiểu số ở nước ta, riêng ở
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), dân tộc Hoa chiếm 5,78% (theo Tổng điều tra Dân
số và Nhà ở Việt Nam năm 2009) là cộng đồng lớn thứ 2 sau dân tộc Kinh, họ sống tập
trung chủ yếu ở Quận 5, Quận 6, Quận 11, Quận 10, đặc biệt là khu vực Chợ Lớn. Dân
tộc Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn là người Triều Châu (thuộc tỉnh Quảng
Đông - Trung Quốc), dùngchung một văn tự là chữ Hán, nhưng tiếng nói lại khác nhau,
gồm 5 nhóm: tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Phúc Kiến, tiếng Hải Nam và
tiếng Hẹ. Trong đó, ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 5 nói riêng, tiếng
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
232
Quảng Đông thường được dùng như ngôn ngữ vùng của nhiều người Hoa (kể cả bản
thân cha mẹ người nói thuộc nhóm ngôn ngữ khác) vì họ dễ dàng tìm được chỗ học và
dễ dùng trong các sinh hoạt cộng đồng của người Hoa. [5]
Mặc dù đã định cư và hòa nhập lâu đời trong mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã
hội cùng với dân tộc Kinh, nhưng cộng đồng dân tộc Hoa vẫn giữ được phong tục tập
quán truyền thống và vẫn sử dụng tiếng Hoa trong giao tiếp nội bộ (gia đình, họ tộc,
cộng đồng).
Trong giao tiếp xã hội, giao tiếp hành chính, dân tộc Hoa sử dụng tiếng Việt -
ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Vì thế, học sinh (HS) dân tộc Hoa học tiếng Việt ở
trường như một ngôn ngữ thứ hai. Dân tộc Hoa TPHCM sinh sống trong một môi
trường kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển. Vì vậy, có không ít người cho rằng HS dân
tộc Hoa ở TPHCM sử dụng tiếng Việt như HS dân tộc Kinh sử dụng tiếng Việt, không
cần hỗ trợ các em trong việc học tiếng Việt. Tuy nhiên, một số nghiên cứu có liên quan
đến kĩ năng sử dụng tiếng Việt của HS dân tộc Hoa (lớp 1, lớp 2) [6], [8] lại cho rằng
HS dân tộc Hoa nhất là HS lớp 1 gặp không ít khó khăn trong việc sử dụng tiếng Việt
do ảnh hưởng của hiện tượng chuyện di ngôn ngữ. Tìm hiểu kĩ năng đọc, viết tiếng
Việt của HS dân tộc Hoa học lớp 1 tại Quận 5 TPHCM, chúng tôi xuất phát từ 2 giả
thuyết sau:
1) Kĩ năng đọc, viết tiếng Việt của HS dân tộc Hoa học lớp 1 ở TPHCM thấp
hơn HS dân tộc Kinh và thấp hơn nhóm HS dân tộc Hoa sử dụng tiếng Việt tại gia đình
và nhiều em chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
2) Nếu giáo viên (GV) biên soạn bài tập đọc, viết dựa trên những loại lỗi mà HS
dân tộc Hoa học lớp 1 thường mắc phải, thì sẽ giúp các em rèn kĩ năng đọc, viết tiếng
Việt một cách có hiệu quả.
2. Thực trạng kĩ năng đọc, viết tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc Hoa tại
Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Nội dung đánh giá
Nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng nội dung đánh giá kĩ năng đọc, viết tiếng
Việt của HS lớp 1 dân tộc Hoa trên cơ sở: chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn kiến
thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 1 và thang nhận thức Bloom. Các tiêu chí đánh giá
dựa trên chuẩn kiến thức dành cho lớp 1 như sau: đọc thông, đọc trơn, đọc rõ tiếng, từ,
câu. đọc đúng các đoạn hoặc bài văn xuôi, văn vần, tốc độ đọc tối thiểu 20 chữ/phút;
hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài đọc, nội dung thông báo của câu, đoạn, bài (mức độ
biết: nhớ thông tin hiển ngôn và mức độ hiểu: giải thích); tập viết các nét, chữ đã học;
tập chép, bước đầu nghe đọc, hiểu để viết chính tả, luyện viết các vần khó, các chữ mở
đầu bằng: g/gh; ng/ngh; c/k/q, viết đúng chính tả bài viết với tốc độ 20 chữ/ 15 phút.
