Lịch sử Đảng bộ thành phố Biên Hoà (Phần 2)

I. TIẾN CÔNG XUÂN KỶ DẬU (1969) Thất bại trong chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”, đế quốc Mỹ xuống thang, thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, tăng cƣờng trang bị cho quân ngụy đủ sức thay quân Mỹ trên chiến trƣờng, từng bƣớc rút quân viễn chinh về nƣớc. Đế quốc Mỹ phản kích ác liệt ở vùng bắc Trảng Bom, nam lộ 1, bắc sông Đồng Nai, kết hợp bom B52, pháo bầy với ủi phá rừng ở Cây Gáo, Bàu 18, Bàu Sình, Bàu Hàm, Vũng Rễ. Lực lƣợng Mỹ (lữ 199) liên tục càn quét khu vực Hƣng Lộc, Hƣng Nghĩa, vùng căn cứ đứng chân của Tỉnh uỷ, Tỉnh đội, các ban ngành của tỉnh. Các lực lƣợng vũ trang và các cơ quan U1 bám trụ không chạy dạt. Mỹ càn vào, cơ quan, đơn vị nào cũng đánh đƣợc Mỹ. Những năm này tình hình rất căng thẳng, nhƣng U ủy chủ trƣơng bám trụ giữ đƣợc địa bàn để gần dân và tránh đƣợc thƣơng vong. Ở vùng căn cứ bắc Trảng Bom và nam lộ 1 ấp Hƣng Nghĩa (xã Hƣng Lộc), Mỹ - ngụy cho máy bay B52 rải thảm, rải chất độc hóa học để phá địa hình căn cứ cách mạng. Trong nội thành Biên Hoà, các khu phố và các xã ngoại ô, địch tăng cƣờng hành quân cảnh sát lục soát. Bọn công an, tình báo, phƣợng hoàng, chỉ điểm dƣới các lớp áo hóa trang nhƣ lái xe lam, xe ôm, xe xích lô, bán cà rem, đƣợc bố trí khắc nơi, từ khu dân cƣ lao động tập trung đông dân nhƣ: chợ búa, nhà ga, trƣờng học, bến xe đến các đầu mối giao thông. Dọc các tuyến đƣờng từ ngoài vào thị xã địch lập các chốt gác kiểm soát xe cộ, hàng hóa của nhân dân. Địch bắt thanh niên từ 17 đến 50 tuổi phải vào tổ chức phòng vệ dân sự (nhân dân tự vệ) đƣợc trang bị súng để canh gác, phối hợp tuần tra với dân vệ hàng đêm tại xã, ấp. Chúng bắt liên toán trƣởng, phó, đội trƣởng phòng vệ luân phiên đi học quân sự, chính trị ở Vũng Tàu. Sách báo, đài truyền thanh của địch trong thị xã tập trung tuyên truyền cho cái gọi là “chính nghĩa quốc gia” do tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu; ra sức tuyên truyền nói xấu cộng sản, đề cao quân lực Việt Nam Cộng hoà.

pdf107 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử Đảng bộ thành phố Biên Hoà (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
147 CHƢƠNG III ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠI THẾ VÀ LỰC (1969–1972) I. TIẾN CÔNG XUÂN KỶ DẬU (1969) Thất bại trong chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”, đế quốc Mỹ xuống thang, thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, tăng cƣờng trang bị cho quân ngụy đủ sức thay quân Mỹ trên chiến trƣờng, từng bƣớc rút quân viễn chinh về nƣớc. Đế quốc Mỹ phản kích ác liệt ở vùng bắc Trảng Bom, nam lộ 1, bắc sông Đồng Nai, kết hợp bom B52, pháo bầy với ủi phá rừng ở Cây Gáo, Bàu 18, Bàu Sình, Bàu Hàm, Vũng Rễ. Lực