TÓM TẮT
Dưới góc độ đổi mới đào tạo đại học tại Việt Nam, bài viết giới thiệu mô hình đổi mới quá trình dạy học
đại học theo năng lực thực hiện đang được áp dụng tại nước ta và được nhiều nước phát triển áp dụng
như Úc, Canada, Anh, New Zealand, Scotland, USA. Ưu thế của đào tạo theo năng lực thực hiện là chú
trọng vào kết quả đầu ra/ chuẩn đầu ra và sự thực hiện trong quá trình đào tạo, được dùng để đánh giá
và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong quá trình hội nhập quốc tế.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình đổi mới quá trình dạy học đại học theo năng lực thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 72 (06/2020) No. 72 (06/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
33
MÔ HÌNH ĐỔI MỚI QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI HỌC
THEO NĂNG LỰC THỰC TIỄN
Innovation model of competency based teaching at higher education
TS. Trịnh Xuân Thu
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Dưới góc độ đổi mới đào tạo đại học tại Việt Nam, bài viết giới thiệu mô hình đổi mới quá trình dạy học
đại học theo năng lực thực hiện đang được áp dụng tại nước ta và được nhiều nước phát triển áp dụng
như Úc, Canada, Anh, New Zealand, Scotland, USA. Ưu thế của đào tạo theo năng lực thực hiện là chú
trọng vào kết quả đầu ra/ chuẩn đầu ra và sự thực hiện trong quá trình đào tạo, được dùng để đánh giá
và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong quá trình hội nhập quốc tế.
Từ khóa: đào tạo theo năng lực thực hiện, mô hình quá trình dạy học theo năng lực thực hiện, năng
lực, năng lực thực hiện
ABSTRACT
From the perspective of renovating higher education in Vietnam, the article introduces the innovation
model of competency based teaching at university being applied not only in our country but also by
many developed countries such as Australia, Canada, UK, New Zealand, Scotland, the USA, etc. The
advantage of competency based teaching is the focus on outcomes, on the implementation in the
training process, which is used to assess and test education quality in the process of international
integration.
Keywords: competency based training (CBT), model of competency based teaching, ability, competency
1. Mở đầu
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 (Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI) “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”; có ý nghĩa rất quan trọng
đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà hội nhập
quốc tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Trước
yêu cầu đổi mới giáo dục đại học cùng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công
nghệ, đổi mới giáo dục & đào tạo đại học
mang tính cấp thiết và để góp phần đổi mới
quá trình dạy học đại học, bài viết giới
thiệu mô hình đổi mới quá trình dạy học đại
học theo năng lực thực hiện.
Theo Phan Chính Thức (2004), từ
những năm 1994 đã có nhiều khóa đào tạo
kỹ năng giảng dạy theo năng lực thực hiện
do dự án Tăng cường các Trung tâm dạy
nghề SVTC (Thụy Sỹ) triển khai cho các
trung tâm dạy nghề trên toàn quốc và hiện
nay nhiều trường đại học tại nước ta áp
Email: txuanthu@gmail.com
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
34
dụng. Ưu thế của đào tạo theo năng lực
thực hiện là chú trọng vào kết quả đầu ra/
chuẩn đầu ra (Outcomes) và sự thực hiện
trong quá trình đào tạo, trên cơ sở này
được dùng để đánh giá và kiểm định chất
lượng đào tạo đại học trong quá trình hội
nhập quốc tế.
2. Nội dung
2.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. Năng lực và năng lực thực hiện.
- Năng lực (NL), dưới góc độ Tâm lý
học (TLH) là tổng hợp các đặc điểm, thuộc
tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu
cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định,
nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu
quả cao. Tâm lý học chia năng lực thành
các dạng khác nhau như năng lực chung và
năng lực chuyên biệt. Năng lực còn nói đến
khả năng có thể (tiềm ẩn) hoàn thành hoạt
động có kết quả ở mức độ đạt yêu cầu.