Việc khảo sát thực trạng này được tiến hành tại 3 trường tiểu học tại Quận 5,
TPHCM trên 3 nhóm đối tượng HS lớp 1 (50 HS/nhóm): nhóm Hoa Hoa (HS dân tộc
Hoa sử dụng tiếng Hoa giao tiếp ở gia đình), nhóm Hoa Việt (HS dân tộc Hoa sử dụng
Năm học 2015 - 2016
233
tiếng Việt trong giao tiếp ở gia đình1) và nhóm Việt (HS dân tộc Kinh sử dụng tiếng
Việt giao tiếp ở gia đình). Tất cả các em đều học mẫu giáo trước khi vào lớp 1.
Chúng tôi tiến hành khảo sát dựa vào phiếu khảo sát 2 với các tiêu chí:
Bảng 1. Nội dung khảo sát
Kĩ năng Thể hiện qua bảng khảo sát
Đọc Đọc lưu loát Tốc độ chữ cái, từ quen thuộc, tiếng rỗng, văn bản.
Đọc hiểu Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
Viết Tập viết Viết đúng con chữ, nét nối, đúng chính tả
Viết chính tả Tốc độ viết trong 60 giây
Các lỗi chính tả mắc phải (âm đầu, âm đệm, âm chính,
âm cuối, thanh)
Viết sáng tạo Viết đúng chủ đề
Số chữ viết được, viết đúng
2.2. Kết quả đánh giá
2.2.1. Kĩ năng đọc
Bảng 2. Kết quả khảo sát kĩ năng đọc
Nội dung khảo sát
Hoa Hoa Hoa Việt Việt
Số
HS
Tỉ lệ
(%)
Số
HS
Tỉ lệ
(%)
Số
HS
Tỉ lệ
(%)
Kĩ
năng
đọc
lưu
loát
Tốc độ đọc chữ
cái (chữ/phút)
0 1 2 0 0 0 0
1 – 20 3 6 1 2 0 0
20 – 40 17 34 13 26 2 4
Trên 40 29 58 36 72 48 96
Tốc độ đọc từ
quen thuộc
(chữ/phút)
0 0 0 0 0 0 0
1 – 20 26 52 25 50 12 24
20 – 40 17 34 16 32 23 46
Trên 40 7 14 9 18 15 30
Tốc độ đọc
tiếng rỗng
(chữ/phút)
0 3 6 1 2 1 2
1 – 20 32 64 34 68 21 42
20 – 40 12 24 9 18 19 38
Trên 40 3 6 6 12 9 18
Tốc độ đọc văn 0 3 6 3 6 0 0
1 Sở dĩ chúng tôi khảo sát thêm nhóm này, vì thực tế có rất nhiều phụ huynh người Hoa cho biết khi con họ
chuẩn bị vào lớp 1 thì gia đình họ dùng tiếng Việt để cho con bớt khó khăn khi vào lớp 1.
2Tham khảo từ phiếu khảo sát của PGSTS Nguyễn Thị Ly Kha, Trường ĐHSP TPHCM.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
234
bản (chữ/phút) 1 – 20 23 46 17 34 9 18
20 – 40 12 24 14 28 14 28
Trên 40 12 24 16 32 27 54
Kĩ
năng
đọc
hiểu
Số câu trả lời
đúng
0 33 66 33 66 21 42
1 13 26 10 20 19 38
2 2 4 4 8 4 8
3 2 4 3 6 6 12
Về kĩ năng đọc lưu loát:
Ở nội dung đọc từ quen thuộc, đọc tiếng rỗng và đọc văn bản, khi tiến hành khảo
sát, chúng tôi quan sát và nhận thấy: các em hay nhầm lẫn và phát âm sai các tiếng có
//, // (// (tr) [] (ch), // (“s”) [], thanh ngã, như trong sáng chong sáng,
trên chên, siêng năng xiêng năng, học sinh học xinh; những nhửng; cã
cả,). Những lỗi vừa nêu đều do ảnh hưởng của phương ngữ Nam. Các em HS nhóm
Hoa Hoa và Hoa Việt đọc sai nhiều hơn HS nhóm Việt. Một điều khá lạ là nhóm Hoa
Hoa sai nhiều ở các trường hợp có âm đệm và một số âm chính, như tòa nhà tò nhà,
xòe xè; hòe hè, cọp cợp, xọe xẹ; lọp lợp, khặc khạc; trong khi số liệu
khảo sát cho thấy nhóm Việt và Hoa Việt lại không phạm phải những lỗi này. Đặc biệt
nhiều em nhóm Hoa Hoa đọc // (kh) [] (k), //(e) [] (ơ), như đọc kiếm mồi
khiếm mồi, kiến khiến, ve sầu vơ sầu, cá mè cá mờ. Có thể nói kiểu lỗi này do
ảnh hưởng từ ngôn ngữ thứ nhất, từ tiếng mẹ đẻ của các em. Bên cạnh đó, có cả tình
trạng nhiều HS nhóm Hoa Hoa nhìn vần đoán tiếng, nhìn tiếng đoán từ quen thuộc (học
(sinh) học tập, xinh (xinh xắn) xinh đẹp; cã cá, sươi sưởi).