lƣợng Mỹ (lữ 199) liên tục càn quét khu vực Hƣng Lộc, Hƣng Nghĩa, vùng căn cứ đứng chân của Tỉnh uỷ, Tỉnh đội, các ban ngành của tỉnh. Các lực lƣợng vũ trang và các cơ quan U1 bám trụ không chạy dạt. Mỹ càn vào, cơ quan, đơn vị nào cũng đánh đƣợc Mỹ. Những năm này tình hình rất căng thẳng, nhƣng U ủy chủ trƣơng bám trụ giữ đƣợc địa bàn để gần dân và tránh đƣợc thƣơng vong. Ở vùng căn cứ bắc Trảng Bom và nam lộ 1 ấp Hƣng Nghĩa (xã Hƣng Lộc), Mỹ - ngụy cho máy bay B52 rải thảm, rải chất độc hóa học để phá địa hình căn cứ cách mạng. Trong nội thành Biên Hoà, các khu phố và các xã ngoại ô, địch tăng cƣờng hành quân cảnh sát lục soát. Bọn công an, tình báo, phƣợng hoàng, chỉ điểm dƣới các lớp áo hóa trang nhƣ lái xe lam, xe ôm, xe xích lô, bán cà rem, đƣợc bố trí khắc nơi, từ khu dân cƣ lao động tập trung đông dân nhƣ: chợ búa, nhà ga, trƣờng học, bến xe đến các đầu mối giao thông. Dọc các tuyến đƣờng từ ngoài vào thị xã địch lập các chốt gác kiểm soát xe cộ, hàng hóa của nhân dân. Địch bắt thanh niên từ 17 đến 50 tuổi phải vào tổ chức phòng vệ dân sự (nhân dân tự vệ) đƣợc trang bị súng để canh gác, phối hợp tuần tra với dân vệ hàng đêm tại xã, ấp. Chúng bắt liên toán trƣởng, phó, đội trƣởng phòng vệ luân phiên đi học quân sự, chính trị ở Vũng Tàu. Sách báo, đài truyền thanh của địch trong thị xã tập trung tuyên truyền cho cái gọi là “chính nghĩa quốc gia” do tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu; ra sức tuyên truyền nói xấu cộng sản, đề cao quân lực Việt Nam Cộng hoà. Các căn cứ quân sự, hậu cần quan trọng của địch tại thị xã Biên Hoà nhƣ: sân bay, tổng kho Long Bình, căn cứ Hóc Bà Thức, địch thay đổi quy luật phòng 148 thủ, tăng thêm hàng rào kẽm gai, các bãi mìn, chó béc - giê, thay đổi luân phiên các đơn vị canh gác để đối phó ta tấn công. Cuối năm 1968, Trung ƣơng Cục tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt các quân khu, phân khu, tỉnh. Hai đồng chí Phan Văn Trang, Trần Công An đƣợc triệu tập về dự Hội nghị. Đồng chí Phạm Hùng (Bảy Hồng) Bí thƣ Trung ƣơng Cục đã phổ biến Nghị quyết mở đợt tiến công xuân Kỷ Dậu 1969 với nhiệm vụ là tiếp tục đánh vào các mục tiêu của địch trong nội thành, sào huyệt của địch. Qua thảo luận, các đại biểu đều thấy khó khăn gấp bội, vì xuân Mậu Thân 1968, ta đánh không dứt điểm, sau đó địch phản kích mạnh, tăng cƣờng phòng thủ, bố trí lực lƣợng mạnh hơn, nhƣng Nghị quyết của Đảng là mở đợt xuân Kỷ Dậu 1969, dù khó khăn mấy cũng phải chấp hành. Thay mặt Đảng bộ và quân dân U1, đồng chí Năm Trang và Hai Cà báo cáo quyết tâm với Trung ƣơng Cục và Bộ chỉ huy Miền “bằng mọi cách tạo điều kiện đào hầm bí mật ém quân bên trong nội thành, sẵn sàng khi có lệnh là đánh ngay”. Quyết tâm đƣợc Trung ƣơng Cục, Bộ chỉ huy Miền chấp