Mấy suy nghĩ về hai cấp độ của mâu thuẫn: mâu thuẫn bản chất và mâu thuẫn hiện tượng

Mỗi mâu thuẫn biện chứng bao giờ cũng bao gồm nhiều cấp độ nông sâu khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia chúng thành hai cấp độ chính: cấp độ bản chất và cấp độ hiện tượng, hay có thể gọi là mâu thuẫn bản chất và mâu thuẫn hiện tượng. Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn hiện tượng thường xuyên tác động vào cảm giác, tâm lý, tình cảm của mọi người nên dễ nhận thấy. Trong khi đó, mâu thuẫn bản chất thì ẩn đấu bên trong, phải có những cố gắng nhất định của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa từ những hiện tượng đa dạng, phong phú mới có thể xác định được. Một số người làm công tác nghiên cứu ở Liên Xô cũ, khi phân tích kết cấu (hay cấu trúc) của mâu thuẫn biện chứng, ngoài việc phân tích những yếu tố, thành phần cấu tạo của nó và mối liên hệ giữa các yếu tố, thành phần đó, họ còn xem việc phân tích mâu thuẫn ở các cấp độ khác nhau cũng là một vấn đề thuộc kết cấu của mâu thuẫn biện chứng (1) . Hai cấp độ của mâu thuẫn phân biệt nhau ở đặc điểm của các mặt đối lập và các mối liên hệ giữa các mặt đối lập. Ở cấp độ bản chất, các mặt đối lập là những tính chất đối lập, những khuynh hướng vận động, phát triển ngược chiều nhau. Đó là sự phân đôi bản chất, là tính hai mặt của bản chất. Ở đây, các mặt đối lập chỉ là những tính chất, khuynh hướng đối lập, chứ chưa phân chia thành những bộ phận đối lập một cách rõ nét. Còn ở cấp độ hiện tượng, các mặt đối lập phân đôi thành những bộ phận đối lập rõ rệt. Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn bản chất là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng đối lập trong kinh tế, chính trị, tư tưởng. Chúng biểu hiện ra thành những mâu thuẫn hiện tượng như: mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp, bộ phận người có những lợi ích khác nhau, đối lập nhau; mâu thuẫn giữa các đảng phái và tổ chức chính trị; sự đấu tranh giữa các trường phái, các trào lưu tư tưởng, v.v. Ở đây cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa mâu thuẫn bản chất và mâu thuẫn hiện tượng với mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, vì cả mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản đều có bản chất và hiện tượng của chúng. Do đó, không được đồng nhất mâu thuẫn bản chất với mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn hiện tượng với mâu thuẫn không cơ bản. Cơ sở phương pháp luận của việc phân biệt hai cấp độ của mâu thuẫn biện chứng là cách tiếp cận của Mác và Ăngghen đối với mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư sản. Ăngghen viết: “Nhà tư bản xuất hiện với tư cách là kẻ sở hữu tư liệu sản xuất, hắn chiếm lấy sản phẩm và biến những sản phẩm ấy thành hàng hóa. Sản xuất đã trở thành một hành vi xã hội; trao đổi và cùng với trao đổi là sự chiếm hữu vẫn còn là hành vi cá nhân, hành vi của những người riêng biệt: sản phẩm của lao động xã hội bị nhà tư bản chiếm hữu. Đó là mâu thuẫn cơ bản, từ đó nảy sinh ra tất cả những mâu thuẫn trong đó xã hội hiện nay đang vận động, những mâu thuẫn mà đại công nghiệp đang bộc lộ ra một cách rõ rệt (2). Đồng thời Ăngghen cũng vạch ra bản chất và những httg biểu hiện ra bên ngoài của bản chất đó. Ông viết: “Mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa biểu hiện ra thành sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản” . Ở