Mức độ năng lực cao hơn là tài năng và
cao nhất là thiên tài.
- Năng lực thực hiện (NLTH): có thể
hiểu là sự thể hiện kiến thức, kỹ năng và
thái độ qua sự thực hiện/ làm hoàn thành
được các hoạt động nghề nghiệp hay công
việc chuyên biệt của một nghề theo tiêu
chuẩn đặt ra đối với công việc đó (Trịnh
Xuân Thu, 2017, tr.4).
- So sánh giữa năng lực và năng lực
thực hiện Bảng 1.
Một số khác biệt cơ bản giữa khái
niệm về năng lực (theo tâm lý học) và năng
lực thực hiện (competency).
Bảng 1. So sánh giữa năng lực và năng lực thực hiện
Tiêu chí Năng lực theo tâm lý học
(Potential/ ability)
Năng lực thực hiện
(Competency)
- Tổng quát
- Biểu hiện
- Tính chất
- Đánh giá
- Là tổng hợp những thuộc tính độc
đáo (tiềm ẩn) của cá nhân phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt
động nhất định, giúp cá nhân có thể
hoàn thành hoạt động đó đạt kết quả.
- Nói đến “khả năng có thể” (tiềm ẩn).
- Năng lực mang tính chất chung, trong
nghiên cứu thường gắn với hoạt động
nghề nghiệp gọi là năng lực chuyên
biệt/ chuyên môn kỹ thuật.
- Có năng lực sẽ dễ tiếp thu các kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo hơn.
- Không thể hiện cụ thể, khó đánh giá;
đánh giá theo cảm tính.
- Là sự thể hiện kiến thức, kỹ năng
và thái độ qua (làm) sự thực hiện
hoàn thành được các hoạt động
nghề nghiệp hay công việc của
một nghề theo tiêu chuẩn đặt ra.
- Nói đến “khả năng thực hiện -
làm”, quan sát được.
- NLTH mang tính cụ thể của năng
lực chuyên biệt thông qua thực
hiện/ làm (kỹ năng, công việc).
- Được xác định qua phân tích
nghề.
- Đánh giá dựa trên kết quả đầu ra,
(Blank W.E. 1982).
2.1.2. Mô hình tảng băng năng lực
Theo Phan Chính Thức (2004), để
làm rõ khái niệm về NLTH có thể dùng
mô hình “tảng băng năng lực” được diễn
đạt là một lý thuyết xoay quanh khái niệm
năng lực và sự thực hiện. Hãy hình dung
“năng lực như một tảng băng trôi và sự
thực hiện chính là phần nổi của tảng băng
TRỊNH XUÂN THU TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
35
đó” (Fig. 1. Iceberg competency model
(MIT Careers, 2005) như Hình 1. Phần nổi
có thể nhìn thấy như kiến thức và kỹ năng
nhưng các thành phần hành vi khác như
thái độ, đặc điểm, phong cách suy nghĩ
được ẩn bên dưới bề mặt. Điều quan trọng
là phải hiểu rằng có một mối quan hệ giữa
các năng lực ở trên bề mặt và những năng
lực nằm bên dưới. Các khía cạnh của năng
lực nằm dưới bề mặt như thái độ, đặc
điểm, phong cách suy nghĩ ảnh hưởng trực
tiếp đến việc sử dụng kiến thức và kỹ
năng để hoàn thành công việc một cách
hiệu quả.
Hình 1. Mô hình tảng băng năng lực (MIT Careers, 2005)
2.2. Triết lý đào tạo theo năng lực
thực hiện
Theo Blank W.E. (1982), triết lý đào
tạo theo NLTH dựa trên các nguyên tắc cơ
bản của John B. Carroll, James H. Block và
Benjamin S.Bloom đặt yếu tố “con người”
làm nền tảng trong đào tạo, chính là “Học
thông thạo” (Mastery Learning); gồm 07
nguyên tắc để định hướng cho quá trình
dạy học theo NLTH (Blank W.E. 1982,
p.11-18).