nhận. Tháng 11 - 1968, U ủy tổ chức Hội nghị mở rộng tại căn cứ Bàu Sao (Trảng Bom) phổ biến Nghị quyết của Trung ƣơng Cục, Bộ chỉ huy Miền về chủ trƣơng mở đợt tiến công xuân Kỷ Dậu 1969 cho Ban Chấp hành U ủy và cán bộ các ngành. Các đồng chí nhất trí với Trung ƣơng Cục, Bộ chỉ huy Miền là tuy khó khăn, nhƣng hạ quyết tâm bàn kế hoạch cụ thể để thực hiện. Hội nghị nhận định tình hình thị xã Biên Hoà sau Mậu Thân 1968 địch phản kích mạnh, bên ngoài thì đánh phá vùng căn cứ ác liệt, bên trong địch bố phòng rất chặt ở chung quanh kho Long Bình, sân bay Biên Hoà; khu vực nội ô, ngoại ô thị xã địch đẩy mạnh hoạt động cảnh sát tuần tra, công an ngầm theo dõi đánh phá cơ sở tại chỗ. Tuy vậy, nếu ta có cách bám vào trụ lại trong thị xã vẫn đánh đƣợc địch. Về ta, sau xuân Mậu Thân, đặc công, biệt động và lực lƣợng vũ trang tập trung huyện Vĩnh Cửu bị thƣơng vong, vừa mới bổ sung, củng cố lại. Bên trong nội ô thị xã, Ban Cán sự hai, 5 chi bộ khu phố bị địch phá vỡ, nhƣng các chi bộ Tam Hiệp, Bửu Long và cán bộ, đảng viên lẻ, đoàn viên, cốt cán quần chúng vẫn còn vững, hoạt động tích cực. Ban Cán sự 1 biệt động và số cán bộ bám trụ xã Hiệp Hoà, cơ sở khu kỹ nghệ Biên Hoà còn nguyên. Ban Cán sự 1, các chi bộ, cán bộ, đảng viên cốt cán vẫn lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống địch khủng bố, chống bắt lính, chống vơ vét bóc lột, Để đảm bảo thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng Cục, Quận ủy, Bộ tƣ lệnh Miền, Thƣờng vụ U ủy tập trung chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất bên trong thị xã; phân công đồng chí Trần Công An tổ chức việc đào hầm bí mật ém quân trong nội thành Biên Hoà. 149 Tháng 11 năm 1968, đồng chí Sáu A, đội trƣởng đội biệt động thị xã và một số chiến sĩ đƣợc cử vào nội ô với nhiệm vụ quan trọng: bằng mọi cách chuẩn bị đào hầm bí mật đủ chứa đội biệt động và một đại đội sƣ đoàn 5 chủ lực Miền. Ấp Lân Thành (xã Bình Trƣớc) lúc này địch đóng dày đặc, nhƣng nhờ có cơ sở bên trong nhƣ Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn Mƣời (em của đồng chí Sáu A) là điều kiện thuận lợi để đồng chí Sáu A nghiên cứu và quyết định đào hơn 10 hầm bí mật ở xóm Gò Me (ấp Lân Thành), đoạn từ trạm bơm lên hãng giấy Tân Mai (mỗi hầm có thể chứa một tiểu đội). Hai cơ sở Năm Lũy và Trần Văn Hai lấy cớ sửa nhà, đã mua đƣợc ván ở trại cƣa Đồng Nai (sau rạp hát Thanh Bình) để về nghi trang làm nắp hầm. Một tháng sau, 10 chiếc hầm bí mật ở Gò Me đã hoàn thành. Các chiến sĩ biệt động thị xã Biên Hoà từ bàn đạp Hƣng Lộc, Hƣng Nghĩa nhƣ đồng chí Nghĩa, Thu, Quyết, Sáu Châu, Hạnh, Tƣờng, Quang, Chánh, về bám trụ ở Gò Me, ấp Lân Thành. Trong 2 tháng cuối năm 1968, Thị ủy tiếp tục bổ sung cán bộ vào thị xã. Ngày 22 tháng 12 năm 1968, đồng