đây ta cần chú ý cum từ “biểu hiện ra bên ngoài”, nó hàm ý rằng mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa là bản chất, còn sự đối kháng giữa vô sản và tư sản là hiện tượng. Đó không phải là hai mâu thuẫn khác nhau. Càng không nên lầm tưởng rằng đó là hai mâu thuẫn cơ bản! Mâu thuẫn giữa sản xuất`xã hội và chiếm hữu tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa những tính chất, quá trình đối lập nhau: một bên là tính chất xã hội, là quá trình xã hội hóa của nền sản xuất và một bên là tính chất tư bản chủ nghĩa của sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội. Mâu thuẫn bản chất đó không chỉ biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mà còn biểu hiện ra thành một loạt các mâu thuẫn hiện tượng khác nữa. Ăngghen viết:

doc9 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mấy suy nghĩ về hai cấp độ của mâu thuẫn: mâu thuẫn bản chất và mâu thuẫn hiện tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẤY SUY NGHĨ VỀ HAI CẤP ĐỘ CỦA MÂU THUẪN: MÂU THUẪN BẢN CHẤT VÀ MÂU THUẪN HIỆN TƯỢNG PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng (Đăng trong Tạp chí Tiết hoc số 3 (9-1995), tr. 19-21) Trong quá trình phân tích mâu thuẫn của sự vật, nhất là những mâu thuẫn thuộc lĩnh vực xã hội, trước tiên chúng ta đụng phải những mâu thuẫn thuộc lớp vỏ bên ngoài của đối tượng. Tư duy của chúng ta sẽ không tiến thêm một bước nào nếu chỉ dừng lại và thỏa mãn với những hiện tượng của cái bề ngoài ấy. Trong thực tiễn, khi chưa nắm được bản chất của mâu thuẫn mà đã tập trung giải quyết hiện tượng của chúng thì nhiều khi chỉ làm cho vấn đề rối thêm. Do đó, một trong những yêu cầu của phương pháp phân tích mâu thuẫn là phân biệt mâu thuẫn ở hai cấp độ và nắm được mối liên hệ giữa chúng. 1. Mâu thuẫn bản chất và mâu thuẫn hiện tượng là hai cấp độ thuộc kết cấu của mâu thuẫn biện chứng. Mỗi mâu thuẫn biện chứng bao giờ cũng bao gồm nhiều cấp độ nông sâu khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia chúng thành hai cấp độ chính: cấp độ bản chất và cấp độ hiện tượng, hay có thể gọi là mâu thuẫn bản chất và mâu thuẫn hiện tượng. Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn hiện tượng thường xuyên tác động vào cảm giác, tâm lý, tình cảm của mọi người nên dễ nhận thấy. Trong khi đó, mâu thuẫn bản chất thì ẩn đấu bên trong, phải có những cố gắng nhất định của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa từ những hiện tượng đa dạng, phong phú mới có thể xác định được. Một số người làm công tác nghiên cứu ở Liên Xô cũ, khi phân tích kết cấu (hay cấu trúc) của mâu thuẫn biện chứng, ngoài việc phân tích những yếu tố, thành phần cấu tạo của nó và mối liên hệ giữa các yếu tố, thành phần đó, họ còn xem việc phân tích mâu thuẫn ở các cấp độ khác nhau cũng là một vấn đề thuộc kết cấu của mâu thuẫn biện chứng (1) . Hai cấp độ của mâu thuẫn phân biệt nhau ở đặc điểm của các mặt đối lập và các mối liên hệ giữa các mặt đối lập. Ở cấp độ bản chất, các mặt đối lập là những tính chất đối lập, những khuynh hướng vận động, phát triển ngược chiều nhau. Đó là sự phân đôi bản chất, là tính hai mặt của bản chất. Ở đây, các mặt đối lập chỉ là những tính chất, khuynh hướng đối lập, chứ chưa phân chia thành những bộ phận đối lập một cách rõ nét. Còn ở cấp độ hiện tượng, các mặt đối lập phân đôi thành những bộ phận đối lập rõ rệt. Trong đời sống xã hội, mâu thuẫn bản chất