Xét về kĩ năng đọc lưu loát, nhóm HS Hoa Hoa và Hoa Việt có tốc độ đọc từ và
tiếng rỗng dưới chuẩn chiếm số lượng lớn. Cụ thể, khi đọc từ quen thuộc, tốc độ đọc
dưới chuẩn có 26 em - 52% nhóm Hoa Hoa và 25 em - 50% nhóm Hoa Việt; khi đọc
tiếng rỗng, tốc độ đọc dưới chuẩn có 35 em - 70% nhóm Hoa Hoa và 35 em - 70%
nhóm Hoa Việt; khi đọc văn bản, tốc độ đọc dưới chuẩn có 26 em - 52% nhóm Hoa
Hoa và 20 em - 40% nhóm Hoa Việt. Trong khi đó, nhóm HS nhóm Việt tốc độ đọc
dưới chuẩn khi đọc từ quen thuộc là 12 em - 24%, khi đọc tiếng rỗng là 22 em - 44%
và khi đọc văn bản là 9 em - 18%.
Kết quả khảo sát thông tin cá nhân HScho thấy: nhóm HS Hoa Hoa có phụ huynh
làm nghề buôn bán chiếm 42% (cao nhất so với các nhóm nghề nghiệp còn lại), nhóm
trí thức: 7 em - 14%, nhóm lao động chân tay: 14 em - 28%, nhóm thất nghiệp 8 em -
16%. Đối chiếu với kết quả này với kết quả về kĩ năng đọc lưu loát (đọc từ quen thuộc,
đọc tiếng rỗng, đọc văn bản) của các em nhóm Hoa Hoa, chúng tôi nhận thấy, các em
đọc dưới tốc độ chuẩn có nghề nghiệp của phụ huynh phân bố ở các nhóm lao động
chân tay, buôn bán, thất nghiệp và chỉ có số ít (từ 1 - 2 em) thuộc nhóm trí thức. Mặt
khác, sau giờ học tiếng Việt tại trường phổ thông, một số ít HS nhóm Hoa Hoa (9 em -
Năm học 2015 - 2016
235
18%) tham gia các lớp học bồi dưỡng tiếng Hoa tại các trung tâm, Hội quán. Kết quả
khảo sát cho thấy hầu hết những HS thuộc cả 2 nhóm trên đều có tốc độ đọc dưới
chuẩn. Một số HS dân tộc Hoa (13 em - 26%) đi học thêm tiếng Việt ngoài giờ có tốc
độ đọc trên chuẩn quy định. Từ kết quả thống kê trên, ta có thể nhận định kĩ năng đọc
thành tiếng (kĩ năng giải mã bậc 1) của HS lớp 1 có những ảnh hưởng đáng kể từ nghề
nghiệp của phụ huynh, từ việc học thêm của các em.
Về kĩ năng đọc hiểu:
Yêu cầu của bài khảo sát muốn hướng tới là việc giải mã kí tự để thông hiểu được
nội dung văn bản thông báo. Trong bài khảo sát có 3 câu hỏi, trả lời đúng 2 câu trở lên
là đạt yêu cầu bài khảo sát đề ra. Kết quả khảo sát cho thấy, không trả lời đúng câu nào
ở nhóm HS Hoa Hoa có 33 em - 66%, nhóm Hoa Việt có 33 em - 66%, nhóm Việt có
21 em - 42%. Ở mức trả lời đúng 1 câu hỏi, nhóm HS Hoa Hoa có 13 em - 26%, nhóm
Hoa Việt có 10 em - 20%, nhóm Việt có 19 em - 38%. Còn ở mức trên chuẩn cần đạt
(đúng 2 câu trở lên) nhóm HS Hoa Hoa có 4 em - 8%, nhóm Hoa Việt có 7 em - 14%,
nhóm Việt có 10 em - 20%. Các em HS nhóm Hoa Hoa trả lời đúng 2/3 câu hỏi đều
thuộc nhóm HS có đi học thêm tiếng Việt ngoài giờ học. HS dân tộc Hoa và dân tộc
Kinh đều nắm nội dung văn bản chưa tốt, số lượng HS trả lời đúng mức cần đạt còn
thấp vì giai đoạn này các em chưa quen thuộc với việc đọc và trả lời câu hỏi. Tuy
nhiên, khả năng các em HS dân tộc Hoa nắm nội dung văn bản yếu hơn HS dân tộc
Kinh. Nguyên nhân là do kĩ năng đọc lưu loát của các em HS dân tộc Hoa còn hạn chế:
tốc độ đọc còn thấp, chưa đạt chuẩn khá nhiều (26 em Hoa Hoa - 51%), vốn từ tiếng
Việt còn vì cơ hội thực hành tiếng Việt chưa nhiều (các em nhóm Hoa Hoa ngoài sử
dụng tiếng Việt ở trường thì các em ít sử dụng ở môi trường gia đình và địa phương,
bên cạnh đó, một số em còn bồi dưỡng tiếng Hoa nên thời gian dành cho rèn luyện
tiếng Việt bị thu hẹp).
Kĩ năng đọc của các em HS dân tộc Hoa, đặc biệt là nhóm Hoa Hoa yếu hơn HS
dân tộc Kinh từ tốc độ đọc đến kĩ năng nắm nội dung văn bản. Từ góc độ giáo dục ở
trường học, do sự hạn chế về mặt thời gian trong quá trình giảng dạy, dẫn đến người
giáo viên chưa thể “quán triệt đặc điểm dân tộc” (PGS. Trương Dĩnh) và dạy học cá thể
hóa trong dạy học tiếng Việt. Mặt khác, các em chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng giao
thoa ngôn ngữ Hoa - Việt. Từ nhỏ các em đã quen thuộc với tiếng Hoa bằng việc nghe,
nói và chỉ làm quen với tiếng Việt qua nghe, nói nên đến khi bước vào môi trường học
tập tại trường ở giai đoạn mầm non và đầu tiểu học (lớp 1), làm quen với tiếng Việt qua
nghe, nói, đọc, viết các em gặp không ít khó khăn vì tiếng Hoa và tiếng Việt có khá
nhiều điểm khác nhau về mặt phát âm lẫn chữ viết.
Tóm lại, kĩ năng đọc của các em HS dân tộc Hoa, đặc biệt là nhóm Hoa Hoa yếu
hơn HS dân tộc Kinh từ tốc độ đọc đến kĩ năng nắm nội dung văn bản. Từ góc độ giáo
dục ở trường học, do sự hạn chế về mặt thời gian trong quá trình giảng dạy, dẫn đến
người giáo viên chưa thể “quán triệt đặc điểm dân tộc” (PGS.Trương Dĩnh) và dạy học
cá thể hóa trong dạy học tiếng Việt. Mặt khác, các em chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
236
giao thoa ngôn ngữ Hoa - Việt. Từ nhỏ các em đã quen thuộc với tiếng Hoa bằng việc
nghe, nói và chỉ làm quen với tiếng Việt qua nghe, nói nên đến khi bước vào môi
trường học tập tại trường ở giai đoạn mầm non và đầu tiểu học (lớp 1), làm quen với
tiếng Việt qua nghe, nói, đọc, viết các em gặp không ít khó khăn vì tiếng Hoa và tiếng
Việt có khá nhiều điểm khác nhau về mặt phát âm lẫn chữ viết.