Nguyên tắc 1: mỗi người học đều có
thể làm thành thạo hầu như bất kỳ công
việc nào với trình độ cao, nếu được dạy với
chất lượng cao và được bố trí đủ thời gian.
Nguyên tắc này được xem là nền tảng triết
lý “Học thông thạo”, người học phải có đầy
đủ thời gian để học (thời gian học khác
nhau đối với từng người và phải được tạo
điều kiện học tùy theo khả năng của mỗi
người). Vì vậy, cần cấu trúc nội dung
chương trình học theo các module/học
phần, thời lượng theo học chế tín chỉ để
người học được chọn lựa.
Theo Collum John (2002), triết lý trên
là cơ sở để cấu trúc chương trình đào tạo
theo học chế tín chỉ. Khi thiết kế các
chương trình đào tạo có 3 vấn đề cần quan
tâm là nội dung – thời gian – hiệu quả (sự
thành thạo). Nếu nhà tuyển dụng quan tâm
đến nội dung (làm được gì?) và sự thành
thạo (làm tốt thế nào?) thì chỉ có mô hình
3 đào tạo theo NLTH đáp ứng được (Bảng
2 – David Pucel và William Knack).
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
36
Bảng 2. Ba yếu tố của chương trình đào tạo
Mô hình Nội dung Thời gian Thành thạo Hình thức giảng dạy
1 Cố định Cố định Cố định Không thể có
2 Cố định
(Chương trình)
Cố định
(Học kỳ)
Biến đổi
(Thứ hạng)
Đào tạo theo niên chế
(Truyền thống)
3 Cố định Biến đổi
(Theo tín chỉ)
Cố định Đào tạo theo NLTH
4 Cố định Biến đổi Biến đổi Các khoá học hàm thụ
Theo mô hình 3, các nghiên cứu chỉ ra
rằng, mỗi người học đều có những tiếp thu
với tỷ lệ khác nhau: có nguời học qua nhìn,
có người học qua nghe, học qua người khác
thông qua thực hiện. Như vậy, những nhà
nghiên cứu giáo dục cần nâng cao sự chú ý
vào nội dung và sự thành thạo để đáp ứng
nhu cầu của xã hội. Nếu nội dung học và sự
thành thạo được cố định, thì phải có yếu tố
biến đổi là thời gian (học theo tín chỉ), cho
phép mỗi cá nhân có sự khác biệt trong học
tập để kết đạt được kết quả mong đợi.
Các nguyên tắc còn lại theo Blank
W.E. (1982), được xem là cơ sở để thiết kế
quá trình dạy và học trên quan điểm “lấy
người học làm trung tâm”.
Nguyên tắc 2: không thể dựa vào năng
lực học tập của người học để tiên đoán kết
quả của họ. Vậy có thể hiểu năng lực của
người học chỉ là cơ sở để dự đoán cần học
bao lâu chứ không phải học được bao
nhiêu và học ra sao. Thời gian cho người
học cần phải đủ và họ phải được chủ động.
Nguyên tắc 3: sự khác biệt về trình độ
thành thạo giữa người học, trước hết là do
sai sót trong môi trường đào tạo chứ không
phải do đặc điểm của người học. Vậy nếu
có sự tiếp thu khác biệt nhau giữa người
học, thì cần phải xem lại các yếu tố khác
như phương pháp dạy học, phương tiện dạy
học, giáo viên.v.v.
Nguyên tắc 4: dù là người học nhanh
hay chậm, học khá hay kém, đa số người
học đều có khả năng học tập rất giống nhau
khi họ được tạo điều kiện học tập thuận lợi.
Vậy, cần tập trung nỗ lực vào việc phát
triển, điều chỉnh nội dung chương trình và
cách thức đào tạo nhằm tạo thuận lợi phù
hợp với người học và đáp ứng yêu cầu của
xã hội.