chí Châu Văn Hoàng (Bảy Hoàng) đƣợc cử về phụ trách Bí thƣ xã Tam Hiệp. Đồng chí về nhà má Lê Thị Vân ở Hiệp Hoà, từ đây, đồng chí qua sông về bám trụ ở Bình Đa. Các gia đình bà Huỳnh Thị Tý, Huỳnh Thị Tăng, anh Chín Lai, anh Hai Kên, anh Chín Liệu, anh Tƣ Bộn đã giúp đỡ đồng chí Bảy Hoàng móc nối và xây dựng lại cơ sở, tạo điều kiện nghiên cứu lại tình hình địch ở Tam Hiệp. Trong lúc đó, nữ đồng chí Nguyễn Thị Hoa (Bảy Hoa, Bảy Nhỏ, ngƣời xã Hiệp Hoà), sau khi cánh CZ2 bị tổn thất, đã về bám trụ tại ấp Vĩnh Thị, đƣợc gia đình ông Đặng Văn Có (Öt Có) đùm bọc, chở che qua mắt địch đang truy lùng. Thông qua cơ sở này, đồng chí bắt liên lạc với Tỉnh uỷ. Tháng 12 năm 1968, sau khi học tập Nghị quyết, đồng chí Bảy Hoa tiếp tục về công tác ở 2 xã Tam Hiệp và Hiệp Hoà. Chị Bảy Hoa đƣợc giới thiệu với các cơ sở mật tại Lân Thành nhƣ má Sáu Tơ, Bảy Vết để công tác. Chị cũng chuyển giao cơ sở của mình ở Vĩnh Thị nhƣ ông Huỳnh Văn Liêu (Bầu Liêu), chị Thờ,.. để các đồng chí trong cánh nhƣ anh Lê Văn Lộc (Tám Quang) có thể về bám trụ an toàn. Đƣờng dây giao liên từ căn cứ bàn đạp vào thị xã Biên Hoà đƣợc Tỉnh uỷ chỉ đạo củng cố lại. Ngày 19 - 12 - 1968, đồng chí Hồ Quốc Nghị (Öt Nghị) đƣợc cử về thay đồng chí Châu Văn Hoàng (Bảy Hoàng) làm trƣởng ban, chị Ba Cúc phó ban chịu trách nhiệm đƣờng dây giao liên công khai từ căn cứ vào thị xã Biên Hoà. Từ hai giao liên công khai là má Nguyễn Thị Mây và Trƣơng Thị Ngọc (rút từ Trị An về), số giao liên công khai của U ủy đã phát triển thêm hàng chục ngƣời khác, rất mƣu trí dũng cảm, bảo đảm thông suốt mọi tuyến từ bàn đạp vào thị xã từ đƣa 150 thƣ, rƣớc khách, Gần 100 ký thuốc nổ NTN đƣợc gói kỹ lƣỡng vào các đòn bánh nếp, hơn 500 viên đạn các loại đƣợc giấu trong những quả mít đƣợc các má, các chị giao liên công khai chuyển từ bàn đạp căn cứ vào thị xã. Đầu năm 1969, tổ chức giao liên tổ chức một chuyến xe lam chở trái cây, bên dƣới là súng AK, K54, thuốc nổ, từ Hƣng Lộc về thị xã và nhanh chóng đƣợc chuyển xuống các hầm bí mật ở nhà má Sáu Tơ (ấp Lân Thành). Tháng 1 năm 1969, anh Tƣ Hoa, một cơ sở mật tiếp một chuyến xe than, bên trong các bao than là súng K54, lựu đạn, cũng từ Hƣng Lộc về Gò Me để cất giấu(1). Chi bộ xã Tam Hiệp và cơ sở mật bên trong đã may cờ, chuẩn bị truyền đơn, khẩu hiệu để phối hợp với mũi vũ trang tấn công địch. Kế hoạch tiến công và nổi dậy xuân Kỷ Dậu 1969 tại thị xã Biên Hoà đƣợc đồng chí Lê Trọng Tấn, Tƣ lệnh phó Bộ tƣ lệnh Miền trực tiếp chỉ đạo. Đồng chí đã xác định mục tiêu và bố trí lực lƣợng tấn công: - Mục tiêu: Tấn công vào sân bay quân sự Biên Hoà, tổng kho Long Bình gây thiệt hại nặng cho địch; đồng thời đánh ty cảnh sát Biên Hoà kết hợp diệt ác ôn trong nội thành, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh dân sinh, dân chủ và chống bắt lính, xây dựng cơ sở tại chỗ. Vùng ven Vĩnh Cửu, Trảng Bom đánh địch phản kích, phá ấp chiến lƣợc tạo thế cho quần chúng bung ra sản xuất làm ăn. - Về bố trí lực lượng: Đợt xuân Kỷ Dậu 1969, lực lƣợng không tổ chức phối thuộc nhau. Lực lƣợng chủ lực của Miền, của Ban Cán sự T7 và U1 tổ chức chỉ huy đánh theo mục tiêu chỉ định, nhƣng phải phối hợp chặt chẽ với nhau.  