2.2.2. Kĩ năng viết
Bảng 3. Kết quả khảo sát kĩ năng viết
Nội dung khảo sát
Hoa Hoa Hoa Việt Việt
Số
HS
Tỉ lệ
(%)
Số
HS
Tỉ lệ
(%)
Số
HS
Tỉ lệ
(%)
Kĩ năng
viết chữ
(tập viết)
Không viết 0 0 0 0 0 0
Viết đúng chính tả 35 70 33 66 35 70
Viết sai chính tả 15 30 17 34 15 30
Kĩ năng
viết chính tả
Số chữ
viết được
khi viết
chính tả
0 10 20 5 10 4 8
1 – 6 7 14 9 18 3 6
7 – 10 11 22 7 14 10 20
Trên 10 22 44 29 58 33 66
Số chữ
viết đúng
khi viết
chính tả
0 22 44 10 20 9 18
1 – 20 20 40 17 34 15 30
20 – 40 8 16 14 28 12 24
Trên 40 0 0 9 18 14 28
Số chữ
viết được
trong 1
phút khi
viết chính
tả
0 10 20 7 14 4 8
1 11 22 16 32 12 24
2 17 34 12 24 20 40
3 9 18 9 18 7 14
4 3 6 6 12 7 14
Số chữ sai
âm đầu
0 3 8 14 31 11 24
1 – 2 19 48 16 36 24 52
3 – 4 11 28 8 18 8 17
Trên 4 7 18 7 16 3 7
Số chữ sai
âm đệm
0 22 55 31 69 36 78
1 10 25 11 24 10 22
2 8 20 3 7 0 0
Số chữ sai 0 5 13 7 16 15 33
Năm học 2015 - 2016
237
âm chính 1 – 2 21 53 27 60 18 39
3 – 4 7 18 5 11 8 17
Trên 4 7 18 6 13 5 11
Số chữ sai
âm cuối
0 0 0 14 31 10 22
1 – 2 22 55 24 53 21 46
3 – 4 16 40 4 9 10 22
Trên 4 2 5 3 7 5 11
Số chữ sai
thanh điệu
0 3 8 14 31 20 43
1 – 2 27 68 24 53 18 39
3 – 4 7 18 4 9 5 11
Trên 4 3 8 3 7 3 7
Kĩ năng
viết sáng tạo
Không viết 11 22 11 22 8 16
Viết sai chủ đề 3 6 2 4 2 4
Viết đúng chủ đề 36 72 37 74 40 80
Kĩ năng viết là kĩ năng được hình thành trong quá trình học tập từ khi HS còn
nhỏ, các em bắt đầu từ những nét vẽ đơn giản đến khi vào lớp 1 thì các em mới thực sự
kết nối những đường cong, nét thẳng lại với nhau để thành con chữ. Bên cạnh đó, việc
viết chữ của các em còn phải tuân theo một quy tắc đã được quy ước sẵn đó là chính tả.
Do vậy, kĩ năng viết không hề đơn giản đối với HS lớp 1 nói chung và HS lớp 1 dân
tộc Hoa nói riêng.
Ở kĩ năng viết, chúng tôi khảo sát về 3 nội dung (kĩ năng viết chữ (tập viết), kĩ
năng viết chính tả, kĩ năng viết sáng tạo) và thu được kết quả sau:
Về kĩ năng viết chữ (tập viết): hầu hết tất cả các em đều đạt yêu cầu theo chuẩn kĩ
năng viết chữ theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Giữa các nhóm không có sự chênh lệch
nhiều ở kĩ năng tập viết. Điều này cho thấy, các em đã rất cố gắng trong quá trình luyện
tập viết chữ và sự hỗ trợ thường xuyên, tận tình của giáo viên trong quá trình dạy học
tập viết.
Về kĩ năng viết chính tả: nhóm HS Hoa Hoa thực hiện bước khảo sát chính tả đạt
kết quả chưa tốt. Cụ thể, đạt trung bình từ 6/12 chữ trở lên, có 66% HS viết được và
16% HS viết đúng. Từ đó nhận thấy khả năng nghe viết của các em nhóm Hoa Hoa còn
hạn chế và các em viết sai khá nhiều chữ. Kết quả khảo sát cho thấy, các em nhóm Hoa
Hoa viết sai chính tả có phụ huynh làm nghề buôn bán là 21 em, lao động chân tay là
13 em, thất nghiệp là 6 em và tri thức là 2 em. Cũng nhóm HS trên, có 28 em không
học thêm tiếng Việt, 9 em học thêm tiếng Hoa và chỉ có 5 em học thêm tiếng Việt. Qua
đó, có thể thấy được: nghề nghiệp của phụ huynh cũng như yếu tố học thêm, thực hành
tiếng Việt thường xuyên cũng ảnh hưởng đến khả năng viết đúng chính tả của các em.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
238
Hầu hết cả 3 nhóm đối tượng khảo sát vẫn còn sai chính tả nhiều, nhiều nhất là
nhóm Hoa Hoa với 168 lượt mắc lỗi chính. Các em HS dân tộc Hoa chịu ảnh hưởng
khá nhiều bởi phương ngữ miền Nam và không nắm được các quy tắc chính tả, các em
viết sai nhiều ở các trường hợp như ngẫm nghĩ ngẩm nghỉ, ghế gế, Nhất là
những trường hợp sai do ảnh hưởng phương ngữ Nam như buồng cau buồng cao,
lưới nhện lưới nhợn, ghế nệm ghế nịm,...