là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng đối lập trong kinh tế, chính trị, tư tưởng. Chúng biểu hiện ra thành những mâu thuẫn hiện tượng như: mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp, bộ phận người có những lợi ích khác nhau, đối lập nhau; mâu thuẫn giữa các đảng phái và tổ chức chính trị; sự đấu tranh giữa các trường phái, các trào lưu tư tưởng, v.v.. Ở đây cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa mâu thuẫn bản chất và mâu thuẫn hiện tượng với mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, vì cả mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản đều có bản chất và hiện tượng của chúng. Do đó, không được đồng nhất mâu thuẫn bản chất với mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn hiện tượng với mâu thuẫn không cơ bản. Cơ sở phương pháp luận của việc phân biệt hai cấp độ của mâu thuẫn biện chứng là cách tiếp cận của Mác và Ăngghen đối với mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư sản. Ăngghen viết: “Nhà tư bản xuất hiện với tư cách là kẻ sở hữu tư liệu sản xuất, hắn chiếm lấy sản phẩm và biến những sản phẩm ấy thành hàng hóa. Sản xuất đã trở thành một hành vi xã hội; trao đổi và cùng với trao đổi là sự chiếm hữu vẫn còn là hành vi cá nhân, hành vi của những người riêng biệt: sản phẩm của lao động xã hội bị nhà tư bản chiếm hữu. Đó là mâu thuẫn cơ bản, từ đó nảy sinh ra tất cả những mâu thuẫn trong đó xã hội hiện nay đang vận động, những mâu thuẫn mà đại công nghiệp đang bộc lộ ra một cách rõ rệt (2). Đồng thời Ăngghen cũng vạch ra bản chất và những httg biểu hiện ra bên ngoài của bản chất đó. Ông viết: “Mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa biểu hiện ra thành sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản” . Ở đây ta cần chú ý cum từ “biểu hiện ra bên ngoài”, nó hàm ý rằng mâu thuẫn giữa sản xuất xã hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa là bản chất, còn sự đối kháng giữa vô sản và tư sản là hiện tượng. Đó không phải là hai mâu thuẫn khác nhau. Càng không nên lầm tưởng rằng đó là hai mâu thuẫn cơ bản! Mâu thuẫn giữa sản xuất`xã hội và chiếm hữu tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa những tính chất, quá trình đối lập nhau: một bên là tính chất xã hội, là quá trình xã hội hóa của nền sản xuất và một bên là tính chất tư bản chủ nghĩa của sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm xã hội. Mâu thuẫn bản chất đó không chỉ biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mà còn biểu hiện ra thành một loạt các mâu thuẫn hiện tượng khác nữa. Ăngghen viết: “Mâu thuẫn giữa sự sản xuất xã hội và sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa biểu hiện ra thành sự đối lập giữa tính chất có tổ chức của sản xuất trong mỗi công xưởng riêng biệt với tình trạng vô chính phủ của sản xuất trong toàn thể xã hội” (4). Ngoài ra, Ăngghen còn chỉ ra các hiện tượng cũng xuất phát từ bản chất trên như: mâu thuẫn giữa sản xuất và trao đổi, tình trạng khủng hoảng thừa hàng hóa, thất nghiệp, v.v.. 2. Quan hệ giữa mâu thuẫn bản chất và mâu thuẫn hiện tượng. Mâu thuẫn bản chất quy định mâu thuẫn hiện tượng. Nếu trong bản chất, các mặt đối lập phù hợp, ăn khớp với nhau, tác động với nhau một cách biện chứng thành chúng biểu hiện ra bên ngoài thành những hiện tượng tích cực, lành mạnh là chủ yếu. Trong điều kiện này, mâu thuẫn thực sự là động lực của sự phát triển. Còn ngược lại, nếu