Mở đầu 1
Nội dung .1
1. Hoàn cảnh lịch sử .1
2. Nội dung lời kêu gọi .1
2.1 Bản chất kẻ thù . . .2
2.2 Sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng
và khát vọng hòa bình của dân tộc ta .3
2.3 Niềm tin vào cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc
qua Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến .4
2.4 Tư tưởng nhân văn và quan điểm chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh
qua Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến . .4
a. Tư tưởng nhân văn . .4
b. Quan điểm chiến tranh nhân dân . .5
3. Ý nghĩa lời kêu gọi . .6
Kết thúc . 6
8 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản: Giới thiệu lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
trang
Mở đầu………………………………………………………………………………………………1
Nội dung…………………………………………………………………………………………….1
1. Hoàn cảnh lịch sử………………………………………………………………………...............1
2. Nội dung lời kêu gọi……………………………………………………………………...............1
2.1 Bản chất kẻ thù…..….…………………………………………………………………………..2
2.2 Sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng
và khát vọng hòa bình của dân tộc ta………………………………………………………………..3
2.3 Niềm tin vào cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc
qua Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến……………………………………………………..............4
2.4 Tư tưởng nhân văn và quan điểm chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh
qua Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến……………………………………………………...……...4
a. Tư tưởng nhân văn………………………...……………………………………………………...4
b. Quan điểm chiến tranh nhân dân……………………...………………………………………….5
3. Ý nghĩa lời kêu gọi………………………………………………………………...……..............6
Kết thúc…………………………..…………………………………………………………………6
MỞ ĐẦU
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, chính quyền cách mạng về tay nhân dân; nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ vận mệnh dân tộc mình. Song, chính quyền cách mạng non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách, đang có nguy cơ bị cướp mất. Tình thế cách mạng lúc này như “ngàn cân treo sợi tóc”, mong manh như “trứng để đầu gậy”, phải đối mặt với nhiều kẻ thù cùng lúc: giặc đói, giặc dốt và đặc biệt là giặc ngoại xâm. Một số hiệp ước hòa hoãn của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tỏ rõ thiện chí hòa bình, cố gắng nhân nhượng đến mức có thể, nhằm đẩy lùi chiến tranh. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới! Mọi nỗ lực cứu vãn hòa bình của ta đều vô hiệu. Pháp đưa ra những yêu cầu vô lí, buộc chúng ta phải thực hiện, nếu không chậm nhất là ngày 20/12/1946 chúng sẽ hành động. Trong thời điểm khó khăn như thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
NỘI DUNG
1. Hoàn cảnh lịch sử.
Ngày 20-11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng Thành phố Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng. Quân đội thực dân Pháp liên tiếp nổ súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi ở Hà Nội trong các ngày 15, 16-12-1946 như đốt nhà thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính. Ngày 17-12-1946, quân Pháp cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, đặc biệt, chúng đã tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún và Yên Ninh, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, khu Cửa Đông. Ngày 18-12-1946, tướng Moóc-li-e gửi cho ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi ta phải phá bỏ mọi công sự chướng ngại trên các đường phố, giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô Hà Nội cho chúng. Pháp tuyên bố nếu các yêu cầu trên không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì chậm nhất vào sáng 20-12-1946 quân Pháp sẽ hành động. Hành động của thực dân Pháp đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước một tình thế không thể nhân nhượng! Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia bị vi phạm. Chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng, vì nhân nhượng lúc này sẽ dẫn đến họa mất nước, nhân dân Việt Nam sẽ trở lại cuộc sống nô lệ. “Sẽ là một tội ác đối với lịch sử nếu chần chừ, do dự để quân dân Hà Nội và các thành phố khác trở thành nạn nhân “kịch bản đảo chính quân sự” của quân đội Pháp sẽ diễn ra như chúng “đã diễn” ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Tình thế lịch sử buộc chúng ta phải cầm vũ khí đứng lên kháng chiến, bảo vệ chủ quyền đất nước!”.