Nguyên tắc 5: cần tập trung vào sự
khác nhau trong học tập hơn là chú ý đến
sự khác biệt giữa người học. Vậy, cần phải
xem lại quá trình giảng dạy là nguồn gốc
vấn đề chứ không dựa vào sự khác biệt
giữa người học để lý giải vấn đề.
Nguyên tắc 6: nội dung nào cần học
thì cần phải dạy tốt. Có thể hiểu, nội dung
chương trình đào tạo cần phải được thiết kế
dựa trên nhu cầu thực tiễn của người học
và yêu cầu của xã hội, cần phải dựa trên cơ
sở phân tích nghề để xác định nội dung học
tập sao cho không thừa, không thiếu.
Nguyên tắc 7: nội dung và chất lượng
giảng dạy là yếu tố quan trọng nhất trong
quá trình dạy và học. Có thể xem đây là
nguyên tắc cốt lõi của dạy và học theo
quan điểm học thông thạo. Như vậy, yêu
cầu nội dung chương trình phải được thiết
kế năng động, thường xuyên biến đổi phù
TRỊNH XUÂN THU TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
37
hợp với người học, đáp ứng yêu cầu của xã
hội, người dạy phải có sự hướng dẫn tốt và
có phương pháp thích hợp với người học.
Tóm lại, có thể hiểu theo triết lý “học
thông thạo”, sự chênh lệch khả năng học
tập của mỗi người chủ yếu được giải thích
do thiếu thời gian chứ không phải là do
thiếu khả năng. Vì vậy, cần cấu trúc nội
dung chương trình học theo học phần, thời
lượng theo học chế tín chỉ để người học
chọn lựa, nội dung chương trình học, phải
được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề để
tìm ra các nội dung này. Thời gian là nguồn
lực cần thiết cho việc học tập, sự thành thạo
là kết quả nỗ lực của mỗi cá nhân.
3. Mô hình đổi mới quá trình dạy
học đại học theo năng lực thực hiện
Từ cơ sở lý luận trên, muốn đổi mới
nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo
NLTH cần phải xem xét tổng thể quá trình
dạy học với sáu thành tố cơ bản: mục tiêu
dạy học, nội dung dạy học, phương pháp
dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ
chức dạy học, đánh giá kết quả dạy học.
Khởi đầu từ việc xác định mục tiêu dạy học
làm cơ sở cho các yếu tố còn lại (thiết kế
dạy học) để đảm bảo mức độ đạt được của
người học là cao nhất.
Trên cơ sở đó có thể đưa ra mô hình
quá trình dạy học theo NLTH như Hình 2.
Hình 2. Mô hình quá trình dạy học đại học theo năng lực thực hiện
6. KIỂM TRA
& ĐÁNH GIÁ
theo tiêu chuẩn
của NLTH
5. TỔ CHỨC
CÁC HOẠT
ĐỘNG DẠY
HỌC
4. PHƯƠNG
TIỆN DẠY
HỌC
2. NỘI
DUNG DẠY
HỌC
theo NLTH
ĐÀO TẠO
THEO
NLTH
1. MỤC
TIÊU
DẠY HỌC
3. PHƯƠNG
PHÁP DẠY
HỌC
(tương tác)
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
38
Từ mô hình trên Hình 2, theo Robert
E. Norton (1997) và Swisscontact (2000),
đổi mới quá trình dạy học theo năng lực
thực hiện được khởi đầu từ:
Một, đổi mới mục tiêu dạy học:
Mục tiêu dạy học mô tả tổng quát kết
quả học tập của người học cần đạt được
sau khi học xong khóa học, dựa trên cơ sở
phân tích nghề để xác định các chuẩn đầu
ra là các nhiệm vụ, từ đó xác định được
mục tiêu các học phần và mục tiêu môn
học. Mục tiêu dạy học là cơ sở để xây dựng
các thành tố khác, nếu mục tiêu dạy học
thay đổi sẽ tác động đến các thành tố khác
phải thay đổi tương ứng.
