Kỳ thi olympic cấp trường đề thi môn: lịch sử lớp: 10

Câu 1: (4 điểm) Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải về quá trình hình thành, kinh tế, xã hội, chính trị ? Đáp án câu 1:

doc8 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi olympic cấp trường đề thi môn: lịch sử lớp: 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ KỲ THI OLYMPIC CẤP TRƯỜNG ĐỀ THI MÔN: Lịch sử LỚP: 10 Số phách Đường cắt phách Số phách Câu 1: (4 điểm) Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải về quá trình hình thành, kinh tế, xã hội, chính trị ? Đáp án câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông Các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải Quá trình hình thành (1 điểm) - Điều kiện tự nhiên thuận lợi (nằm trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Nin, sông Ấn, sông Hằng, sông Tigơrơ và sông Ơphơrat) - Ra đời sớm: cuối thời kì đồ đá mới ( thiên niên kỉ IV TCN) sang thời kì đồ đồng) - Qui mô quốc gia lớn - Điều kiện tự nhiên khó khăn hơn cho nông nghiệp (ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đi lại khó khăn, đất đai ít và khô cứng) nhưng thuận lợi cho thủ công nghiệp, hàng hải, nghề cá - Ra đời muộn: thời kì đồ sắt (đầu thiên niên kỉ I TCN) - Qui mô quốc gia nhỏ: thành bang Kinh tế (1 điểm) - Nông nghiệp: biết thâm canh, làm công tác thủy lợi, đắp đê ngăn lũ - Thủ công: gốm, dệt, đúc đồng, làm giấy - Có trao đổi sản phẩm giữa các vùng - Nông nghiệp kém phát triển, thiếu lương thực - Thủ công nghiệp phát triển mạnh, nghề cá, đóng thuyền ra đời - Thương nghiệp biển phát triển, lưu thông tiền tệ sớm. Xã hội (1 điểm) - Xã hội chia thành 3 tầng lớp chính: quí tộc, nông dân công xã và nô lệ. Trong đó, nông dân công xã là lực lượng đông đảo nhất, giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất - Xã hội chia thành 3 tầng lớp chính: chủ nô, công dân tự do và nô lệ. Trong đó, nô lệ là tầng lớp đông đảo nhất, là lực lượng sản xuất chính, nuôi sống xã hội. Chính trị (1 điểm) - Nhà nước chuyên chế cổ đại, đứng đầu là vua - Nhà nước dân chủ cổ đại  Không ghi vào phần gạch chéo này Câu 2: (4 điểm) Các cuộc phát kiến địa lí ở thời hậu kì trung đại: Nguyên nhân, điều kiện ? Hành trình ? Hệ quả ? Đáp án câu 2: - Nguyên nhân: (0,5 đ) + Nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng . + Con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A Rập độc chiếm. - Điều kiện: (0,5 đ) + Khoa học kĩ thuật có nhiều tiến bộ: biết sử dụng la bàn. + Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến đáng kể: tàu có hệ thống bánh lái và buồm lớn (tàu Caraven) - Hành trình: (1,5 đ) + Năm 1415, có nhiều đoàn thám hiểm người Bồ Đào Nha đi dọc theo bờ biển châu Phi. Hoàng tử Hen-ri là người khởi xướng và tổ chức những cuộc khám phá đầu tiên đó. (0,25 đ) + Năm 1487, B.Đia Xơ (người Bồ Đào Nha) đã đi vòng qua điểm cực nam châu Phi, ông xác định có thể đến Ấn Độ bằng đường biển. (0,25 đ) + Năm 1497, Vaxcô đơ Ga-ma (Bồ Đào Nha) đi vòng qua châu Phi và đến được Ca-li-cút trên bờ biển Tây Nam của Ấn Độ. (0,25 đ) + 1492, Cô-lôm-bô ( Tây Ban Nha) đã đến Cu Ba và một số đảo thuộc vùng biển Caribe. Ông đã phát hiện ra châu Mĩ nhưng lại tưởng đây là Đông Ấn Độ. (0,25 đ) + 1519 – 1522, Ma-gien-lan ( Tây Ban Nha) là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam của châu Mĩ tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương, đến Phi-lip-pin, trở về Tây Ban Nha (0,5 đ)  Không ghi vào phần gạch chéo này Hệ quả của các cuộc phát kiến về địa lí: (1,5 đ) + Các cuộc phát kiến về địa lí trong các thế kỉ XV – XVI được coi như là một cuộc cách mạng thật sự trong lĩnh vực giao thông và tri thức, con người hình dung chính xác về trái đất, những con đường mới, những vùng đất mới. (0,5 đ) + Nó có đóng góp quyết định về lí luận cũng như thực tiễn để chứng minh loài người ở mọi nơi trên thế giới đều giống nhau. (0,25 đ) + Một nền văn hoá thế giới bắt đầu được hình thành do việc xuất bản và truyền bá các sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hoá và văn minh khác nhau. (0,25 đ) + Thương nhân châu Âu có được những nguyên liệu quí giá vô tận, những kho vàng bạc của cải khổng lồ mà chúng cướp đuợc ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi, thúc đẩy thương nghiệp phát triển, làm cho thành thị châu Âu trở nên giàu có hơn. (0,25 đ) + Tuy nhiên, các cuộc phát kiến còn dẫn đến chế độ thực dân, nạn buôn bán nô lệ, gây nhiều đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa. (0,25 đ)  Không ghi vào phần gạch chéo này Câu 3 (4 điểm) Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ đã diễn ra như thế nào? Các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa ở châu Âu thời trung đại ? Đáp án câu 4: Các cuộc phát kiến về địa lí đã mang đến cho con người nhiều tri thức khoa học, nhiều hàng hoá, của cải, thị thị trường và sự ra đời của