trong bản chất các mặt đối lập không còn phù hợp, dung hợp với nhau được nữa thì chúng biểu hiện ra bên ngoài thành những hiện tượng tiêu cực là chủ yếu. Trong đời sống xã hội, đó là những hiện tượng trì trệ, xung đột, khủng hoảng. Sự đối kháng là biểu hiện của sự đối lập gay gắt của các khuynh hướng không còn dung hợp với nhau trong bản chất. Mâu thuẫn bây giờ không còn là động lực, mà trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển; nếu không được giải quyết kịp thời và thỏa đáng, nó có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, thậm chí sụp đổ. Sự thay đổi trong mâu thuẫn bản chất dẫn đến sự thay đổi trong mâu thuẫn hiện tượng. Mâu thuẫn bản chất không phải là cái gì cố định, bất biến. Hai khuynh hướng đối lập trong mâu thuẫn bản chất cũng có sự phát triển. Có những giai đoạn các mặt đối lập đó ăn khớp, phù hợp với nhau nên không biểu hiện ra bên ngoài thành những hiện tượng xung đột gay gắt. Khi hai khuynh hướng đối lập đó phát triển đến mức độ không còn dung hòa với nhau được nữa thì hiện tượng đối kháng, khủng hoảng là tất yếu. Sai lầm của Hêghen mà Mác đã vạch ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” là Hêghen coi mâu thuẫn giữa nhà nước của và xã hội công dân Phổ là một sự thống nhất trong bản chất, còn sự xung đột chỉ là hiện tượng mà thôi. Mà bản chất ở đây, theo Hêghen là ý niệm, do đó chỉ cần qui mâu thuẫn của hiện tượng về sự thống nhất trong bản chất, trong ý niệm là coi như đã giải quyết mâu thuẫn rồi. Mác viết: “Sai lầm chủ yếu của Hêghen là ở chỗ ông hiểu mâu thuẫn của hiện tượng là sự thống nhất trong bản chất, trong ý niệm, kỳ thực bản chất của mâu thuẫn ấy cố nhiên là một cái gì đó sâu sắc hơn, cụ thể là mâu thuẫn bản chất)” (5) . So với Hêghen, Mác và Ăngghen có quan niệm sâu sắc hơn về mâu thuẫn: Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện ngay trong chính bản chất của mâu thuẫn của sự vật hiện thực. Khẳng định vai trò quyết định của mâu thuẫn bản chất đối với mâu thuẫn hiện tượng không có nghĩa là phủ nhận sự khác nhau giữa hai cấp độ đó của mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn bản chất thì sâu sắc hơn còn mâu thuẫn hiện tượng thì đa dạng, phong phú. Chỗ này, trong điều kiện này thì mâu thuẫn hiện tượng biểu hiện như thế nào; chỗ khác, trong điều kiện khác thì nó biểu hiện như thế khác. Mâu thuẫn bản chất thường tương đối ổn định, nó chỉ biến đổi căn bản khi sự vật chuyển sang trạng thái mới. Trong khi đó, mâu thuẫn hiện tượng lại không ổn định, thường xuyên biến đổi, lúc thì biểu hiện thành sự xung đột gay gắt, tưởng chứng không thể dung hòa được, lúc thì lắng đọng, êm dịu, tưởng chừng không còn có mâu thuẫn nữa. Sở dĩ có tình trạng đó là vì, mâu thuẫn hiện tượng ngoài sự quy định của mâu thuẫn bản chất, nó còn bị quy định bởi những tác động từ bên ngoài. Do đó, ns ta bỏ qua những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến mâu thuẫn hiện tượng thì có thể dẫn đến đánh giá không đúng về bản chất của mâu thuẫn. Thí dụ, có lúc mâu thuẫn hiện tượng rất gay gắt, thậm chí có tính đối kháng, nhưng trong bản chất của nó thì không chứa đựng xu hướng phát triển tất yếu như thế; hoặc ngược lại, có lúc tính chất đối kháng của mâu thuẫn hiện tượng tạm thời lắng xuống, nhưng điều đó không có nghĩa là trong bản chất các khuynh hướng đối lập đã có thể hòa hợp với nhau. Ngoài ra, trong lĩnh vực xã hội, mâu thuẫn bản chất là sự đấu