Hai, đổi mới nội dung dạy học:
Theo Robert E. Norton, (1997), phát
triển chương trình đào tạo theo năng lực
thực hiện phải dựa trên mục tiêu đào tạo
tổng quát (chuẩn đầu ra) đã xác định, để
lựa chọn những nội dung nhằm đạt được
kết quả đầu ra, gắn với các tình huống thực
tiễn, quan tâm đến khả năng sáng tạo của
người học để xây dựng chương trình sao
cho không thừa, không thiếu, đáp ứng yêu
cầu xã hội. Chương trình đào tạo chỉ nên
qui định những nội dung chính, không qui
định chi tiết. Nếu mục tiêu dạy học thay
đổi thì nội dung chương trình đào tạo cũng
phải thay đổi tương ứng. Cấu trúc chương
trình đào tạo theo năng lực thực hiện bao
gồm các module/ học phần tương ứng,
được thiết kế kiểu nối tiếp, phân nhánh và
hỗn hợp. Ưu tiên thiết kế các học phần/
môn học kiểu phân nhánh để người học có
thể lựa chọn tùy hoàn cảnh cụ thể, rút ngắn
thời gian đào tạo. Hạn chế kiểu nối tiếp
(kiểu môn học trước, môn tiên quyết, môn
học song hành) gây trở ngại khống chế
người học khó lựa chọn. Thời gian thiết kế
theo tín chỉ, tạo thuận lợi cho người học
tích lũy tín chỉ, được chọn lựa môn học,
được học bù học vượt. Điều này phù hợp
với Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT,
ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo
đại học và cao đẳng chính quy theo hệ
thống tín chỉ.
Ba, đổi mới phương pháp dạy học:
Đổi mới phương pháp dạy học giữ vị
trí quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới
việc nâng cao chất lượng dạy học. Phương
pháp dạy học theo quan điểm “người học là
trung tâm”, người dạy chủ yếu là người tổ
chức, hỗ trợ người học tự lực và tích cực
lĩnh hội tri thức. Có thể nói nội dung đổi
mới phương pháp dạy học được lồng ghép
trong các hoạt động dạy học và sử dụng
các kỹ thuật dạy học tích cực, dạy học theo
hình thức các hoạt động như sắm vai, thảo
luận nhóm, cặp đôi, bài tập nhóm, trình
diễn, trải nghiệm.v.v. Sử dụng các phương
pháp dạy học tương tác với người học như
vấn đáp, trực quan, thực hành, nêu vấn đề,
công não, giải quyết vấn đề nhằm đạt
được mức cao nhất của mục tiêu dạy học.
Luôn chú trọng đến sự tương tác giữa thầy
và trò, chú trọng đến sự phát triển khả năng
giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp của
người học, chú trọng đến những thông tin
phản hồi thường xuyên trong quá trình học
tập giúp điều chỉnh, bổ sung các thành tố
khác của quá trình dạy học.
Bốn, phương tiện dạy học:
Hỗ trợ cho người dạy nhằm đạt kết quả
cao nhất của mục tiêu dạy học, chú trọng
đến phương tiện dạy học có hiệu quả cao,
đa phương tiện có sự tương tác đến nhiều
giác quan, nhằm tạo sự kích thích, hứng
thú cho người học, phù hợp với các hình
thức tổ chức dạy học thực tế.
Năm, hình thức tổ chức dạy học:
TRỊNH XUÂN THU TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
39
Hình thức tổ chức dạy học chú trọng đến
các hoạt động dạy học kết hợp theo nhóm, cá
nhân hoặc cặp đôi, lồng ghép với các phương
pháp dạy học tích cực và tương tác, kết hợp
mật thiết với phương tiện dạy học.