Đáp ứng yêu cầu bức thiết của lịch sử, ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng khẩn cấp tại Vạn Phúc, Hà Đông do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định chủ trương phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên phạm vi cả nước; đề ra đường lối, chủ trương kháng chiến chống Pháp xâm lược là kháng chiến lâu dài. Ngay đêm 19-12-1946, tại gia đình ông Nguyễn Văn Du, làng Vạn Phúc, Hà Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
2. Nội dung lời kêu gọi.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chỉ có 200 từ, thể hiện mệnh lệnh của non sông đất nước, thôi thúc cả dân tộc chung sức đồng lòng vùng dậy quyết chiến, quyết thắng quân Pháp xâm lược. Lời kêu gọi của Bác Hồ phát ra: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là lời hịch cứu quốc, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Lời kêu gọi kháng chiến của Bác Hồ là một bản cương lĩnh kháng chiến mang tính khái quát cao, chứa đựng tư tưởng, quan điểm, đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lâu dài, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi. Từng câu, từng chữ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ nhanh chóng ăn sâu, bám rễ, thấm nhuần vào sâu tâm khảm nhân dân, trở thành mệnh lệnh trái tim thúc giục triệu triệu quân dân nước Việt, là hiệu lệnh tổng tiến công của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trên khắp dải đất hình chữ S nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Đúng 20 giờ ngày 19-12-1946, ánh đèn trên các đường phố Hà Nội phụt tắt. Tiếp đó, tiếng súng pháo đài Láng, Xuân Canh… vang dậy khắp thành phố, báo hiệu cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đồng thời sự kiện này đánh dấu ngày đầu tiên Hà Nội trong 60 ngày đêm khói lửa, giam chân địch trong lòng thành phố, ngăn chặn địch đánh bung ra các vùng lân cận, phá vòng vây của địch trong nội thành, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ và nhân dân Thủ đô sơ tán trở lại vùng tự do, căn cứ địa cách mạng an toàn, thực hiện sách lược “vườn không nhà trống”. “Thủ đô gió ngàn” Việt Bắc tiếp tục làm sứ mệnh lịch sử là hậu phương, căn cứ địa cách mạng, nơi tập trung cơ quan đầu não của Trung ương Đảng lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam. Tại đây, bằng trí tuệ, bản lĩnh, sự sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước vừa chiến đấu vừa phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng hậu phương căn cứ địa vững chắc, thực hiện chính sách “thực túc binh cường, ăn no đánh thắng”, vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước - là cơ sở vững chắc để quân và dân ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.
2.1 Bản chất của kẻ thù.
Đứng vững trên nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Người đề ra sách lược mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm của lịch sử, nhằm phân hóa kẻ thù, loại trừ từng bước các thế lực thù địch, tranh thủ củng cố và phát triển lực lượng của ta. Ta đã nhân nhượng một phần yêu cầu của quân Tưởng để tập trung đối phó với thực dân Pháp hiếu chiến, sau đó lại ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp (6/3/1946), tạm thời nhân nhượng với chúng để đuổi nhanh quân Tưởng về nước. Chính đối sách linh hoạt, mềm dẻo, quyết đoán của Hồ Chủ tịch đã góp phần quyết định đưa Cách mạng Việt Nam vượt qua được những sóng gió, hiểm nguy trong thời điểm then chốt ấy. Trước hành động vũ trang xâm lược của thực dân Pháp, Chính phủ ta đã tỏ rõ thiện chí và chấp nhận nhân nhượng, điển hình là Hiệp định sơ bộ (6.3.1946) và Tạm ước (14.9.1946). Nhưng điều mà chúng ta không thể nhân nhượng là để mất độc lập dân tộc, mất sự thống nhất đất nước. Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến để giữ nền độc lập, tự do của dân tộc, của nhân dân bởi nền độc lập, tự do ấy đang đứng trước nguy cơ bị tước bỏ do dã tâm và hành động xâm lược của thực dân Pháp.