tranh của những tính chất, khuynh hướng vận động, phát triển có tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của bất kỳ giai cấp, tầng lớp, cá nhân nào; trong khi đó, mâu thuẫn hiện tượng biểu hiện thông qua nhiều yếu tố chủ quan. Sự đấu tranh của các mặt đối lập ở cấp độ hiện tượng (đấu tranh kinh tế, chính trị, tư tưởng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, …) thường được thực hiện bởi những chủ thể có ý thức. Ý thức của chủ thể ngoài việc bị quy định bởi tính tất yếu khách quan của tồn tại xã hội, còn chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng triết học, chính trị, tôn giáo, những truyền thống, phong tục tập quán, tâm lý sắc tộc, địa phương, lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, v.v.. Như vậy, có thể nói, mâu thuẫn bản chất là mâu thuẫn khách quan, còn mâu thuẫn hiện tượng vừa có nguồn gốc khách quan, vừa mang tính chủ quan. Mâu thuẫn hiện tượng là mâu thuẫn khách quan-chủ quan. Ở đây, tính tất yếu khách quan được biểu hiện thông qua yếu tố tâm lý tự phát hay yếu tố nhận thức. Sau đây chúng tôi xin nêu một số tác động khách quan hoặc chủ quan, có thể làm thay đổi tính chất, sắc thái của mâu thuẫn hiện tượng trong đời sống xã hội. - Một là, sự thay đổi điều kiện tồn tại của sự vật (môi trường, hoàn cảnh mới, điều kiện khó khăn hay thuận lợi, v.v.) có thể làm thay đổi hình thức biểu hiện, mức độ, nhịp độ của mâu thuẫn hiện tượng, và do đó, có thể kìm hãm hay thúc đẩy nó, làm cho nó không còn tương xứng với mâu thuẫn bản chất – lạc hậu hoặc vượt quá mâu thuẫn bản chất. Chẳng hạn, khi nền kinh tế phát triển thuận lợi thì những mâu thuẫn giai cấp và các mâu thuẫn khác tạm thời lắng dịu; ngược lại, khi đời sống kinh tế khó khăn, khủng hoảng thì những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Mặt khác, mâu thuẫn cũng biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Chẳng hạn, cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản có những hình thức và nhiệm vụ khác nhau trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. - Hai là, sự đe dọa của một lực lượng thứ ba có thể làm cho hai bên đang ở trạng thái chống đối nhau chuyển sang trạng thái hòa hoãn tạm thời để đối phó với lực lượng thứ ba đó; nhưng khi sự đe dọa không còn nữa thì mâu thuẫn lại tiếp tục, vì bản chất của nó chưa thay đổi cơ bản. Thực tế lịch sử chứng minh rằng giai cấp thống trị thường lợi dụng, đôi khi khuếch đại sự đe dọa của một nguy cơ bên ngoài nào đó để xoa dịu mâu thuẫn bên trong, để thống nhất, tập hợp lực lượng bên trong. - Ba là, sự tác động của một yếu tố hay tập hợp các yếu tố bên ngoài hạn chế mặt này, thúc đẩy mặt kia của mâu thuẫn sẽ có tác dụng điều chỉnh mâu thuẫn theo một mục đích nhất định. Thí dụ, sự điều chỉnh của nhà nước bằng hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế – xã hội, hoặc sự tác động của các tổ chức quốc tế (Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác), của những lực lượng cách mạng hay lực lượng đế quốc vào những mâu thuẫn bên trong của một quốc gia, dân tộc nào đó. bản chất của sự tác động của Nhà nước ta đối với những mâu thuẫn kinh tế là nhằm hạn chế tính tự phát tư bản chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường và đảm bảo sự phát triển của nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, thực chất của âm mưu diễn biến hòa bình của địch (kể cả bằng việc đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, viện