Chủ lực sƣ 5 cùng với tiểu đoàn 1 đặc công U1 đánh vào sân bay Biên Hoà và Bộ tƣ lệnh quân đoàn 3 ngụy.  Trung đoàn 4 (T7) và trung đoàn 33 (R) phối hợp đánh vào Bộ tƣ lệnh dã chiến 2 Mỹ.  Đội biệt động thị xã Biên Hoà và đại đội 25 của sƣ 5 (lực lƣợng ém quân trong nội thành) đánh vào ty cảnh sát Biên Hoà.  Tiểu đoàn 4 (R tăng cƣờng cho thị xã Biên Hoà) do đồng chí Kén tiểu đoàn trƣởng, đồng chí Chƣơng tiểu đoàn phó đánh vào trại tù binh suối Sơn Máu.  Lực lƣợng tập trung hai huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom cùng du kích các xã tập trung đánh phá ấp chiến lƣợc dọc lộ 24 và quốc lộ 1 (Hƣng Lộc, Hƣng Nghĩa, Bàu Hàm 1, Bàu Cá, Sông Thao). (1) Trên đường từ Hưng Lộc xuống Trảng Bom để vào thị xã, anh Tư Hoa phải qua nhiều trạm kiểm soát, mỗi trạm đều phải đút tiền cho bọn này. 151  Tại khu kỹ nghệ Biên Hoà, Ban Công vận Tỉnh uỷ và cơ sở mật đánh vào bồn dầu nhà máy giấy Cogido để hỗ trợ cho đội vũ trang tuyên truyền diệt ác phá kềm hƣởng ứng đợt tấn công. Để thực hiện nhiệm vụ này, nữ đồng chí Phạm Thị Hoa (Năm Thƣờng) khi vào phổ biến nhiệm vụ, đã mang theo ba đòn bánh, bên trong là chất nổ C4 và kíp hẹn giờ cho Ban Công vận. Trực tiếp đồng chí Năm Trung, đã huấn luyện cách đánh mìn cho 2 đồng chí Nguyễn Tấn Luông (Tám Lét) và Năm Châu tự vệ mật nhà máy Cogido. Gần đến ngày Tết, địch càng tăng cƣờng phòng thủ và kiểm tra các cơ quan, khu phố. Chúng ra lệnh cắm trại 100% để đề phòng một cuộc tiến công của các lực lƣợng quân giải phóng. Tối 29 Tết Kỷ Dậu (16 - 2 - 1969), trong lúc nhân dân thị xã chuẩn bị đón giao thừa, đồng chí Trần Văn Lễ (Bí thƣ Ban Cán sự 1) vào nhà má Ba Xuân (xóm Gò Me) kiểm tra lại lần cuối. Từ ngày 17 tháng 2 đến 22 tháng 2, 40 chiến sĩ biệt động và 80 chiến sĩ trinh sát sƣ đoàn 5 từ Hƣng Lộc, bằng nhiều ngả đƣờng bí mật và công khai, vào ém quân dƣới 10 hầm bí mật ở Gò Me (ấp Lân Thành, đoạn từ trạm bơm lên hãng giấy Tân Mai). Các má, các chị ở ven xã Bình Trƣớc không quản ngày đêm, nguy hiểm đã vận động nhân dân gói thêm bánh, mua thêm mứt, nƣớc ngọt để tiếp tế cho lực lƣợng chiến đấu. Kế hoạch tiến công và nổi dậy ở thị xã đƣợc tổ chức và kiểm tra chu đáo. Tuy nhiên, trƣớc hai ngày vào đợt, tên Thế, phó ban tác chiến của sƣ đoàn 5, sau khi nghiên cứu sân bay Biên Hoà thấy địch bố phòng chặt chẽ, tƣ tƣởng giao động, đã ra đầu hàng giặc. Do đó, địch đã nắm đƣợc một phần kế hoạch tiến công vào thị xã. Quân Mỹ, ngụy tăng cƣờng tuần tra, thay đổi cách bố phòng ở một số đầu mối vào thị xã. Sáu ngày Tết trôi qua trong không khí ngày xuân cổ truyền. 