chủ nghĩa thực dân cũng như chủ nghĩa tư bản. (0,5 đ) Quá trình tích luỹ tư bản: diễn ra do 2 yếu tố vốn và lao động làm thuê. (1 đ) + Vốn: sau phát kiến địa lí, quí tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải tài nguyên vàng bạc của các nước khác. Vậy số vốn đầu tiên mà giai cấp tư sản tích luỹ được là do sự cướp bóc các đất thực dân. + Lao động làm thuê: được tạo ra do sự bần cùng hoá, sự tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân, sự tiến bộ về kĩ thuật Các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa ra đời: (1,5 đ) + Tư sản lập ra các công trường thủ công tức là hình thức sản xuất có qui mô tương đối lớn, thích hợp với nền kinh tế mới ( phân công lao động, chuyên môn hoá theo dây chuyền sản xuất) + Trong nông nghiệp xuất hiện các trang trại tư bản chủ nghĩa và tầng lớp công nhân nông nghiệp. + Các công ti thương mại do thương nhân lập ra thay thế cho các thương hội phong kiến. - Trong xã hội có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành: (1 đ) + Giai cấp tư sản là các ông chủ chưa có địa vị trong xã hội phong kiến nhưng đại diện cho nền sản xuất mới tiến bộ. + Giai cấp vô sản là những người lao động làm thuê, bị bóc lột Không ghi vào phần gạch chéo này Câu 4: (4 điểm) Trình bày khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I đến X ? Em có nhận xét gì về công lao của các nhân vật lịch sử lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trên? Đáp án câu 4: Khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I đến X. a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (0,5 đ) - Tháng 3-40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ. Khởi nghĩa thắng lợi - Năm 42, Nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng. Do lực lượng chênh lệch, kháng chiến thất bại. b) Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân (0,5 đ) - Năm 542, Lí Bí khởi nghĩa. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Năm 545, Nhà Lương đem quân sang xâm lược. Lí Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến. - Năm 550, kháng chiến thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua. Năm 571, Lí Phật tử cướp ngôi. Năm 603, Nhà Tuỳ xâm lược, nước Vạn Xuân thất bại. c) Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (0,5 đ) - Năm 905, Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ. - Năm 907, Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. d) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (0,5 đ) - Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. - Sự phản bội của Kiều Công Tiễn, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán. Nhận xét gì về công lao của các nhân vật lịch sử * Công lao của Hai Bà Trưng (0,5 đ) - Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc. - Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta trong giai đoạn sau. * Công lao của Lý Bí (0,5 đ) - Khẳng định sự trưởng thành của ý thức dân tộc. - Đánh dấu bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.  Không ghi vào phần gạch chéo này * Công lao của Khúc Thừa Dụ (0,5 đ) - Nhân cơ hội Nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền. - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu dài của dân tộc. * Công lao của Ngô Quyền (0,5 đ) - Lãnh đạo và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán. - Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra thời kỳ mới - Thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta  Không ghi vào phần gạch chéo này Câu 5: (4 điểm) Trình bày những thành tựu chủ yếu về văn hoá của nước ta từ thế kỉ X đến XV? Đáp án câu 5: Những thành tựu chủ yếu về văn hoá của nước ta từ thế kỉ X đến XV: * Tôn giáo (0,5 đ) + Nho giáo được giai cấp thống trị tiếp nhận và trở thành hệ tư tưởng chính của mình, đến thời Lê sơ Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. + Phật giáo được truyền bá sâu rộng, giữ vị trị quan trọng trong đời sống nhân dân. * Giáo dục - văn học- nghệ thuật (2,5 đ) + Giáo dục: (1 đ) - Nhà nước rất quan tâm nhiều đến giáo dục. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở Thăng Long. Năm 1075 nhà Lý tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên - Giáo dục Nho học không những góp phần nâng cao dân trí, mà còn đào tạo nhân tài cho đất nước. + Văn học (1 đ) - Văn học chữ Hán, Nôm đều phát triển thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc.... - Đặc biệt hình thành trào lưu văn học dân gian phong phú đủ các thể loại: ca dao, tục ngữ... - Nghệ thuật (0,5 đ): Phát triển đa dạng, phong phú trên mọi lĩnh vực... * Khoa học kỹ thuật (0,5 đ) Một số thành tựu khoa học như: y học, kỹ thuật quân sự, thiên văn, lịch sử, địa lý .... * Nhìn chung, văn hoá Đại Việt từ thế kỉ X-XV phát triển đạt đến trình độ cao và toàn diện. Khẳng định sự tồn tại của một nền văn hoá dân tộc rất đáng tự hào. (0,5 đ) ------------HẾT-----------