Chúng ta đã nhân nhượng, tại sao thực dân Pháp lại “quyết tâm cướp nước ta lần nữa”? Họ cố tình quay trở lại xâm lược Việt Nam nhằm mục đích gì? Phải chăng đó là hành động tự phát, nhất thời? Không! Điều đó hoàn toàn không phải là tự phát, càng không phải là ý muốn chủ quan của một cá nhân nào đó trong giới cầm quyền “chóp bu” của Pháp mà là “ý thức hệ” của giai cấp tư sản Pháp, chủ nghĩa thực dân Pháp được thể hiện bằng một kế hoạch đã được vạch sẵn, có các “bước đi và lộ trình rõ ràng”. Kế hoạch cứu và phục hưng nước Pháp trở thành “mệnh lệnh” thôi thúc tướng Đờ Gôn và những người đứng đầu Chính phủ Pháp: Bành trướng sang châu Á, nhanh chóng áp đặt nền thống trị ở Đông Dương, mở rộng khai thác thuộc địa để bù đắp cho sự thiếu hụt tài sản do chi phí cho chiến tranh quá lớn và sự khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước Pháp. Rõ ràng, việc thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa đã nằm trong kế hoạch của Đờ Gôn và Chính phủ Pháp, nó bộc lộ rõ bản chất và bộ mặt thật của thực dân xâm lược hiếu chiến: muốn đặt ách thống trị và áp bức lên đầu, lên cổ nhân dân ta, biến nước ta thành thuộc địa - nơi cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết để làm giàu cho chúng. Đem quân đi xâm lược Việt Nam và Đông Dương từ năm 1858 và lại quay lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương lần thứ hai sau năm 1945, hẳn là giới cầm quyền Pháp đã phải cân nhắc và tính toán rất kỹ lưỡng. Với nền khoa học, kỹ thuật phát triển và những “bộ óc tầm cỡ quốc tế”, “có tri thức bách khoa thư”, họ thừa sức hiểu rõ cái được, cái mất, cái lợi, cái hại khi tiến hành xâm lược Việt Nam. Ai cũng biết rằng, đem quân đi xâm lược Việt Nam không phải là “một cuộc dạo chơi” của thực dân Pháp mà thực chất là chúng triển khai thực hiện những ý đồ đã định sẵn vì lợi ích của nước Pháp nhằm củng cố và không ngừng nâng cao uy tín, vị thế của một cường quốc trên trường quốc tế. Đúng vậy! Sau hơn bao nhiêu năm tiến hành những cuộc hành binh man rợ, tàn sát đẫm máu những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, thực dân Pháp mới áp đặt được ách thống trị trên đất nước Việt Nam. Thực dân Pháp đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam, để khai thác được nhiều hơn kho tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn nhân công rẻ mạt; để thắt chặt thị trường Việt Nam qua đó điều tiết thị trường Lào và Campuchia. Lợi ích kinh tế là một trong những mục đích chủ yếu, xuyên suốt, và là động lực cơ bản nhất thôi thúc Pháp đưa quân xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Vì thế, chúng bất chấp đạo lý, bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế, ngang ngược thực hiện kế hoạch xâm lược Việt Nam. Bản chất, âm mưu xâm lược Việt Nam của kẻ thù không hề thay đổi, có chăng chỉ là sự thay đổi các thủ đoạn và biện pháp xâm lược mà thôi. Pháp quay trở lại Việt Nam một lần nữa không chỉ là việc quay trở lại “lãnh địa” cũ của mình mà còn là để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và phong trào chủ nghĩa xã hội ở khu vực này. Như vậy, bản chất, âm mưu và chính sách xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trước sau là nhất quán, vì lợi ích kinh tế và chính trị của họ. Những cơ sở nêu trên giúp cho chúng ta trả lời câu hỏi “Vì sao ta phải đứng dậy kháng chiến?” và trong tác phẩm Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tóm gọn tất cả “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” Vâng! Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là sự tiếp tục sứ mệnh lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám. Sứ mệnh ấy luôn đi cùng với tư tưởng bao trùm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì này là ý chí đấu tranh ngoan cường cho độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
2.2 Sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chính là bản thông điệp về sức mạnh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp là một cuộc chiến tranh phi nghĩa vì nó trà đạp lên quyền tự do và độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam. Còn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là cuộc đấu tranh vệ quốc, là cuộc đấu tranh bảo vệ tự do, bảo vệ đất nước. Vì vậy, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam là cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa, là chiến tranh chính nghĩa. Do đó sẽ tập hợp được mọi cá nhân, giai tầng yêu nước, đó chình là sức mạnh dân tộc, thể hiện truyền thống yêu nước, truyền thồng đánh giặc của dân tộc ta. Đồng thời nhân dân Việt Nam cũng rất ưa chuộng hòa bình: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”. Trên cơ sở đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy trước rằng:”cuộc kháng chiến chính đáng bảo vệ độc lập tự do vủa nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ nhận được sự giúp đỡ, đồng tình, ủng hộ của nhân dân, bạn bè ưa chuộng hòa bình trên thế giới bao gồm cả những người dân Pháp ưu chuộng hòa bình. Đó chình là sức mạnh quốc tế, sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của cái thiện và chúng ta sẽ không cô độc trong cuộc chiến này, những động lực đó sẽ là sức mạnh tinh thần giúp chúng ta đi đến thắng lợi.
Mặt khác, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã cho thấy được chủ nghĩa anh hùng cách mạng kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Điều này được thể hiện trong phần lớn nội dung của tác phẩm, những từ ngữ như “thà hi sinh tất cả”,”không chịu làm nô lệ”, “kiên quyết hi sinh”… đã thể hiện được sự dũng cảm, không ngại khó khăn gian khổ của nhân dân Việt Nam để bảo vệ bằng được non sông đất nước. Đó chính là đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam thể hiện ý chí không thể lay chuyển của nhân dân ta. Cho dù có đánh đổi cả mạng sống, phải đổ máu, phải hi sinh thì cũng không thể ngăn cản được ý chí quyết tâm đánh giặc, bảo vệ độc lập - tự do của nhân dân ta.