2 giờ sáng 23 tháng 2 (tức mùng 7 tết Kỷ Dậu), cùng với quân dân toàn miền Nam, bộ đội chủ lực và địa phƣơng thị xã Biên Hoà đồng loạt nổ súng tiến công vào các mục tiêu theo kế hoạch. Hiệu lệnh tấn công là những quả pháo bắn dồn dập vào sân bay và quân đoàn 3 ngụy. Do tên Thế đầu hàng khai báo kế hoạch cho địch, đại bộ phận sƣ đoàn 5 không qua đƣợc sông Đồng Nai, không đánh đƣợc đúng giờ G ngày N. Đến đêm 25 tháng 2, đơn vị mới vào đƣợc Tân Hiệp. Một trung đoàn của sƣ 5 đã đánh tiêu diệt tiểu đoàn 33 biệt động quân ngụy ở đoạn suối Sơn Máu, sau đó sƣ đoàn 5 chuyển hƣớng hoạt động lên quốc lộ 20, thu hút địch đánh tiêu diệt sƣ 18 ngụy. 152 Ở khu vực kho Long Bình, pháo binh của Miền và của T7(1) bắn trúng nhiều mục tiêu bên trong. Hai trung đoàn 4 và 33 đánh địch ở nam quốc lộ 1, sau đó chuyển sang đánh diệt bọn lính Thái Lan ở Long Thành. Đại đội 9 của tiểu đoàn 2 đặc công U1 vào kho Long Bình nhanh chóng đánh vào khu đồi 53. Hàng chục dãy kho bom, đạn và nhiên liệu nổ dữ dội, lửa bốc cháy sáng rực cả một góc trời. Địch dùng một trung đoàn xe tăng hàn kín các lối ra vào kho Long Bình. Trên không máy bay trực thăng vũ trang của địch vừa rọi đèn pha, vừa bắn trả ác liệt xuống trận địa. Đại đội 9 đặc công bị bao vây trong khu kho, đã phân tán từng tiểu đội, bán đội, dựa vào địa hình đánh trả quyết liệt suốt 7 ngày đêm. Từng chiến sĩ đại đội 9 đặc công đã đánh đến viên đạn cuối cùng, chỉ còn đồng chí đại đội trƣởng và một chiến sĩ trở ra đƣợc. Đại đội 9 đặc công đã hy sinh anh dũng. Đại đội 9 đặc công và đồng chí Bùi Văn Hoà đã đƣợc Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lƣợng vũ trang nhân dân”. Trong lúc đó, một đại đội của sƣ đoàn 5 đƣợc lệnh đánh vào trại giam Tân Hiệp để giải thoát cho các đồng chí và đồng bào bị địch giam giữ tại đây. Nhƣng địch đã phục kích tại suối Sơn Máu, đại đội lọt vào vòng phục kích. Bảy mƣơi hai chiến sĩ đặc công đã hy sinh, 5 đồng chí bị bắt, trong đó có đồng chí tiểu đoàn phó. Đúng giờ G ngày N, ngày 23 tháng 2, đội biệt động thị xã do đồng chí Sáu A đội trƣởng, cùng một đại đội trinh sát của sƣ đoàn 5 do đồng chí Châu Văn Lòng chỉ huy, từ các hầm bí mật ở Gò Me trồi lên tấn công tiêu diệt đồn bảo an tại ga Biên Hoà. Đội biệt động đánh vào ty cảnh sát Biên Hoà. Trực thăng vũ trang của địch bắn phục kích quyết liệt, lực lƣợng bi thƣơng vong, phải dìu về Gò Me. Đồng chí Sáu A bi thƣơng nặng nằm trƣớc cửa trạm xe cứu hoả (nay là công viên Biên Hùng). Địch dùng đèn pha rọi sáng và phát loa gọi anh ra hàng. Đồng chí Sáu A bình tĩnh nổ súng đánh trả địch đến viên đạn cuối cùng và hy sinh anh dũng. Cùng lúc đó, má Sáu Tơ cùng con gái (chị Bảy Mai) dùng xe Honda đi rải truyền đơn từ ngã ba Vƣờn Mít đến cầu Vạt. Má đã dùng thủ pháo đánh gãy một trụ đèn bên kia cầu cho ngã đổ ra chặn bọn địch từ Tân Mai xuống. Đội vũ trang do đồng chí Hai Nghĩa chỉ huy đã tiến hành diệt tên Trần Cát Bụi, cảnh sát chìm với vỏ ngoài là một tài xế xe lam và tên Ba Minh (Đoàn Văn Trí) trƣởng ấp Tân Mai, nhân dân rất hả dạ. Mờ sáng ngày 23 tháng 2 năm 1969, lực lƣợng biệt động thị xã và trinh sát sƣ đoàn 5 đƣợc lệnh rút về Gò Me. Do địch chốt chặn ở nhiều ngả đƣờng, đơn vị phải đi vòng vèo nên bị lạc đƣờng. 2 cơ sở mật (anh Năm Lũy và anh Bảy) đi tìm và đƣa về ém quân ở cặp mé rạch Vàm Tàu(1) sẵn sàng chờ lệnh chiến đấu. (1) T7 lúc này là phiên hiệu của Ban Cán sự miền Đông gồm U1, phân khu 4 và Bà Rịa-Long Khánh. (1) Dân tại chỗ gọi là Rạch chìm tàu (vì khi thực dân Pháp vào xâm lược có chiếc tàu bị ta đánh chìm tại đây). 153 Từ sáng đến trƣa ngày 23 tháng 2, máy bay địch lên bắn phản kích ác liệt vào khu vực Gò Me, nhƣng bộ binh địch không dám càn vào. Một tiểu đội trinh sát sau khi hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, nhƣng không nhận đƣợc lệnh rút nên vẫn bám trụ ở ga Biên Hoà, đã đánh trả quyết liệt với một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ ngụy đến giải toả khu vực này. 5 giờ chiều cùng ngày, tiếng súng trong thị xã thƣa dần. Đỗ Cao Trí, tƣ lệnh quân đoàn 3 ngụy, ngồi trên xe bọc thép tiến vào ga để thị sát mặt trận. Theo sau Trí là bọn lính và sĩ quan tuỳ tùng cùng một số nhà báo, nhiếp ảnh, quay phim để tuyên truyền “lên dây cót” cho bọn chúng. Trí vừa xuống xe, đứng chỉ trỏ, khoác lác với các nhà báo thì từ trong ga, các chiến sĩ trinh sát đã nổ súng, tên lái xe chết ngay tại chỗ, Trí cùng đồng bọn hốt hoảng quay lƣng bỏ chạy. Nhiều tấm gƣơng chiến đấu dũng cảm trong thị xã đƣợc nhân dân mến phục. Nhƣ trƣờng hợp 2 chiến sĩ sƣ đoàn 5 đi lạc đƣờng vào bám trụ trong một đám chồi ở xóm Gò Me, đánh trả quyết liệt với bọn bảo an khi chúng phát hiện đến bao vây, gọi hàng. Bọn này không dám tiến vào lùm chồi mà chỉ phóng loa gọi hàng nhƣng cũng vô hiệu, chúng phải dùng súng phun lửa bắn vào, và 2 chiến sĩ ta hy sinh. Hai chiến sĩ khác từ trong thị xã rút ra đến bờ sông (thuộc ấp Vĩnh Thị) thì đụng phải một đơn vị giang thuyền đang tuần tra trên sông. Chúng phát hiện, bao vây gọi hàng. Một đồng chí rút chốt lựu đạn và xông thẳng về phía địch. Khi đến gần bọn chúng, lựu đạn nổ, tên đại úy chỉ huy giang thuyền và một số tên khác đều bị thƣơng. Cả bọn chúng đều hoảng sợ, khâm phục ngƣời chiến sĩ giải phóng quân. Trong bất cứ mọi tình huống, nhân dân thị xã vẫn một lòng chở che cho cán bộ, chiến sĩ ta. Tối