trợ, v.v.) đều nhằm mục đích hướng sự phát triển xã hội ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. - Bốn là, sai lầm trong đường lối, chính sách của nhà nước có thể làm cho mâu thuẫn vốn không đối kháng trở thành đối kháng. Về lý luận, điều này đã được Lênin nói đến và một số nhà triết học xô-viết nhắc lại trong các giáo trình triết học và các công trình nghiên cứu lý luận ở Liên Xô cũ. Trong cuốn “Nguyên lý triết học Mác-Lênin” có viết: “Đừng nên quên rằng, mặc dù có sự khác biệt sâu sắc, giữa mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng không có một cái hôd ngăn cách. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, trong trường hợp có sự sai lầm về chính sách, mâu thuẫn không đối kháng có thể trở nên gay gắt, sâu sắc, và trong những điều kiện nhất định có những nét của mâu thuẫn đối kháng. Trong bản chất của chúng mặc dù không có xu hướng phát triển như thế, nhưng xu hướng đó có thể phát sinh từ hoạt động thực tiễn sai lầm, từ đường lối chính trị sai lầm” (6) . Một số nhà triết học xô viết khác cũng cho rằng: “Trong những điều kiện nhất định, do những sai lầm to lớn và tích lũy lâu dài trong tổ chức kinh doanh và xây dựng văn hóa, trong quản lý công việc xã hội, v.v., mâu thuẫn không đối kháng có thể có những nét của mâu thuẫn đối kháng” (7), và có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng và biến dạng của chủ nghĩa xã hội. Rất tiếc là những phát hiện trên không được nghiên cứu một cách đầy đủ và giải quyết kịp thời nên đã để xảy ra tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.. - Năm là, sự kích động của các phần tử cực đoan, quá khích có thể đưa mâu thuẫn hiện tượng từ chỗ không đối kháng trở thành đối kháng. Chẳng hạn, nhiều cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo trong lịch sử và nhất là hiện nay ở nhiều nước, nhiều khi không xuất phát từ bản chất của mâu thuẫn vốn là không có tính tất yếu đối kháng, nhưng do bị kích động, xúi dục bởi những phần tử cầm đầu quá khích đã dẫn tới những cuộc chém giết, đổ máu không cần thiết. Thực ra chúng có thể giải quyết bằng con đường hòa bình, thương lượng. - Sáu là, sự xâm nhập của nhiều mâu thuẫn có bản chất khác nhau tạo nên một lớp vỏ những mâu thuẫn hiện tượng đan xen nhau, khiến ta khó phân biệt chúng thuộc bản chất nào. nhiều khi mâu thuẫn hiện tượng là biểu hiện tổng hợp của nhiều mâu thuẫn có bản chất khác nhau, do đó nếu không tỉnh táo thì không thể tìm ra bản chất chủ yếu của chúng. Chẳng hạn, trong thời kỳ bao cấp, có những hiện tượng tiêu cực, khó khăn, khan hiếm mà trong thời gian dài ta quy bản chất của chúng về cuộc đấu tranh giữa hai con đường. Sau đổi mới, nhiều hiện tượng tiêu cực đó được khắc phục một cách nhanh chóng, hóa ra bản chất của chúng chey là những mâu thuẫn trong cơ chế của mô hình kinh tế cũ. 3. Ý nghĩa của việc phân tích mâu thuẫn ở hai cấp độ – bản chất và hiện tượng. Hiểu mâu thuẫn trong sự thống nhất giữa hai cấp độ giúp ta nắm được mâu thuẫn với tính chất là phạm trù triết học khác với khái niệm thông thường thường về mâu thuẫn. Trong các sách lý luận, kể cả triết học, ở nước ta cũng như ở Liên Xô cũ, nhiều khi khái niệm mâu thuẫn mà người ta dùng chỉ là khái niệm thông thường chứ chưa phải là khái niệm triết học. Khái niệm thông thường về mâu thuẫn hiểu mâu thuẫn như là sự không phù hợp, mất cân đối giữa hai mặt nào đó của hiện thực, là