Nhóm HS Hoa Hoa các em sai nhiều ở âm cuối (VD: lưới nhện lưới nhệnh,
buồng cau buồng cao) và âm chính (VD: lưới nhện lưới nhợn/lứi nhện, ghế nệm
ghế nịm). Nhóm HS Hoa Việt sai chủ yếu ở âm đầu (VD: ngẫm nghĩ nghẫm
nghĩ/ngẫm ngĩ, trốn tìm chốn tìm, ghế nệm gế nệm). Nhóm HS Việt cũng sai
nhiều ở âm cuối (VD: lưới nhện lưới nhệnh, buồng cau buồng cao).
Từ những lỗi trên, ta có thể nói rằng các em HS dân tộc Hoa cũng mắc những lỗi
sai như HS dân tộc Kinh. Nguyên nhân chủ yếu do chữ viết tiếng Việt là một chữ viết
ghi âm về cơ bản đọc (nói) thế nào viết thế ấy. Để giúp HS viết đúng chính tả, đồng
thời với việc cần chú trọng rèn cho các em nắm các quy tắc chính tả, cần phải chú ý các
bài tập chính tả phương ngữ, mở rộng vốn từ để giúp các em viết đúng các trường hợp
chính tả phương ngữ.
Về nội dung khảo sát khả năng viết sáng tạo - với yêu cầu “Giới thiệu về gia đình
em” trong 1 phút. Kết quả cho thấy:
Các em viết đúng chủ đề khá nhiều 113 em (nhóm Hoa Hoa: 36 em - 72%, Hoa
Việt: 37 em - 74%, Việt: 40 em - 80%). Khi xét từ phương diện gia đình của cả 3 nhóm
HS, chúng tôi nhận thấy 30 em HS (nhóm Hoa Hoa: 11 em, Hoa Việt: 11 em, Việt: 8
em) không viết được về chủ đề gia đình có phụ huynh thuộc các nhóm nghề buôn bán,
lao động phổ thông; 7 em viết sai chủ đề có phụ huynh thuộc nhóm lao động phổ
thông, 113 em viết đúng chủ đề có phụ huynh thuộc nhóm nghề buôn bán và trí thức.
Mặt khác, ở bước khảo sát này do yêu cầu các em phải suy nghĩ và tự viết theo
chủ đề chứ không nhìn viết hay nghe viết nên các em viết khá chậm và khá ít. Đa số
các em HS ở cả 3 nhóm đều chỉ viết được từ 2 đến 3 chữ trong khoảng thời gian 1 phút.
Đặc biệt khi viết, các em HS dân tộc Hoa thường chỉ liệt kê các thành viên trong gia
đình chứ chưa viết thành câu như các em HS dân tộc Kinh. Mặc dù chỉ viết các từ quen
thuộc trong chủ đề gia đình nhưng các em HS cả 3 nhóm vẫn sai chính tả khá nhiều,
trung bình cứ 2 chữ thì các em lại sai 1 lỗi chính tả.
Về tốc độ viết, giai đoạn này các em cần đạt 20 chữ/15 phút (tương đương 1.33
chữ/phút) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả khảo sát cho thấy, có
113 em đạt chuẩn này (nhóm Hoa Hoa: 36 em - 72%, Hoa Việt: 37 em - 74%, Việt: 40
em - 80%).
Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể nhận định kĩ năng viết sáng tạo của HS
lớp 1 còn chưa tốt (về số chữ viết được, viết đúng chủ đề) và hoàn cảnh gia đình, nghề
Năm học 2015 - 2016
239
nghiệp của phụ huynh có ảnh hưởng khá quan trọng tới kĩ năng viết sáng tạo của các
em.
Tóm lại, kĩ năn