ngày 23 và 24 tháng 2, bà con xóm Gò Me vẫn tiếp tục nấu cơm tiếp tế cho các chiến sĩ còn bám trụ bên trong. Đơn vị trinh sát sƣ đoàn 5 đƣợc cơ sở dẫn đƣờng từ Gò Me theo ngả Tân Mai về Núi Đất, Tân Hiệp ra ngã tƣ Lò Than (nay là quân y viện 7B) để về chiến khu Đ. Có 2 chiến sĩ lạc đơn vị lộn trở về Gò Me, đƣợc các gia đình cơ sở: Lê Thị Tám, má Hai, chị Tƣ Xinh, anh Bảy, băng bó vết thƣơng, tiếp tế lƣơng thực và che giấu ở rạch Vàm Tàu. Đội biệt động thị xã sau khi hoàn thành một số công tác cũng đã vƣợt sông về bám trụ tại Cù lao Hiệp Hoà. Sáng 28 tháng 2, bọn địch ở chi khu Đức Tu và tiểu khu Biên Hoà càn quét vào xóm Gò Me. Chúng khui hầm bí mật nhà má Năm Thâu, bắt đƣợc anh Nguyễn Văn Bảy và chị Bực (tức nữ đồng chí Ánh - vợ đồng chí Sáu A). Sau đó, địch phăng lần và bắt một số cơ sở ở Gò Me nhƣ ông Châm, anh Mƣời, anh Hƣng, cô Öt, về giam ở quân đoàn 3. 154 Mùa xuân năm thứ 2, quân dân thị xã Biên Hoà có lực lƣợng bên ngoài hỗ trợ, tiếp tục tiến công vào thị xã. Cuộc tiến công có ý nghĩa rất lớn, vì từ sau xuân Mậu Thân, bọn địch không ngớt rêu rao: “Việt Công đã bị đẩy lùi, bị suy yếu không còn sức đâu để tiến công vào thị xã nữa”. Nhân dân thị xã Biên Hoà đã thể hiện tinh thần yêu cầu, ủng hộ và giúp đỡ tích cực các lực lƣợng vũ trang của thị xã và bộ đội chủ lực. Cán bộ, chiến sĩ Biên Hoà đã vào đợt đúng kế hoạch chỉ đạo của Thƣờng vụ Trung ƣơng Cục, Bộ tƣ lệnh Miền. Trong hội nghị tổng kết đợt tiến công xuân Kỷ Dậu 1969 tại Suối Ràng (khu A), đồng chí Lê Trọng Tấn chủ trì hội nghị đã kết luận: lực lƣợng vũ trang, cán bộ, nhân dân thị xã Biên Hoà hoàn thành nhiệm vụ theo ý định của Trung ƣơng Cục, Bộ tƣ lệnh Miền. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã tặng thƣởng Huân chƣơng thành đồng hạng II cho quân và dân thị xã Biên Hoà. II. BÁM TRỤ ĐỊA BÀN VÙNG VEN, GIỮ VỮNG THẾ TIẾN CÔNG. Sau xuân Kỷ Dậu 1969, Mỹ đánh phá ác liệt vùng bắc Trảng Bom, máy bay B52 bỏ bom, pháo bầy bắn ngày đêm, xe cơ giới ủi phá địa hình, phá và chia cắt rừng lõm Bàu Sao, Bàu Sình, Giang Tới, Mỹ đổ quân chốt chặn phục kích trong căn cứ, phục kích các đƣờng mòn gây cho ta nhiều thiệt hại. Lực lƣợng ta khi hành quân phải cắt rừng tránh điểm phục kích của chúng. Bộ đội, cơ quan thƣờng chỉ cách nơi đóng quân, phục kích của lực lƣợng Mỹ 500m, 1000m. Quân Mỹ chốt chặn cửa vào rừng, chốt giữa rẫy Bàu hàm, Hƣng Lộc, Hƣng Nghĩa, bao vây phong toả kinh tế ta. Cán bộ, bộ đội hành quân hoặc đi tải thƣờng lọt vò ổ phục kích của Mỹ bị nhiều thƣơng vong. Thời kỳ từ cuối năm 1968 đến năm 1970, cơ quan U ủy, các ngành, các lực lƣợng vũ trang ở vùng bắc Trảng Bom, nam lộ 1 (Hƣng Lộc, Hƣng Nghĩa) gặp khó khăn về lƣơng thực, phải ăn độn chuối xanh, đậu nành, rau quả và đào củ từ rừng ăn
Tài liệu liên quan