sự xung đột, không thống nhất giữa những lợi ích, những lực lượng xã hội nào đó. Và cho rằng khi những mặt, những lợi ích này phù hợp, thống nhất với nhau thì coi như không còn mâu thuẫn nữa. Theo cách hiểu như vậy, mâu thuẫn được đồng nhất với những hiện tượng tiêu cực, không lành mạnh; sự vật tốt thì không có mâu thuẫn. Chỉ có cái xấu mới có mâu thuẫn. Chẳng hạn, như quan niệm trước đây về mâu thuẫn của thế giới: trên thế giới có 4 mâu thuẫn cơ bản; chúng đều nằm ngoài phe xã hội chủ nghĩa! Trái lại, phạm trù triết học về mâu thuẫn xem mâu thuẫn có bản chất của nó là sự đối lập giữa những tính chất, khuynh hướng vận động ngược chiều nhau và biểu hiện ra ngoài thành hiện tượng tích cực hay tiêu cực, tùy theo bản chất, giai đoạn phát triển và quan hệ bên ngoài của mâu thuẫn đó. Mặt khác, phân tích mâu thuẫn thành hai cấp độ như vậy giúp ta hiểu được tính khách quan và tính chủ quan, tính tất nhiên và tính ngẫu nhiên của mâu thuẫn xã hội. Trong lĩnh vực xã hội, mâu thuẫn bản chất là mâu thuẫn có tính tất yếu, khách quan, còn mâu thuẫn hiện tượng là mâu thuẫn vừa có tính tất yếu khách quan vừa có tính ngẫu nhiên, chủ quan. Thêm vào đó, cách phân tích như vậy giúp ta hiểu sâu sắc hơn về mâu thuẫn đối kháng. Mặc dù sự đối kháng thuộc về cấp độ hiện tượng của mâu thuẫn, nhưng cần phân biệt sự đối kháng có tính bản chất (vì “hiện tượng là có tính bản chất”) và sự đối kháng không có tính bản chất. Cuối cùng, sự giải quyết mâu thuẫn một cách cơ bản là sự giải quyết mâu thuẫn ở cấp độ bản chất. Mâu thuẫn chỉ mất đi khi hai khuynh hướng đối lập trong bản chất không còn nữa. Còn việc giải quyết mâu thuẫn ở cấp độ hiện tượng, tuy cũng là việc làm thường xuyên cần thiết nhằm thúc đẩy sự vận động, phát triển của sự vật, nhưng không làm cho mâu thuẫn mất đi. mâu thuẫn hiện tượng thường xuyên bị vượt bỏ, nhưng cũng thường xuyên được tái tạo. mâu thuẫn bản chất chỉ bị xóa bỏ khi nó đã phát triển đến giai đoạn chín muồi. Do đó, giải quyết mâu thuẫn trong phần lớn các trường hợp, không phải là loại bỏ mâu thuẫn, mà là tìm kiếm con đường và phương thức kết hợp hài hòa các mặt đối lập với nhau trong bản chất, tạo điều kiện thuận lợi cho những hiện tượng tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực, làm cho mâu thuẫn trở thành động lực thực sự của sự phát triển. Tóm lại, vấn đề phân tích mâu thuẫn ở hai cấp độ bản chất và hiện tượng, nắm được mối quan hệ giữa chúng để nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn của đời sống hiện thực có một tầm quan trọng to lớn. Đây là vấn đề được xem xét là một trong những yêu cầu cần quán triệt trong việc áp dụng phương pháp phân tích mâu thuẫn. ----------------- (1) Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển, Nxb Đại học Tổng hợp Lêningrat, 1988, tr.8 (tiếng Nga) (2) C. Mác và Ph. Ăngghen, Tuyển tập, gồm 6 tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 618-619. (3) Sđ d, tr. 599, 619. (4) Sđ d, tr, 602, 619. (5) C. Mác, Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Xxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr 271. (6) Nguyên lý triết học Mác-Lênin, Nxb chính trị, Matxcơva, 1979, tr. 102 (7) P.N. Phêđôxêep, Phép biện chứng của đời sống xã hội, T/c Vấn đề hòa bình và chủ nghĩa xã hội, số 9-1981) (tiếng Nga). (8) P.N. Phêđôxêep, Các hình thức biến dạng của chủ nghĩa xã hội, Tạp chí Thời mới, số 6, 1982, tr. 6 (tiếng Nga).
Tài liệu liên quan