Là hiện thân của ý chí hòa bình Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thục giục toàn dân ta đứng lên cứu nước: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”… Người đã nêu cao quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta và kêu gọi mọi người dân Việt Nam đứng lên kháng chiến, thể hiện rõ đường lối kháng chiến toàn dân, vì lợi ích nhân dân và phải do nhân dân tiến hành: “…Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống giặc Pháp cứu nước”.Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nối tiếp, khơi dậy, tỏ rõ và toả sáng tinh thần yêu chuộng hoà bình của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam - một dân tộc cần cù trong lao động sản xuất, kiên cường chống thiên tai và giặc dã, yêu chuộng hoà bình, quý trọng và gìn giữ hoà bình lại một lần nữa phải gồng mình đương đầu với sự trở lại lần thứ hai của kẻ thù. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ấy là một thông điệp hoà bình gửi đến dân tộc Pháp và các dân tộc trên thế giới, một lời cảnh tỉnh hết sức mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam đối với các thế lực thực dân hiếu chiến hãy dừng ngay ý đồ đen tối “quyết tâm cướp nước ta lần nữa”. Hoà bình không chỉ là mục tiêu của nhân dân Việt Nam, mà đó còn là mục tiêu chung của cả nhân loại. Hoà bình chỉ có thể có được bằng cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập, tự do của các dân tộc và sự nỗ lực chung của cả cộng đồng trên thế giới. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã làm sáng tỏ tư tưởng của Bác Hồ về cuộc kháng chiến, đã thể hiện sâu sắc tinh thần tự do, độc lập dân tộc, niềm tin, ý chí quyết tâm và sức mạnh của toàn dân tộc. Tư tưởng đó có vai trò định hướng cho toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cứu nước của nhân dân ta.
2.3 Niềm tin vào cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc qua Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Niềm tin vào thắng lợi của kháng chiến chống xâm lược như là tổng hoà của hệ thống các niềm tin được chứa đựng trong nhân tố chính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội. Đó là lòng tin vào sức mạnh có giác ngộ chính trị; có tinh thần yêu nước nồng nàn; có ý chí quyết tâm cao, tinh thần chịu đựng khó khăn, hy sinh, gian khổ; tin vào sức mạnh của chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc; tin vào sức mạnh của vũ khí, phương tiện có trong tay… Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin vững chắc vào sự phát triển có quy luật của chiến tranh:
- Sự xâm lược nước Việt Nam một lần nữa là có thật, đó là bản chất của thực dân Pháp.
- Sự tin tưởng rằng nước ta không thể rơi vào tay Pháp, dân ta không thể làm nô lệ cho thực dân Pháp.
- Sự tin tưởng vào tinh thần hy sinh, chịu đựng gian khổ, khó khăn của nhân dân, của binh sĩ, tự vệ, dân quân trong chiến tranh.
- Sự tin tưởng vào sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sức mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện với các loại vũ khí có trong tay.
- Sự tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến vì mục tiêu độc lập và thống nhất.
Tất cả các vấn đề trên đã thống nhất lại tạo cơ sở cho niềm tin mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố và đó cũng là tư tưởng chỉ đạo xây dựng niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược: “Giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến , nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định sẽ thuộc về ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”.
2.4 Tư tưởng nhân văn và quan điểm chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
a. Tư tưởng nhân văn.
Người viết:“Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Lời khẳng định đó thể hiện vấn đề cơ bản nhất của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong một cuộc chiến tranh: Chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc! Đó cũng là lời kết luận đanh thép về tính phản nhân văn của thực dân Pháp: Đi ngược lại nguyện vọng hòa bình của nhân dân tiến bộ; dùng vũ lực để tước bỏ quyền độc lập của một dân tộc. Ngay cả khi chiến tranh đã nổ ra, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã nhiều lần tỏ ý sẵn sàng nói chuyện nghiêm chỉnh và thiện chí với đại diện Chính phủ Pháp, nhưng thiện chí đó không được đáp lại. Pháp chỉ chịu ký vào Hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương sau khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị thất thủ trước sức mạnh của nhân dân Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam. Kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp làm ngời sáng vấn đề cốt lõi nhất trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Vì lẽ đó, “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Hồ Chí Minh kêu