Sáu, đổi mới cách kiểm tra và đánh giá
theo năng lực thực hiện dựa theo chuẩn đầu ra:
Theo Robert E.Norton (1997), kiểm tra
đánh giá phải dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu
chí rõ ràng, cụ thể của từng kỹ năng/công
việc có thể quan sát được. Phải dựa trên
mục tiêu dạy học ban đầu để xây dựng các
tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá. Phải đánh giá
được mức độ hoàn thành và mức độ năng
lực của mỗi người sau khi học xong. Các
tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá phải được công
bố trước khi thực hiện để người học định
hướng mục tiêu bài học. Kiểm tra và đánh
giá còn giúp điều chỉnh mục tiêu dạy học
và các thành tố khác của quá trình dạy học.
4. Kết luận
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại
học cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và công nghệ, đổi mới giáo dục và
đào tạo đại học mang tính cấp thiết cần một
mô hình dạy học mang tính tích cực phù
hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Mô hình
dạy học đại học theo năng lực thực hiện là
một định hướng cụ thể, tích cực và hiệu
quả được nhìn nhận dưới nhiều góc độ và
là xu hướng phát triển hiện nay. Mô hình
này có thể giúp các nhà giáo dục tìm kiếm
các phương cách để thực hiện đổi mới quá
trình đào tạo:
Một, xác định mục tiêu dạy học (chuẩn
đầu ra) dựa trên việc phân tích nghề. Hai,
đổi mới nội dung dạy học cần phải dựa trên
mục tiêu dạy học, để xác định nội dung học
tập không thừa, không thiếu, phù hợp với
người học, đáp ứng yêu cầu của xã hội và
hội nhập quốc tế. Ba, việc đổi mới phương
pháp dạy học trên quan điểm “lấy người
học làm trung tâm”, phương pháp dạy học
được lồng ghép trong các hoạt động dạy
học, dạy học theo hình thức các hoạt động,
sử dụng các phương pháp dạy học tương
tác với người học, chú trọng sự phát triển
khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao
tiếp của người học. Bốn, sử dụng các
phương tiện dạy học hiệu quả, đa phương
tiện, nhằm tạo sự tương tác, kích thích,
hứng thú cho người học phù hợp với các
hình thức tổ chức dạy học. Năm, hình thức
tổ chức dạy học chú trọng theo nhóm, cá
nhân hoặc cặp đôi có sự hỗ trợ của phương
tiện dạy học kết hợp các phương pháp dạy
học tích cực và tương tác. Sáu, kiểm tra
đánh giá phải dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu
chí rõ ràng cụ thể để đạt được mục tiêu dạy
học đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Trung ương. (2013). NQ 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. (Nghị quyết số 29-
NQ/TW ngày 04/11/2013).
Blank W.E. (1982). Handbook for Developing Competency-Based Training Programs.
Prentice-Hall, Inc. Englewood Cliffs, New Jersey 07632.(p.11-18)
Collum John. (2002). Overview of Competency Based Training, Concept card, (18.5.94 v2
030 & 20.5.94 v3 032 & 18.5.94 v1 031), Swisscontact.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
40
MIT Careers. (2005). Mô hình năng lực (Iceberg-competency- model)
https://www.researchgate.net/figure/Iceberg-competency-model-MIT-Careers-
2005_fig3_282971399 (Accessed 16 Feb, 2020)
Phan Chính Thức. (2004). Sổ tay xây dựng chương trình. Tổng cục dạy nghề & SVTC,
Hà Nội.
Robert E. Norton. (1997). Dacum Handbook. Center on Education and Training for
Employment College of Education The Ohio State University 1900 Kenny Road
Columbus, Ohio 43210 Second Edition.
Swisscontact Vietnam. (2000) biên dịch. Viết mục tiêu thực hiện cuối cùng (TPO). Viện
Đào tạo TITI, Kathmandu, Nepal.
Trịnh Xuân Thu. (2017). Phân tích năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học
theo tiếp cận năng lực thực hiện. Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 43,44, (tr.1-4).
4,5/2017.
Ngày nhận bài: 27/4/2020 Biên tập xong: 15/6/2020 Duyệt đăng: 20/6/2020